Ung Thư Đại Tràng Có Di Truyền Không
Người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về vấn đề ung thư đại tràng có di truyền không để được hướng dẫn và tầm soát ung thư phù hợp. Phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể ngăn ngừa ung thư trở nên nghiêm trọng và kéo dài thời gian sống khỏe mạnh của người bệnh.
Ung thư đại tràng có di truyền không?
Hầu hết các bệnh ung thư đều có tính chất di truyền, bởi vì những thay đổi trong gen có thể làm cho các tế bào phát triển mất kiểm soát, dẫn đến ung thư. Tuy nhiên, mang gen di truyền gây ung thư không có nghĩa là phát triển bệnh ung thư.
Ung thư đại tràng có thể di truyền, có nghĩa là ung thư có thể truyền từ thế hệ này sang các thế hệ khác trong gia đình. Bên cạnh đó, ung thư đại tràng cũng có tính chất di truyền, tức là gen ung thư có thể phát triển tích tụ thông qua những thay đổi di truyền.
Gen gây bệnh ung thư có thể truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua gen. Tuy nhiên gen chỉ chiếm một phần nhỏ trong nguy cơ gây bệnh. Ung thư có thể phát triển thông qua những yếu tố kích hoạt, chẳng hạn như lối sống không phù hợp, hút thuốc lá, uống rượu, ăn quá nhiều thịt đỏ hoặc thường xuyên sử dụng thực phẩm đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn.
Ngoài ra, có 1 trong 30 trường hợp ung thư đại tràng xảy ra ở bệnh nhân có một tình trạng di truyền được gọi là Hội chứng Lynch. Các bác sĩ gọi đây là bệnh ung thư đại trực tràng di truyền không nhiễm trùng. Người có Hội chứng Lynch có nguy cơ ung thư đại tràng cao hơn 80% các trường hợp khác. Hội chứng Lynch cũng làm tăng 60% nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung. Ngoài ra, hội chứng này cũng làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư khác, chẳng hạn như:
- Ung thư ruột non
- Ung thư buồng trứng
- Ung thư dạ dày
- Ung thư tuyến tụy
- U nguyên bào thần kinh đệm
Ung thư đại tràng có thể di truyền, có nghĩa là những người có tiền sử gia đình ung thư ruột kết có nhiều khả năng mang gen gây bệnh ung thư, điều này khiến người bệnh phát triển bệnh ung thư sớm ở độ tuổi sớm hơn. Do đó, bác sĩ có thể khuyến khích người bệnh tầm soát ung thư sớm và thường xuyên hơn, tư vấn di truyền và nội soi để xét nghiệm ung thư.
Trao đổi với bác sĩ nếu người bệnh lo lắng hoặc có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề ung thư đại tràng có di truyền không. Bác sĩ có thể kiểm tra các tiền sử bệnh lý, tầm soát ung thư và đề nghị kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp.
Yếu tố nguy cơ gây ung thư đại tràng
Có khoảng 70% các trường hợp ung thư đại tràng diễn ra không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên bệnh có thể phát triển do sự tích tụ đột biến gen trong nhiều năm, gây thay đổi niêm mạc đại tràng. Thông thường có thể mất khoảng 10 – 15 năm để các đột biến này xảy ra với tốc độ thường xuyên hơn và dẫn đến ung thư.
Trong một số nghiên cứu kiểm tra đột biến gen ở các bệnh ung thư, không chỉ ung thư đại tràng, cho thấy khoảng ⅔ số đột biến gen xảy ra do lỗi sao chép tự nhiên, không phải do tiếp xúc với các yếu tố môi trường.
Tuy nhiên, tiếp xúc với các yếu tố môi trường, sự tương tác giữa các yếu tố nguy cơ di truyền và môi trường, có thể làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết. Theo thống kế, có một số yếu tố nguy cơ làm tăng đột biến gen và dẫn đến ung thư, chẳng hạn như:
- Tuổi tác cao
- Bệnh viêm ruột
- Viêm đại tràng
- Lối sống ít vận động
- Chế độ ăn uống nhiều chất béo, thịt đóng hộp, thức ăn đã qua chế biến
- Uống rượu
- Sử dụng thuốc lá
- Béo phì hoặc thừa cân
Dấu hiệu ung thư đại tràng
Ung thư đại tràng thường không gây ra triệu chứng nhận biết trong giai đoạn đầu. Do đó, bệnh thường khó được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Ung thư đại tràng có thể di truyền, do đó người có tiền sử gia đình bị ung thư nên tầm soát ung thư định kỳ sớm để phát hiện và điều trị bệnh sớm nhất.
Ngày cả khi không có tiền sử gia đình ung thư hoặc polyp đại tràng, người bệnh cũng được khuyến khích đến bệnh viện hoặc trao đổi với bác sĩ ngay khi nhận thấy các dấu hiệu ung thư, chẳng hạn như:
- Thay đổi thói quen đại tiện, chẳng hạn như táo bón, tiêu chảy, phân hẹp, đại tiện không tự chủ hoặc đại tiện không hoàn toàn.
- Có máu trong phân, đặc biệt là khi tình trạng này đi kèm với đau bụng, buồn nôn, đầy hơi, chướng bụng.
- Thiếu máu không rõ nguyên nhân, dẫn đến khó thở, mệt mỏi, uể oải và nghỉ ngơi không thể cải thiện các triệu chứng.
- Đau bụng, đau vùng chậu, đầy hơi, chướng bụng.
- Giảm cân không rõ lý do.
- Buồn nôn và nôn mửa.
Nếu gặp bất cứ dấu hiệu nào có ung thư đại tràng, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp nhất. Đối với bệnh nhân ung thư đại tràng, điều trị sớm là cách tốt nhất để kéo dài thời gian sống khỏe mạnh.
Biện pháp điều trị ung thư đại tràng
Nếu được chẩn đoán ung thư đại tràng, người bệnh sẽ được hướng dẫn về các phương pháp điều trị để cải thiện các triệu chứng. Điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ về hiệu quả, tác dụng phụ cũng như rủi ro có thể xảy ra.
– Phẫu thuật:
- Phẫu thuật là phương pháp điều trị đầu tiên trong các giai đoạn của ung thư đại tràng (trừ giai đoạn 4). Bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ một phần của ruột kết hoặc trực tràng và các hạch bạch huyết lân cận để ngăn ngừa ung thư phát triển.
- Nếu ung thư đã lan vào thành trực tràng, bác sĩ sẽ cắt bỏ phần đại tràng bị tổn thương và kết nối hai phần đại tràng khỏe mạnh lại với nhau. Nếu không thể kết nối các phần đại tràng khỏe mạnh, bác sĩ có thể tiến hành cắt bỏ đại tràng. Sau khi cắt bỏ đại tràng, người bệnh sẽ được mở một lỡ hở ở thành bụng để loại bỏ chất thải. Cắt bỏ ruột kết có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn.
– Hóa trị liệu:
- Hóa trị sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Đối với bệnh nhân ung thư đại tràng, hóa trị thường được diễn ra sau khi phẫu thuật để loại bỏ tất cả các tế bào ung thư còn sót lại. Hóa trị cũng giúp kiểm soát sự phát triển các tế bào của khối u.
- Hóa trị thường đi kèm với các tác dụng phụ cần được kiểm soát bằng thuốc bổ sung. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
– Xạ trị:
- Xạ trị sử dụng một chùm năng lượng mạnh, tương tự như tia X, nhắm mục tiêu và tiêu diệt các tế bào ung thư trước, sau khi phẫu thuật. Xạ trị thường được sử dụng kết hợp với hóa trị để tăng cường hiệu quả điều trị.
– Các loại thuốc điều trị khác:
- Các liệu pháp nhắm mục tiêu và liệu pháp miễn dịch cũng được khuyến khích sử dụng để điều trị ung thư. Các loại thuốc phổ biến bao gồm bevacizumab, ramucirumab, cetuximab hoặc nivolumab.
Làm gì khi mang gen ung thư đại tràng?
Trao đổi với bác sĩ về vấn đề ung thư đại tràng có di truyền không để được hướng dẫn và tầm soát ung thư phù hợp. Không có biện pháp phòng ngừa tất cả các nguy cơ ung thư đại tràng, tuy nhiên có một số điều có thể giúp giảm nguy cơ ung thư, chẳng hạn như:
1. Tầm soát ung thư
Tầm soát ung thư là quá trình tìm kiếm ung thư hoặc tiền ung thư. Tầm soát ung thư thường xuyên là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa ung thư ở người có yếu tố di truyền.
Kể từ thời điểm các tế bào bất thường đầu tiên bắt đầu phát triển thành polyp, thường mất khoảng 10 đến 15 năm để phát triển thành ung thư. Với việc tầm soát ung thư thường xuyên, hầu hết các polyp có thể được tìm thấy và loại bỏ trước khi trở thành ung thư. Khám sàng lọc cũng có thể phát hiện sớm thành ung thư đại trực tràng. Ung thư đại tràng giai đoạn 1 hoặc 2 thường dễ điều trị hơn và có thời gian sống lâu hơn.
Người bệnh 45 tuổi trở lên nên bắt đầu tầm soát ung thư đại tràng. Trao đổi với bác sĩ về các yếu tố nguy cơ và điều kiện sức khỏe liên quan. Nếu có tiền sử gia đình bị ung thư, hãy trao với bác sĩ để được tư vấn di truyền phù hợp.
2. Trọng lượng cơ thể, chế độ ăn uống và hoạt động thể chất
Ở người mang gen ung thư, việc quản lý cân nặng bằng chế độ ăn uống khoa học và hoạt động thể chất thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
- Cân nặng: Thừa cân là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư ở cả nam và nữ. Do đó giữ cân nặng khỏe mạnh có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
- Hoạt động thể chất: Hoạt động thể chất nhiều hơn sẽ làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng và polyp. Các hoạt động vừa phải, hạn chế thời gian ngồi có thể tăng cường sức khỏe thể chất, phòng ngừa ung thư cũng như nhiều vấn đề liên quan khác.
- Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống nhiều rau xanh, trái cây và ngũ cốc, ít thịt đỏ, thịt chế biến sẵn, có thể làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.
- Rượu: Một số nghiên cứu cho thấy, uống rượu bia, đặc biệt là ở nam giới, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng. Do đó, những người mang gen gây ung thư nên tránh tối đa rượu, bia để giảm nguy cơ mắc bệnh.
3. Không hút thuốc lá
Hút thuốc lá trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng, cũng như nhiều bệnh ung thư và các vấn đề sức khỏe khác. Bỏ thuốc lá có thể giúp giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng, tăng cường sức khỏe tổng thể và giúp người bệnh sống khỏe mạnh hơn.
4. Thuốc chống viêm không steroid
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra những người thường xuyên sử dụng Aspirin hoặc các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) khác, chẳng hạn như Ibuprofen hoặc Naproxen, có nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng thấp hơn.
Tuy nhiên Aspirin và NSAID có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng, thậm chí là gây đe dọa đến tính mạng, chẳng hạn như chảy máu do kích ứng dạ dày, loét dạ dày hoặc các vấn đề sức khỏe tiêu hóa khác. Do đó, nếu cần sử dụng NSAID, người bệnh nên sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc trao đổi với bác sĩ.
Ở một số người trong độ tuổi 50 có nguy cơ mắc bệnh tim cao, Aspirin liều thấp được cho là có lợi. Bên cạnh đó, Aspirin cũng có thể làm giảm nguy cơ ung thư đại tràng.
Vì Aspirin hoặc các NSAID khác có thể có các tác dụng phụ nghiêm trọng, do đó hãy kiểm tra với bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng thuốc thường xuyên
5. Liệu pháp hormone ở phụ nữ
Một số nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung estrogen và progesterone sau khi mãn kinh có thể làm giảm nguy cơ phát triển ung thư đại tràng ở phụ nữ. Tuy nhiên dùng estrogen và progesterone sau khi mãn kinh cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, cục máu đông và ung thư phổi và vú của phụ nữ. Do đó, phương pháp này không được sử dụng phổ biến để điều trị ung thư đại tràng.
Bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng liệu pháp hormone nếu người bệnh mang gen gây bệnh ung thư và có nhiều yếu tố rủi ro khác. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Ung thư đại tràng có tính chất di truyền, tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp ung thư đều liên quan đến di truyền. Thay vào đó, những thay đổi ngẫu nhiên trong gen và đột biến gen liên quan đến môi trường, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư này.
Những người mang gen ung thư đại tràng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Do đó, hãy trao đổi với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả. Trao đổi với bác sĩ nếu thắc mắc hoặc lo lắng về vấn đề ung thư đại tràng có di truyền không. Bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm kiêm tra và điều trị phù hợp.
Tham khảo thêm: