Cây Thuốc Nam Trị Gai Khớp Gối
Từ xa xưa, ông cha ta đã lưu truyền nhiều cây thuốc nam trị gai khớp gối giúp đẩy lùi triệu chứng bệnh rất hiệu quả. Thực tế, dùng thuốc nam trị gai khớp gối là phương pháp chữa bệnh đang được nhiều người quan tâm bởi những ưu điểm riêng. Bài thuốc nam đơn giản, dễ thực hiện, rẻ tiền mà lại đem đến hiệu quả tích cực. Dưới đây là một số bài thuốc nam chữa gai khớp gối phổ biến, được nhiều người áp dụng.
Ưu, nhược điểm sử dụng cây thuốc nam trị gai khớp gối
Gai khớp gối là một căn bệnh do thoái hóa xương khớp, thường gặp ở đối tượng trung niên ngoài 40 tuổi. Bệnh lý này tuy không nguy hiểm đến tính mạng, song lại làm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt và làm việc của người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm, khó lường.
Hiện nay, có nhiều phương pháp để chữa gai khớp gối từ Tây y, Đông y, thuốc nam cho đến dùng vật lí trị liệu. Đối với thể trạng bệnh mới ở giai đoạn đầu hoặc giữa thì dùng thuốc nam là một biện pháp rất an toàn và thích hợp.
Ưu điểm khi dùng thuốc nam trị đau khớp gối
Phương pháp dùng thuốc nam chữa gai khớp gối là cách chữa bệnh đã được dân gian ứng dụng từ lâu đời. Kết quả đã được chứng thực qua nhiều thế hệ. Các bài thuốc nam có nhiều ưu điểm:
- Ưu điểm đáng chú ý nhất của thuốc nam đó là sự lành tính và an toàn cho sức khỏe. Nếu sử dụng đúng cách thì người bệnh sẽ không phải lo lắng về những tác dụng phụ của thuốc.
- Các vị thuốc nam đều là những loại cây dễ kiếm, dễ tìm, mọc phổ biến trên khắp mọi vùng miền. Cách thực hiện cũng tương đối đơn giản và ai cũng có thể tự làm được tại nhà.
- Chính bởi đặc điểm trên mà bài thuốc nam còn có ưu điểm khác là giá thành cực kỳ rẻ, đôi khi là miễn phí. Khi sử dụng thuốc nam, người bệnh sẽ giảm bớt được gánh nặng về chi phí điều trị.
Nhược điểm của thuốc nam
Tuy nhiên thì mỗi phương pháp chữa bệnh đều có những hạn chế riêng. Thuốc nam trị gai khớp gối cũng có một số những nhược điểm sau:
- Thuốc nam sử dụng những cây thuốc tự nhiên nên lượng dược tính thấp, hiệu quả đặc trị không cao. Người bệnh cần phải sử dụng kiên trì trong thời gian dài thuốc mới phát huy được hiệu quả.
- Cũng do lượng dược tính thấp nên bài thuốc nam chỉ phù hợp với bệnh gai khớp gối ở giai đoạn đầu hoặc giữa. Với trường hợp bệnh nặng thì thuốc nam sẽ không đem lại hiệu quả chữa trị.
- Tác dụng của cây thuốc nam phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Do đó, nếu hợp cơ địa, thuốc sẽ đem lại kết quả tích cực. Ngược lại, có trường hợp kiên trì sử dụng mà vẫn không thấy được hiệu quả.
5 cây thuốc nam trị gai khớp gối dễ tìm, hiệu quả
Từ những nguyên liệu thân thuộc trong nhà bếp, trong vườn, các bài thuốc nam dưới đây đã giúp nhiều người bệnh gai khớp gối cải thiện tốt bệnh tình. Khi lựa chọn sử dụng một bài thuốc nào, người bệnh cần thực sự kiên trì, nhẫn nại, không nên nóng vội bỏ dở giữa chừng.
Cây thuốc nam trị gai khớp gối: Rau dền gai
Cây rau dền gai mọc dại ở nhiều nơi và sinh trưởng quanh năm. Người bệnh có thể lựa chọn bài thuốc đơn giản này để chữa gai khớp gối.
Nguyên liệu: Cây rau dền gai tươi (lấy cả rễ, thân, cành, lá)
Cách dùng:
- Đem cây rau dền gai đi rửa sạch đất, cát, bụi bẩn rồi để ráo.
- Cho vào nồi nấu cùng với 1,5 lít nước sạch.
- Để nguội và uống thay cho nước lọc mỗi ngày.
- Sử dụng bài thuốc kiên trì sau 1 tháng sẽ thấy triệu chứng đau nhức dần giảm rõ rệt.
Bài thuốc nam chữa gai khớp gối từ cây dây đau xương
Dây đau xương còn có nhiều tên gọi khác nhau như Thân Cân Đằng, Khoan Cân Đằng, Tục Cốt Đằng. Đây là một vị thuốc được sử dụng rộng rãi trong dân gian, nhất là các tỉnh phía Bắc, Tây Bắc nhằm điều trị các chứng bệnh về xương khớp trong đó có gai khớp gối. Người ta thu hái thân cây đau xương già, giữ lại phần vỏ và thân cây đem thái nhỏ, phơi khô để sử dụng điều trị các bệnh xương khớp.
Theo quan điểm của Đông y, cây dây đau xương có vị hơi đắng, tính mát, giúp thanh nhiệt, thư cân, hoạt lạc, khu phong, chỉ thống hiệu quả. Nó thường được sử dụng cho người già bị đau nhức xương khớp, người bị đau vai gáy, tràn dịch khớp gối, gai khớp gối,…
Để sử dụng cây dây đau xương chữa gai khớp gối, người bệnh có thể áp dụng một số cách như sau:
- Cách 1: Sử dụng lá dây đau xương rửa sạch, giã nát, chế rượu (hoặc có thể sử dụng giấm, nước tiểu trẻ em). Sau đó vắt lấy nước uống, phần bã chưng nóng, bóp, đắp vào chỗ bị đau.
- Cách 2: Dùng 12g cây dây đau xương, 20g cẩu tích, 20g củ mài, 16g tỳ giải, 16g đỗ trọng, 16g bổ cốt toái, 12g thỏ ty tử,12g rễ cây cỏ xước, 12g củ mài sắc lấy nước uống.
- Cách 3: Dùng 20-30g mỗi loại gồm cây dây đau xương, bưởi bung, đơn gối hạc, cỏ xước, rễ gấc đun nước uống mỗi ngày.
Sử dụng cây đau xương giúp mang tới hiệu quả giảm đau tốt cho người bệnh gai xương khớp. Ngoài ra, người bệnh cũng cần kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý cùng bài tập đơn giản để tăng hiệu quả điều trị.
Dùng cây cỏ xước chữa gai khớp gối
Trong Đông y, toàn bộ cây cỏ xước đều có thể sử dụng làm thuốc, tuy nhiên thường được sử dụng nhất là rễ cây. Sau khi thu hoạch, người ta rửa sạch phần rễ, thái nhỏ để dùng tươi hoặc cũng có thể phơi khô dùng dần.
Cây cỏ xước có vị đắng, chua, tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu, tiêu viêm. Khi được sao chín, cây thuốc giúp mạnh gân xương, bổ can thận. Do vậy, nó thường được sử dụng nhằm chữa tê mỏi yếu liệt, đau nhức xương khớp, viêm khớp, gai khớp gối, sưng gối,…
Để chữa gai khớp gối bằng cây cỏ xước, người bệnh có thể áp dụng cách cách như sau:
- Cách 1: Cây cỏ xước 40g, hy thiên 30g, thổ phục linh 20g, cỏ mực 20g, ngải cứu 12g, ké đầu ngựa 12g đem sắc cùng 2 lít nước. Đun cho tới khi còn 2 bát thì dừng. Uống hết trong ngày.
- Cách 2: Dùng cỏ rễ cỏ xướng, hy thiên thảo, cỏ mực mỗi loại 16g, kết hợp cùng 20g phục linh, 12g thương nhĩ, 12g ngải cứu sao vàng, sắc 3 lần. Sau mỗi lần sắc giữ lại nước, rồi trộn nước thuốc của mỗi lần, chia thành 3 lần, uống hết trong ngày. Uống liên tục từ 10-15 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Cây thuốc nam chữa gai khớp gối: Cây đơn châu chấu
Đơn châu chấu là cây khá phổ biến ở các vùng núi trên nước ta, được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như cây cuồng, đinh lăng gai, độc lực. Đây không chỉ là một loại cây có thể sử dụng để nấu ăn mà còn có là thuốc chữa bệnh rất hiệu quả.
Hầu hết các bộ phận của loại cây này đều có thể sử dụng làm thuốc. Chúng thường được dùng nhằm điều trị các bệnh như gai khớp gối, viêm khớp, phong tê thấp, đòn ngã, đau dạ dày, viêm gan cấp, viêm họng,….
Để điều trị gai khớp gối bằng cây đơn châu chấu, người bệnh có thể áp dụng theo cách như sau:
- Dùng 10-30g rễ đơn châu chấu rửa sạch, sắc lấy nước uống
- Sử dụng nước hàng ngày để đạt hiệu quả tốt nhất
- Có thể kết hợp cùng một số thảo dược khác nhằm tăng kết quả điều trị như xà cừ, mặt quỷ.
Cây xấu hổ đỏ
Cây xấu hổ đỏ hay còn gọi là cây thẹn, cây mắc cỡ, trinh nữ, hàm tu thảo,… Loại cây này thân nhỏ, mọc thành bụi lớn, tất cả các bộ phận từ rễ, thân, lá đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh.
Cành, lá xấu hổ đỏ có vị ngọt, hơi đắng, tính lạnh, giúp thanh can hỏa, an thần, tiêu tích, giải độc. Trong khi đó, rễ cây có vị hơi chát, tính ấm, có độc tốt, giúp chỉ khái, hóa đàm, thông kinh, hoạt lạc, tiêu tích, hòa vị.
Để chữa gai xương bằng cây xấu hổ đỏ, người bệnh có thể áp dụng một số cách như sau:
- Cách 1: Dùng 120g rễ cây xấu hổ đỏ thái thành miếng, phơi khô, ngâm rượu 30-40 độ C. Sau đó rang khô, rồi sắc cùng 600ml nước. Đun cho tới khi còn 200-300ml thì dừng. Chia thành 2-3 lần uống trong ngày. Nên uống từ 4-5 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Cách 2: Dùng 30g rễ xấu hổ đỏ thái mỏng, tẩm rượu, sao khô. Sau đó sắc cùng 400ml nước, đun cạn còn 100ml, chia thành 2 lần uống trong ngày.
Bài thuốc chữa gai khớp gối từ khế chua
Trong khế chua có chứa nhiều axit và vitamin tốt cho sức khỏe của xương khớp. Bài thuốc nam hữu hiệu này được thực hiện đơn giản như sau:
Chuẩn bị: 1 trái khế chua, 1 quả trứng gà ta, một nhúm muối trắng.
Cách dùng:
- Rửa sạch khế chua rồi đem đi ép lấy nước cốt.
- Trứng gà tách lấy lòng đỏ, bỏ vào nước ép khế đánh tan.
- Uống hỗn hợp này trước bữa ăn.
- Thực hiện bài thuốc đều đặn trong vòng nửa tháng để thấy được hiệu quả.
Trên đây là một số cây thuốc nam trị gai khớp gối an toàn, hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Để đảm bảo thuốc phát huy được tác dụng, người bệnh cần xin sự tư vấn của bác sĩ để xem thể trạng bệnh của mình có phù hợp với phương pháp điều trị này hay không.
XEM THÊM: