Lợi Ích Của Bơi Lội Đối Với Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm
Lợi ích của bơi lội đối với bệnh thoát vị đĩa đệm bao gồm giúp kéo giãn cột sống, hỗ trợ giảm đau và tăng khả năng kết hợp tứ chi. Bơi lội là môn thể thao lành mạnh và tốt cho sức khỏe, tuy nhiên cần có kế hoạch tập luyện phù hợp để tránh các rủi ro không mong muốn.
Người bị thoát vị đĩa đệm có nên bơi lội không?
Đối với người bệnh thoát vị đĩa đệm, duy trì hoạt động thể chất là điều cần thiết để thúc đẩy quá trình điều trị bệnh. Bơi lội cho người thoát vị đĩa đệm là một hình thức tập thể dục nhẹ nhàng thường được các bác sĩ và chuyên gia trị liệu thần kinh khuyến khích. Bơi lội kết hợp các hoạt động nhẹ nhàng, tác động đến toàn bộ cơ thể và tránh gây ảnh hưởng đến đĩa đệm bị tổn thương.
Bơi lội là một lựa chọn điều trị thoát vị đĩa đệm được khuyến khích. Bất cứ kiểu bơi nào cũng mang lại hiệu quả tốt cho sức khỏe tổng thể, bao gồm tăng cường sức khỏe tim mạch, tăng sức đề kháng tự nhiên cho cơ thể và giúp kéo giãn cột sống. Bơi lội có thể tăng cường lượng máu lưu thông và oxy đến các bộ phận bị đau của cơ thể, tăng tốc độ phản ứng chữa lành các chấn thương cấu trúc và ngăn ngừa tác động của thiếu máu cục bộ khu vực.
Ngoài ra, hoạt động bơi lội cũng giúp kích thích cơ bắp phát triển, điều chỉnh các sai lệch cột sống và giúp phục hồi sự linh hoạt tổng thể. Bơi lội cũng giúp giảm đau, mỏi, tê cứng bì liên quan đến thoát vị đĩa đệm. Do đó, người bệnh có thể thường xuyên bơi lội để điều trị thoát vị đĩa đệm, phòng ngừa thoái hóa cột sống và các vấn đề xương khớp khác.
Lợi ích của bơi lội đối với bệnh thoát vị đĩa đệm
Bơi lội mang đến nhiều lợi ích tích cực cho sức khỏe, bao gồm sức khỏe cột sống và đĩa đệm. Cụ thể, các lợi ích của bơi lội đối với bệnh thoát vị đĩa đệm bao gồm:
1. Giảm áp lực lên đĩa đệm
Bơi lội là môn thể thao an toàn cho những người bệnh viêm khớp, chấn thương cột sống, thoát vị đĩa đệm, khuyết tật và gặp nhiều khó khăn khi thực hiện các bài tập tác động cao. Bơi lội thậm chí giúp giảm áp lực lên các đĩa đệm, kéo giãn cột sống và phục hồi chức năng sau khi chấn thương.
Một số nghiên cứu cho thấy, người thoát vị đĩa đệm thường xuyên bơi lội thường có thể giảm đau và cứng khớp một cách hiệu quả. Đồng thời bơi lội cũng giúp phục hồi chức năng thể chất và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.
2. Tăng cường sự linh hoạt của cột sống
Lợi ích của bơi lội đối với bệnh thoát vị đĩa đệm là duy trì vận động. Thoát vị đĩa đệm khiến cột sống trở nên kém linh hoạt và đau đớn khi vận động. Trong đó, bơi lội là môn thể thao dưới nước, dựa vào lực tác động của nước để tránh các động lên cột sống. Do đó, bơi lội không gây đau đớn, khó chịu cũng như giúp người bệnh vận động thoải mái.
Thường xuyên vận động thể chất giúp cột sống luôn linh hoạt và dẻo dai. Bơi lội cũng tác động trực tiếp đến cánh tay, gáy, cổ, hông và cột sống. Các lực tác động này giúp xương khớp hoạt động linh hoạt, bền bỉ và giúp đẩy đĩa đệm về vị trí bình thường.
Do đó, người bệnh thoát vị đĩa đệm trong giai đoạn nhẹ thường được đề nghị bơi lội để cải thiện chức năng và ngăn ngừa các biến chứng.
3. Thư giãn
Các nhà nghiên cứu cho biết, bơi lội có thể cải thiện tâm trạng, giúp người bệnh thư giãn và hỗ trợ loại bỏ cơn đau cột sống. Bơi cũng giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và ngăn ngừa các cơn đau đĩa đệm về đêm, từ đó tăng cường chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Ngoài ra, bơi lội cũng tăng cường lượng máu đến các mô mềm. Thiếu máu sẽ dẫn đến nhiều phản ứng tiêu cực, gây đau đớn, tác động đến hệ thống thần kinh cũng như dẫn đến đau nhức kéo dài. Do đó, bơi lội cũng giúp giảm viêm, giảm đau và cải thiện nhiều vấn đề thể chất, tinh thần.
