Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm Có Tái Phát Không
Mổ thoát vị đĩa đệm có tái phát không phụ thuộc vào kỹ thuật phẫu thuật và kế hoạch chăm sóc, phục hồi của người bệnh. Do đó, điều quan trọng trao đổi với bác sĩ chuyên môn để có phương pháp mổ phù hợp, hiệu quả và an toàn nhất.
Mổ thoát vị đĩa đệm có tái phát không?
Các phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm thường mang lại hiệu quả cao và an toàn. Hầu hết người bệnh có thể quay trở lại hoạt động bình thường sau một tháng hoặc lâu hơn, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và khả năng hồi phục của người bệnh.
Theo thống kế có khoảng 80 – 90% các trường hợp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm thành công và phục hồi chức năng cột sống ở một mức độ vừa phải. Tuy nhiên có khoảng 5 – 10% các trường hợp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm thất bại. Điều này dẫn đến tình trạng mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau, khó chịu và tái phát thoát vị đĩa đệm.
Có khoảng 4 – 15% các trường hợp thoát vị đĩa đệm xảy ra tại cùng vị trí. Tỷ lệ và khả năng tái phát phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên tuổi tác cao, cột sống không ổn định và lối sống thiếu khoa học, là nguyên nhân chính dẫn đến tái phát thoát vị đĩa đệm.
Các chuyên gia cũng cho biết, mổ thoát vị đĩa đệm có tái phát không cũng phụ thuộc vào loại phẫu thuật, kỹ thuật của bác sĩ và kế hoạch chăm sóc phục hồi. Do đó, để hạn chế các rủi ro sau phẫu thuật và ngăn ngừa nguy cơ thoát vị đĩa đệm tái phát, người bệnh nên chọn các bệnh viện, cơ sở y tế chất lượng để đảm bảo hiệu quả điều trị.
Mổ thoát vị đĩa đệm bao lâu thì tái phát?
Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm, người bệnh sẽ được đề nghị nghỉ ngơi phù hợp, sử dụng thuốc giảm đau và vật lý trị liệu phục hồi chức năng theo hướng dẫn của bác sĩ. Mục đích chính của kế hoạch chăm sóc sau phẫu thuật là giảm đau, phục hồi sự ổn định của cột sống và ngăn ngừa nguy cơ tái phát.
Theo thống kê, sau phẫu thuật khoảng 1 tuần, cơn đau sẽ được cải thiện. Sau 1 – 3 tháng, người bệnh có thể quay trở lại các hoạt động thông thường (không bao gồm các môn thể thao tác động mạnh). Trong trường hợp, cơn đau thoát vị đĩa đệm vẫn tồn tại sau 3 tháng, người bệnh nên đến bệnh viện hoặc trao đổi với bác sĩ để nguy cơ tái phát.
Hầu hết các trường hợp, thoát vị đĩa đệm sẽ tái phát sau 1 – 3 tháng kể từ lúc phẫu thuật. Tuy nhiên đôi khi bệnh có thể tái phát sau 1- 5 năm, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe tổng thể cũng như các thói quen sinh hoạt của người bệnh. Thoát vị đĩa đệm có thể tái phát sau khi phẫu thuật. Do đó, người bệnh nên có kế hoạch chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa phù hợp.
Nguyên nhân tái phát thoát vị đĩa đệm
Có rất nhiều nguyên nhân khiến thoát vị đĩa đệm tái phát sau phẫu thuật điều trị, chẳng hạn như:
- Lựa chọn phương pháp mổ không phù hợp: Các bác sĩ sẽ đánh giá mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và đề nghị phương pháp phẫu thuật phù hợp nhất. Do đó, nếu đánh giá sai mức độ và có phương pháp mổ không phù hợp, sẽ làm tăng nguy cơ tái phát thoát vị đĩa đệm.
- Kỹ thuật mổ không đảm bảo: Bác sĩ phẫu thuật cột sống có thể mắc một số lỗi kỹ thuật khi thực hiện cắt bỏ vi mô hoặc phẫu thuật mở cột sống, chẳng hạn như không loại bỏ toàn bộ phần đĩa đệm thoát vị hoặc để lại các gai cột sống ở gần đĩa đệm.
- Tổn thương đĩa đệm liền kề: Các đĩa đệm liền kề tại vị trí phẫu thuật có thể bị tổn thương trong quá trình phẫu thuật. Điều này dẫn đến đau đớn và tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm tái phát.
Ngoài ra, có một số nguyên nhân nhân khác cũng làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm tái phát, chẳng hạn như:
- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, điều này khiến vết mổ lâu lành, tăng nguy cơ biến chứng và thoát vị đĩa đệm tái phát.
- Kế hoạch nghỉ ngơi, phục hồi và vận động không phù hợp. Điều này khiến các mô mềm, dây thần kinh và đĩa đệm bị tổn thương, dẫn đến thoát vị tái phát.
- Người bệnh cao tuổi, cột sống không ổn định và làm tăng nguy cơ tái phát thoát vị đĩa đệm.
Bên cạnh đó, nguy cơ tái phát thoát vị đĩa đệm tái phát thường cao hơn nếu người bệnh có tiền sử thoái hóa đĩa đệm, xẹp đĩa đệm, gai cột sống hoặc thoái hóa đốt sống.
Phòng ngừa thoát vị đĩa đệm tái phát
Có nhiều nguyên nhân và yếu tố rủi ro dẫn đến thoát vị đĩa đệm tái phát sau mổ. Trong đó, kế hoạch chăm sóc không phù hợp là một trong những nguyên nhân phổ biến và có thể phòng ngừa được với một số lưu ý như:
1. Thay đổi phong cách sống
Thay đổi lối sống là một trong những cách tốt nhất để phòng ngừa nguy cơ thoát vị đĩa đệm tái phát. Vì hầu hết các đĩa đệm thoát vị tái phát xảy ra ở cổ hoặc lưng dưới, nên nhiều lời khuyên phòng ngừa tập trung vào những khu vực này.
Dưới đây là một số mẹo đơn giản để giảm rủi ro cũng như phòng ngừa thoát vị đĩa đệm tái phát:
- Cải thiện tư thế: Duy trì tư thế cột sống thẳng hàng là điều quan trọng cho dù ngồi, đứng, đi bộ hoặc chạy. Duy trì một tư thế sai liên tục sẽ gây áp lực lên đĩa đệm cột sống, đặc biệt là ở cổ và lưng dưới, dẫn đến thoát vị đĩa đệm tái phát. Luôn giữ cho đầu ngẩng cao, vai và cột sống thẳng để đảm bảo tư thế tốt.
- Thường xuyên tập thể dục: Tập thể dục bao gồm các bài tập tăng cường cơ lưng, cơ gân, gân, cơ cốt lõi và dây chằng, cần thiết để ổn định cột sống. Ngoài ra, người bệnh nên thực hiện các bài tập thể dục nhịp điệu theo hướng dẫn của bác sĩ để cải thiện sức khỏe tim mạch, giữ cho các mô khỏe mạnh và linh hoạt.
- Nâng đồ vật đúng cách: Thông thường, mọi người thường nâng đồ vật bằng cách uốn cong ở thắt lưng, điều này có thể gây áp lực lên cột sống và đĩa đệm thắt lưng. Nguy cơ tái phát thoát vị đĩa đệm thường cao hơn nếu người bệnh vặn thắt lưng khi đang nâng các vật nặng. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh nên nâng bằng cách uốn cong đầu gối và đứng lên khi cột sống và lưng thẳng. Điều này sử dụng lực ở chân để nâng đồ vật và không gây tổn thương đĩa đệm cột sống.
- Duy trì cân nặng hợp lý: Thừa cân và béo phì gây nhiều áp lực và căng thẳng lên các đĩa đệm. Béo phì cũng góp phần dẫn đến tư thế xấu và khiến tình trạng thoát vị đĩa đệm tái phát sau phẫu thuật.
- Tránh căng thẳng: Căng thẳng góp phần dẫn đến căng cơ, tăng áp lực lên đĩa đệm cột sống. Do đó, người bệnh nên thường xuyên thực hiện các hoạt động giảm căng thẳng, như đọc sách hoặc nghe nhạc, để ngăn ngừa các tổn thương thể chất liên quan đến căng thẳng.
- Thay đổi vị trí thường xuyên: Ngồi hoặc đứng lâu mà không thay đổi tư thế có thể gây áp lực lên cột sống và đĩa đệm. Các nghiên cứu cho biết, mọi người nên di chuyển và vươn vai ít nhất 30 phút mỗi lần để đảm bảo sức khỏe cột sống.
- Ngừng hút thuốc: Hút thuốc lá có thể làm mất chất dinh dưỡng và oxy của các mô khỏe mạnh, làm tăng nguy cơ phát triển tình trạng thoái hóa đĩa đệm và thoát vị đĩa đệm tái phát. Những cơn ho nặng ở người hút thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm tái phát sau phẫu thuật. Ngoài ra, hút thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ loãng xương, gai cột sống và nhiều vấn đề sức khỏe khác.
- Không đi giày cao gót: Giày cao gót có thể khiến lưng bị lệch, dẫn đến thoát vị đĩa đệm đa tầng.
2. Tránh một số bài tập không phù hợp
Tập thể dục thường xuyên là một cách phòng ngừa thoát vị đĩa đệm tái phát hiệu quả. Tuy nhiên có một số bài tập có thể gây áp lực lên các đĩa đệm, gây lệch cột sống và tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm tái phát.
Một số bài tập cần tránh đối với người mổ thoát vị đĩa đệm bao gồm:
- Nâng tạ nặng và thực hiện các bài tập dead-lift kết hợp.
- Gập bụng hoặc các bài tập đòi hỏi sự cúi và gập cổ liên tục.
- Chạy hoặc các bài tập tạo lực tác động lập lại lên cột sống.
- Các hoạt động thể dục gây ảnh hưởng đến cột sống, bao gồm các hoạt động vặn, xoắn cột sống, chẳng hạn như chơi golf.
- Các bài tập đứng duỗi thẳng gân kheo hoặc đứng uốn cong ở thắt lưng và các ngón tay chạm ngón chân. Điều này gây căng thẳng không đều đến các đĩa đệm và tăng nguy cơ tái phát thoát vị đĩa đệm.
3. Chế độ dinh dưỡng phù hợp
Thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cân bằng là điều cần thiết để tăng cường sức khỏe tổng thể và hỗ trợ phòng ngừa thoát vị đĩa đệm tái phát sau phẫu thuật. Một số lưu ý trong chế độ ăn uống bao gồm:
- Uống nhiều nước: Giữ đủ nước là điều cần thiết và quan trọng để phục hồi sức khỏe sau phẫu thuật. Nước cho phép các chất dinh dưỡng lưu thông đúng cách, giúp đĩa đệm luôn ngậm nước, dẻo dai và mềm.
- Thực phẩm giàu protein: Cơ thể cần các loại thực phẩm giàu protein để phục hồi sau khi phẫu thuật và ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm tái phát. Các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh nên bổ sung ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, quả hạch, hạt, trái cây, rao củ, ức gà, cá hồi và các loại thịt nạc không mỡ vào chế độ ăn uống. Ngoài ra, loại bỏ các loại thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh và thức ăn đóng hộp khỏi chế độ ăn uống để giúp cơ thể phục hồi tốt nhất.
- Thực phẩm giàu chất xơ: Các loại thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như lê, quả mọng, bông cải xanh, bơ, chuối, các loại đậu, atiso rất tốt cho sức khỏe, ngăn ngừa táo bón và giúp cơ thể phục hồi sau phẫu thuật.
4. Giảm đau theo hướng dẫn
Sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, hầu hết người bệnh sẽ bị đau nhẹ kéo dài trong 1 tuần đến 1 tháng. Bác sĩ có thể kê các loại thuốc giảm đau hoặc hướng dẫn người bệnh các biện pháp giảm đau tại nhà. Điều quan trọng là có kế hoạch giảm đau phù hợp và an toàn. Trong trường hợp, mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau kéo dài hoặc nghiêm trọng, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Các phương pháp giảm đau phổ biến sau khi mổ thoát vị đĩa đệm bao gồm:
- Thuốc giảm đau: Bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc giảm đau để ngăn ngừa cơn đau sau khi phẫu thuật. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
- Chườm đá hoặc chườm nóng: Chườm đá và chườm nóng có thể giúp giảm đau hiệu quả. Mỗi lần nên chườm đá hoặc chườm nóng trong 15 hoặc 20 phút. Sử dụng một mảnh vải mỏng để che chắn da mỗi khi chườm để tránh gây tổn thương da.
- Thuốc nhuận tràng: Táo bón sau khi phẫu thuật là tình trạng phổ biến và bác sĩ có thể kê các loại thuốc nhuận tràng để giúp người bệnh thoải mái hơn.
5. Chăm sóc sức khỏe tổng thể
Chăm sóc sức khỏe tổng thể là điều cần thiết và quan trọng để ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm tái phát sau phẫu thuật. Một số lưu ý về kế hoạch chăm sóc sức khỏe chung sau khi phẫu thuật bao gồm:
- Vật lý trị liệu: Người bệnh được khuyến khích thực hiện vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ để phục hồi chức năng đĩa đệm và phòng ngừa nguy cơ thoát vị đĩa đệm tái phát. Các bài tập vật lý trị liệu cần được thực hiện thận trọng và đúng cách để tránh các rủi ro liên quan.
- Ngủ đủ giấc: Cơ thể có thể tự chữa lành khi ngủ đủ giấc. Do đó, người bệnh được khuyến khích ngủ đủ giấc và chất lượng để giúp đĩa đệm phục hồi.
- Đi bộ: Trao đổi với bác sĩ về thời gian nên đi bộ. Cân nhắc những lần đi bộ ngắn và cố gắng nâng lên 10.000 bước mỗi ngày để tăng cường sức khỏe.
- Xoa bóp: Xoa bóp, massage có thể hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm và giúp người bệnh thư giãn.
Có một kế hoạch phục hồi tốt sau phẫu thuật là cách tốt nhất để phòng ngừa thoát vị đĩa đệm tái phát. Điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn phù hợp nhất.
Các biện pháp phòng ngừa thoát vị đĩa đệm tái phát bao gồm thực hiện một lối sống lành mạnh, năng động. Tuy nhiên trước khi thực hiện bất cứ chương trình tập luyện hoặc vật lý trị liệu, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Tham khảo thêm: