Chữa Rối Loạn Tiền Đình Bằng Củ Gừng

Tác giả: Cập nhật: 11:29 am , 27/06/2024

Cách chữa rối loạn tiền đình bằng củ gừng mang lại tác dụng tích cực trong việc giảm đau, tăng cường tuần hoàn máu, cải thiện tình trạng hoa mắt, buồn nôn do bệnh gây ra. Để đạt được hiệu quả cao, bạn nên tham khảo ngay những mẹo dưới đây.

Tác dụng chữa rối loạn tiền đình bằng củ gừng

Rối loạn tiền đình là bệnh lý xảy ra khi khu vực tai trong cùng với vùng não bộ bị tổn thương khiến cho cơ thể bị mất thăng bằng kèm theo nhiều triệu chứng bất thường khác. Người bệnh phải đối mặt với những cơn đau nặng đầu và tình trạng hoa mắt, chóng mặt diễn ra thường xuyên. Một số trường hợp còn bị buồn nôn, nón ói.

Cách Chữa Rối Loạn Tiền Đình Bằng Củ Gừng
Gừng chứa nhiều hoạt chất có lợi, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình

Tùy theo vị trí bị tổn thương mà bệnh được chia thành 2 thể chính gồm: Rối loạn tiền đình trung ương (nhân tiền đình trong não và tiểu não bị tổn thương), rối loạn tiền đình ngoại biên (ảnh hưởng đến vùng tiền đình trong tai). Ở mức độ nghiêm trọng, bệnh nhân cần tiến hành phẫu thuật để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Dân gian thường sử dụng các bài thuốc từ thảo dược tự nhiên để chữa rối loạn tiền đình tại nhà. Trong đó, cách chữa rối loạn tiền đình bằng củ gừng đang được nhiều bệnh nhân rỉ tai nhau áp dụng. Củ gừng không chỉ có tác dụng làm gia vị mà còn được Đông y sử dụng làm thuốc với các tên gọi là sinh khương (gừng tươi), can khương (gừng khô), hắc khương (gừng sao tồn tính).

Tác dụng dược lý của gừng được cả y học hiện đại lẫn y học cổ truyền công nhận:

Theo y học cổ truyền:

Đông y ghi nhận, gừng có tính ấm, vị cay. Thảo dược này có khả năng tác động đến các kinh Tỳ, Vị, Tâm, Phế, giúp hoạt huyết, tiêu thũng (chống viêm), chỉ thống (giảm đau), tiêu thực. Chủ trị buồn nôn, nôn ói, say tàu xe, đau đầu, đau bụng do lạnh, viêm khớp, thoái hóa khớp, đau thần kinh tọa, yếu sinh lý,… Sử dụng thảo dược này đúng cách cũng giúp chữa lành tổn thương vá cải thiện đáng kể các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình.

Theo nghiên cứu hiện đại:

Gừng chứa nhiều hoạt chất quý có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là những bệnh nhân bị rối loạn tiền đình. Bao gồm Shogaol, gingerol, B-phelandren hay hydrocarbon sesquiterpenic… Chúng tác động trực tiếp lên hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, đường hô hấp và hệ tiêu hóa. Từ đó mang đến nhiều lợi ích trong điều trị rối loạn tiền đình như:

  • Tăng cường lưu thông máu, giúp cung cấp oxy và dưỡng chất nhiều hơn lên não bộ để sửa chữa các khu vực bị tổn thương.
  • Kích thích tiêu hóa, chống buồn nôn, nôn ói.
  • Giảm đau đầu
  • Xoa dịu trạng thái căng thẳng, lo âu, giúp bệnh nhân ngủ ngon giấc hơn.

Chính vì những lý do trên mà củ gừng được dân gian tin dùng để chữa rối loạn tiền đình qua nhiều thế hệ. Đây là một loại thảo dược lành tính, có thể sử dụng cho hầu hết mọi bệnh nhân. Bạn cũng có thể tận dụng nguyên liệu sẵn có trong gian bếp này để khắc phục bệnh tại nhà nhằm hạn chế được số lượng thuốc Tây sử dụng.

Top 4 cách chữa rối loạn tiền đình bằng củ gừng hiệu quả nhất

Gừng được sử dụng theo hình thức sắc uống hoặc làm trà chữa rối loạn tiền đình. Một số bệnh nhân còn kết hợp nguyên liệu này chung với mật ong để nâng cao hiệu quả điều trị.

1. Uống trà gừng trị rối loạn tiền đình

Củ gừng sau khi thu hoạch xong sẽ được đem về rửa sạch sẽ trước khi hãm trà uống. Để tiện lợi hơn, nhiều bệnh nhân đem gừng phơi khô, giúp bảo quản dược liệu được lâu hơn.

Duy trì thói quen uống trà gừng mỗi ngày sẽ giúp tăng cường máu lên não và giảm dần mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, ói mửa. Các hoạt chất kháng viêm, diệt khuẩn tự nhiên trong củ cũng tham gia vào quá trình chữa lành tổn thương cho vùng tiền đình và thần kinh trung ương.

Trà gừng tươi: 

  • Bạn lấy 1 nhánh gừng tươi rửa sạch, để cả vỏ nhằm thu được nhiều hoạt chất có lợi hơn.
  • Bằm nhỏ gừng, bỏ vào ấm rồi thêm nước vừa nấu sôi vào
  • Đậy kín nắp ấm lại và chờ từ 10 – 15 phút cho các hoạt chất tiết hết ra nước.
  • Sau đó, rót trà uống dần cho hết ngay trong ngày.
  • Trà gừng sẽ cho tác dụng tốt hơn khi còn ấm.

Uống trà gừng khô chữa rối loạn tiền đình

  • Trước tiên, bạn hãy đem gừng phơi khô và bảo quản nơi khô ráo dùng dần.
  • Mỗi ngày, lấy 1 thìa gừng khô hãm với nước sôi trong 15 phút là có thể uống được.
  • Sử dụng đều đặn hàng ngày để các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình nhanh chóng được cải thiện.

2. Điều trị rối loạn tiền đình bằng bột gừng

Đây cũng là cách chữa rối loạn tiền đình bằng củ gừng đang được áp dụng rộng rãi. Nếu không muốn dùng của gừng tươi, bạn có thể thay thế bằng bột gừng. Ở dạng bột, nguyên liệu này cũng có tác dụng không thua kém so với gừng tươi.

gừng chữa rối loạn tiền đình
Củ gừng được phơi khô và tán nhuyễn thành bột mịn chữa rối loạn tiền đình

Một thử nghiệm lâm sàng cho thấy, sau một thời gian uống bột gừng, triệu chứng chóng mặt, đau nặng đầu, buồn nôn ở những bệnh nhân bị rối loạn tiền đình đã được cải thiện đáng kể. Bạn có thể uống bột gừng hàng ngày để cải thiện triệu chứng bệnh theo hướng dẫn dưới đây:

  • Gừng phơi khô, tán thành bột mịn. Đựng trong lọ kín để dùng lâu dài
  • Mỗi ngày, bạn hãy lấy 1g bột pha với nước ấm.
  • Dùng thìa khuấy cho bột tan hoàn toàn rồi uống hết trong 1 lần.

3. Cách chữa rối loạn tiền đình bằng nước sắc gừng

Gừng còn được sử dụng theo hình thức sắc uống chữa rối loạn thần kinh tọa. Với cách này, bạn có thể dùng gừng tươi hoặc khô đều được. Trong quá trình sắc thuốc, các hoạt chất trong gừng sẽ được giải phóng toàn bộ, đem lại hiệu quả tối ưu khi điều trị.

  • Chuẩn bị 100g gừng tươi
  • Rửa sạch củ, bằm nhuyễn hoặc giã nát.
  • Sắc gừng với 500ml nước, đun sôi trong 10 phút là được.
  • Vớt bỏ bã. Phần nước sắc chia làm nhiều lần uống trong ngày. Có thể cho vào nước gừng ít đường phèn để dễ uống hơn.

4. Kết hợp mật ong với gừng chữa rối loạn tiền đình

Cuối cùng, bạn có thể cân nhắc áp dụng cách chữa rối loạn tiền đình bằng gừng và mật ong. Sự kết hợp này có tác dụng làm tăng hiệu quả kháng viêm, diệt khuẩn. Ngoài ra, mật ong còn bổ sung năng lượng và chất chống oxy hóa giúp giảm mệt mỏi, tăng cường hàng rào bảo vệ và tái tạo các mô khỏe mạnh ở thần kinh trung ương cũng như vùng tiền đình.

Cách Chữa Rối Loạn Tiền Đình Bằng Củ Gừng Mật Ong
Củ gừng kết hợp chung với mật ong giúp chữa rối loạn tiền đình hiệu quả hơn

Có hai cách dùng mật ong và gừng chữa rối loạn tiền đình như sau:

+ Uống nước gừng, mật ong:

  • Củ gừng tươi rửa sạch, băm nhuyễn, cho vào ấm
  • Đổ ngập nước sôi và chờ 15 phút để các hoạt chất trong gừng tiết hết ra nước
  • Sau đó, bạn vớt bỏ bã rồi mới thêm mật ong vào
  • Khuấy cho mật ong tan đều và thưởng thức.

+ Gừng ngâm mật ong chữa rối loạn tiền đình

  • Củ gừng sau khi rửa sạch bạn bằm nhuyễn
  • Bỏ hết vào hũ thủy tinh và đổ mật ong vào sao cho ngập mặt gừng
  • Đậy kín nắp bình ngâm trong ít nhất 1 tuần
  • Mỗi lần dùng 2 thìa cà phê, nuốt trực tiếp hoặc pha với nước ấm trước khi uống.

Chữa rối loạn tiền đình bằng củ gừng có tốt không?

Nhờ chứa nhiều hoạt chất quý, gừng có khả năng cải thiện tình trạng đau đầu, buồn nôn, choáng váng cùng các triệu chứng bất thường liên quan đến bệnh rối loạn tiền đình. Tuy nhiên, hiệu quả của dược liệu thường không quá rõ ràng trong giai đoạn đầu sử dụng. Bệnh nhân cần phải dùng gừng đều đặn trong một thời gian dài để các hoạt chất được cơ thể hấp thụ và phát huy tác dụng.

Tuy nhiên, hiệu quả sau cùng nhận được khi áp dụng cách chữa rối loạn tiền đình bằng gừng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Cơ địa của từng bệnh nhân
  • Cách sử dụng gừng
  • Dạng rối loạn tiền đình và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
  • Lối sống và cách chăm sóc tại nhà cũng có thể ảnh hưởng một phần đến hiệu quả của phương pháp điều trị.

Do có tác dụng từ từ, cách chữa rối loạn tiền đình bằng gừng chỉ giúp kiểm soát được bệnh trong giai đoạn nhẹ. Các trường hợp bị nặng khi áp dụng hầu như không đạt được kết quả tốt, thậm chí còn có nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng do không ngăn chặn kịp thời sự tiến triển của bệnh.

Chính vì lẽ đó, bệnh nhân được khuyến cáo nên xác định rõ mức độ bệnh cho rõ ràng bằng cách thăm khám trước khi lựa chọn phương pháp điều trị. Đừng bỏ qua khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa và tự ý chữa trị tại nhà khi chưa thông qua ý kiến của nhân viên y tế.

Dùng gừng chữa rối loạn tiền đình có tác dụng phụ không?

Gừng là thảo dược lành tính nhưng không phải đối tượng nào cũng sử dụng được. Việc dùng gừng không đúng cách hoặc lạm dụng quá mức thậm chí còn gây ra không ít tác dụng phụ cho cơ thể. Bao gồm:

  • Ợ nóng
  • Đầy hơi
  • Kích ứng niêm mạc dạ dày hoặc niêm mạc miệng
  • Nổi mề đay, ngứa da, sưng môi, lưỡi miệng, sốc phản vệ khi bị dị ứng với gừng
  • Làm tăng nguy cơ chảy máu…
Cách Chữa Rối Loạn Tiền Đình Bằng Củ Gừng Hiệu Quả
Củ gừng là thảo dược lành tính nhưng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ ngoài ý muốn khi sử dụng không đúng cách

Ngoài ra, gừng còn có khả năng tương tác với một số loại thuốc điều trị bệnh, làm biến đổi tính chất hoặc giảm hiệu quả của thuốc. Do đó, nếu đang dùng các thuốc điều trị bệnh, bạn nên tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng gừng.

Các trường hợp không nên chữa rối loạn tiền đình bằng củ gừng

Tránh dùng gừng chữa rối loạn tiền đình nếu bạn nằm trong nhóm đối tượng sau:

  • Có tiền sử bị dị ứng với thành phần của gừng
  • Mắc bệnh gan
  • Bị sỏi túi mật
  • Bệnh nhân mắc viêm loét dạ dày tá tràng hoặc xuất huyết dạ dày
  • Có vấn đề về tim mạch
  • Huyết áp cao
  • Người đang dùng thuốc điều trị bệnh tim mạch, huyết áp

Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai, bệnh nhân đái tháo đường cần nhận được sự đồng ý của bác sĩ trước khi áp dụng cách chữa rối loạn tiền đình bằng gừng.

Lưu ý khi trị rối loạn tiền đình bằng củ gừng

  • Không lạm dụng gừng quá mức. Mỗi ngày bệnh nhân không nên dùng quá 5g gừng.
  • Bài thuốc chữa rối loạn tiền đình bằng gừng không thể thay thế hoàn toàn cho thuốc cùng các phương pháp điều trị y khoa. Vì vậy, trong quá trình dùng gừng bạn nên tiếp tục chữa bệnh theo phác đồ điều trị rối loạn tiền đình của bác sĩ để bệnh nhanh được chữa khỏi.
  • Sử dụng gừng tươi có nguồn gốc rõ ràng để bào chế thuốc. Tránh dùng những củ đã có dấu hiệu hư, hỏng
  • Vỏ gừng cũng chứa nhiều hoạt chất có lợi. Do đó, khi dùng bạn nên giữ lại cả vỏ.
  • Cách chữa rối loạn tiền đình sẽ cho hiệu quả tốt hơn khi bệnh nhân duy trì lối sống lành mạnh, tránh stress, ngủ đủ giấc, có chế độ dinh dưỡng cân bằng và tập thể dục thường xuyên.

Bạn nên tìm hiểu thêm:

Chuyên khoa
Bệnh học tham khảo
Điều trị tham khảo
Bài thuốc tham khảo
Triệu chứng tham khảo
Dinh dưỡng tham khảo
    Câu hỏi tham khảo
    Yến là thực phẩm bổ dưỡng, có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như bồi bổ cơ thể, tăng cường trí nhớ, nâng cao sức khỏe tim mạch và hệ thần kinh trung ương. Vậy người bị rối loạn...
    Bệnh nhân mắc chứng rối loạn tiền đình được khuyến cáo nên duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý để hỗ trợ điều trị và cải thiện triệu chứng bệnh một cách tự nhiên. Tuy nhiên, không phải...
    Chuyên gia
    Chính thức
    • Bác sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II, Tiến sĩ
    • Đa khoa, Y học cổ truyền
    • Hơn 30 năm
    • Nhất Nam Y Viện

    Bác sĩ  Vân Anh có nền tảng kiến thức và chuyên môn cao. Bác sĩ đã điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân mắc phải chứng bệnh về sỏi, mất ngủ, nam khoa, xương khớp, tiêu hóa, da liễu, tai – mũi – họng, bệnh tự kỷ, dị ứng, các bệnh về thần kinh, ...

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Bác sĩ chuyên khoa II
    • Đa khoa, Y học cổ truyền
    • Hơn 40 năm
    • Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam

    Bác sĩ Lê Thị Phương có hơn 40 năm kinh nghiệm trong ngành. Bác sĩ đã điều trị thành công nhiều chứng bệnh bằng Đông y, trong đó nổi bật là: bệnh huyết áp cao, bệnh đại tràng, bệnh axit máu, tiểu đường tuýp II, đau vai gáy, hội chứng mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, các bệnh da liễu…

    Xem tiếp
    Cơ Sở Y Tế
    Chính thức
    • 800 giường bệnh
    • 314 đường Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
    • Đa khoa
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Nguyễn Trãi có tiền thân là Y Viện Phước Kiến do một cộng đồng người Hoa thành lập vào năm 1909, chuyên điều trị bệnh theo Đông y.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • số 4 đường Núi Thành, phường 13, quận Tân Bình, TP. HCM
    • Đa khoa
    • Bệnh viện tư nhân

    Bệnh viện Mỹ Đức được thành lập năm 2012, với chức năng chính là khám chữa và chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, trẻ nhỏ, điều trị vô sinh - hiếm muộn.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • 45 giường bệnh
    • 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
    • Đa khoa
    • Bệnh viện tư nhân

    Bệnh viện Thu Cúc hay còn được biết đến với cái tên là Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • 800 người
    • khu phố 7, đường Nguyễn Ái Quốc, P. Tân Phong, Tp Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai
    • Tâm thần
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 với tiền thân là Nhà thương điên Biên Hòa hay trú xá của người Biên Hòa xây dựng năm 1915.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • 170 giường bệnh
    • số 1 đường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội
    • Đa khoa
    • Bệnh viện tư nhân

    Bệnh viện Việt Pháp hay Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội là bệnh viện quốc tế đầu tiên ở Hà Nội và miền Bắc nước ta.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Quốc lộ 22 - Ấp Chợ , Xã Tân Phú Trung, Huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh
    • Đa khoa
    • Bệnh viện tư nhân

    Bệnh viện Xuyên Á được thành lập vào năm 2012 với ý tưởng ban đầu là Công ty Cổ phần Đầu tư Bệnh viện Xuyên Á.

    Xem tiếp

    Bài viết liên quan