Gai Khớp Gối Kiêng Ăn Gì
Các triệu chứng của bệnh gai khớp gối có thể thuyên giảm nhanh hơn khi người bệnh được chăm sóc bằng một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Vậy người bị gai khớp gối kiêng ăn gì và nên ăn gì để bệnh nhanh khỏi. Dưới đây là những gợi ý hữu ích.
Gai khớp gối kiêng ăn gì?
Một số thực phẩm có thể khiến các triệu chứng bệnh gai khớp gối ngày càng tăng nặng. Vì vậy, hãy cắt giảm lượng sử dụng hoặc loại bỏ chúng hoàn toàn ra khỏi thực đơn ăn uống hàng ngày của bạn. Vậy người bị gai khớp gối kiêng ăn gì?
1. Muối và các món ăn mặn
Muối là loại gia vị thiết yếu nhưng nếu lạm dụng quá mức có thể làm tăng gánh nặng cho thận và dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe. Người bị gai khớp gối cũng được khuyến cáo không nên ăn nhiều muối và các thức ăn mặn vì những lý do sau:
- Muối gây tích nước tại các mô, khiến khớp gối bị sưng to.
- Ăn mặn làm tăng tính thẩm thấu natri ở tế bào màng. Điều này khiến mạch máu phải chịu áp lực lớn hơn và gây tăng huyết áp, làm ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu, đồng thời kích hoạt phản ứng viêm bùng phát tại khớp bị bệnh.
- Muối ức chế quá trình hấp thụ canxi trong cơ thể. Hậu quả là tổn thương trong khớp gối lâu hồi phục và tạo điều kiện cho gai xương phát triển dài hơn. Bên cạnh đó, việc thiếu hụt canxi còn gây ra nhiều vấn đề khác như loãng xương, thoái hóa khớp gối.
Để kiểm soát được bệnh gai khớp gối, tốt nhất bạn nên duy trì chế độ ăn nhạt. Tránh sử dụng nhiều muối khi chế biến thức ăn và hạn chế sử dụng các món có hàm lượng natri cao như:
- Cá muối
- Các loại mắm
- Cá khô
- Thực phẩm đóng hộp.
2. Thịt đỏ
Bao gồm:
- Thịt dê
- Thịt ngựa
- Thịt trâu
- Thịt cừu
- Thịt bò…
Thịt đỏ bổ sung nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe nhưng nếu sử dụng thường xuyên hoặc ăn với số lượng nhiều đều không có lợi cho người bị gai khớp gối. Nhóm thực phẩm này chứa nhiều chất béo bão hòa có hại cho tim mạch, làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu đến khớp gối có gai xương. Lúc này, tổn thương không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để tái tạo, sửa chữa các mô bị bệnh nên sẽ lâu hồi phục hơn.
Thêm vào đó, các loại thịt đỏ cũng được xếp vào nhóm thực phẩm chứa nhiều chất đạm và purin. Khi sử dụng, chúng làm tăng nồng độ acid uric trong máu. Chất này tích tụ quanh khớp sẽ kích hoạt phản ứng sưng viêm và khiến cho cơn đau nhức cùng các triệu chứng liên quan đến bệnh gai khớp gối trở nên nghiêm trọng hơn.
Chính vì lý do trên, bạn nên cắt giảm lượng thịt đỏ sử dụng trong thực đơn nếu đang trong thời gian điều trị bệnh gai khớp gối. Hãy thay thế nhóm thực phẩm này bằng nguồn đạm thực vật để khớp gối khỏe mạnh hơn.
3. Thực phẩm chứa nhiều carbohydrate tinh chế không tốt cho người bị gai khớp gối
Nhóm thực phẩm giàu Carbohydrate tinh chế chính là câu trả lời tiếp theo cho thắc mắc “gai khớp gối kiêng ăn gì?”. Chất này khi được dung nạp quá nhiều có thể làm tăng đường huyết và kích hoạt phản ứng viêm ở khớp gối bùng phát. Điều này không chỉ khiến các triệu chứng bệnh trở nên trầm trọng hơn mà còn làm tăng nguy cơ bị viêm khớp gối cho bệnh nhân.
Các thức ăn chứa nhiều Carbohydrate tinh chế bạn nên tránh sử dụng khi bị gai khớp gối bao gồm:
- Gạo trắng
- Bánh quy
- Ngũ cốc ăn sáng
- Bột mì trắng
- Bánh mì trắng
- Bánh ngọt
- Mì ống
- Nước ngọt.
4. Các món ăn tẩm ướp nhiều gia vị
Các món ăn chứa nhiều gia vị như đồ nướng, cà ri… mặc dù rất ngon miệng nhưng chúng có thể gây kích thích, làm tăng cảm giác khó chịu và tình trạng sưng viêm tại khớp. Thường xuyên sử dụng các thức ăn này còn làm gia tăng nguy cơ bị béo phì và giảm khả năng hấp thụ canxi, từ đó làm tăng áp lực lên khớp gối bị bệnh và khiến cho tổn thương lâu lành.
5. Đồ muối chua
Bệnh nhân bị gai khớp gối được khuyến cáo nên tránh ăn các thực phẩm muối chua, nhất là cà muối hay măng muối chua. Chứa hàm lượng acid oxalic cao, những thức ăn này có thể khiến cơn đau và tình trạng sưng viêm ở khớp gối trở nên nghiêm trọng hơn.
Bên cạnh đó, việc dung nạp quá nhiều acid oxalic từ các thực phẩm muối chua còn làm giảm khả năng đào thải acid uric và ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi của cơ thể. Điều này cũng gây khó khăn cho quá trình điều trị bệnh gai khớp gối.
6. Thức ăn nhanh
Bao gồm:
- Xúc xích
- Lạp xưởng
- Khoai tây
- Gà rán
- Thịt dăm bông
- Hamburger…
Thức ăn nhanh được nhiều người ưa thích vì có hương vị hấp dẫn, lại rất tiện lợi khi sử dụng, không phải mất thời gian chế biến. Mặc dù vậy, chúng chứa nhiều muối, đường, chất béo và gia vị nhưng lại có giá trị dinh dưỡng hấp. Một số thức ăn còn không đảm bảo vệ sinh trong khâu chế biến.
Để tránh gây ảnh hưởng đến quá trình hồi phục bệnh, người bị gai khớp gối nên hạn chế sử dụng nhóm thức ăn này. Thay vào đó, bạn hãy dùng những thực phẩm tươi sống và tự chế biến thức ăn để bảo đảm an toàn cho sức khỏe của bản thân, giúp khớp gối được nuôi dưỡng tốt và chắc khỏe hơn.
7. Gai khớp gối kiêng ăn gì? – Đồ ngọt
Bao gồm:
- Bánh kẹo
- Đường
- Nước ngọt…
Ăn nhiều đồ ngọt khiến lượng đường trong máu tăng cao. Đây chính là chất xúc tác thúc đẩy phản ứng viêm tại khớp bị bệnh bùng phát.
Hơn nữa, sở thích ăn đồ ngọt còn khiến bạn dễ bị béo phì, làm tăng áp lực lên khớp. Hậu quả là bệnh gai khớp gối diễn tiến ngày càng phức tạp hơn.
8. Đồ béo
Thịt mỡ, nội tạng động vật hay các món chiên xào nhiều dầu mỡ đều không tốt cho sức khỏe, nhất là các trường hợp đang bị gai khớp gối. Lạm dụng nhóm thực phẩm này quá mức sẽ khiến bạn bị tăng cân, giảm lưu lượng máu đến khớp gối có gai và khiến khớp dễ bị sưng viêm, đau nhức dữ dội hơn.
9. Các món cay
Những món ăn được chế biến với nhiều tiêu, ớt, riềng hay mù tạt đều có tính nóng. Khi sử dụng, chúng gây kích thích làm tăng nặng cảm giác khó chịu cho người bệnh.
Bên cạnh đó, các món ăn cay còn khiến thân nhiệt tăng cao. Yếu tố này có thể gây bất lợi cho quá trình hồi phục tổn thương.
10. Thực phẩm chứa nhiều omega 6
Bao gồm:
- Dầu đậu phộng
- Dầu hướng dương
- Dầu bơ
- Hạt điều
Bình thường, omega 6 đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm nồng độ triglycerid và cholesterol trong máu. Tuy nhiên, việc dung nạp quá nhiều chất này có thể khiến tình trạng viêm đau do gai khớp gối trở nên tồi tệ, khó kiểm soát.
11. Bị gai khớp gối nên kiêng các thức uống chứa cồn
Chất cồn trong bia rượu hay các thức uống khác có thể gây kích thích thần kinh, làm tăng nặng cơn đau nhức ở khớp gối. Thêm vào đó, việc lạm dụng đồ uống có cồn quá mức còn làm tăng nồng độ axit uric trong máu gây nguy cơ bị sưng viêm, phù nề khớp rất cao, đồng thời thúc đẩy sự khởi phát của bệnh gout.
Người bệnh gai khớp gối nên ăn gì?
Nắm rõ bị gai khớp gối kiêng ăn gì sẽ giúp bạn tránh gặp phải sai lầm trong việc lựa chọn thực phẩm cho thực đơn ăn uống hàng ngày. Thay vì sử dụng các thực phẩm, đồ uống có hại, bạn nên tăng cường bổ sung các thức ăn dưới đây vào thực đơn để hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng bệnh một cách tự nhiên.
1. Các loại hạt
Hạt óc chó, hạt lanh hay hạnh nhân đều cung cấp nguồn omega 3 phong phú. Đây là một loại chất béo lành mạnh có khả năng kháng viêm, kích thích sản sinh dịch nhầy bôi trơn khớp gối. Thường xuyên ăn các loại hạt kể trên chính là một cách đơn giản để chống lại tình trạng sưng đau ở khớp gối bị gai xương, giảm cứng khớp, giúp khớp vận động linh hoạt hơn.
2. Hành tây, tỏi
Giàu Quercetin, hành tây có khả năng chống oxy hóa, kháng viêm, bảo vệ các mô khỏe mạnh trong khớp. Bạn nên thêm hành tây vào thực đơn hàng ngày để giảm thiểu tổn hại cho khớp gối, giúp khớp nhanh hồi phục.
Trong khi đó, tỏi lại cung cấp nhiều allicin. Chất này hoạt động như một loại thuốc kháng sinh, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, giảm sưng đau khớp gối mà hoàn toàn không gây tác dụng phụ cho sức khỏe.
3. Thực phẩm giàu vitamin C
Bao gồm:
- Rau lá xanh
- Cam
- Bưởi
- Nho
- Kiwi
- Cà chua
- Ớt chuông đỏ
- Khoai tây
- Đu đủ…
Vitamin C là dưỡng chất có khả năng chống oxy hóa, kháng viêm và cải thiện khả năng miễn dịch cho cơ thể. Khi bị gai khớp gối, bạn cần tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C trong bữa ăn để ngăn ngừa phản ứng viêm tại khớp, bảo vệ cho sụn và các mô mềm xung quanh, đồng thời thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương bên trong khớp.
4. Các loại cá béo
Cá hồi, cá ngừ, cá tuyết hay các loại cá béo khác chính là gợi ý hữu ích tiếp theo cho thắc mắc “người bị gai khớp gối nên ăn gì?”. Nhóm thực phẩm này bổ sung nhiều axit béo lành mạnh omega 3. Đây là một chất kháng viêm tự nhiên, giúp ức chế phản ứng sưng viêm tại các mô mềm quanh khớp.
5. Củ gừng
Đặc tính kháng viêm, giảm đau tự nhiên của củ gừng chính là phương thuốc tự nhiên để chống lại tình trạng viêm khớp gối, giúp cải thiện triệu chứng đau nhức hay sưng khớp do bệnh gai khớp gối gây ra.
Bên cạnh đó, gừng còn có tác dụng làm giãn nở mạch máu để đưa máu đến nuôi dưỡng khớp gối nhiều hơn. Nhờ vậy, tổn thương bên trong sẽ nhanh được chữa lành và làm chậm tốc độ phát triển của gai xương.
6. Súp lơ xanh
Với thành phần giàu chất chống oxy hóa sulforaphane, súp lơ xanh có khả năng kháng viêm, tiêu diệt gốc tự do và các tác nhân có hại cho khớp. Cùng với đó, nguồn canxi phong phú được tìm thấy trong bông cải xanh còn giúp kích thích tái tạo các tế bào xương mới, làm nhanh lành tổn thương tại khớp, xoa dịu cơn đau và ức chế sự phát triển của gai xương.
7. Rau cải bó xôi
Rau cải bó xôi cũng được khuyến khích sử dụng trong thực đơn của người bị gai khớp gối nhờ chứa hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào, nhất là Lutein và Zeaxanthin. Sử dụng loại rau này thường xuyên trong thực đơn hàng ngày sẽ giúp hỗ trợ giảm đau, ngăn ngừa sưng viêm khớp.
Bạn có thể dùng rau cải bó xôi để nấu canh, luộc, xào hay trộn salad. Khi chế biến chỉ nên nấu vừa chín tới. Tránh nấu quá lâu khiến rau bị mềm và thất thoát chất dinh dưỡng.
8. Dầu ô liu
Nếu đang bị gai khớp gối, bạn nên dùng dầu ô liu để chế biến thức ăn thay thế cho mỡ động vật hay các loại dầu thực vật thông thường khác. Dầu ô liu cung cấp nhiều omega 3 và vitamin E nên có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ. Chúng giúp ức chế quá trình phá hủy sụn, làm chậm sự phát triển của gai xương và giảm sưng đau khớp gối do ảnh hưởng của gai xương.
Một số lưu ý khi dùng dầu ô liu:
- Bạn nên thêm dầu ô liu vào trong thức ăn đã được nấu chín để bảo toàn các chất dinh dưỡng có trong dầu
- Chai dầu sau khi đã mở nắp nên sử dụng hết trong vòng 30 ngày.
- Mặc dù tốt cho sức khỏe nhưng về bản chất, dầu ô liu vẫn là một loại chất béo. Bạn không nên ăn quá nhiều.
9. Quả táo
Táo cung cấp nhiều quercetin và vitamin C. Những chất này không chỉ giúp kháng viêm mà còn tham gia vào quá trình tái tạo các mô sụn, làm chậm quá trình phát triển của gai xương, đồng thời cải thiện phạm vi vận động cho khớp gối.
Để tận dụng được các hoạt chất quý từ táo, bạn nên ăn trực tiếp cả vỏ hoặc ép nước uống. Loại trái cây này cũng bổ sung nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, tăng cường chuyển hóa các chất dinh dưỡng có lợi cho khớp và nâng cao sức khỏe tổng thể của bạn.
10. Nước hầm từ xương ống và sụn
Người bị gai khớp gối cũng nên thường xuyên ăn nước hầm từ xương ống hay sụn động vật để bổ sung thêm glucosamin và chondroitin. Những chất này là thành phần chính có trong sụn khớp, giúp kích thích sản sinh các mô sụn mới vá dịch nhầy bôi trơn khớp, qua đó giúp bệnh nhân bớt đau đớn khi vận động.
11. Thực phẩm giàu canxi và vitamin D
Bao gồm:
- Sữa và các sản phẩm từ sữa
- Cá hồi
- Tôm
- Cua
- Ngũ cốc nguyên hạt…
Canxi là khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của các tế bào xương, giúp khớp gối chắc khỏe và nhanh lành tổn thương. Trong khi đó, vitamin D lại giúp cơ thể hấp thụ được tối đa lượng canxi từ nguồn thức ăn bạn sử dụng hàng ngày. Cả hai chất này đều rất cần thiết cho quá trình phục hồi của bệnh gai khớp gối.
12. Trà xanh
Giàu EGCG và chất chống oxy hóa polyphenol , trà xanh giúp kháng viêm, loại bỏ gốc tự do, làm chậm quá trình thoái hóa khớp gối – một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh gai khớp gối. Mỗi ngày, bạn nên uống từ 2 – 3 tách trà xanh để cải thiện các triệu chứng bệnh gai khớp gối.
Bài viết trên đây chính là câu trả lời cho thắc mắc bị gai khớp gối kiêng ăn gì? Một số thực phẩm không phải kiêng tuyệt đối nhưng bạn cũng nên hạn chế sử dụng và thay thế bằng các thực phẩm có lợi trong thực đơn để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị bệnh.
Có thể bạn quan tâm