Điều Trị Gai Khớp Gối
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị gai khớp gối khác nhau. Mỗi phương pháp lại có những ưu điểm và hạn chế riêng. Không phải cách điều trị nào cũng phù hợp với tất cả người bệnh mà dựa vào chẩn đoán, thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp thích hợp. Dưới đây là những cách chữa gai khớp gối phổ biến hiện nay.
Các phương pháp điều trị gai khớp gối hiệu quả
Sau độ tuổi 40, xương khớp bước vào giai đoạn thoái hóa nhanh chóng. Đặc biệt, khớp gối lại là vị trí chịu nhiều áp lực khi vận động và phải gánh vác toàn bộ trọng lượng của cơ thể nên càng nhanh thoái hóa và suy yếu. Trong quá trình thoái hóa, dịch khớp tiết ra ngày càng ít, không đủ để nuôi dưỡng sụn và bôi trơn ổ khớp. Điều này khiến cho sụn khớp bị bào mòn, khô xơ và dần bị bong tróc hết.
Lúc này các phần đầu xương ma sát trực tiếp lên nhau khi di chuyển gây đau và làm khuyết xương. Để khắc phục cơ thể sẽ tăng cường sản sinh tế bào xương để bù lấp vào chỗ xương rỗng. Sau một thời gian thì điều này gây ra hiện tượng lắng đọng canxi ở mô sụn và làm hình thành nên gai xương ở khớp gối.
Những gai xương này càng phát triển về kích thước thì càng gây ra những cơn đau đớn dữ dội. Gai xương khớp gối làm hạn chế vận động, đặc biệt là cản trở việc đi lại. Bệnh gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, người bệnh cần phải thực hiện điều trị gai khớp gối để hạn chế ảnh hưởng của bệnh đến cuộc sống và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm. Việc chữa gai khớp gối cần được tiến hành càng sớm càng tốt.
Gai khớp gối là một căn bệnh mãn tính. Tức là bệnh sẽ không thể điều trị khỏi hoàn toàn, triệt để mà sẽ ngày một nặng thêm. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và điều trị tích cực thì vẫn có thể cải thiện bệnh hiệu quả đến 70%. Chữa bệnh gai khớp đầu gối hiện nay có hai cách là điều trị bảo tồn và phẫu thuật ngoại khoa.
1. Điều trị gai khớp gối bằng phương pháp bảo tồn
Trong trường hợp bệnh được phát hiện khi ở giai đoạn đầu hoặc giữa, biện pháp chữa bệnh gai đồi gối được ưu tiên sẽ là điều trị bảo tồn. Điều trị bảo tồn có thể dùng thuốc hoặc không dùng thuốc. Các thuốc được dùng để chữa gai khớp gối gồm có thuốc Tây, thuốc Đông y, thuốc nam. Nếu không dùng thuốc thì bệnh nhân sẽ được điều trị bằng châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp hoặc vật lí trị liệu.
Mỗi biện pháp điều trị trên lại có những ưu nhược điểm riêng. Qua thăm khám, bác sĩ sẽ xác định mức độ bệnh cũng như thể trạng sức khỏe của bệnh nhân để đính hướng một biện pháp thích hợp hoặc tích hợp nhiều biện pháp với nhau. Sau đây là những đặc điểm chính của từng phương pháp điều trị gai khớp gối.
- Thuốc Tây
Khi mới điều trị, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc Tây để ức chế tạm thời những cơn đau nhức ở khớp gối. Tùy theo hiệu quả của thuốc và sự thích ứng của bệnh nhân mà xem xét tiếp tục điều trị bằng Tây y hay không. Các loại thuốc Tây thường được kê đơn để điều trị gai đầu gối là thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm không steroid (NSAID), thuốc giãn cơ và thuốc sinh học,…
Mục đích chủ yếu của những loại thuốc này là giảm đau nhanh để người bệnh sinh hoạt trở lại bình thường. Hiệu quả này chỉ mang tính tạm thời nên không giúp điều trị bệnh được bền vững, lâu dài.
Thuốc Tây nếu lạm dụng trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng xấu cho gan, thận và dạ dày. Vì thế người bệnh cần tuyệt đối sử dụng đúng theo liều lượng bác sĩ đã kê đơn để giảm thiểu những tác dụng phụ của thuốc.
- Thuốc Đông y
Bài thuốc Đông y là những kiến thức y học cổ truyền được đúc kết và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Ngày nay, bên cạnh Tây y thì Đông y vẫn tiếp tục được nghiên cứu và phát triển hơn. Các bài thuốc Đông y chữa gai khớp gối có tác động trừ thấp, ôn kinh, tán hàn, hóa ứ để giúp bệnh nhân giảm đau và điều trị bệnh từ bên trong.
Thuốc Đông y có ưu điểm là lành tính, không gây ra tác dụng phụ ngay cả khi dùng thuốc trong thời gian dài. Không chỉ có tác dụng riêng đối với bệnh gai khớp gối mà thuốc Đông y còn giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Thuốc Đông y cũng có giá thành khá rẻ nên sẽ giúp tiết kiệm chi phí điều trị cho người bệnh.