Rủi ro khi bơi lội cho người thoát vị đĩa đệm
Đối với vận động viên thi đấu, có một số động tác bơi có thể gây căng thẳng cho cổ hoặc lưng và không được khuyến khích cho người thoát vị đĩa đệm. Người bệnh cũng cần tránh vận động quá sức và ngừng tập ngay khi cảm thấy đau đớn hoặc khó chịu đột ngột. Nếu đang tham gia thi đấu môn bơi lội, người bệnh cần trao đổi với một huấn luyện viên có kinh nghiệm hoặc nhà vật lý trị liệu thể thao để phục hồi tốt nhất và ngăn ngừa các chấn thương thêm.
Người thoát vị đĩa đệm nên bơi kiểu nào?
Để nhận được lợi ích của bơi lội đối với bệnh thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên có kế hoạch bơi lội phù hợp. Có một số kiểu bơi không phù hợp và có thể dẫn đến căng thẳng cho lưng, cổ và khiến các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Theo các khuyến cáo, người bệnh nên hạn chế tư thế bơi ếch và bơi bướm. Ở tư thế bơi ếch, người bệnh thường cần dùng nhiều cơ bắp và cột sống mở rộng, điều này có thể dẫn đến áp lực lên các đĩa đệm. Trong khi đó, ở tư thế bơi bướm sẽ dẫn đến tác động mạnh ở lưng, hông và chân, dẫn đến áp lực tại các khu vực này.
Ngoài bơi ếch và bơi bướm, các kiểu bơi khác, chẳng hạn như bơi sải, bơi ngửa hoặc bơi lượn sóng đều phù hợp cho người thoát vị đĩa đệm.
Lời khuyên khi bơi cho người thoát vị đĩa đệm
Bơi lội là một hình thức điều hòa aerobic tác động thấp, có tác động đến lưng và cột sống. Sức nổi của nước có thể hỗ trợ trọng lượng cơ thể, giảm căng thẳng cho khớp và cột sống, từ đó giúp người bệnh chuyển động tốt hơn.
Tuy nhiên, tương tự như các hình thức tập thể dục khác, người thoát vị đĩa đệm cần thận trọng để tránh các rủi ro không mong muốn. Nhiều động tác bơi có thể dẫn đến đau đớn cũng như khiến các triệu chứng thoát vị đĩa đệm trở nên nghiêm trọng hơn.
Để đạt được lợi ích của bơi lội đối với bệnh thoát vị đĩa đệm tốt nhất, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:
1. Tránh lực cắt
Một trong những vấn đề phổ biến khi bơi lội là tạo ra lực cắt ở cột sống lưng thắt lưng thông qua hoạt động lặp đi lặp lại ở cột sống thắt lưng và hông. Lực cắt này góp phần làm vỡ các đĩa đệm và cấu trúc khác ở lưng, dẫn đến đau đớn và tổn thương cột sống.
Để tránh loại lực này, người bệnh cần có một số điều chỉnh như:
- Sử dụng mặt nạ và ống thở để loại bỏ nhu cầu cần không khí. Điều này tránh được nhu cầu ưỡn lưng dưới và nâng đầu lên cao để lấy không khí hoặc xoay đầu lấy hơi khi đang bơi.
- Trao đổi với huấn luyện viên bơi lội hoặc nhà vật lý trị liệu thể thao để được hướng dẫn cụ thể. Người bệnh có thể cần học cách giữ vai phù hợp với hông khi bơi để tránh gây áp lực lên đĩa đệm.
2. Nghỉ ngơi trước khi bơi
Trước khi bắt đầu tập luyện bơi, người bệnh nên dành thời gian để nghỉ ngơi. Người bệnh nên nghỉ ngơi ngay khi cơn đau xuất hiện và bắt đầu vận động nhẹ nhàng và bơi lội sau 1 – 2 ngày. Việc dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hoặc nằm trên giường sẽ dẫn đến cứng khớp, căng cơ và hạn chế sự linh hoạt của cột sống.
Người bệnh nên thực hiện một số động tác khởi động nhẹ nhàng để làm nóng cơ thể trước khi xuống hồ bơi. Điều này giúp thư giãn xương khớp tốt hơn và tránh các tác động lực không mong muốn.
3. Di chuyển nhẹ nhàng
Các tư thế bơi ếch và bơi bướm có thể gây tác động đến cột sống, do đó không phù hợp với người bị thoát vị đĩa đệm. Điều quan trọng khi bơi dành cho người thoát vị đĩa đệm là cường độ tập luyện phù hợp và tránh các rủi ro liên quan. Hãy trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Bơi lội được cho là hình thức tập thể dục tốt và phù hợp nhất cho người thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên người bệnh cần có kế hoạch tập luyện và nghỉ ngơi phù hợp để tránh gây áp lực lên cột sống. Nếu bơi lội dẫn đến đau đớn hoặc khó chịu, hãy trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Tham khảo thêm: