Tác Dụng Của Quả Dứa Với Bệnh Gout

Tác giả: Cập nhật: 11:29 am , 27/06/2024

Dứa là loại quả quen thuộc và rất được ưa thích vì mùi vị thơm ngon đặc trưng. Thế nhưng ít ai biết rằng, loại quả này còn có nhiều công dụng đối với sức khỏe và có khả năng chữa bệnh gout cũng như nhiều bệnh lý khác. Để hiểu rõ hơn về quả dứa và những công dụng của nó, mời bạn đọc cùng theo dõi những thông tin sau đây.

Quả dứa còn được gọi với tên Việt khác là quả thơm, là loại quả phát triển tốt ở những vùng nhiệt đới gió mùa như Nam Mỹ, Hawai, Malaysia, Việt Nam, Thái Lan…  Loại quả này cũng là một trong những trái cây được yêu thích và trồng ở nhiều nơi.

Ngoài loại dứa ăn quả, ở một số vùng còn có loại dứa mọc dại. Vậy hai loại dứa này có những công dụng như thế nào?

Những tác dụng của quả dứa đối với sức khỏe

Quả dứa dù là dứa dại hay dứa ăn quả đều có nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người. Cụ thể là:

Công dụng của quả dứa dại ít người biết đến

Dứa dại hay còn được gọi là dứa gai, dứa gỗ, mọc tại các bãi ẩm có cát, ở những bụi ven biển, trong các bờ ngòi nước mặn, rừng ngập mặn hoặc dọc theo các con sông. Ở Việt Nam loại cây này phân bố nhiều nơi từ Kiên Giang đến Bình Thuận, Khánh hòa ra Quảng Nam – Đà Nẵng, Hòa Bình, Quảng Ninh…

NÊN ĐỌC: Chuyên gia mách cách chữa bệnh gout hiệu quả, an toàn không cần dùng thuốc Tây

Tác dụng của quả dứa rừng trong điều trị nhiều bệnh được Đông y ghi nhận
Tác dụng của quả dứa rừng trong điều trị nhiều bệnh được Đông y ghi nhận

Theo Y học cổ truyền, quả dứa dại có thể chữa nhiều bệnh như: chữa bệnh kiết lỵ, chữa suy giảm thị lực, đặc trị say nắng, viêm gan… Một số cách chữa bệnh đơn giản từ quả dứa dại được ghi lại là:

  • Chữa bệnh lỵ: Dùng 30 – 60g dứa dại sắc uống.
  • Chữa mờ mắt, nhặm mắt: Lấy quả dứa dại ngâm mật ong uống trong một tháng.
  • Chữa say nắng: Dùng quả dứa dại sắc uống.
  • Quả dứa dại chữa viêm gan, xơ gan cổ trướng: Dùng 20 – 30g quả dứa dại, 20 – 30 lá quao, 12 – 20g lá cây ô rô sắc nước. Uống thuốc này ngày 2 lần trước bữa ăn, mỗi lần uống khoảng 150ml.

Bên cạnh đó Y học cổ truyền cũng ghi nhận tác dụng của quả dứa dại ngâm rượu là giúp bồi bổ cơ thể. Ngoài phần quả, các bộ phận còn lại của cây dứa dại cũng đều được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh.

Đến nay vẫn chưa ghi nhận tác dụng phụ của quả dứa dại đối với tính mạng con người. Tuy nhiên loại quả này có thể gây ra một số tác dụng phụ như ngứa, rát lưỡi, nóng trong người, nổi mẩn… Vì vậy để nhận được tác dụng của quả cây dứa dại, khi sử dụng cần dùng đúng cách và không nên lạm dụng.

Tác dụng của quả dứa chín (dứa ăn quả)

Theo các phân tích về thành phần dinh dưỡng của dứa ăn quả, dứa là trái cây có hàm lượng dinh dưỡng cao. Trong 100g dứa ta có 90,5g nước, 1g axit hữu cơ, 0,8g protid, 15mg canxi, 6,5 glucid,  17mg photpho, 0,5mg sắt, 24mg vitamin C và các loại vitamin khác như vitamin B1, B2, PP, caroten, A, C, B1, B6, nhiều khoáng chất như phốt pho, kẽm, Kali, canxi… Loại quả này đặc biệt gây ấn tượng với hàm lượng cao vitamin C, Mangan.

Quả dứa có hàm lượng dinh dưỡng cao và nhiều chất chống oxi hóa
Quả dứa có hàm lượng dinh dưỡng cao và nhiều chất chống oxi hóa

Bên cạnh đó, dứa cũng chứa enzyme Bromelin (bromelain), một chất giúp phân hủy protein và có tác dụng tốt đối với sức khỏe của người sử dụng. Chính vì vậy dứa có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người:

  • Giảm viêm và tăng cường miễn dịch:

Dứa chứa Bromelain được các nghiên cứu cho thấy có khả năng làm giảm viêm và sưng trong các trường hợp như viêm xoang, viêm họng, viêm khớp.

Một nghiên cứu của Trung Quốc đăng trên tạp chí Gastroenterology của Saudi cũng chỉ ra rằng Bromelin giúp giảm viêm liên quan đến loét đại tràng. Bên cạnh enzyme Bromelin, dứa chứa nhiều vitamin và khoáng chất nên có thể giúp cơ thể có hệ miễn dịch khỏe mạnh.

  • Ăn dứa có tác dụng tốt cho tiêu hóa:

Hàm lượng chất xơ và nước cao trong dứa giúp ngăn ngừa táo bón và giúp hoạt động của hệ tiêu hóa tốt hơn. Bên cạnh đó Bromelin giúp cơ thể tiêu hóa protein, làm giảm tế bào cytokine – loại tế bào làm hỏng lớp lót của đường tiêu hóa. Nhờ đó ăn dứa thường xuyên có thể giúp cải thiện chức năng tiêu hóa của cơ thể.

  • Phòng chống hen suyễn:

Trong dứa có beta-carotene và bromelain có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh suyễn và cải thiện các triệu chứng của căn bệnh này.

  • Làm giảm huyết áp:

Hàm lượng Kali cao trong dứa giúp loại quả này có khả năng giảm huyết áp.

  • Giúp xương khỏe mạnh:

Một chén dứa có chứa 76% Mangan nên rất tốt cho xương khớp. Bởi chất này có tác dụng ngăn ngừa loãng xương, giảm các triệu chứng của xương bằng cách cải thiện mật độ xương và khoáng chất tổng thể (theo Trung tâm Y tế Đại học Maryland).

  • Giảm nguy cơ bị ung thư:

Vitamin C, một chất chống oxi hóa mạnh của dứa giúp chống lại sự hình thành các gốc tự do. Nhờ đó làm giảm nguy cơ ung thư. Bên cạnh đó nguy cơ ung thư cũng giảm khi bạn ăn dứa vì loại quả này có chứa nhiều beta-carotene và chất xơ.

Ăn dứa có tác dụng gì?
Ăn dứa có tác dụng gì?
  • Cải thiện khả năng sinh sản:

Ăn trái thơm có tác dụng gì? – Theo chuyên gia, các chất chống oxi hóa trong trái thơm như vitamin C, beta-carotene, vitamin, Đồng, Kẽm, Folate đều giúp cải thiện chức năng sinh sản ở nam và nữ.

Tác dụng chữa bệnh của quả dứa với người bệnh gout

Ngoài những lợi ích trên đối với sức khỏe , dứa còn có khả năng chữa bệnh đối với những bệnh nhân mắc bệnh gout.

Bệnh gout là tình trạng viêm khớp do có sự tích tụ các axit uric ở khớp nối. Một trong những nguyên nhân dẫn đến các cơn gout được chỉ ra là chế độ ăn uống làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể. Vì vậy để khắc phục tình trạng này có thể sử dụng các loại rau quả giúp làm giảm hàm lượng axit uric trong cơ thể. Trong số đó, dứa là loại trái cây tiêu biểu.

Tác dụng của quả dứa thơm đối với việc ngăn ngừa gout được khẳng định nhờ thành phần Bromelin. Thành phần này được phát hiện vào năm 1957 bởi Ralph Heinicke, một nhà hóa học của công ty Dứa Dole. Theo những tìm hiểu của nhà hóa học này, Bromelin giúp làm loãng máu, chống viêm, thúc đẩy lưu thông máu trong cơ thể bằng cách ngăn chặn quá trình sản xuất các hợp chất gây sưng và đau.

Đối với điều trị bệnh gout, Ralph Heinicke và các nghiên cứu khác đã phát hiện rằng, Bromelain rất hữu ích đối với việc làm giảm gút do căng thẳng. Bromelin có khả năng làm cho các tinh thể axit uric bị phân hủy. Một nghiên cứu năm 2001 đăng trên Tạp chí Hóa trị và Dược lý Ung thư đã chỉ ra rằng, Bromelin có thể làm giảm sản xuất yếu tố làm tăng viêm khớp nếu chúng tăng trưởng quá nhiều.

Chính vì vậy bổ sung dứa thường xuyên có thể giúp làm giảm các triệu chứng và nguy cơ gout tái phát.

Một số cách chữa bệnh gout từ quả dứa

Quả dứa có nhiều công dụng đối với sức khỏe của con người, trong đó có cả bệnh gout. Để chữa bệnh gout bằng loại quả này, người bệnh có thể dùng quả dứa theo những cách sau:

1. Nước ép quả dứa

Chuẩn bị: Người bệnh chuẩn bị sẵn 2 quả dứa tươi, mật ong, muối, nước lọc.

Thực hiện:

  • Dứa đem rửa sạch, gọt vỏ, cắt mắt và phần lõi cứng. Sau đó thái dứa thành miếng vuông nhỏ.
  • Cho dứa, mật ong và một chút muối vào máy xay.
  • Sau khi xay, dùng rây để loại bỏ phần bã dứa.
  • Đổ nước ép dứa vào cốc, thêm khoảng 300ml nước lọc và một chút mật ong nếu thấy chưa vừa miệng.

Người bệnh nên dùng nước ép dứa từ 2 – 3 lần một tuần để nhận được tác dụng chữa bệnh của quả dứa.

2. Dứa ngâm rượu

Y học cổ truyền đã ghi nhận tác dụng của quả dứa dại ngâm rượu trong việc bồi bổ cơ thể. Nhưng không chỉ dứa dại ngâm rượu mới hữu ích mà dứa thơm ngâm rượu cũng giúp chữa bệnh, đặc biệt là chữa gout hiệu quả.

Chuẩn bị: 5 quả dứa, đường trắng và rượu trắng.

Thực hiện:

  • Sơ chế dứa cho sạch vỏ và thái miếng.
  • Cho dứa vào bình ngâm cùng rượu, đường ít nhất 4 tháng.
  • Mỗi lần dùng thì lấy ra khoảng 10ml rượu để sử dụng trong bữa ăn.

Ngoài hai cách trên, người bệnh có thể sử dụng rễ dứa để chữa bệnh gout theo hướng dẫn sau:

  • Lấy rễ dứa rửa sạch, thái khúc rồi giã nát.
  • Ngâm rễ dứa vừa giã với rượu hoặc giấm từ 10 – 15 phút.
  • Đắp rễ dứa lên vùng khớp bị gout.

Người bệnh nên dùng một tấm vải sạch hoặc băng gạc để buộc cố định. Thực hiện cách này ngày 2 lần sẽ giúp chữa gút hiệu quả.

Những lưu ý khi sử dụng dứa

Không thể phủ nhận tác dụng của quả dứa thơm nhưng bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau để đảm bảo an toàn khi sử dụng:

  • Không ăn dứa khi đói vì lúc đối bromelin sẽ tác dụng mạnh vào niêm mạch dạ dày và ruột.
  • Không ăn dứa xanh trực tiếp: Ăn trực tiếp dứa chưa chín rất độc, dễ gây tiêu chảy nặng, nôn mửa và thúc đẩy tạo thành các búi chất xơ trong ruột.
  • Những người bị chảy máu cam, sốt xuất huyết, có vết thương lớn, bị băng huyết… không nên ăn dứa.
  • Dứa có thể gây dị ứng do nhiễm nấm độc Candida tropicalis thường gặp ở mặt đất ẩm. Loại quả này mọc thấp và có nhiều mắt ăn sâu vào bên trong loại nấm này rất dễ bám vào.
Nên ngâm dứa vào nước muối loãng trước khi ăn để khử nấm
Nên ngâm dứa vào nước muối loãng trước khi ăn để khử nấm
  • Khi ăn dứa cần chọn quả tươi ngon, không bị dập. Trước khi ăn cần gọt sạch vỏ và mắt dứa. Nếu ăn trực tiếp thì nên cắt nhỏ miếng dứa ngâm vào nước muối loãng 10 phút nhằm loại bỏ nấm độc và giúp không bị rát lưỡi.
  • Với những người có cơ địa dị ứng hoặc mẫn cảm, nên nấu hoặc xào dứa để làm mất khả năng gây dị ứng của dứa.

Như vậy có thể thấy rằng quả dứa có hàm lượng dinh dưỡng cao, giúp phòng ngừa nhiều nguy cơ bệnh lý. Bạn đọc hoàn toàn có thể sử dụng loại quả này thường xuyên với nhiều cách chế biến khác nhau để kiểm chứng những tác dụng của quả dứa đối với sức khỏe của mình. Tuy nhiên khi sử dụng bạn đừng bỏ qua những lưu ý đã được nhắc đến ở trên để đảm bảo an toàn.

Nguồn tham khảo
Chuyên khoa
Bệnh học tham khảo
Điều trị tham khảo
Bài thuốc tham khảo
Triệu chứng tham khảo
Dinh dưỡng tham khảo
Câu hỏi tham khảo
Cỏ xước là loại cây rất thân thuộc, được sử dụng như rau trong bữa cơm ở nhiều vùng tại Việt Nam. Không những vậy đây còn là loại thảo dược mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe...
Một số thực phẩm có thể giúp hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng của bệnh gout nên được khuyến khích sử dụng trong thực đơn hàng ngày của người bệnh. Vậy bị gout nên ăn gì và kiêng gì?...
Gout (gút) là bệnh viêm khớp gây ra rất nhiều biến chứng như sỏi tiết niệu, cứng khớp và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính. Chính vì vậy, rất nhiều người băn khoăn Bệnh gout (gút) có...
Ngón chân cái bị sưng nhức có phải bị gout hay không là vấn đề rất được quan tâm. Bởi gout là bệnh viêm sưng tấy đột ngột ở các khớp xương như: khớp ngón tay, ngón chân... Gout nếu...
Đồ ăn thức uống là yếu tố thường gặp làm tăng nguy cơ bị bệnh gút nhưng không phải ai cũng biết tới. Trong khi đó bệnh gout luôn gây ra những tác động xấu đối với sức khỏe và...
Chuyên gia
Chính thức
  • Bác sĩ
  • Cơ xương khớp, Phục hồi chức năng
  • 40 năm
  • Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc

Bác sĩ Doãn Hồng Phương là một chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Y học cổ truyền, nổi tiếng với phương pháp điều trị hiệu quả Liệt dây thần kinh số 7. Với kinh nghiệm dày dặn và sự kết hợp hài hòa giữa y học cổ truyền và hiện đại, bác sĩ Phương đã mang lại niềm vui và hy vọng cho hàng ngàn bệnh nhân trên khắp cả nước.

Xem tiếp
  • Tiến sĩ, Giáo sư
  • Cơ xương khớp
  • Hơn 50 năm
  • Bệnh viện E

Bác sĩ Trần Ngọc Ân là người luôn theo đuổi Ngành cơ xương khớp, đặc biệt là chuyên ngành thấp khớp tại Việt Nam. Đến nay ông đã có khoảng 50 năm kinh nghiệm trong ngành Cơ xương khớp và chữa trị cho rất nhiều người bệnh

Xem tiếp
Chính thức
  • Tiến sĩ, Phó giáo sư
  • Cơ xương khớp
  • Hơn 30 năm
  • Phòng khám bác sĩ Vũ Thị Thanh Thủy

PGS.TS Vũ Thị Thanh Thủy luôn được giới chuyên môn đánh giá là bác sĩ giỏi, có chuyên môn tốt trong lĩnh vực Cơ xương khớp. Đến nay bác sĩ Thủy đã có hơn 30 năm kinh nghiệm khám và điều trị bệnh Xương khớp cho hàng nghìn bệnh nhân trong cả nước.

Xem tiếp
Chính thức
  • Tiến sĩ, Phó giáo sư
  • Cơ xương khớp
  • Gần 40 năm
  • Bệnh viện Bạch Mai

Với sự nghiêm cẩn trong quá trình học tập đào tạo và tu nghiệp, đến nay bác sĩ Nguyễn Vĩnh Ngọc đã trở thành bác sĩ có chuyên môn hàng đầu trong lĩnh vực Cơ xương khớp. Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, có thâm niên và khắc phục hiệu quả các bệnh lý:Bệnh về khớp (Gout, viêm cột sống dính khớp, thoái hóa khớp, viêm quanh khớp vai, đau vai gáy, đau khớp vai, lupus ban đỏ, đau xương khớp, đau thắt lưng, viêm khớp, thoát vị đĩa đệm…); Bệnh về xương (Loãng xương, đau nhức xương, viêm xương, vôi hóa cột sống, gai xương, chấn thương thể thao…); Bệnh về cơ (Viêm cơ, teo cơ, yếu cơ, loạn dưỡng cơ, đau mỏi cơ…). Với chuyên môn được đánh giá cao, bác sĩ Nguyễn Vĩnh Ngọc đã khám chữa và điều trị thành công cho nhiều người bệnh trong và ngoài nước. Trong đó, nhiều bệnh nhân của bác sĩ Ngọc là những Bộ trưởng, Thứ trưởng, Lãnh đạo các tập đoàn, Doanh nhân…

Xem tiếp
Chính thức
  • Bác sĩ chuyên khoa II
  • Cơ xương khớp
  • Hơn 20 năm
  • Bệnh viện E

Với những nỗ lực và cố gắng trong suốt thời gian hoạt động trong nghề, chuyên môn của bác sĩ Loan tốt lên từng ngày. Đến nay bác sĩ Loan được công nhận là bác sĩ Nội cơ xương khớp giỏi tại Hà Nội. Từ khi ra trường đến nay, bác sĩ Loan có cơ hội làm việc và gắn bó lâu dài với bệnh viện E Hà Nội, một trong những bệnh viện uy tín và chất lượng tại miền Bắc. Sau hơn 20 năm công tác, bác sĩ Loan đã khám, chữa khỏi nhiều bệnh lý về Cơ xương khớp:Bệnh về cơ: Đau mỏi cơ, yếu cơ, loạn dưỡng cơ, viêm cơ, teo cơ…Bệnh về xương: Loãng xương, đau nhức xương, gai xương, viêm xương, vôi hóa cột sống, chấn thương thể thao… Bệnh về khớp: Viêm cột sống dính khớp, gout, thoái hóa khớp, đau khớp vai, đau vai gáy, viêm khoanh khớp vai, lupus ban đỏ, đau xương khớp, đau thắt lưng, thoát vị đĩa đệm…

Xem tiếp
Chính thức
  • Bác sĩ chuyên khoa II
  • Cơ xương khớp
  • Hơn 30 năm
  • Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Bác sĩ Võ Quốc Hưng được đào tạo bài bản về lĩnh vực Cơ xương khớp. Nhờ những nỗ lực liên tục trong quá trình đào tạo và hành nghề thực tế, bác sĩ Hưng đã tích lũy được nhiều kiến thức chuyên môn và kỹ năng lâm sàng thực tế. Nhờ vậy, sau khi hoàn thành quá trình đào tạo, bác sĩ Hưng được bổ nhiệm về công tác tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức và đảm nhiệm các vai trò chủ chốt tại bệnh viện.Trong thời gian làm việc tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, bác sĩ Hưng luôn cho thấy sự tận tâm, chuyên nghiệp của mình trong việc khám bệnh, nắn chỉnh xương bó bột, điều trị bảo tồn, phẫu thuật các bệnh lý thuộc chuyên ngành chấn thương chỉnh hình như:Bệnh về Cơ; Đau mỏi cơTeo cơ, viêm cơ; Loạn dưỡng cơ, yếu cơ; Bệnh về Xương: Chấn thương thể thao, Gai xương, viêm xương, vôi hóa cuộc sốngĐau nhức xương, loãng xương; Bệnh về khớp: Thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, Đau vai gáy, đau khớp vai, đau thắt lưng, đau xương khớp, Lupus ban đỏViêm cột sống dính khớp, Gout, viêm khoanh khớp vai, thoái hóa khớp

Xem tiếp
Cơ Sở Y Tế
Chính thức
  • số 4 đường Núi Thành, phường 13, quận Tân Bình, TP. HCM
  • Đa khoa
  • Bệnh viện tư nhân

Bệnh viện Mỹ Đức được thành lập năm 2012, với chức năng chính là khám chữa và chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, trẻ nhỏ, điều trị vô sinh - hiếm muộn.

Xem tiếp
Chính thức
  • 800 giường bệnh
  • 314 đường Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Đa khoa
  • Bệnh viện công lập

Bệnh viện Nguyễn Trãi có tiền thân là Y Viện Phước Kiến do một cộng đồng người Hoa thành lập vào năm 1909, chuyên điều trị bệnh theo Đông y.

Xem tiếp
Chính thức
  • 45 giường bệnh
  • 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
  • Đa khoa
  • Bệnh viện tư nhân

Bệnh viện Thu Cúc hay còn được biết đến với cái tên là Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc.

Xem tiếp
Chính thức
  • 170 giường bệnh
  • số 1 đường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội
  • Đa khoa
  • Bệnh viện tư nhân

Bệnh viện Việt Pháp hay Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội là bệnh viện quốc tế đầu tiên ở Hà Nội và miền Bắc nước ta.

Xem tiếp
Chính thức
  • Quốc lộ 22 - Ấp Chợ , Xã Tân Phú Trung, Huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh
  • Đa khoa
  • Bệnh viện tư nhân

Bệnh viện Xuyên Á được thành lập vào năm 2012 với ý tưởng ban đầu là Công ty Cổ phần Đầu tư Bệnh viện Xuyên Á.

Xem tiếp
Chính thức
  • 600 giường bệnh
  • số 12 Chu Văn An, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Thành Phố Hà Nội
  • Đa khoa
  • Bệnh viện công lập

Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn là bệnh viện hạn 1 của Thành phố Hà Nội, quy mô 600 giường bệnh, 45 khoa/ phòng, hơn 1000 cán bộ nhân viên và 7 chuyên khoa đầu ngành

Xem tiếp

Bài viết liên quan