Cách Chữa Bệnh Gout Tại Nhà
Các cách chữa bệnh gout tại nhà được xem là liệu pháp hỗ trợ giúp giảm cơn đau và kiểm soát phần nào tiến triển của bệnh. Bên cạnh phương pháp chuyên sâu, bệnh nhân nên kết hợp với các biện pháp này để giảm nguy cơ lạm dụng thuốc và phòng ngừa biến chứng của bệnh.
Có nên chữa bệnh gout tại nhà không?
Gout/ gút là một dạng viêm khớp đặc biệt xảy ra không do chấn thương hay thoái hóa. Nguyên nhân gây bệnh là do rối loạn chuyển hóa purin dẫn đến tăng axit uric máu trong thời gian dài. Kết quả là làm lắng đọng tinh thể muối urat tại các khớp gây sưng viêm và đau nhức dữ dội.
Về bản chất, gout là bệnh rối loạn chuyển hóa với triệu chứng rõ rệt nhất ở hệ cơ xương khớp, trong đó ảnh hưởng chủ yếu đến các khớp ở chi dưới – đặc biệt là khớp ngón chân cái. Gout là bệnh viêm khớp mãn tính và hiện tại chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Chính vì vậy ngoài các phương pháp y tế, bệnh nhân nên kết hợp với một số cách chữa bệnh gout tại nhà để kiểm soát triệu chứng.
Các biện pháp tại nhà thường sử dụng nguyên liệu tự nhiên kết hợp với điều chỉnh một số thói quen nên về cơ bản là tương đối an toàn, dễ thực hiện. Mặc dù hiệu quả không thể so sánh với những phương pháp y tế nhưng sự hỗ trợ của các biện pháp tại nhà giúp ích rất nhiều trong việc giảm cơn đau và hạn chế nguy cơ lạm dụng thuốc.
Dù ở giai đoạn cấp hay mãn tính, bệnh nhân đều có thể thực hiện một số cách chữa bệnh gout tại nhà. Tuy nhiên, nên lưu ý các cách này chỉ có tác dụng hỗ trợ và không thể thay thế cho phương pháp điều trị chuyên sâu.
12 Cách chữa bệnh gout tại nhà hiệu quả, dễ thực hiện
Có khá nhiều cách chữa bệnh gout tại nhà. Do đó, người bệnh có thể lựa chọn biện pháp phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân. Mục tiêu của các cách chữa tại nhà là giảm nhẹ triệu chứng và duy trì lượng axit uric ổn định nhằm kiểm soát tiến triển của bệnh.
Dưới đây là 12 cách chữa bệnh gout tại nhà an toàn, hiệu quả bệnh nhân có thể áp dụng:
1. Chườm lạnh – Cách chữa bệnh gout tại nhà đơn giản
Khi bùng phát cơn gout cấp tính, khớp xương sẽ có hiện tượng sưng viêm, đỏ nóng và đau nhức dữ dội. So với các bệnh viêm khớp thường gặp khác, cơn đau do bệnh gout có mức độ nghiêm trọng hơn. Tùy theo từng bệnh nhân, cơn đau có thể kéo dài trong vài ngày hoặc hơn một tuần.
Chườm lạnh là cách giảm đau nhức khá hiệu quả. Nhiệt độ lạnh từ túi chườm sẽ giúp giảm sưng nóng và cải thiện phần nào cơn đau dữ dội ở khớp. Ngoài ta, chườm lạnh còn giúp co mạch máu, qua đó giảm hiện tượng viêm đỏ và làm dịu các triệu chứng khó chịu đi kèm.
Chườm lạnh là giải pháp giảm đau tạm thời, hiệu quả nhanh và an toàn. Khi cơn đau bùng phát, bệnh nhân có thể áp dụng cách này nhiều lần trong ngày để kiểm soát triệu chứng hiệu quả. Ngoài ra, đây cũng là cách giảm đau hữu hiệu với các bệnh cơ xương khớp thường gặp như bong gân, viêm khớp dạng thấp, gai cột sống,…
2. Nghỉ ngơi hợp lý
Không chỉ riêng bệnh gout mà với các bệnh viêm khớp thường gặp khác, bệnh nhân đều nên nghỉ ngơi trong thời gian cơn đau bùng phát. Nghỉ ngơi giúp giảm áp lực lên khớp và tạo điều kiện để sửa chữa, tái tạo các tổn thương trong cấu trúc.
Cơn đau gout sẽ kéo dài trong khoảng vài ngày. Do đó, bệnh nhân nên nghỉ ngơi tại nhà khoảng 1 – 3 ngày hoặc hơn tùy theo mức độ cơn đau. Tuy nhiên theo các bác sĩ, cần nghỉ ngơi ít nhất 1 – 2 ngày bởi sau 12 – 24 giờ, khớp sẽ bị đau cực độ.
Cơn đau dữ dội khiến cho bệnh nhân không thể làm việc và gây ra một số triệu chứng toàn thân như tăng nhịp tim, ớn lạnh, uể oải, mệt mỏi,… Vì vậy, nghỉ ngơi hợp lý có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát cơn đau và các triệu chứng toàn thân do bệnh gout gây ra.
3. Uống đủ nước
Nguyên nhân gốc rễ gây ra bệnh gout là do rối loạn chuyển hóa purin và tăng axit uric máu. Thông thường, axit uric sẽ được chuyển hóa từ thức ăn, đồ uống và đào thải qua thận. Tuy nhiên, vì một số lý do, lượng axit uric trong máu tăng lên khiến cho tinh thể muối urat lắng đọng ở khớp và các mô xung quanh khớp.
Uống đủ nước giúp quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi và hỗ trợ thận đào thải axit uric dư thừa trong cơ thể. Bằng cách giảm axit uric, thói quen này giúp ích rất nhiều trong việc cải thiện bệnh gout và giảm mức độ, tần suất của cơn đau.
Ở giai đoạn cấp, uống đủ nước còn giúp bệnh nhân giảm mệt mỏi và cải thiện tình trạng sốt nhẹ. Ngoài nước lọc, bệnh nhân cũng có thể dùng một số loại nước khoáng để cân bằng điện giải. Để đạt kết quả tốt nhất, nên uống đủ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày và chia đều lượng nước, không nên uống quá nhiều vào một thời điểm.
4. Hạn chế vận động mạnh
Vận động mạnh không là nguyên nhân gây bệnh gout nhưng được xem là yếu tố kích thích cơn đau bùng phát. Ở những trường hợp khớp đang bị viêm sưng và đau nhức, gắng sức và lao động nặng nhọc có thể khiến khớp bị đau dữ dội, đỏ nóng và thậm chí là biến dạng.
Bệnh nhân gout nên có chế độ sinh hoạt và lao động vừa phải để tránh vận động mạnh. Cường độ vận động nhẹ nhàng sẽ giúp bệnh ổn định, đồng thời hạn chế nguy cơ cơn đau và các triệu chứng đi kèm bùng phát.
5. Chữa bệnh gout tại nhà bằng lá vối
Dùng nước lá vối là cách chữa bệnh gout bằng thuốc nam được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Trong y học cổ truyền, lá vối là vị thuốc tự nhiên có nhiều tác dụng đối với sức khỏe như giảm đau bụng, trị tiêu chảy, viêm đại tràng, lợi tiểu, làm mát cơ thể và hỗ trợ điều trị bệnh gout.
Nhờ có tác dụng lợi tiểu, lá vối giúp đào thải axit uric dư thừa ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, lá vối còn có hàm lượng flavonoid dồi dào kết hợp với vitamin và khoáng chất giúp tái tạo, phục hồi tổn thương ở khớp do tinh thể urat gây ra.
Cách dùng lá vối chữa bệnh gout đơn giản tại nhà:
- Chuẩn bị khoảng 7 lá vối tươi hoặc một ít lá vối đã phơi khô
- Đem rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, xác động vật,…
- Đun sôi lá vối với 1 lít nước trong vòng 5 phút rồi tắt bếp
- Dùng nước lá vối uống hằng ngày
Lá vối là loại thảo dược lành tính nên có thể sử dụng hằng ngày. Ngoài tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gout, uống nước lá vối còn giúp làm mát cơ thể và cải thiện hệ tiêu hóa.
6. Cách dùng cần tây trị bệnh gout tại nhà
Cần tây là loại rau ăn tốt cho sức khỏe thường có trong thực đơn ăn kiêng. Loại rau này không chỉ cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể mà còn có độ pH kiềm giúp lợi tiểu, giải độc, thanh nhiệt và hỗ trợ thanh thải axit uric.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã được thực hiện cho thấy, hoạt chất luteolin trong cần tây có tác dụng ức chế xanthin oxidase – một loại enzyme trung gian tham gia vào quá trình chuyển hóa nhân purin thành axit uric. Có thể thấy, cần tây vừa có tác dụng giảm sản xuất axit uric và tăng thải axit uric qua thận. Vì vậy, bệnh nhân gout có thể tận dụng loại rau này để cải thiện bệnh và giảm nhẹ cơn đau trong các đợt bệnh bùng phát.
Cách dùng cần tây chữa bệnh gout tại nhà an toàn:
- Cách 1: Chuẩn bị 100 – 150g cần tây tươi, đem rửa sạch và để ráo nước. Sau đó, cắt khúc và ép lấy nước uống. Nên uống 1 ly vào buổi sáng để tăng đào thải axit uric dư thừa và hạn chế sản xuất axit uric trong ngày. Duy trì cách này đều đặn sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát axit uric máu và quản lý bệnh thành công.
- Cách 2: Chế biến các loại nước ép, sinh tố hoặc món ăn từ cần tây. Tốt nhất, nên kết hợp cần tây với các loại rau củ, hạn chế chế biến cùng thịt bò, hải sản và các loại thực phẩm chứa nhiều purin.
7. Bài thuốc từ lá trầu không và nước dừa
Bài thuốc chữa bệnh gout từ lá trầu không và nước dừa được lưu truyền rất rộng rãi. Mặc dù chưa được nghiên cứu nhiều trên cơ thể khoa học nhưng cả hai nguyên liệu này đều lành tính, an toàn nên không ít bệnh nhân đã thử áp dụng. Theo kinh nghiệm của nhiều người, bài thuốc từ lá trầu không và nước dừa có tác dụng lợi tiểu, hỗ trợ đào thải axit uric và giúp giảm tình trạng đau nhức, sưng viêm ở khớp.
Nước dừa có độ pH kiềm nên sẽ hỗ trợ thận đào thải độc tố và axit uric dư thừa. Trong khi đó, lá trầu không có tác dụng sát trùng, chống viêm và chỉ thống (giảm đau). Với công năng đa dạng, hai nguyên liệu này thường được kết hợp trong bài thuốc trị bệnh gout.
Cách dùng lá trầu không và nước dừa chữa bệnh gout:
- Chuẩn bị 100g lá trầu không và 1 trái dừa
- Rửa sạch lá trầu không và cắt nhỏ
- Sau đó cho vào trái dừa đã được gọt sẵn
- Đậy nắp lại và ngâm trong vòng 30 phút để tinh chất từ trầu không tiết ra
- Sau đó, uống hết phần nước dừa, tốt nhất nên dùng trước khi ăn sáng khoảng 30 phút
- Nên thực hiện 1 lần/ ngày trong vòng 1 tuần để đạt kết quả tốt. Khi cơn đau bùng phát, có thể lặp lại liệu trình để kiểm soát cơn đau và các triệu chứng đi kèm.
8. Lá lốt chữa bệnh gout tại nhà
Ngoài các loại thảo dược trên, bệnh nhân cũng có thể dùng lá lốt để chữa bệnh gout ngay tại nhà. Lá lốt là loại rau ăn quen thuộc với người Việt. Ngoài ra, thảo dược này cũng được sử dụng để làm thuốc chữa đau nhức xương khớp và các bệnh ngoài da.
Lá lốt có vị cay, tính ấm, tác dụng chỉ thống, tiêu viêm và trừ hàn nên rất tốt cho người bị đau bụng do lạnh, nổi mề đay và đau nhức xương khớp. Một số nghiên cứu từ y học hiện đại cho thấy, các flavonoid và alkaloid trong thảo dược này có hiệu quả kháng viêm và ngăn chặn tín hiệu “đau” từ khớp về hệ thần kinh trung ương. Nhờ đó có thể giảm cơn đau và cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh gout gây ra.
Cách dùng lá lốt chữa bệnh gout tại nhà dễ thực hiện:
- Cách 1: Sử dụng một nắm lá lốt tươi rửa sạch, sau đó đem sắc với 1 lít nước uống hằng ngày. Tuy nhiên, nên tránh dùng cách này nếu đang bị mụn nhọt, táo bón và nóng trong.
- Cách 2: Rửa sạch một nắm lá và rễ lá lốt, sau đó sao nóng và chườm lên khớp. Trường hợp khớp bị viêm đỏ không nên sao nóng mà nên đắp trực tiếp để tránh cảm giác rát bỏng.
9. Tập thể dục nhẹ nhàng
Tập thể dục là một trong những cách chữa bệnh gout tại nhà đơn giản nhất. Hoạt động thể chất giúp thận hoạt động tốt và đào thải lượng axit uric dư thừa. Ngoài ra, tập thể dục cũng giúp cải thiện tình trạng rối loạn chuyển hóa nhân purin, từ đó duy trì nồng độ axit uric máu ổn định và ngăn chặn tiến triển của bệnh hiệu quả.
Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng có hiệu quả tăng tính linh hoạt, ổn định của khớp và hạn chế được biến chứng cứng khớp do bệnh gout gây ra. Như đã đề cập, gout là bệnh rối loạn chuyển hóa nên bệnh nhân thường mắc đồng thời với chứng rối loạn lipid máu, tiểu đường và cao huyết áp. Thói quen tập thể dục điều độ không chỉ giúp ích trong việc cải thiện bệnh gout mà còn hỗ trợ phòng ngừa và kiểm soát các bệnh lý kể trên.
Bệnh gout thường gây sưng đau các khớp ở chi dưới như ngón chân và khớp gối. Do đó, bệnh nhân nên ưu tiên các bộ môn tập luyện có cường độ nhẹ nhàng như bơi lội, đạp xe, yoga hoặc thực hiện các bài tập phục hồi chức năng dành riêng cho bệnh nhân gout.
10. Không mang giày chật
Mang giày chật có thể kích thích lên khớp bị lắng đọng muối urat dẫn đến tình trạng sưng viêm, nóng đỏ và đau nhức. Do đó, bệnh nhân nên tránh mang giày chật để giảm mức độ cơn đau và hạn chế tình trạng tái phát.
Ở những trường hợp đã hình thành hạt tophi, khớp có thể ma sát với giày dẫn đến tình trạng chảy máu, lở loét và thậm chí là nhiễm trùng. Tốt nhất, bệnh nhân nên mang giày hở ngón để giảm áp lực lên khớp.
11. Điều chỉnh chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến triệu chứng và tiến triển của bệnh gout. Bởi lượng axit uric trong máu phụ thuộc hoàn toàn vào thực đơn ăn uống hằng ngày. Để kiểm soát bệnh hiệu quả, bệnh nhân nên điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp.
Chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân gout:
- Tăng cường các loại rau xanh như xà lách, diếp cá, ngải cứu, rau cần tây, rau dền,… vào chế độ ăn. Chất xơ và vitamin trong các loại rau này giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng cường chức năng của gan và thận. Ngoài ra, bổ sung rau xanh còn giúp kiểm soát đường huyết và hạn chế tình trạng rối loạn lipid máu ở bệnh nhân gout.
- Kiêng các loại thực phẩm chứa nhiều purin như thịt đỏ, các loại hải sản, mỡ động vật, nội tạng, thực phẩm chế biến sẵn, các món ăn nhiều gia vị,… Bệnh nhân chỉ nên ăn các loại thịt trắng như thịt gà, thịt vịt hoặc cá 2 – 3 lần/ tuần.
- Do phải giảm lượng thịt, cá trong chế độ ăn nên người bệnh cần bổ sung các loại trái cây giàu vitamin, khoáng chất như quả bơ, dâu tây, cam, quýt, bưởi, măng cụt,… để tránh thiếu hụt chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, cần hạn chế các loại quả chứa nhiều axit và các loại quả chứa quá nhiều đường, có tính nóng.
- Bệnh nhân nên ăn đủ 3 bữa/ ngày để tránh bị thiếu chất và suy nhược.
Chế độ ăn uống khoa học giúp kiểm soát nồng độ axit uric máu hiệu quả và góp phần cải thiện tình trạng đau nhức, sưng nóng ở khớp. Trong trường hợp mắc đồng thời với bệnh tiểu đường, rối loạn lipid máu và cao huyết áp, bệnh nhân nên trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể chế độ ăn uống phù hợp.
12. Sử dụng thuốc giảm đau không kê toa
Trong trường hợp chưa thể đến bệnh viện thăm khám, bệnh nhân có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau không kê toa. Hiện nay, loại thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến nhất là thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Bệnh nhân bị gout có thể sử dụng một số loại thuốc như Diclofenac, Naproxen, Ibuprofen,… khi cơn đau bùng phát.
Thuốc chống viêm không steroid mang lại hiệu quả khá tốt trong việc cải thiện cơn đau, giảm hiện tượng đỏ nóng và sưng viêm ở khớp. Tuy nhiên, nếu không có toa của bác sĩ, bệnh nhân chỉ nên dùng thuốc trong khoảng 5 – 7 ngày. Nhóm thuốc này gây hại cho dạ dày và tim mạch nên cần chú ý các biểu hiện bất thường để kịp thời xử trí khi gặp phải tác dụng phụ.
Lưu ý khi thực hiện các cách chữa bệnh gout tại nhà
Các cách chữa bệnh gout tại nhà có thể cải thiện phần nào cơn đau, tình trạng khớp sưng viêm và đỏ nóng. Ngoài ra, việc điều chỉnh một số thói quen cũng giúp ích trong việc kiểm soát tiến triển của bệnh và ngăn ngừa cơn đau tái phát.
Tuy nhiên trước khi thực hiện các cách chữa bệnh gout tại nhà, bệnh nhân nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Các cách chữa bệnh gout tại nhà chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng và ổn định lượng axit uric. Vì vậy, bệnh nhân vẫn phải sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát bệnh hiệu quả.
- Gout là bệnh viêm khớp mãn tính và hiện tại chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Chính vì vậy, bệnh nhân nên kiên trì thực hiện các phương pháp tại nhà để giảm cơn đau và hạn chế nguy cơ lạm dụng thuốc. Đặc biệt, những bệnh nhân tuân thủ chế độ ăn uống thường ít bùng phát cơn đau và mức độ triệu chứng cũng không quá nghiêm trọng.
- Bệnh gout không chỉ ảnh hưởng đến hệ thống cơ xương khớp mà còn gia tăng nguy cơ cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu. Để kịp thời điều chỉnh và có biện pháp điều trị hiệu quả, bệnh nhân nên thăm khám định kỳ 2 – 3 tháng/ lần.
- Các cách chữa bệnh gout tại nhà bằng thảo dược thường có độ an toàn cao, lành tính và hiếm khi gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có cơ địa nhạy cảm vẫn có thể gặp phải các tác dụng ngoại ý. Trong trường hợp có các biểu hiện bất thường, nên ngưng áp dụng và thông báo với bác sĩ trong trường hợp cần thiết.
Các cách chữa bệnh gout tại nhà giúp ích rất nhiều trong việc kiểm soát tiến triển và triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, các biện pháp này không thể thay thế cho các phương pháp y tế. Vì thế, bệnh nhân nên kết hợp điều trị chuyên sâu và chăm sóc đúng cách để quản lý bệnh thành công và cải thiện chất lượng cuộc sống lâu dài.
Tham khảo thêm: