Các Giai Đoạn Của Ung Thư Đại Tràng
Các giai đoạn của ung thư đại tràng là thuật ngữ xác định mức độ nghiêm trọng của ung thư và giúp xây dựng kế hoạch điều trị hiệu quả nhất. Bác sĩ cũng sử dụng giai đoạn của ung thư để tiên lượng thời gian sống khỏe mạnh của người bệnh và hướng dẫn biện pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất.
Các giai đoạn ung thư đại tràng được xác định như thế nào?
Ung thư đại tràng hay ung thư ruột kết, xảy ra khi các tế bào, mô phát triển bất thường tại lớp lót của đại tràng hoặc trực tràng. Nếu được chẩn đoán ung thư, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm xác định giai đoạn ung thư để đề nghị kế hoạch điều trị hiệu quả nhất. Các giai đoạn của ung thư đại tràng được sử dụng để biểu thị mức độ lan rộng của ung thư và mức độ lây lan của bệnh. Xác định giai đoạn ung thư là cách tốt nhất để điều trị bệnh hiệu quả.
Ung thư đại tràng thường được phân loại dựa trên Hệ thống phân giai đoạn ung thư TNM, được thành lập bởi Liên minh Kiểm soát Ung thư Quốc tế và sau đó được Ủy ban Hỗn hợp về Ung thư Hoa Kỳ thông qua. Theo hệ thống này, các giai đoạn của ung thư được phân loại dựa theo ba yếu tố như sau:
- Khối u nguyên phát (T – tumor): T là thuật ngữ chỉ mức độ lớn của khối u ban đầu và xác định ung thư đã phát triển vào thành đại tràng hoặc lan sang các cơ quan hoặc cấu trúc lân cận hay chưa.
- Hạch vùng (N – lymph nodes): N là thuật ngữ đề cập đến tế bào ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết hay chưa.
- Di căn xa (M – metastasis): M đề cập đến việc ung thư đã di căn (lan rộng) từ ruột kết đến các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như phổi hoặc gan hay không.
Các giai đoạn ung thư đại tràng có thể phức tạp, do đó người bệnh có thể đề nghị bác sĩ giải thích về các thuật ngữ, mức độ nghiêm trọng, phương pháp điều trị và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất.
Ngoài ra, trong một số trường hợp, không có đủ thông tin để đánh giá khối u hoặc mức độ ảnh hưởng của bệnh. Do đó, đôi khi ung thư được phân loại theo:
- TX: Không thể đánh giá khối u do thiếu thông tin
- T0: Không có bằng chứng về khối u nguyên phát
- NX: Không thể đánh giá hạch vùng do thiếu thông tin
Tìm hiểu các giai đoạn của ung thư đại tràng
Ung thư đại tràng được phân loại dựa theo cấu trúc của đại tràng và mức độ ung thư đã gây ảnh hưởng đến thành ruột kết cũng như các bộ phận khác trong cơ thể. Các giai đoạn của ung thư đại tràng như sau:
1. Giai đoạn 0
Lúc này, ung thư đang ở giai đoạn sớm nhất. Ung thư đại tràng giai đoạn 0 còn được gọi là ung thư biểu mô tại chỗ hoặc ung thư biểu mô trong miễn mạc. Ung thư không phát triển ra bên ngoài lớp niêm mạc của đại tràng hoặc trực tràng.
2. Giai đoạn 1
Ung thư đã phát triển qua niêm mạc cơ vào lớp dưới niêm mạc (T1) và có thể phát triển ở thành lớp đệm (T2). Lúc này ung thư chưa lan đến các hạch bạch huyết lân cận (N0) hoặc các vị trí xa (M0). Ngoài ra, ung thư đã phát triển thành một lớp cơ được gọi là lớp đệm cơ.
Trong các giai đoạn của ung thư đại tràng giai đoạn 0 và giai đoạn 1 được xem là giai đoạn đầu, có thể điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Bác sĩ sẽ cắt bỏ các khối u hoặc phần đại tràng chứa khối u để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn các tế bào ung thư và ngăn ngừa nguy cơ ung thư phát triển.
3. Giai đoạn 2
So với giai đoạn 0 và 1, ở giai đoạn 2, ung thư đã có sự tiến triển nhẹ và đã phát triển ra bên ngoài lớp niêm mạc và lớp dưới niêm mạc. Phụ thuộc vào mức độ tổn thương, ung thư đại tràng giai đoạn 2 được phân thành các giai đoạn nhỏ hơn là 2A, 2B và 2C.
Các giai đoạn của ung thư đại tràng bao gồm:
- Giai đoạn 2A: Ung thư chưa lan đến các hạch bạch huyết hoặc các mô lân cận. Tuy nhiên ung thư đã đi đến các lớp ngoài của ruột kết nhưng chưa phát triển ra bên ngoài ruột kết.
- Giai đoạn 2B: Ung thư đã phát triển qua lớp ngoài của đại tràng và lan đến phúc mạc nội tạng (lớp màng giữ các cơ quan bên trong ổ bụng). Tuy nhiên tế bào ung thư chưa lan đến các hạch bạch huyết.
- Giai đoạn 2C: Ung thư đã phát triển đến lớp ngoài của ruột kết hoặc các cơ quan và cấu trúc lân cận. Tuy nhiên ung thư vẫn chưa lan đến các hạch bạch huyết.
4. Giai đoạn 3
Trong các giai đoạn của ung thư đại tràng, giai đoạn 3 mô tả tế bào ung thư đã di căn ra ngoài niêm mạc đại tràng đến các hạch bạch huyết gần đó, một cấu trúc nhỏ của hệ thống miễn dịch. Mặc dù ung thư đã lây lan đến các hạch bạch huyết, tuy nhiên ung thư vẫn chưa lây lan đến các cơ quan xa trong cơ thể, chẳng hạn như gan hoặc phổi.
Ung thư đại tràng giai đoạn 3 được chia thành 3 giai đoạn như:
- Giai đoạn 3A: Khối u đã phát triển xuyên qua hoặc gây ảnh hưởng đến lớp cơ của đại tràng. Tế bào ung thư cũng được tìm thấy trong các hạch bạch huyết gân đó, tuy nhiên vẫn chưa lan đến các hạch hoặc cơ quan ở xa.
- Giai đoạn 3B: Ung thư đại tràng được phân loại thành 3B nếu:
- Khối u đã xuyên qua các lớp ngoài cùng của đại tràng và xuyên qua phúc mạc nội tạng hoặc xâm lấn các cơ quan hoặc cấu trúc khác. Ung thư cũng gây ảnh hưởng từ 1 – 3 hạch bạch huyết.
- Khối u không phát triển qua lớp ngoài cùng của hạch bạch huyết, nhưng gây ảnh hưởng đến 4 hoặc nhiều hơn các hạch bạch huyết lân cận.
- Giai đoạn 3C: Lúc này khối u ung thư đã phát triển vượt ra ngoài các lớp cơ. Ung thư cũng được tìm thấy trong 4 hoặc nhiều hơn ở các hạch bạch huyết gần đó nhưng không đến các vị trí xa hơn.
Ung thư ruột kết giai đoạn 3 có nghĩa là một khối u nguyên phát trong đại tràng đã di căn đến các hạch bạch huyết gần đó. Vì ung thư giai đoạn 3 phát triển rộng hơn các giai đoạn 1 và 2, nên các triệu chứng như thay đổi thói quen đi tiêu, chảy máu hoặc mệt mỏi bất thường do thiếu máu có xu hướng phổ biến hơn. Ở giai đoạn 3, tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 72%. Do đó, điều quan trọng là chẩn đoán chính xác và có kế hoạch điều trị phù hợp.
5. Giai đoạn 4
Ung thư đại tràng giai đoạn 4 là giai đoạn phát triển nặng nhất trong các giai đoạn của ung thư đại tràng. Giai đoạn 4 còn được gọi là ung thư đại tràng di căn, gây ảnh hưởng đến bên ngoài ruột kết và các cơ quan ở xa.
Ung thư ruột kết giai đoạn 4 được phân loại là giai đoạn 4A, 4B hoặc 4C.
- Giai đoạn 4A: Trong giai đoạn này, ung thư đã lan đến một vị trí nhất định, chẳng hạn như gan, phổi hoặc các hạch bạch huyết.
- Giai đoạn 4B: Ung thư đã lan đến hai hoặc nhiều vị trí khác nhau trong cơ thể, tuy nhiên chưa lan đến phúc mạc.
- Giai đoạn 4C: Ung thư đã di căn đến phúc mạc.
Các giai đoạn của ung thư đại tràng cũng được phân loại dựa theo sự thay đổi của tế bào ung thư. Mức độ ung thư càng cao, tế bào ung thư càng giống với các tế bào khỏe mạnh. Ung thư cấp thấp thường phát triển chậm hơn ung thư cấp cao, mặc dù điều này có thể khác nhau ở một số trường hợp. Tuổi thọ và các yếu tố nguy cơ có thể góp phần gây ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của ung thư ruột kết.
Dấu hiệu nhận biết ung thư đại tràng theo giai đoạn
Nhận biết các triệu chứng ung thư là cách tốt nhất để có kế hoạch chẩn đoán và điều trị phù hợp.
1. Triệu chứng cơ bản
Đôi khi triệu chứng ung thư ruột kết có thể không rõ ràng cho đến khi các giai đoạn nặng. Một số triệu chứng cơ bản bao gồm bệnh trĩ, bệnh viêm ruột, nhiễm trùng, tiêu chảy, viêm đại tràng và nhiều vấn đề đường ruột khác. Do đó, điều quan trọng là người bệnh nên đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các triệu chứng bất thường.
Các triệu chứng chính của ung thư đại tràng bao gồm:
- Đau bụng: Đau bụng, đau dạ dày, đầy hơi, là những triệu chứng bình thường và không nghiêm trọng. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể liên quan đến các vấn đề nghiêm trọng, bao gồm ung thư.
- Đi ngoài ra máu: Chảy máu hậu môn là một tình trạng nghiêm trọng, có thể là dấu hiệu của ung thư đại tràng. Nếu nhận thấy máu có màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm trong phần, kèm theo đau đớn dữ dội, người bệnh cần liên lạc với bác sĩ càng sớm càng tốt.
- Thay đổi nhu động ruột: Một số thay đổi như tiêu chảy hoặc táo bón có thể liên quan đến chế độ ăn uống không phù hợp hoặc lối sống ít vận động. Tuy nhiên, thay đổi nhu động ruột kéo dài có thể liên quan đến nhiều tình trạng nghiêm trọng, bao gồm ung thư.
- Thay đổi hình dạng phân: Một thay đổi khác trong thói quen đi tiêu có thể cho thấy ung thư ruột kết là thay đổi hình dạng phân. Nếu phân có hình dạng mỏng như bút chì hoặc trông khác lạ kéo dài vài tuần, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
- Giảm cân không rõ nguyên nhân: Giảm cân không theo ý muốn là triệu chứng của nhiều vấn đề đường ruột, bao gồm ung thư đại tràng. Nếu giảm cân đi kèm với tiêu chảy, nôn mửa hoặc đau đớn, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
- Thiếu máu không rõ nguyên nhân: Thiếu máu đề cập đến sự giảm số lượng hồng cầu. Ở người bệnh ung thư ruột kết, thiếu máu có thể được gây ra bởi một lượng vi thể bị mất máu mãn tính trong phân. Thiếu máu dẫn đến tình trạng mệt mỏi mãn tính và thiếu năng lượng.
- Nôn mửa: Ung thư ruột kết có thể gây buồn nôn và nôn, kèm theo các triệu chứng khác, chẳng hạn như táo bón hoặc đau bụng.
2. Triệu chứng theo các giai đoạn của ung thư đại tràng
Giai đoạn 1:
- Chảy máu trực tràng
- Xuất huyết tiêu hóa
- Có cảm giác đầy hơi, chướng bụng
- Chuột rút
- Mệt mỏi
- Giảm cân
Giai đoạn 2:
- Thay đổi nhu động ruột
- Có máu trong phân
- Ngay cả sau khi đi đại tiện, người bệnh vẫn cảm thấy đại tiện không hết
- Mệt mỏi
Giai đoạn 3:
- Tiêu chảy
- Phân hẹp
- Đi đại tiện không hoàn toàn
- Đại tiện không tự chủ
- Giảm cân không rõ nguyên nhân
Giai đoạn 4:
- Thay đổi thói quen đi đại tiện, chẳng hạn như tiêu chảy, táo bón hoặc khó đi đại tiện
- Phân có máu
- Chướng bụng
- Đau bụng
- Buồn nôn
- Nôn
Chẩn đoán các giai đoạn ung thư đại tràng
Các xét nghiệm chính được sử dụng để xác định ung thư đại tràng bao gồm:
- Nội soi đại tràng
- Xét nghiệm hóa chất miễn dịch trong phân (FIT)
- Nội soi đại tràng sigma
Nội soi là một xét nghiệm kiểm tra, trong đó bác sĩ sẽ sử dụng một ống dài, hẹp và có gắn một camera nhỏ để quan sát bên trong ruột kết. Nội soi được xem là xét nghiệm tiêu chuẩn của bệnh ung thư đại tràng và có giúp bác sĩ xác định số lượng cũng như mức độ nghiêm trọng của ung thư.
Nếu người bệnh không đủ điều kiện để nội soi đại tràng, bác sĩ có thể khuyến nghị xét nghiệm FIT và nội soi đại tràng sigma. Xét nghiệm FIT có thể phát hiện máu trong phân trong khi đó nội soi đại tràng sigma giúp quan sát phần cuối của đại tràng. Nếu kết quả FIT và nội soi đại tràng sigma cho thấy dấu hiệu ung thư đại tràng, bác sĩ có thể đề nghị nội soi để xác định.
Nếu phát hiện ung thư ruột kết, bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm bổ sung để xác định kích thước của khối u và liệu có lan ra ngoài ruột kết hay không. Các xét nghiệm liên quan bao gồm chụp CT, X – quang hoặc MRI khu vực bụng, gan và ngực.
Đôi khi ung thư đại tràng có thể không thể xác định được đầy đủ cho đến khi phẫu thuật được thực hiện. Sau khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ kiểm tra khối u nguyên phát và các hạch bạch huyết đã loại bỏ để xác định các giai đoạn ung thư đại tràng.
Điều trị các giai đoạn của ung thư đại tràng
Phương pháp điều trị ung thư đại tràng có thể phụ thuộc vào các giai đoạn ung thư. Đối với tất các các giai đoạn, trừ giai đoạn 4, người bệnh sẽ được phẫu thuật để loại bỏ khối u. Các phương pháp điều trị khác được chỉ định dựa theo chỉ định của bác sĩ.
1. Điều trị ung thư đại đoạn 0
Ở giai đoạn 0, tế bào ung thư chỉ gây ảnh hưởng đến lớp trọng cùng của đại tràng hoặc trực tràng. Do đó, bác sĩ thường chỉ định phẫu thuật để loại bỏ khối u.
Quy trình phẫu thuật phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của ung thư. Bác sĩ có thể loại bỏ khối u và một ít mô gần đó, thủ tục này được gọi là cắt bỏ polyp. Nếu các khối u lớn hơn, bác sĩ có thể cần loại bỏ phần bị tổn thương của đại tràng và kết nối các mô khỏe mạnh để đại tràng hoạt động bình thường.
Nếu cần thiết, bác sĩ cũng có thể đề nghị điều trị bức xạ bên ngoài hoặc bên trong để đảm bảo khối u ung thư được loại bỏ hoàn toàn.
2. Điều trị ung thư đại đoạn 1
Ở ung thư đại tràng giai đoạn 1, khối u đã lan ra bên ngoài lớp niêm mạc bên trong của đại tràng hoặc trực tràng, đến lớp thứ 2 và thứ ba bên trong. Ung thư không lan đến thành ngoài của ruột hoặc bên ngoài đại tràng.
Ở giai đoạn này, hầu hết người bệnh sẽ được phẫu thuật để loại bỏ ung thư. Trong phẫu thuật, bác sĩ cũng loại bỏ một số mô xung quanh để đảm bảo hiệu quả điều trị và ngăn ngừa nguy cơ tái phát.
Nếu khối u có kích thước nhỏ hoặc khi người bệnh tuổi tác cao, sức khỏe kém, bác sĩ có thể đề nghị điều trị xạ trị. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể kết hợp hóa trị liệu để thúc đẩy quá trình điều trị.
3. Điều trị ung thư đại tràng giai đoạn 2
Ở ung thư đại tràng giai đoạn 2, khối u đã có kích thước lớn hơn và đi qua thành cơ của ruột. Ung thư có thể đã lây lan đến các cơ quan lân cận chẳng hạn như bàng quang, tử cung hoặc tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, ung thư không gây ảnh hưởng đến các cơ quan hoặc hạch bạch huyết ở xa.
Trong giai đoạn này, người bệnh sẽ được đề nghị phẫu thuật để loại bỏ ung thư và một số khu vực xung quanh hoặc bất cứ nơi nào tế bào ung thư đã lây lan. Người bệnh có thể được hóa trị hoặc xạ trị trước hoặc sau phẫu thuật để đảm bảo ung thư được chữa khỏi hoàn toàn.
4. Điều trị ung thư đại tràng giai đoạn 3
Ung thư đại tràng giai đoạn 3 đã lan đến một hoặc nhiều hạch bạch huyết. Các phương pháp điều trị chính thường bao gồm:
- Phẫu thuật để loại bỏ khối u và tất cả các hạch bạch huyết liên quan, nếu có thể
- Hóa trị liệu sau khi phẫu thuật
- Xạ trị nếu khối u có kích thước lớn hoặc đã lây lan sang các mô lân cận
5. Điều trị ung thư đại đoạn 4
Ung thư đại trực tràng giai đoạn 4 là giai đoạn cuối trong các giai đoạn của ung thư đại tràng. Lúc này ung thư đã di căn đến các bộ phận xa của cơ thể, thường là gan hoặc phổi. Khối u ung thư có thể có kích thước lớn, có thể ảnh hưởng đến một hoặc nhiều hạch bạch huyết.
Phương pháp điều trị có thể bao gồm:
- Hóa trị liệu: Đây là phương pháp điều trị chính trong giai đoạn này. Bác sĩ có thể kê một số loại thuốc như:
- Thuốc kháng thể đơn dòng như Panitumumab, Bevacizumab hoặc Cetuximab.
- Nếu ung thư trở nên nghiêm trọng hơn hoặc không đáp ứng các loại thuốc kháng thể đơn dòng, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc như Ziv-Aflibercept.
- Liệu pháp nhắm mục tiêu: Bác sĩ có thể cần nhắc chỉ định thuốc Regorafenib nếu ung thư đại trực tràng đã lan rộng hoặc không đáp ứng các phương pháp điều trị khác.
- Phẫu thuật: Phẫu thuật được sử dụng để loại bỏ ung thư ruột kết và khu vực ung thư đã di căn. Phẫu thuật cũng được sử dụng để làm giảm tắc nghẽn, cải thiện tình trạng chảy máu trực tràng hoặc đi ngoài mất kiểm soát. Nếu người bệnh có khối u ở gan, bác sĩ có thể loại bỏ khối u để kéo dài sự sống khỏe mạnh cho người bệnh.
- Xạ trị: Được sử dụng để làm giảm bớt các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Nếu ung thư đại tràng tái phát sau điều trị, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp điều trị như:
- Phẫu thuật loại bỏ ung thư
- Hóa trị có hoặc không có bức xạ
- Người bệnh cũng có thể trao đổi với bác sĩ về các phương pháp điều trị mới và thuốc sinh học hoặc các liệu pháp sinh học để cải thiện các triệu chứng.
Các giai đoạn của ung thư đại tràng có thể ảnh hưởng đến phương pháp điều trị và tỷ lệ sống của người bệnh. Ở các giai đoạn đầu (0, 1, 2) ung thư thường có thể điều trị được và người bệnh có tỷ lệ sống sót cao. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như độ tuổi của người bệnh, phản ứng với phương pháp điều trị, mức độ ung thư và sức khỏe tổng thể.
Trao đổi với bác sĩ về các giai đoạn của ung thư đại tràng, phương pháp điều trị và biện pháp chăm sóc sức khỏe tại nhà để cải thiện các triệu chứng và kéo dài thời gian sống khỏe mạnh.
Tham khảo thêm: