Thoái Hóa Đốt Sống Cổ

Tác giả: Cập nhật: 3:09 pm , 30/07/2024

Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh xương khớp khá phổ biến ở người cao tuổi. Nguyên nhân gây bệnh được xác định có liên quan đến tuổi tác, di truyền, tính chất công việc và thói quen sinh hoạt. Bệnh ít khi đe dọa đến sức khỏe nhưng làm giảm khả năng vận động và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.

thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ gặp nhiều ở người cao tuổi từ 55 – 65 tuổi trở lên

Thoái hóa đốt sống cổ là gì?

Thoái hóa đốt sống cổ (Tiếng Anh: Cervical spondylosis) là bệnh xương khớp mãn tính, xảy ra khi đốt sống cổ bị suy yếu toàn diện. Biểu hiện đầu tiên của bệnh là tình trạng dây chằng quanh cột sống bị viêm và lắng đọng canxi, từ đó làm hẹp lỗ liên hợp và cản trở quá trình lưu thông của dây thần kinh và mạch máu bên trong.

Thoái hóa đốt sống cổ đặc trưng bởi sự thoái hóa của đĩa đệm, thân đốt sống và đĩa đệm bị thoát vị. Trong đó, đốt sống C5-C6 và C6-C7 là những vị trí có nguy cơ thoái hóa cao nhất. Bệnh có tiến triển chậm, mãn tính và hiện chưa có phương pháp điều trị dứt điểm.

Tương tự như các bệnh xương khớp do thoái hóa, thoái hóa đốt sống cổ có mối liên hệ chặt chẽ với quá trình lão hóa. Thống kê cho thấy, hơn 85% người trên 60 tuổi mắc phải chứng bệnh này và triệu chứng thường nghiêm trọng hơn theo thời gian. Tỷ lệ mắc thoái hóa đốt sống cổ ở nam và nữ là tương đương. Tuy nhiên, những người lao động quá sức và duy trì lối sống không lành mạnh sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Biểu hiện của bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ hầu như không có triệu chứng trong giai đoạn đầu. Sau khi thân cột sống, đĩa đệm và những cơ quan xung quanh bị tổn thương nhiều, triệu chứng mới bắt đầu phát sinh. Bệnh lý này đặc trưng bởi tình trạng đau nhức và cứng cột sống, về lâu dài bệnh nhân sẽ bị hạn chế vận động ở đốt sống thoái hóa.

thoái hóa đốt sống cổ là gì
Biểu hiện đầu tiên của bệnh là đau khu trú ở vùng cổ, sau đó cơn đau tăng về mức độ và phạm vi ảnh hưởng

Các dấu hiệu nhận biết bệnh thoái hóa đốt sống cổ:

  • Xuất hiện cơn đau khu trú ở vùng cổ bị thoái hóa (C5-C6-C7), mức độ đau tăng dần theo thời gian và nặng hơn khi vận động mạnh hoặc xoay cổ đột ngột.
  • Đau rễ thần kinh với biểu hiện là ngứa ran, tê bì và yếu cánh tay
  • Co thắt các cơ cạnh cột sống cổ dẫn đến tình trạng đau nhói
  • Thoái hóa cột sống dẫn đến thu hẹp ống sống khiến cho các rễ thần kinh bị chèn ép. Tình trạng này dẫn đến hiện tượng đau đầu, thường là đau từ vùng chẩm sau đó lan ra trán, thái dương, hố mắt

Thoái hóa đốt sống cổ tiến triển có thể gây ra các hội chứng do chèn ép tủy sống, chèn ép rễ dây thần kinh và chèn ép động mạch ống sống.

  • Hội chứng chèn ép động mạch đốt sống: Trường hợp đã xuất hiện gai xương có thể gặp phải các triệu chứng do chèn ép vào động mạch đốt sống như nhức đầu, choáng, chóng mặt và các cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua.
  • Hội chứng giao cảm cổ Barré – Liéou: Nuốt vướng, loạn cảm thành sau họng, mờ mắt, hoa mắt, ù tai, chóng mặt, nhức đầu.
  • Hội chứng chèn ép tủy sống cổ: Hội chứng này xảy ra khi gai xương mọc phía sau thân đốt sống làm chèn ép tủy sống cổ dẫn đến các triệu chứng như liệt cứng nửa người hoặc tứ chi. Mức độ liệt thường dần theo thời gian.

Nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ

Đốt sống cổ và thắt lưng là những vị trí có nguy cơ thoái hóa cao hơn so với đốt sống ở các vị trí khác. Đối với đốt sống cổ, C5-C6 và C6-C7 là những vị trí thường bị thoái hóa và hiếm khi xảy ra ở những đốt sống cao hơn.

Đến nay, các chuyên gia vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Tuy nhiên, vì bệnh chủ yếu gặp ở người trên 55 tuổi nên yếu tố quan trọng nhất là tuổi tác. Ngoài ra, một số thói quen và dị tật cột sống cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.

hình ảnh thoái hóa đốt sống cổ
Người làm văn phòng, thường xuyên phải sử dụng máy tính sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn

Các nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa đốt sống cổ:

  • Tuổi tác cao: Khi tuổi tác tăng cao, tất cả các cơ quan trong cơ thể đều phải đối mặt với quá trình thoái hóa. Lão hóa khiến cho đĩa đệm giảm tính đàn hồi, mất nước, dây chằng cứng lại, khó co giãn,… Ngoài ra, tuổi tác tăng cũng khiến xương giòn và dễ tổn thương do giảm quá trình trao đổi chất. Vì vậy, người cao tuổi thường dễ mắc phải các bệnh xương khớp mãn tính.
  • Tính chất công việc: Những người làm các công việc tác động nhiều đến cổ như nhân viên vận chuyển phải mang vác hàng trên vai, cổ hoặc nhân viên văn phòng thường xuyên phải giữ cổ ở một vị trí sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Lý do là vì những hoạt động này đều làm tăng áp lực lên đốt sống cổ, đồng thời cản trở lưu thông tự nhiên của mạch máu và dây thần kinh. Từ đó khiến cho đốt sống cổ bị thoái hóa và suy yếu dần theo thời gian.
  • Yếu tố di truyền: Nguy cơ bị thoái hóa đốt sống cổ sẽ tăng lên đáng kể nếu người thân trong gia đình bị thoái hóa đốt sống. Các chuyên gia nhận thấy, cấu trúc cột sống và quá trình trao đổi chất bị chi phối nhiều bởi gen. Vì vậy, nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ sẽ tăng lên nếu tiền sử gia đình mắc bệnh.
  • Chấn thương: Chấn thương ở vùng cổ chính là điều kiện thuận lợi thúc đẩy tốc độ thoái hóa. Để sửa chữa tổn thương ở vùng cổ, một số người sẽ có hiện tượng tích tụ canxi dẫn đến sự hình thành gai xương. Tuy nhiên, hiện tượng này chỉ xảy ra ở một số người và các bác sĩ không thể lý giải được nguyên nhân cụ thể.
  • Tư thế xấu: Ngoài tính chất công việc, những tư thế xấu như ngồi máy tính trong nhiều giờ liền, cúi cổ để xem điện thoại, ít vận động,… đều có thể làm tăng áp lực lên đốt sống cổ. Những người có thói quen này sẽ đối mặt với nguy cơ mắc hội chứng đau vai gáy, đau dây thần kinh liên sườn, thoái hóa đốt sống cổ và nhiều bệnh lý khác.
  • Các yếu tố khác: Bệnh thoái hóa đốt sống cổ cũng được xác định có liên quan đến những yếu tố như béo phì, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thức khuya, hút thuốc lá,… Các yếu tố này được cho là gây rối loạn quá trình chuyển hóa dinh dưỡng và lưu thông máu ở đốt sống cổ. Kết quả là đốt sống bị suy yếu và thoái hóa nhanh chóng.

Thoái hóa đốt sống cổ thường hình thành do nhiều nguyên nhân kết hợp, trong đó luôn có yếu tố tuổi tác. Tuổi khởi phát trung bình là 60 – 65 tuổi nhưng cũng có những trường hợp mắc bệnh sớm hơn do tính chất nghề nghiệp, chấn thương và tư thế xấu.

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không?

Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh xương khớp khá phổ biến ở người cao tuổi. Ban đầu, bệnh lý này hoàn toàn không có triệu chứng nhưng về sau sẽ gây đau khu trú, sau đó cơn đau lan dần ra vùng vai gáy và bàn tay. Ngoài đau nhức, thoái hóa đốt sống cổ còn gây cứng cổ và hạn chế vận động. Trường hợp nặng còn chèn ép tủy sống, động mạch ống sống và rễ thần kinh sống dẫn đến một loạt các triệu chứng khó chịu.

Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh mãn tính tiến triển theo thời gian. Mức độ cơn đau, cứng cột sống và những triệu chứng đi kèm sẽ nặng dần nếu không có biện pháp điều trị. Tình trạng này khiến bệnh nhân gặp nhiều phiền toái khi sinh hoạt, khó duy trì được hiệu suất lao động, ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ và tâm lý.

 

Trường hợp nặng có thể bị liệt do tổn thương dây thần kinh vĩnh viễn. Chính vì vậy, bệnh nhân cần can thiệp sớm các phương pháp điều trị và chăm sóc. Mặc dù không thể điều trị dứt điểm nhưng thoái hóa đốt sống cổ có tiến triển khá chậm. Nếu tích cực điều trị và chăm sóc, bệnh nhân có thể quản lý bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ là tình trạng suy yếu toàn bộ các bộ phận cấu thành cột sống. Sau khi khai thác triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải và sàng lọc nguy cơ mắc bệnh (tiền sử gia đình, tiền sử chấn thương, tính chất công việc,…), bác sĩ sẽ chỉ định chụp X quang, MRI hoặc CT (cắt lớp vi tính).

thoái hóa đốt sống cổ triệu chứng
Chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ chủ yếu dựa vào các xét nghiệm hình ảnh như X – quang, MRI, CT,…

Hình ảnh từ các xét nghiệm này giúp bác sĩ dễ dàng xác định hiện tượng thoái hóa đốt sống cổ và phân biệt với các bệnh lý có triệu chứng tương tự. Thoái hóa đốt sống cổ không làm thay đổi chỉ số sinh hóa nên các xét nghiệm cận lâm sàng không có giá trị trong chẩn đoán bệnh.

Trong trường hợp có dấu hiệu chèn ép dây thần kinh, bác sĩ sẽ chỉ định đo điện cơ và gắn điện cực lên da để đánh giá khả năng dẫn truyền thần kinh. Thông qua các chẩn đoán này, bác sĩ sẽ đánh giá được mức độ chèn ép dây thần kinh và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Các phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ

Điều trị thoái hóa đốt sống cổ sẽ phụ thuộc vào triệu chứng và mức độ tổn thương đốt sống của từng bệnh nhân. Vì bệnh không thể chữa trị dứt điểm nên mục tiêu của điều trị là giảm triệu chứng, cải thiện khả năng vận động và phòng ngừa biến chứng.

Phác đồ điều trị sẽ không cố định mà được xây dựng dựa vào tình trạng sức khỏe cụ thể và khả năng đáp ứng của từng bệnh nhân. Trong đó, lựa chọn ưu tiên luôn là các biện pháp bảo tồn và can thiệp ngoại khoa là sự lựa chọn cuối cùng.

Các phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ phổ biến:

1. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là các liệu pháp vật lý được áp dụng nhằm giảm đau và cải thiện khả năng vận động. Ngoài ra, phương pháp này cũng có thể giải phóng rễ thần kinh bị chèn ép, tăng độ dẻo dai của cột sống và làm chậm tốc độ thoái hóa.

nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ
Các bài tập vật lý trị liệu giúp giảm đau nhức, cứng cột sống và tăng độ dẻo dai cho hệ thống xương khớp

Các biện pháp vật lý trị liệu được chỉ định cho bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ:

  • Nhiệt trị liệu: Nhiệt trị liệu có tác dụng giảm đau, chống co thắt cơ hiệu quả. Các biện pháp thường được áp dụng bao gồm chườm nóng, liệu pháp bùn, suối khoáng, hồng ngoại, siêu âm,…
  • Tập luyện: Các bài tập vật lý trị liệu giúp ích rất nhiều trong việc cải thiện tình trạng cứng cột sống và tăng độ dẻo dai của xương khớp. Ngoài ra, bệnh nhân có thể bơi lội để kéo giãn cột sống và giải phóng rễ thần kinh bị chèn ép.
  • Các biện pháp khác: Các biện pháp khác như xoa bóp, châm cứu, kéo giãn cột sống,… cũng được chỉ định trong quá trình điều trị thoái hóa đốt sống cổ.

Vật lý trị liệu là phương pháp an toàn và ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, bệnh nhân cần phải kiên trì áp dụng trong một thời gian dài. Trong thời gian vật lý trị liệu, có thể kết hợp với sử dụng thuốc để kiểm soát triệu chứng hiệu quả.

2. Sử dụng thuốc

Thuốc được chỉ định với mục đích giảm đau và cải thiện các triệu chứng do thoái hóa đốt sống cổ gây ra. Để hạn chế tác dụng phụ, bác sĩ sẽ ưu tiên các loại thuốc có hoạt tính nhẹ. Trường hợp đau nhiều sẽ phải dùng kết hợp nhiều loại thuốc.

Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị thoái hóa đốt sống cổ:

  • Thuốc giảm đau thông thường: Thuốc giảm đau thông thường (Paracetamol) luôn là lựa chọn khi điều trị đau do các bệnh xương khớp gây ra. Paracetamol tương đối an toàn và ít tác dụng phụ. Loại thuốc này có thể làm giảm cơn đau có mức độ nhẹ đến trung bình.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): NSAID là nhóm thuốc giảm đau thông dụng. Thuốc vừa có tác dụng giảm đau vừa giúp kháng viêm hiệu quả. NSAID được chỉ định khi Paracetamol không có đáp ứng. Dùng NSAID đường uống có thể gây đau dạ dày, loét và thậm chí là xuất huyết đường tiêu hóa. Do đó, nên sử dụng thuốc dạng bôi nếu mức độ cơn đau không quá nghiêm trọng.
  • Thuốc giãn cơ: Thuốc giãn cơ được sử dụng để làm giảm cơn đau do cơ co thắt quá mức. Loại thuốc được dùng phổ biến là Myonal và Mydocalm. Tuy nhiên, bệnh nhân nhược cơ và người dị ứng với thành phần trong thuốc không nên sử dụng nhóm thuốc này.
  • Thuốc chống trầm cảm: Thuốc chống trầm cảm được chỉ định khi thoái hóa đốt sống cổ gây đau mãn tính khiến bệnh nhân lo âu, mất ngủ và trầm cảm. Hiện nay, loại thuốc được dùng phổ biến nhất là Amitriptylin với liều lượng 25mg/ 1 – 2 viên/ ngày. Thuốc giúp giảm cơn đau mãn tính và xoa dịu tâm lý căng thẳng, lo âu.
  • Tiêm ngoài màng cứng: Tiêm corticoid ngoài màng cứng tủy giúp cải thiện cơn đau và giảm hiện tượng viêm ở cột sống cổ. Thủ thuật này sẽ được chỉ định khi thoái hóa đốt sống cổ gây hẹp ống sống, trượt đốt sống hoặc do đĩa đệm cổ thoát vị. Bác sĩ sẽ lựa chọn corticoid phù hợp kết hợp với hoạt chất gây tê (Bupivacaine hoặc Lidocaine). Mỗi liệu trình thường bao gồm 3 mũi và khoảng cách giữa mỗi lần tiêm là 5 – 7 ngày.

Sử dụng thuốc có thể kiểm soát hiệu quả các triệu chứng do thoái hóa đốt sống cổ gây ra. Tuy nhiên, thuốc chỉ giúp làm giảm triệu chứng cơ năng, hoàn toàn không thể đảo ngược quá trình thoái hóa. Do đó, nguyên tắc quan trọng khi dùng thuốc là chỉ sử dụng khi cần thiết và hạn chế tình trạng lạm dụng. Bệnh nhân có thể kết hợp với vật lý trị liệu và các cách chữa thoái hóa đốt sống cổ tại nhà để tránh phụ thuộc vào thuốc.

3. Điều trị ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa là lựa chọn cuối cùng được chỉ định khi:

nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ
Phẫu thuật được chỉ định trong trường hợp đã phát sinh biến chứng và không có đáp ứng với điều trị bảo tồn
  • Thoái hóa đốt sống cổ gây hẹp ống sống dẫn đến các triệu chứng thần kinh nặng và làm suy giảm nghiêm trọng chức năng vận động.
  • Các triệu chứng tiến triển nặng dần gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và không có đáp ứng với các biện pháp bảo tồn.
  • Trượt đốt sống độ 3, 4

Chăm sóc, phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh mãn tính không thể điều trị dứt điểm. Để làm chậm tiến triển của bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống, bệnh nhân nên kết hợp với các biện pháp chăm sóc. Người khỏe mạnh cũng có thể áp dụng các biện pháp này để bảo vệ cột sống và phòng ngừa bệnh.

nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ
Bệnh nhân nên duy trì các bài tập phục hồi chức năng để kiểm soát triệu chứng và làm chậm tiến triển của bệnh

Các biện pháp chăm sóc, phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ:

  • Điều chỉnh những tư thế xấu – đặc biệt là tư thế ngồi. Ngoài ra, cần đi lại thường xuyên, tránh tình trạng giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài.
  • Thừa cân, béo phì sẽ làm tăng áp lực lên khớp gối và cột sống. Để kiểm soát cơn đau và ngăn tiến triển của bệnh, bệnh nhân nên có kế hoạch giảm cân khoa học. Vóc dáng cân đối sẽ giúp xương khớp linh hoạt, dẻo dai và ít đau nhức hơn.
  • Nên thực hiện các bài tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ cũng có thể bơi lội và tập yoga để cải thiện độ dẻo dai của cột sống. Tập luyện thường xuyên còn thúc đẩy quá trình lưu thông của mạch máu, dây thần kinh ở cột sống cổ, từ đó hỗ trợ làm chậm tốc độ thoái hóa và phòng tránh được những biến chứng của bệnh.
  • Không mang vác nặng hay xoay người đột ngột. Các động tác này tác động mạnh đến cột sống nên có thể khiến cơn đau bùng phát.
  • Chế độ ăn uống hợp lý, cân đối giúp ích rất nhiều trong công tác quản lý bệnh. Bệnh nhân nên ưu tiên các loại thịt trắng, đậu, hạt, rau xanh, quả, nấm và sữa chua. Hạn chế dùng thịt đỏ, mỡ động vật, nội tạng, món ăn chứa nhiều gia vị và đồ uống chứa cồn.
  • Hút thuốc lá đã được chứng minh làm gia tăng mức độ đau do thoái hóa đốt sống cổ gây ra. Ngoài ra, nicotine trong khói thuốc cũng khiến cho thân đốt sống, dây chằng và đĩa đệm bị thoái hóa nhanh chóng.
  • Trường hợp có chấn thương cổ và dị tật cột sống nên điều trị sớm để phòng tránh thoái hóa đốt sống cổ.

Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh xương khớp khá phổ biến ở người cao tuổi. Bệnh có tiến triển chậm và nặng dần theo thời gian. Chính vì vậy, thăm khám, điều trị sớm chính là “chìa khóa” giúp kiểm soát bệnh và ngăn ngừa biến chứng hiệu quả.

Tham khảo thêm:

Chuyên khoa
Bệnh học liên quan
Xem thêm
Điều trị tham khảo
Dinh dưỡng tham khảo
Bài thuốc tham khảo
Triệu chứng tham khảo
Câu hỏi tham khảo
Thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều người. Bởi đây là bệnh lý xương khớp xảy ra tương đối phổ biến, mặc dù có tiến triển chậm nhưng lại gây ra nhiều...
Chữa thoái hóa đốt sống cổ ở đâu tốt đang là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Do đây là căn bệnh cơ xương khớp xảy ra phổ biến, gây nhiều ảnh hưởng cho cả sức khỏe và...
Chuyên gia
Chính thức
  • Bác sĩ
  • Cơ xương khớp, Phục hồi chức năng
  • 40 năm
  • Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc

Bác sĩ Doãn Hồng Phương là một chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Y học cổ truyền, nổi tiếng với phương pháp điều trị hiệu quả Liệt dây thần kinh số 7. Với kinh nghiệm dày dặn và sự kết hợp hài hòa giữa y học cổ truyền và hiện đại, bác sĩ Phương đã mang lại niềm vui và hy vọng cho hàng ngàn bệnh nhân trên khắp cả nước.

Xem tiếp
  • Tiến sĩ, Giáo sư
  • Cơ xương khớp
  • Hơn 50 năm
  • Bệnh viện E

Bác sĩ Trần Ngọc Ân là người luôn theo đuổi Ngành cơ xương khớp, đặc biệt là chuyên ngành thấp khớp tại Việt Nam. Đến nay ông đã có khoảng 50 năm kinh nghiệm trong ngành Cơ xương khớp và chữa trị cho rất nhiều người bệnh

Xem tiếp
Chính thức
  • Tiến sĩ, Phó giáo sư
  • Cơ xương khớp
  • Hơn 30 năm
  • Phòng khám bác sĩ Vũ Thị Thanh Thủy

PGS.TS Vũ Thị Thanh Thủy luôn được giới chuyên môn đánh giá là bác sĩ giỏi, có chuyên môn tốt trong lĩnh vực Cơ xương khớp. Đến nay bác sĩ Thủy đã có hơn 30 năm kinh nghiệm khám và điều trị bệnh Xương khớp cho hàng nghìn bệnh nhân trong cả nước.

Xem tiếp
Chính thức
  • Tiến sĩ, Phó giáo sư
  • Cơ xương khớp
  • Gần 40 năm
  • Bệnh viện Bạch Mai

Với sự nghiêm cẩn trong quá trình học tập đào tạo và tu nghiệp, đến nay bác sĩ Nguyễn Vĩnh Ngọc đã trở thành bác sĩ có chuyên môn hàng đầu trong lĩnh vực Cơ xương khớp. Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, có thâm niên và khắc phục hiệu quả các bệnh lý:Bệnh về khớp (Gout, viêm cột sống dính khớp, thoái hóa khớp, viêm quanh khớp vai, đau vai gáy, đau khớp vai, lupus ban đỏ, đau xương khớp, đau thắt lưng, viêm khớp, thoát vị đĩa đệm…); Bệnh về xương (Loãng xương, đau nhức xương, viêm xương, vôi hóa cột sống, gai xương, chấn thương thể thao…); Bệnh về cơ (Viêm cơ, teo cơ, yếu cơ, loạn dưỡng cơ, đau mỏi cơ…). Với chuyên môn được đánh giá cao, bác sĩ Nguyễn Vĩnh Ngọc đã khám chữa và điều trị thành công cho nhiều người bệnh trong và ngoài nước. Trong đó, nhiều bệnh nhân của bác sĩ Ngọc là những Bộ trưởng, Thứ trưởng, Lãnh đạo các tập đoàn, Doanh nhân…

Xem tiếp
Chính thức
  • Bác sĩ chuyên khoa II
  • Cơ xương khớp
  • Hơn 20 năm
  • Bệnh viện E

Với những nỗ lực và cố gắng trong suốt thời gian hoạt động trong nghề, chuyên môn của bác sĩ Loan tốt lên từng ngày. Đến nay bác sĩ Loan được công nhận là bác sĩ Nội cơ xương khớp giỏi tại Hà Nội. Từ khi ra trường đến nay, bác sĩ Loan có cơ hội làm việc và gắn bó lâu dài với bệnh viện E Hà Nội, một trong những bệnh viện uy tín và chất lượng tại miền Bắc. Sau hơn 20 năm công tác, bác sĩ Loan đã khám, chữa khỏi nhiều bệnh lý về Cơ xương khớp:Bệnh về cơ: Đau mỏi cơ, yếu cơ, loạn dưỡng cơ, viêm cơ, teo cơ…Bệnh về xương: Loãng xương, đau nhức xương, gai xương, viêm xương, vôi hóa cột sống, chấn thương thể thao… Bệnh về khớp: Viêm cột sống dính khớp, gout, thoái hóa khớp, đau khớp vai, đau vai gáy, viêm khoanh khớp vai, lupus ban đỏ, đau xương khớp, đau thắt lưng, thoát vị đĩa đệm…

Xem tiếp
Chính thức
  • Bác sĩ chuyên khoa II
  • Cơ xương khớp
  • Hơn 30 năm
  • Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Bác sĩ Võ Quốc Hưng được đào tạo bài bản về lĩnh vực Cơ xương khớp. Nhờ những nỗ lực liên tục trong quá trình đào tạo và hành nghề thực tế, bác sĩ Hưng đã tích lũy được nhiều kiến thức chuyên môn và kỹ năng lâm sàng thực tế. Nhờ vậy, sau khi hoàn thành quá trình đào tạo, bác sĩ Hưng được bổ nhiệm về công tác tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức và đảm nhiệm các vai trò chủ chốt tại bệnh viện.Trong thời gian làm việc tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, bác sĩ Hưng luôn cho thấy sự tận tâm, chuyên nghiệp của mình trong việc khám bệnh, nắn chỉnh xương bó bột, điều trị bảo tồn, phẫu thuật các bệnh lý thuộc chuyên ngành chấn thương chỉnh hình như:Bệnh về Cơ; Đau mỏi cơTeo cơ, viêm cơ; Loạn dưỡng cơ, yếu cơ; Bệnh về Xương: Chấn thương thể thao, Gai xương, viêm xương, vôi hóa cuộc sốngĐau nhức xương, loãng xương; Bệnh về khớp: Thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, Đau vai gáy, đau khớp vai, đau thắt lưng, đau xương khớp, Lupus ban đỏViêm cột sống dính khớp, Gout, viêm khoanh khớp vai, thoái hóa khớp

Xem tiếp
Cơ Sở Y Tế
Chính thức
  • số 4 đường Núi Thành, phường 13, quận Tân Bình, TP. HCM
  • Đa khoa
  • Bệnh viện tư nhân

Bệnh viện Mỹ Đức được thành lập năm 2012, với chức năng chính là khám chữa và chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, trẻ nhỏ, điều trị vô sinh - hiếm muộn.

Xem tiếp
Chính thức
  • 800 giường bệnh
  • 314 đường Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Đa khoa
  • Bệnh viện công lập

Bệnh viện Nguyễn Trãi có tiền thân là Y Viện Phước Kiến do một cộng đồng người Hoa thành lập vào năm 1909, chuyên điều trị bệnh theo Đông y.

Xem tiếp
Chính thức
  • 45 giường bệnh
  • 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
  • Đa khoa
  • Bệnh viện tư nhân

Bệnh viện Thu Cúc hay còn được biết đến với cái tên là Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc.

Xem tiếp
Chính thức
  • 170 giường bệnh
  • số 1 đường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội
  • Đa khoa
  • Bệnh viện tư nhân

Bệnh viện Việt Pháp hay Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội là bệnh viện quốc tế đầu tiên ở Hà Nội và miền Bắc nước ta.

Xem tiếp
Chính thức
  • Quốc lộ 22 - Ấp Chợ , Xã Tân Phú Trung, Huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh
  • Đa khoa
  • Bệnh viện tư nhân

Bệnh viện Xuyên Á được thành lập vào năm 2012 với ý tưởng ban đầu là Công ty Cổ phần Đầu tư Bệnh viện Xuyên Á.

Xem tiếp
Chính thức
  • 600 giường bệnh
  • số 12 Chu Văn An, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Thành Phố Hà Nội
  • Đa khoa
  • Bệnh viện công lập

Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn là bệnh viện hạn 1 của Thành phố Hà Nội, quy mô 600 giường bệnh, 45 khoa/ phòng, hơn 1000 cán bộ nhân viên và 7 chuyên khoa đầu ngành

Xem tiếp

Bài viết liên quan