Rôm Sảy Có Tự Khỏi Không
Rôm sảy là tình trạng phổ biến, có thể ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và cả người trưởng thành. Tình trạng này có thể gây ngứa ngáy, khó chịu, đau rát nhưng thường không nghiêm trọng và được điều trị tại nhà. Vậy rôm sảy có tự hết không, mất bao lâu thì hết và làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng này tái phát? Dưới đây là một số thông tin cơ bản về tình trạng này, người bệnh có thể tham khảo và có biện pháp điều trị phù hợp.
Rôm sảy có tự hết không? Mất bao lâu?
Rôm sảy là tình trạng các tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn và mồ hôi bị giữ lại dưới da, dẫn đến hình thành các nốt mẩn đỏ, mụn nước trên bề mặt da. Tình trạng này thường xảy ra ở những người sống ở vùng khí hậu nóng ẩm và những người ra nhiều mồ hôi.
Trẻ sơ sinh có tuyến mồ hôi chưa phát triển đầy đủ, rất dễ bị phát ba, rôm sảy liên quan đến nhiệt độ cao. Rôm sảy cũng xảy ra ở người lớn, đặc biệt là những người béo phì, người trên 65 tuổi, đang dùng một số loại thuốc và thường xuyên nằm trên giường.
Rôm sảy ở người lớn và cả trẻ em thường không nghiêm trọng và có thể tự khỏi mà không cần điều trị y tế. Để cải thiện các triệu chứng nhanh chóng và hiệu quả hơn, bạn chỉ cần giữ vùng da bệnh mát mẻ, thông thoáng và không bị kích ứng.
Trong hầu hết các trường hợp, rôm sảy có thể tự hết trong ba hoặc bốn ngày, miễn là bạn không gây kích ứng thêm cho da. Tuy nhiên, đối với các triệu chứng nghiêm trọng, bị nhiễm trùng hoặc bị kích ứng, các triệu chứng có thể kéo dài đến vài tuần. Việc điều trị thường bao gồm giữ da luôn khô thoáng và mát mẻ.
Rôm sảy có nguy hiểm không?
Nếu không được chăm sóc đúng cách, rôm sảy có thể trở nên nghiêm trọng hơn, gây tổn thương đến lớp trung bì và hạ bì da, còn được gọi là rôm sảy sâu. Các tổn thương này có thể dẫn đến các triệu chứng lan rộng, hình thành sẹo và vết thâm. Các triệu chứng rôm sảy sâu bao gồm kiệt sức, mệt mỏi, buồn nôn và nôn liên tục, mạch đập nhanh, sốt, không thể đổ mồ hôi.
Rôm sảy thường không nghiêm trọng và có thể tự khỏi nếu được chăm sóc phù hợp. Trong trường hợp các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh cần đến bệnh viện để được kiểm tra phù hợp và tránh các trường hợp nghiêm trọng, chẳng hạn như nhiễm trùng da hoặc viêm da mãn tính.
Đôi khi rôm sảy nghiêm trọng có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết và gây đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Bên cạnh đó, tình trạng ngứa ngáy, khó chịu liên quan đến rôm sảy có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và suy nhược cơ thể. Do đó, điều quan trọng là có kế hoạch chăm sóc và điều trị phù hợp.
Biện pháp điều trị rôm sảy hiệu quả
Rôm sảy có thể tự hết trong 3 – 4 ngày nếu được chăm sóc đúng cách. Dưới đây là một số biện pháp điều trị cũng như ngăn ngừa rôm sảy trở nên nghiêm trọng hơn, bạn có thể tham khảo.
1. Tắm nước mát
Cách tốt nhất để điều trị rôm sảy ở người lớn và trẻ em là giữ da luôn thoáng mát, khô ráo. Tắm vòi sen hoặc ngâm mình trong bồn nước ấm, có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng rôm sảy cũng như giúp giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn.
Tắm có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng rôm sảy bằng cách:
- Làm mát có thể và làm dịu da.
- Vệ sinh cơ thể, rửa trôi bụi bẩn, làm thông thoáng lỗ chân lông và ngăn ngừa nguy cơ rôm sảy.
Sau khi tắm, nếu có thể, bạn nên để da khô hoàn toàn thay vì chà xát bằng khăn.
2. Mặc quần áo rộng rãi
Trẻ em bị rôm sảy cần mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát. Điều này có thể tránh gây kích ứng da, giúp phục hồi hàng rào bảo vệ da và ngăn ngừa ma sát gây tổn thương da. Điều quan trọng là chọn loại quần áo phù hợp, thoáng khí với loại vải nhẹ, rộng rãi, không sờn rách và không chứa các chi tiết gây kích ứng da, chẳng hạn như sợi lông hoặc các đồ trang trí quần áo.
3. Tránh khỏi môi trường nóng
Thời tiết nóng và môi trường ẩm là nguyên nhân chính dẫn đến rôm sảy ở người lớn, trẻ em và cả phụ nữ mang thai. Do đó, khi bị rôm sảy, bạn nên tránh nóng và ở trong môi trường mát, mát lạnh càng nhiều càng tốt. Nếu không có điều kiện sử dụng máy lạnh, bạn có thể cân nhắc sử dụng quạt, đặc biệt là luôn giữ cho phòng ngủ luôn mát mẻ.
Nếu không thể hạ nhiệt trong nhà, hãy cân nhắc đến những nơi mát mẻ hơn, chẳng hạn như trung tâm thương mại, siêu thị hoặc nhà bạn bè.
4. Chườm mát
Chườm lạnh có thể làm mát và dịu da khi bị rôm sảy. Bạn có thể dùng khăn ướt hoặc quấn túi đá vào khăn, chỉ cần đảm bảo rằng bạn để cho khu vực chườm đá khô, thoáng hoàn toàn.
Không được chườm đá trực tiếp lên da, điều này có thể gây bỏng lạnh. Thay vào đó, hãy bọc đá trong một miếng vải thích hợp trước khi chườm lên da, điều này có thể giúp bảo vệ da và ngăn ngừa các nguy cơ liên quan.
5. Tránh các sản phẩm chăm sóc da gây kích ứng
Kem dưỡng da, kem dưỡng ẩm và thuốc mỡ dày, có thể làm tắc nghẽn các lỗ chân lông. Điều này cũng gây tích tụ bụi bẩn và khiến các triệu chứng rôm sảy trở nên nghiêm trọng hơn.
Nếu cần sử dụng thuốc bôi trị rôm sảy cho người lớn hoặc cho trẻ em, hãy chọn các sản phẩm nhẹ hơn, dễ thấm sâu vào da, đặc biệt là khi sử dụng vào những tháng mùa hè. Các sản phẩm kem dưỡng hoặc mỹ phần, cũng cần được cân nhắc về thành phần cũng như thời gian sản xuất để tránh gây tổn thương da, bao gồm rổm sảy.
6. Tắm dung dịch chống ngứa
Có một số loại lá tắm trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh cũng như các loại dung dịch và biện pháp tắm chống ngứa cho người lớn, chẳng hạn như tắm baking soda hoặc bột yến mạch, có thể hỗ trợ điều trị rôm sảy. Các phương pháp này sẽ giúp bạn giảm ngứa một cách nhanh chóng, hiệu quả cũng như ngăn ngừa tình trạng rôm sảy tái phát.
Không sử dụng các loại bom tắm (bath bomb) hoặc các sản phẩm tương tự, ngay cả khi các thành phần có vẻ như lành tình và nhẹ nhàng. Các sản phẩm này có thể gây kích ứng, khô da và khiến tình trạng rôm sảy trở nên nghiêm trọng hơn.
7. Thuốc điều trị rôm sảy
Có một số loại thuốc bôi trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh cũng như người lớn an toàn và hiệu quả cao. Hầu hết các loại thuốc này có thể sử dụng mà không cần toa của bác sĩ, tuy nhiên điều quan trọng là sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất và tình trạng bệnh để tránh các rủi ro liên quan.
Trong một số trường hợp, người bệnh rôm sảy có thể cần sử dụng kem steroid tại chỗ để làm giảm viêm và phát ban liên quan đến rôm sảy. Nếu tình trạng ngứa da nghiêm trọng hoặc khi rôm sảy kéo dài, người bệnh có thể sử dụng kem dưỡng hoặc thuốc bôi có chứa calamine để kiểm soát, làm dịu da và ngăn ngừa mẩn ngứa.
Nếu rôm sảy gây tích tụ các tế bào trong lỗ chân lông, người bệnh có thể sử dụng thuốc mỡ có chứa lanolin khan. Đây là một chất tinh khiết, giống như sáp, được chiết xuất từ lông cừu, có thể giúp loại bỏ các tế bào da chết ra khỏi các lỗ chân lông và giúp dưỡng ẩm tự nhiên cho da.
Các loại thuốc điều trị rôm sảy thường an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên điều quan trọng là sử dụng thuốc theo đúng liều lượng và hướng dẫn của nhà sản xuất.
Rôm sảy có thể được điều trị bằng các biện pháp khắc phục tại nhà và giữ da luôn khô thoáng. Tắm nước mát, mặc quần áo rộng rãi, tránh nóng và sử dụng thuốc mỡ thích hợp có thể cải thiện các triệu chứng hiệu quả. Trong trường hợp các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, bạn nên đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.
Phòng ngừa rôm sảy như thế nào?
Cách tốt nhất để phòng ngừa rôm sảy là tránh nhiệt độ cao và môi trường nóng ẩm. Các biện pháp phòng ngừa có thể bao gồm:
- Hạn chế cho trẻ mặc tã: Tã có thể gây tắc các lỗ chân lông, khiến mồ hôi bị giữa lại trên các nếp gấp da, dẫn đến rôm sảy. Do đó trong những ngày nắng nóng, bạn nên hạn chế việc cho trẻ mặc tã suốt cả ngày.
- Sử dụng tã thoáng khí: Hãy cân nhắc sử dụng tã bông, cotton và làm từ các loại vật liệu thoáng khí, đặc biệt là trong những ngày nóng ẩm. Điều này có thể giúp da của trẻ thống thoáng, ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông và phòng ngừa rôm sảy hiệu quả.
- Tập thể dục tại thời điểm thích hợp nhất: Bạn nên tránh tập thể dục và hoạt động ra nhiều mồ hôi vào thời tiết nắng nóng. Hãy tập luyện khi thời tiết mát mẻ và làm mát cơ thể định kỳ để tránh rôm sảy.
- Làm mát cơ thể: Trước khi ra ngoài nắng nóng và sau khi vào nhà, nếu có thể hãy làm mát cơ thể bằng cách chườm mát vào lần. Điều này có thể giúp làm mát da, phòng ngừa mồ hôi làm tắc nghẽn các lỗ chân lông.
- Nghỉ ngơi khi trời nắng nóng: Nếu có thể, bạn nên dành thời gian để nghỉ ngơi khỏi nắng nóng và ở trong một không gian có máy lạnh. Bạn cũng có thể ngâm mình trong bồn nước mát hoặc tìm chỗ râm mát và uống một ly nước mát.
Rôm sảy là tình trạng xảy ra khi mồ hôi bị kẹt bên dưới các lỗ chân lông. Điều này thường xảy ra ở trẻ sơ sinh, nhưng cũng gây ảnh hưởng đến người lớn sống trong vùng có khí hậu nóng, gây đổ nhiều mồ hôi.
Thông thường, rôm sảy sẽ tự hết trong 3 – 4 ngày, tuy nhiên bạn cũng có thể cải thiện các triệu chứng bằng cách làm mát cơ thể, mặc quần áo rộng rãi cũng như tắm nước chống ngứa. Trong trường hợp có dấu hiệu nhiễm trùng, chẳng hạn như sốt, ớn lạnh, đau, nhức hoặc chảy mủ, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Tham khảo thêm: