Sốt Nổi Mề Đay

Tác giả: Cập nhật: 1:52 pm , 27/06/2024

Sốt nổi mề đay là tình trạng thường gặp ở những người có sức đề kháng yếu, điển hình là ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, người lớn vẫn có nguy cơ mắc phải tình trạng này. Vậy tình trạng này là dấu hiệu của bệnh gì, có nguy hiểm không và chữa trị như thế nào thì tốt? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Tình trạng sốt nổi mề đay là gì? Có nguy hiểm không?

Lương y Đỗ Minh Tuấn (GĐ chuyên môn Nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường, Thầy thuốc Nam tiêu biểu năm 2020, Cố vấn y khoa trên các chương trình sức khỏe uy tín kênh VTV2, VTC2) lý giải đây là tình trạng do phản ứng giữa nhiệt độ cơ thể với các loại vi khuẩn lây nhiễm trong cơ thể. Nhiệt độ cơ thể tăng cao khi sốt có thể khiến tuần hoàn máu diễn ra nhanh hơn, phản ứng với các vi khuẩn có hại và hình thành hiện tượng nổi mề đay trên da.

Tình trạng này thường gặp ở hai đối tượng chính sau đây:

  • Sốt nổi mề đay ở người lớn: Các loại virus gây bệnh chính ở người trưởng thành là virus rublla, virus sởi và siêu vi human herps. Thời gian ủ bệnh thường rơi vào khoảng 1 – 2 tuần rồi phát bệnh, dẫn đến các triệu chứng như nổi mề đay khắp người và có xu hướng lan rộng, không gây ngứa.
  • Sốt nổi mề đay ở trẻ em: Hai loại siêu vi gây bệnh chủ yếu ở trẻ nhỏ là siêu vi huma herps 6 và huamn herps 7. Thời gian ủ bệnh từ 1 – 2 tuần và xuất hiện triệu chứng từ 3 – 7 ngày, có thể nổi ban đỏ hoặc không. Khi sốt quá cao còn có thể gây ra tình trạng co giật vô cùng nguy hiểm ở trẻ nhỏ.

Với những người có sức đề kháng tốt, tình trạng này sẽ tự mất đi sau khoảng 3 – 5 ngày. Còn với người có thể trạng yếu, nếu không điều trị tốt thì nó có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Tình trạng sốt nổi mề đay là gì?
Tình trạng sốt nổi mề đay là gì?

Sốt nổi mề đay được xem là hiện tượng phổ biến, không quá nguy hiểm. Nhưng trong một số trường hợp nặng, nếu sốt nổi mề đay là biểu hiện của bệnh lý mà không được điều trị nhanh chóng và thích hợp thì có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như:

  • Buồn nôn, nôn
  • Nhức đầu, chóng mặt
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Mất nước
  • Lơ mơ, mê sảng
  • Co giật
  • Mạch đập nhanh
  • Rối loạn nhịp tim
  • Huyết áp tăng đột biến
  • Chán ăn
  • Khó thở, thở nông
  • Suy thận

Bị sốt nổi mề đay tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Đặc biệt với trẻ nhỏ, sốt cao không chỉ khiến cơ thể trẻ mệt mỏi mà còn có nguy cơ đe dọa đến tính mạng nếu sốt cao, kéo dài. Do đó, khi thấy xuất hiện những triệu chứng sốt do nổi mề đay cần nhanh chóng hạ sốt và liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn xử lý tốt nhất.

Triệu chứng sốt nổi mề đay thường gặp

Lương y Tuấn cho biết có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới sốt nổi mề đay tuy nhiên các triệu chứng của tình trạng này đều có biểu hiện tương tự như sau:

  • Sốt cao từ 38-40 độ C
  • Nổi mề đay, phát ban sau khi cắt sốt
  • Ngứa da
  • Ho, sổ mũi, đau họng
  • Co giật, khó thở
  • Biếng ăn

Sốt nổi mề đay là dấu hiệu của bệnh gì?

Khi thấy cơ thể xuất hiện tình trạng này, có thể bạn đang mắc phải một trong những bệnh lý sau:

  • Sốt xuất huyết: Bạn có thể nhận biết bệnh qua các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, nôn và buồn nôn, dễ bị xuất huyết (chảy máu cam, chảy máu chân răng), cơ thể mệt mỏi mất nước, cơ khớp đau mỏi.
Bị sốt nổi mề đay là dấu hiệu của bệnh gì?
Bị sốt nổi mề đay là dấu hiệu của bệnh gì?
  • Sốt rubella: Biểu hiện của bệnh lý này là các nốt phát ban thường xuất hiện rời rạc, có màu vàng hoặc màu hồng. Người bệnh cũng có thể thấy mình bị đau đầu nhẹ và thường xuyên bị chảy nước mắt.
  • Sốt phát ban: Người bệnh thường ít bị nổi nốt phát trên da và tình trạng này sẽ biến mất sau vài ngày. Biểu hiện rõ rệt nhất là người bệnh sẽ bị đau họng khi sốt.
  • Sởi: Khi bị sởi, người bệnh có thể bị sổ mũi, trên da xuất hiện các mảng sần sùi, có thể nhìn thấy rõ ràng và tập trung thành từng mảng, có nốt đen xám xung quanh.
  • Thủy đậu: Bệnh lý này ban đầu thường khiến cho người bệnh có dấu hiệu mệt mỏi, đau đầu, cơ thể mất sức và sốt nhẹ. Sau đó trên da sẽ mọc các nốt mụn nước, có thể mọc ở khắp cơ thể và khô dần trong vòng 4 – 5 ngày sau khi xuất hiện.
  • Sốt siêu vi: Nốt mề đay hình thành do hệ miễn dịch tăng sinh tế bào bạch cầu và phóng thích histamine vào mô da. Khi siêu vi tấn công cơ thể tình trạng này sẽ xảy ra.

Nổi mề đay kèm sốt khi nào cần đi khám? Điều trị như thế nào?

Như đã nói ở phần trên, sốt mề đay là biểu hiện khá phổ biến, có thể biến mất sau vài ngày tuy nhiên nếu phát hiện các dấu hiệu dưới đây thì lương y Tuấn khuyên bạn cần tới ngay cơ sở y tế gần nhất để điều trị.

  • Nốt mề đay không biến mất sau vài ngày cắt sốt
  • Sốt cao liên tục 39-40 độ C
  • Cơ thể mất nước nghiêm trọng
  • Mắt lờ đờ, người mệt mỏi
  • Không ăn uống được

Những bệnh lý dẫn đến tình trạng nổi mề đay và bị sốt thường dễ bị lây nhiễm và gây nguy hiểm cho sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời. Các bác sĩ khuyên rằng, với những bệnh lý này không nên tự chữa ở nhà mà hãy đến bệnh viện để được điều trị an toàn.

Điều trị tình trạng sốt và nổi mề đay như thế nào?
Điều trị tình trạng sốt và nổi mề đay như thế nào?

Sau khi nhập viện, bác sĩ xác định được nguyên nhân gây sốt thông qua các xét nghiệm và sẽ tiến hành điều trị thích hợp.

Điều trị bằng tây y

Trong Tây y, sốt được coi là một dấu hiệu cho thấy cơ thể có vấn đề và hệ miễn dịch đang thực hiện nhiệm vụ của mình. Trường hợp cơ thể xuất hiện tình trạng sốt và nổi mề đay bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân, mức độ tình trạng bệnh để kê đơn và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất.

Các nhóm thuốc được sử dụng trong trường hợp này phần lớn đều là các nhóm điều trị triệu chứng, hạ sốt, giảm triệu chứng dị ứng và các biểu hiện kèm theo như ho, ngứa ngáy,… Theo đó người bệnh có thể được bác sĩ kê đơn sử dụng một số loại thuốc như:

  • Thuốc hạ sốt: Efferalgan, Hapacol, Paracetamol, Panadol… Lưu ý là các loại thuốc hạ sốt sử dụng theo cân nặng do đó cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Nếu hạ sốt cho trẻ nhỏ nên dùng thuốc được điều chế dưới dạng siro và tính đúng lượng thuốc với cân nặng của bé (7-10mg/kg), các lần uống thuốc cách nhau ít nhất 6-8 tiếng.
  • Thuốc trị ho: Sốt nổi mề đay thường kèm triệu chứng ho, viêm họng do đó thuốc trị ho sẽ có tác dụng giúp người bệnh thoải mái hơn.
  • Thuốc kháng histamine: Loratadine, Fexofenadine, Cetirizine… trị nổi mề đay. Nhóm thuốc này có công dụng kháng histamine, giảm viêm từ đó ngăn chặn sự hình thành mề đay.
  • Thuốc đối kháng thụ thể H2: Zantac, Pepcid… giúp thu hẹp các mạch máu dưới da, hỗ trợ giảm viêm sưng, phù nề.
  • Thuốc Corticosteroid: Methylprednisolone, Prednisolone, Betamethasone… làm giảm hoạt động của hệ thống miễn dịch, làm các phản ứng của cơ thể, trong đó có nổi mề đay biến mất.
  • Thuốc đối kháng thụ thể Leukotriene: Montelukast, Zafirlukast, Pranlukast… Nhóm thuốc này được sử dụng khi thuốc kháng histamine không có kết quả khả thi.

Tùy vào từng tình trạng và các triệu chứng của mỗi bệnh nhân bác sĩ sẽ kê đơn và chỉ định dùng thuốc phù hợp nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất. Thuốc điều trị sốt nổi mề đay tây y thường cho hiệu quả nhanh chóng nhiều trường hợp có thể giảm ngay triệu chứng sau khi sử dụng. Tuy nhiên, người bệnh tuyệt đối không lạm dụng hoặc tự ý sử dụng các nhóm thuốc này, có thể gây ra một số tác dụng ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Chữa bằng mẹo dân gian tại nhà

Với tình trạng sốt nổi mề đay dạng nhẹ, người bệnh có thể tiến hành điều trị tại nhà bằng các mẹo dân gian khá tiện lợi và hữu ích. Có nhiều mẹo chữa sốt nổi mề đay bằng dân gian tại nhà sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên an toàn người bệnh có thể lựa chọn dùng. Đặc biệt, với các nhóm bệnh nhân có cơ địa nhạy cảm như: trẻ em, người già, người sức đề kháng yếu, phụ nữ mang thai,…. sẽ rất phù hợp để sử dụng. Một số mẹo chữa đơn giản có thể áp dụng ngay như:

  • Hạ sốt bằng rau diếp cá, ngải cứu hoặc lá bỏng: Lấy lá của các loại cây này rửa sạch, giã nát rồi bọc trong khăn mỏng đắp lên trán.
  • Chườm ấm: Dùng khăn sạch thấm nước ấm rồi đắp lên trán hoặc chườm các vùng nách, bẹn.
  • Hạ sốt bằng lá tía tô: Xay nhuyễn một nắm lá tía tô rồi lọc lấy nước cốt để uống.
  • Hạ sốt bằng lá nhọ nhồi: Đun sôi lá nhọ nồi với nước rồi lấy bã giã nát lọc nước để uống.
Hạ sốt bằng lá nhọ nồi
Hạ sốt bằng lá nhọ nồi

Ngoài ra, nếu người bệnh bị ho và viêm họng quá nặng, có thể sử dụng các loại thảo dược dân gian để kiểm soát tình hình như dùng rau tần ô, ngậm tắc ngâm đường phèn,… Trong quá trình điều trị người bệnh cũng cần lưu ý, các mẹo chữa dân gian chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị triệu chứng, hoàn toàn không dùng thay thế thuốc chữa bệnh. Trong trường hợp có triệu chứng sốt cao, các biểu hiện nặng cần liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn xử lý kịp thời, đúng cách. 

Chữa bệnh bằng phương pháp Đông y

So với những phương pháp chữa mề đay nêu trên thì chữa mề đay bằng Đông Y có nhiều ưu điểm hơn cả. Không chỉ có thể chữa bệnh tận gốc mà còn có tác dụng bồi bổ, phục hồi sức khỏe sau bệnh và đặc biệt là luôn luôn an toàn với sức khỏe của bệnh nhân.

Phòng tránh sốt nổi mề đay như thế nào hiệu quả?

Các bệnh lý kể trên hầu hết là những bệnh lý có thể lây nhiễm qua đường hô hấp. Vì thế, để phòng tránh sốt nổi mề đay một cách hiệu quả, bạn cần nắm được những thông tin hữu ích dưới đây:

  • Giữ gìn sạch sẽ môi trường sống để phòng tránh các tác nhân gây sốt như muỗi, bọ gậy,…
  • Tiêm phòng cho trẻ nhỏ theo chương trình tiêm chủng của nhà nước.
  • Cân bằng thời gian nghỉ ngơi và làm việc để tránh suy nhược cơ thể
Cần cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe
Cần cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe
  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức đề kháng tự nhiên cho cơ thể.
  • Để người bệnh bị sốt nổi mề đay trong phòng kín, tránh tiếp xúc trực tiếp với nắng, gió
  • Không để bệnh nhân gãi lên vùng da bị mề đay để tránh nhiễm trùng
  • Cho người bệnh ăn các loại thực phẩm dễ tiêu, uống nhiều nước lọc và nước trái cây để làm mát cơ thể

Trên đây là những thông tin cần lưu ý về tình trạng sốt nổi mề đay. Mong rằng người bệnh sẽ bổ sung cho mình những kiến thức này, từ đó biết cách điều trị và phòng tránh bệnh sao cho hiệu quả. Bị sốt nổi mề đay sẽ không nguy hiểm nếu được điều trị sớm, tuy nhiên người bệnh cũng không nên chủ quan với tình trạng này hãy đến ngay cơ sở y tế để khám khi thấy xuất hiện triệu chứng bất thường và không thể kiểm soát tốt. Hãy kịp thời đăng kí khám bệnh tại đây để không còn nỗi lo ngứa ngáy do mề đay gây ra.

 

BÀI VIẾT ĐƯỢC XEM NHIỀU:

Nguồn tham khảo
Chuyên khoa
Bệnh học tham khảo
Điều trị tham khảo
Triệu chứng tham khảo

Bài viết liên quan