Bên cạnh những ưu điểm trên thì thuốc Đông y vẫn tồn tại một số hạn chế. Thứ nhất, thuốc không đem lại tác dụng nhanh. Nên với những trường hợp cần ức chế cơn đau tức thời thì thuốc Đông y sẽ không phát huy được tác dụng. Thứ hai, việc dùng thuốc cũng phải trải qua những công đoạn sắc thuốc mất nhiều thời gian nên đây là phương pháp hạn chế về tính tiện dụng.
- Thuốc nam
Trong tất cả các vị thuốc điều trị gai khớp gối thì thuốc nam là có giá thành rẻ nhất. Từ những loại nguyên liệu gần gũi trong vườn, trong nhà bếp như rau ngải cứu, cây xương rồng, cây lá lốt, cây lá cẩm, rau dền gai, muối,… ông cha ta đã tạo thành những bài thuốc nam chữa bệnh gai khớp gối hiệu quả. Thuốc nam lành tính và cách thực hiện cũng tương đối đơn giản nên ai cũng có thể tự thực hiện tại nhà.
Tuy nhiên, thuốc nam chỉ có tác dụng chữa bệnh đối với gai khớp gối ở giai đoạn đầu. Do lượng dược tính trong cây thuốc nam khá thấp nên tính đặc trị không cao. Cũng vì lí do này mà quá trình thuốc phát huy tác dụng cũng mất nhiều thời gian.
- Chữa gai khớp gối bằng vật lý trị liệu, xoa bóp, bấm huyệt
Chữa gai khớp gối ngoài điều trị bảo tồn bằng thuốc thì còn phương pháp điều trị bảo tồn không dùng thuốc với vật lí trị liệu và châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt. Thông thường, bác sĩ sẽ định hướng cho bệnh nhân sử dụng đồng thời hai hướng điều trị này để cải thiện bệnh một cách toàn diện nhất.
Châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt là một liệu pháp điều trị an toàn, được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền. Liệu pháp này sẽ giúp cho người bệnh thư giãn vùng xương khớp gối và dần khôi phục chức năng đi lại, vận động. Đây là một phương pháp chữa bệnh đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại mới thấy được hiệu quả.
Vật lý trị liệu cũng là một cách trị gai đầu gối rất hiệu quả, được nhiều người áp dụng. Bằng việc sử dụng những kỹ thuật tân tiến, hiện đại như sóng ngắn, siêu âm, kích thích điện hay hồng ngoài, laser… phương pháp này cải thiện bệnh rất nhanh chóng và toàn diện.
2. Phẫu thuật gai khớp gối
Trong trường hợp bệnh đã ở giai đoạn nặng, cản trở chức năng đi lại của người bệnh ở mức nghiêm trọng mà những phương pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả thì biện pháp phẫu thuật ngoại khoa sẽ được áp dụng. Với việc phẫu thuật, gai xương ngay lập tức sẽ được loại bỏ và người bệnh khi phục hồi có thể đi lại được bình thường.
Có nhiều phương pháp phẫu thuật khác nhau để điều trị gai khớp gối như cắt gai thừa, mài phần lởm chởm, ghép sụn lành vào phần bị ăn mòn hoặc thay khớp gối nhân tạo. Với y học hiện nay thì các cuộc phẫu thuật này có tỉ lệ thành công hơn 90%. Tuy nhiên, sau phẫu thuật thì gai vẫn có thể mọc lại và khi đó việc điều trị càng khó khăn hơn. Do đó, phương pháp đắt đỏ này không phải là lựa chọn được ưu tiên.
Những yếu tố hỗ trợ điều trị gai khớp gối
Để hỗ trợ những phương pháp điều trị trên đạt kết quả cao nhất, người bệnh nên chú ý thực hiện theo những điều sau:
1. Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao nhẹ nhàng
Những cơn đau do gai khớp gối sẽ làm người bệnh trở nên lười vận động. Nhưng thực tế việc vận động nhẹ nhàng, phù hợp sẽ giúp cho bệnh cải thiện tốt và nhanh chóng hơn. Người bệnh nên luyện tập các môn thể thao vừa sức như dưỡng sinh, yoga, bơi lội,… Tránh chơi các môn thể thao vận động mạng khớp gối như bóng đá, điền kinh, nhảy xa,…
2. Ăn uống hợp lý, khoa học
Trong thực đơn hằng ngày, người bệnh nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu canxi, collagen, vitamin C, D, glucosamin, chondrotin,… Đây đều là những dưỡng chất tốt cho xương khớp nói chung và sụn khớp nói riêng. Ngoài ra, người bệnh cần hạn chế ăn quá nhiều đạm, tránh ăn thức ăn nhiều chất béo và không được sử dụng các chất kích thích. Những chất này có hại cho sức khỏe và sẽ làm giảm hiệu quả của việc điều trị gai khớp gối.
Trên đây là những cách điều trị gai khớp gối thường được áp dụng hiện nay. Và để biết được đâu là phương pháp phù hợp với mình, người bệnh khi có vấn đề hãy chủ động đến gặp bác sĩ để thăm khám và tư vấn cụ thể. Tuyệt đối không được điều trị tùy tiện khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
Wiki Bác Sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.