Phác Đồ Điều Trị Rối Loạn Tiền Đình
Khi lên phác đồ điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả, các bác sĩ chuyên gia sẽ kết hợp việc điều trị bằng thuốc cùng với chế độ ăn uống, tập luyện khoa học. Hãy cùng tìm hiểu những cách điều trị trong bài viết dưới đây.
Cách điều trị rối loạn tiền đình khoa học không chỉ giúp người bệnh khỏi bệnh mà còn bổ sung nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu và năng lượng cho cơ thể.
Phác đồ điều trị rối loạn tiền đình bằng Đông y
Theo YHCT, rối loạn tiền đình là bệnh lý thuộc chứng huyễn vực với các biểu hiện chính đầu váng, hoa mắt chóng mặt, dễ ngã,… Để điều trị rối loạn tiền đình một cách dứt điểm cần tùy thuộc theo thể bệnh, bác sĩ sẽ kết hợp gia giảm từng vị thuốc phù hợp.
Bài thuốc chữa rối loạn tiền đình do hư chứng
Với bệnh rối loạn tiền đình do hư chứng, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng đau đầu, choáng váng, triệu chứng diễn ra chậm nhưng kéo dài liên miên. Tinh thần mệt mỏi, tâm phiền, tứ chi lạnh, suy giảm trí nhớ, mất ngủ, mắt mờ, buồn nôn, mạch tế nhược, rêu lưỡi trắng.
Bài thuốc: Thục địa, Hoài sơn, Bạch linh, Đan bì, Trạch tả, Bạch thược, Mẫu lệ mỗi vị 12g; Sơn thù, Kỷ tử, Hà thủ ô, Thạch quyết minh, Cúc hoa, mỗi vị 10g.
Điều trị rối loạn tiền đình do thực chứng
Chứng rối loạn tiền đình diễn ra nhanh và mức độ nặng theo từng cơn. Đầy bụng, bứt rứt kèm theo buồn nôn, đầu choáng váng không ngồi dậy hoặc đi lại được. Miệng đắng, tâm phiền, mặt đỏ, mạch huyền hoạt,lưỡi đỏ, rêu vàng.
Bài thuốc Thiên ma câu đằng ẩm gia giảm:
- Thể bệnh: Do can nhiệt thịnh
- Các vị thuốc: Tang ký sinh, Thạch thuyết minh, Câu đằng, Ngưu tất, Hoàng cầm, Đan bì, Đỗ trọng mỗi vị 12g; Chi tử, mẫu lệ mỗi vị 10g cùng 8g Long cốt.
Bài thuốc Bán hạ bạch truật thiên ma thang:
- Thể bệnh: Do đàm trọc ứ trệ
- Các vị thuốc: Bạch linh, Bạch truật, Trạch tả 12g; Bán hạ, Chỉ thực, Thiên ma, Bán hạ mỗi vị 10g; Cam thảo 6g kèm theo 3 lát Sinh khương.
Chữa rối loạn tiền đình bằng thuốc Tây
Phương pháp điều trị nhanh và không gây ra biến chứng, người bệnh sẽ được bác sĩ kê đơn dùng thuốc Tây để điều trị dứt điểm bệnh. Tùy theo triệu chứng gặp phải bác sĩ có thể chỉ định dùng các loại thuốc khác nhau.
Dưới đây là một số loại thuốc bác sĩ thường kê đơn trong phác đồ điều trị rối loạn tiền đình:
Cinnarizin: Đây là thuốc kháng histamin H1 để kiểm soát các cơn say tàu xe, rối loạn tiền đình, chóng mặt, ù tai, choáng váng. Đối với chứng đau nửa đầu, rối loạn tuần hoàn ngoại biên cũng được sử dụng thuốc này. Cinnarizin gây ra tác dụng phụ buồn ngủ, đau bụng, rối loạn tiêu hóa.
Flunarizine: Người bệnh sử dụng thuốc này để phòng ngừa và làm giảm chứng đau nửa đầu, rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não. Đây là loại thuốc cần được kê đơn của bác sĩ bởi sẽ gây ra một số tác dụng phụ, gia tăng cơn buồn ngủ, trầm cảm, rối loạn tiêu hóa, hệ thần kinh và bệnh Parkinson.
Vinpocetin: Vinpocetin có tác dụng bảo vệ hệ thần kinh được chỉ định trong điều trị các bệnh về mạch máu não, hệ thần kinh, trong đó có bệnh rối loạn tiền đình. Tác dụng phụ của bệnh làm hạ huyết áp, tim đập nhanh. Do đó, bệnh nhân nên uống thuốc sau khi ăn và theo dõi tiến triển của bệnh.
Acetyl-DL-leucine: Dạng hoạt chất này có tác dụng chính trong điều trị rối loạn tiền đình, chóng mặt, đau đầu. Thuốc giúp làm giảm tình trạng chóng mặt, buồn nôn, hoa mắt, đau đầu do tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não do thay đổi thời tiết. Đặc biệt, thuốc chỉ định điều trị các trường hợp chóng mặt không rõ nguyên nhân sau phẫu thuật, sau chấn thương. Acetyl-DL-leucine có tác dụng phụ khi kết hợp với một số loại thuốc khác, do đó cần phải thông báo với bác sĩ nếu có bất thường xảy ra.
Điều chỉnh chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng
Trong phác đồ điều trị rối loạn tiền đình, người bệnh nên bổ sung cho cơ thể các thực phẩm lành mạnh giúp tăng hiệu quả điều trị, rút ngắn thời gian chữa bệnh. Bệnh nhân nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt, chất xơ, axit folic và các vitamin cần thiết như A, C, D, E, B6.
Các loại thực phẩm giàu vitamin thường có trong các loại củ quả, trái cây, hạt và đậu. Bên cạnh đó, các loại thực phẩm giàu dưỡng chất cho hệ thần kinh không thể thiếu trong thịt, cá, sữa, trứng. Người bệnh nên ăn đầy đủ, theo dinh dưỡng mỗi ngày, tránh ăn quá nhiều một loại thực phẩm sẽ giúp người bệnh giảm được các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn,…
Người bệnh trong quá trình điều trị rối loạn tiền đình cũng nên uống đủ 2 – 2,5 lít nước/ngày để tinh thần luôn được tỉnh táo, cơ thể khỏe khoắn, tránh mất nước. Ngoài ra, tuyệt đối không bỏ bữa để cơ thể không bị tụt huyết áp, chóng mặt, mệt mỏi.
Đặc biệt, người bệnh nên tránh những loại thực phẩm sau đây khi điều trị bệnh:
- Thực phẩm giàu chất béo: Các loại chất béo như mỡ động vật, bơ, sữa dừa,… dễ khiến gia tăng cholesterol trong máu gây tắc tĩnh mạch.
- Các chất kích thích: Tuyệt đối không nên sử dụng thuốc lá, cà phê vì các chất kích thích, nicotine có trong thuốc lá sẽ gây ra chứng ù tai, rối loạn tuần hoàn máu cung cấp đến tai.
- Thực phẩm quá mặn, quá ngọt hoặc nước uống có ga: Các thực phẩm nhiều muối, nhiều đường khiến tăng triệu chứng tai trong khiến bệnh trở nên nặng hơn.
- Thực phẩm chứa axit amin Tyramine: Các hoạt chất này thường có trong thịt xông khói, gan gà, rượu vang đỏ,… khiến gia tăng triệu chứng nhức đầu, ù tai, nặng tai.
- Đồ uống có cồn: Rượu, bia và các loại nước có cồn sẽ làm tác động có hại tới hệ thần kinh trung ương, giảm đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi toàn thân.
Bài tập giúp điều trị rối loạn tiền đình
Các bài tập giúp làm giảm thiểu các triệu chứng khó chịu do rối loạn tiền đình gây ra. Do đó, bên cạnh việc sử dụng thuốc, bác sĩ thường khuyên người bệnh thực hiện một số bài tập giúp hỗ trợ điều trị.
Người bệnh có thể tham khảo một số bài tập chữa rối loạn tiền đình hiệu quả dưới đây:
- Động tác vẩy tay: Bài tập vẩy tay giúp hỗ trợ điều trị chóng mặt, tiền đình, thực hiện bằng cách đứng thẳng người, hai chân rộng bằng vai sau đó giơ tay lên trước mặt và vung thật mạnh về phía sau.
- Bài tập luyện mắt: Thực hiện các bài tập cho mắt giúp tăng khả năng tập trung, cải thiện tầm nhìn. Người bệnh nhìn thẳng về phía trước và tập trung tối đa vào vật thể đứng yên, đầu di chuyển sang hai bên với tốc độ chậm nhưng vẫn phải giữ điểm nhìn trước mặt.
- Bài tập nằm nghiêng: Người bệnh trong quá trình điều trị rối loạn tiền đình nên thực hiện động tác này bằng cách quay mặt sang phải góc 45 độ, người thẳng sau đó hạ người từ từ nằm xuống. Đổi bên liên tục để làm giảm các triệu chứng chóng mặt, đau đầu do rối loạn tiền đình.
- Đi bộ hoặc chạy bộ: Người bệnh có thể tự thực hiện chạy bộ và đi bộ từ 15 – 20 phút mỗi ngày cùng các bài tập tay không sẽ giúp tăng cường sức khỏe hệ thần kinh, nâng cao thể chất, sức khỏe. Tập thể dục mỗi sáng còn giúp có một tinh thần sảng khoái, đầu óc minh mẫn, có nhiều năng lượng trong công việc.
- Bài tập yoga: Yoga là bộ môn giúp thư giãn, tăng cường sức khỏe và rèn luyện sự tập trung hiệu quả. Do đó, đây là bài tập phù hợp với những bệnh nhân gặp tình trạng rối loạn tiền đình, đau đầu và các bệnh liên quan tới hệ thần kinh rất tốt.
Ngoài ra, trong phác đồ điều trị rối loạn tiền đình người bệnh có thể thực hiện bài tập duy trì thăng bằng, lắc lư, bài tập toàn thân theo sự hướng dẫn, trợ giúp từ bác sĩ.
Duy trì thói quen sống lành mạnh khi điều trị rối loạn tiền đình
Các thói quen sống không tốt cùng là nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn tiền đình. Do đó, bên cạnh các chế độ ăn, sử dụng thuốc trong điều trị bệnh, bệnh nhân nên tự điều chỉnh các thói quen sống lành mạnh sẽ cải thiện triệu chứng đáng kể.
Người bệnh nên thực hiện các thói quen trong khi điều trị rối loạn tiền đình sau:
- Ngủ đủ giấc – đúng giờ: Người bệnh nên ngủ đủ giấc từ 7 – 8 tiếng/ngày và đi ngủ sớm, tránh thức khuya để cơ thể không bị mất tập trung, hoa mắt chóng mặt, cơ thể bị kiệt sức.
- Ngâm chân bằng nước nóng: Việc ngâm chân giúp cho người rối loạn tiền đình tăng cường lưu thông máu, thải độc và có được chất lượng giấc ngủ cao hơn.
- Kê cao gối khi ngủ: Nên kê gối cao vừa phải để giúp máu tuần hoàn tốt hơn để tránh tắc nghẽn tĩnh mạch, thiếu oxy lên não gây khó thở.
- Nghỉ ngơi khi cảm thấy chóng mặt: Nếu khi đang làm việc xuất hiện tình trạng mất thăng bằng, chóng mặt người bệnh nên nghỉ ngơi tại nơi yên tĩnh, tránh vận động mạnh, trèo cao.
- Không thay đổi tư thế đột ngột: Người bệnh không nên ngồi lâu tại một chỗ hoặc đứng lên, ngồi xuống, thay đổi tư thế quá nhanh sẽ khiến mất thăng bằng, té ngã.
- Phân bổ thời gian nghỉ ngơi: Đối với những người làm việc văn phòng hoặc ngồi làm việc trước máy tính nên đi lại, vận động liên tục hoặc thay đổi hướng nhìn sau 1 – 2 tiếng làm việc.
Các phác đồ điều trị rối loạn tiền đình đưa ra đều nhằm giúp cải thiện bệnh lý hiệu quả, ngăn ngừa tái phát bệnh và có tinh thần thoải mái, tỉnh táo hơn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện bệnh nhân nên tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để bệnh nhanh khỏi.
Xem Thêm:
Phác Đồ Điều Trị Rối Loạn Tiền Đình
Khi lên phác đồ điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả, các bác sĩ chuyên gia sẽ kết hợp việc điều trị bằng thuốc cùng với chế độ ăn uống, tập luyện khoa học. Hãy cùng tìm hiểu những cách điều trị trong bài viết dưới đây.
Cách điều trị rối loạn tiền đình khoa học không chỉ giúp người bệnh khỏi bệnh mà còn bổ sung nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu và năng lượng cho cơ thể.
Điều trị rối loạn tiền đình bằng Đông y
Theo YHCT, rối loạn tiền đình là bệnh lý thuộc chứng huyễn vực với các biểu hiện chính đầu váng, hoa mắt chóng mặt, dễ ngã,… Để điều trị rối loạn tiền đình một cách dứt điểm cần tùy thuộc theo thể bệnh, bác sĩ sẽ kết hợp gia giảm từng vị thuốc phù hợp.
Bài thuốc chữa rối loạn tiền đình do hư chứng
Với bệnh rối loạn tiền đình do hư chứng, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng đau đầu, choáng váng, triệu chứng diễn ra chậm nhưng kéo dài liên miên. Tinh thần mệt mỏi, tâm phiền, tứ chi lạnh, suy giảm trí nhớ, mất ngủ, mắt mờ, buồn nôn, mạch tế nhược, rêu lưỡi trắng.
Bài thuốc: Thục địa, Hoài sơn, Bạch linh, Đan bì, Trạch tả, Bạch thược, Mẫu lệ mỗi vị 12g; Sơn thù, Kỷ tử, Hà thủ ô, Thạch quyết minh, Cúc hoa, mỗi vị 10g.
Điều trị rối loạn tiền đình do thực chứng
Chứng rối loạn tiền đình diễn ra nhanh và mức độ nặng theo từng cơn. Đầy bụng, bứt rứt kèm theo buồn nôn, đầu choáng váng không ngồi dậy hoặc đi lại được. Miệng đắng, tâm phiền, mặt đỏ, mạch huyền hoạt,lưỡi đỏ, rêu vàng.
Bài thuốc Thiên ma câu đằng ẩm gia giảm:
- Thể bệnh: Do can nhiệt thịnh
- Các vị thuốc: Tang ký sinh, Thạch thuyết minh, Câu đằng, Ngưu tất, Hoàng cầm, Đan bì, Đỗ trọng mỗi vị 12g; Chi tử, mẫu lệ mỗi vị 10g cùng 8g Long cốt.
Bài thuốc Bán hạ bạch truật thiên ma thang:
- Thể bệnh: Do đàm trọc ứ trệ
- Các vị thuốc: Bạch linh, Bạch truật, Trạch tả 12g; Bán hạ, Chỉ thực, Thiên ma, Bán hạ mỗi vị 10g; Cam thảo 6g kèm theo 3 lát Sinh khương.
Chữa rối loạn tiền đình bằng thuốc Tây
Phương pháp điều trị nhanh và không gây ra biến chứng, người bệnh sẽ được bác sĩ kê đơn dùng thuốc Tây để điều trị dứt điểm bệnh. Tùy theo triệu chứng gặp phải bác sĩ có thể chỉ định dùng các loại thuốc khác nhau.
Dưới đây là một số loại thuốc bác sĩ thường kê đơn trong phác đồ điều trị rối loạn tiền đình:
Cinnarizin: Đây là thuốc kháng histamin H1 để kiểm soát các cơn say tàu xe, rối loạn tiền đình, chóng mặt, ù tai, choáng váng. Đối với chứng đau nửa đầu, rối loạn tuần hoàn ngoại biên cũng được sử dụng thuốc này. Cinnarizin gây ra tác dụng phụ buồn ngủ, đau bụng, rối loạn tiêu hóa.
Flunarizine: Người bệnh sử dụng thuốc này để phòng ngừa và làm giảm chứng đau nửa đầu, rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não. Đây là loại thuốc cần được kê đơn của bác sĩ bởi sẽ gây ra một số tác dụng phụ, gia tăng cơn buồn ngủ, trầm cảm, rối loạn tiêu hóa, hệ thần kinh và bệnh Parkinson.
Vinpocetin: Vinpocetin có tác dụng bảo vệ hệ thần kinh được chỉ định trong điều trị các bệnh về mạch máu não, hệ thần kinh, trong đó có bệnh rối loạn tiền đình. Tác dụng phụ của bệnh làm hạ huyết áp, tim đập nhanh. Do đó, bệnh nhân nên uống thuốc sau khi ăn và theo dõi tiến triển của bệnh.
Acetyl-DL-leucine: Dạng hoạt chất này có tác dụng chính trong điều trị rối loạn tiền đình, chóng mặt, đau đầu. Thuốc giúp làm giảm tình trạng chóng mặt, buồn nôn, hoa mắt, đau đầu do tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não do thay đổi thời tiết. Đặc biệt, thuốc chỉ định điều trị các trường hợp chóng mặt không rõ nguyên nhân sau phẫu thuật, sau chấn thương. Acetyl-DL-leucine có tác dụng phụ khi kết hợp với một số loại thuốc khác, do đó cần phải thông báo với bác sĩ nếu có bất thường xảy ra.
Điều chỉnh chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng
Trong phác đồ điều trị rối loạn tiền đình, người bệnh nên bổ sung cho cơ thể các thực phẩm lành mạnh giúp tăng hiệu quả điều trị, rút ngắn thời gian chữa bệnh. Bệnh nhân nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt, chất xơ, axit folic và các vitamin cần thiết như A, C, D, E, B6.
Các loại thực phẩm giàu vitamin thường có trong các loại củ quả, trái cây, hạt và đậu. Bên cạnh đó, các loại thực phẩm giàu dưỡng chất cho hệ thần kinh không thể thiếu trong thịt, cá, sữa, trứng. Người bệnh nên ăn đầy đủ, theo dinh dưỡng mỗi ngày, tránh ăn quá nhiều một loại thực phẩm sẽ giúp người bệnh giảm được các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn,…
Người bệnh trong quá trình điều trị rối loạn tiền đình cũng nên uống đủ 2 – 2,5 lít nước/ngày để tinh thần luôn được tỉnh táo, cơ thể khỏe khoắn, tránh mất nước. Ngoài ra, tuyệt đối không bỏ bữa để cơ thể không bị tụt huyết áp, chóng mặt, mệt mỏi.
Đặc biệt, người bệnh nên tránh những loại thực phẩm sau đây khi điều trị bệnh:
- Thực phẩm giàu chất béo: Các loại chất béo như mỡ động vật, bơ, sữa dừa,… dễ khiến gia tăng cholesterol trong máu gây tắc tĩnh mạch.
- Các chất kích thích: Tuyệt đối không nên sử dụng thuốc lá, cà phê vì các chất kích thích, nicotine có trong thuốc lá sẽ gây ra chứng ù tai, rối loạn tuần hoàn máu cung cấp đến tai.
- Thực phẩm quá mặn, quá ngọt hoặc nước uống có ga: Các thực phẩm nhiều muối, nhiều đường khiến tăng triệu chứng tai trong khiến bệnh trở nên nặng hơn.
- Thực phẩm chứa axit amin Tyramine: Các hoạt chất này thường có trong thịt xông khói, gan gà, rượu vang đỏ,… khiến gia tăng triệu chứng nhức đầu, ù tai, nặng tai.
- Đồ uống có cồn: Rượu, bia và các loại nước có cồn sẽ làm tác động có hại tới hệ thần kinh trung ương, giảm đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi toàn thân.
Bài tập giúp điều trị rối loạn tiền đình
Các bài tập giúp làm giảm thiểu các triệu chứng khó chịu do rối loạn tiền đình gây ra. Do đó, bên cạnh việc sử dụng thuốc, bác sĩ thường khuyên người bệnh thực hiện một số bài tập giúp hỗ trợ điều trị.
Người bệnh có thể tham khảo một số bài tập chữa rối loạn tiền đình hiệu quả dưới đây:
- Động tác vẩy tay: Bài tập vẩy tay giúp hỗ trợ điều trị chóng mặt, tiền đình, thực hiện bằng cách đứng thẳng người, hai chân rộng bằng vai sau đó giơ tay lên trước mặt và vung thật mạnh về phía sau.
- Bài tập luyện mắt: Thực hiện các bài tập cho mắt giúp tăng khả năng tập trung, cải thiện tầm nhìn. Người bệnh nhìn thẳng về phía trước và tập trung tối đa vào vật thể đứng yên, đầu di chuyển sang hai bên với tốc độ chậm nhưng vẫn phải giữ điểm nhìn trước mặt.
- Bài tập nằm nghiêng: Người bệnh trong quá trình điều trị rối loạn tiền đình nên thực hiện động tác này bằng cách quay mặt sang phải góc 45 độ, người thẳng sau đó hạ người từ từ nằm xuống. Đổi bên liên tục để làm giảm các triệu chứng chóng mặt, đau đầu do rối loạn tiền đình.
- Đi bộ hoặc chạy bộ: Người bệnh có thể tự thực hiện chạy bộ và đi bộ từ 15 – 20 phút mỗi ngày cùng các bài tập tay không sẽ giúp tăng cường sức khỏe hệ thần kinh, nâng cao thể chất, sức khỏe. Tập thể dục mỗi sáng còn giúp có một tinh thần sảng khoái, đầu óc minh mẫn, có nhiều năng lượng trong công việc.
- Bài tập yoga: Yoga là bộ môn giúp thư giãn, tăng cường sức khỏe và rèn luyện sự tập trung hiệu quả. Do đó, đây là bài tập phù hợp với những bệnh nhân gặp tình trạng rối loạn tiền đình, đau đầu và các bệnh liên quan tới hệ thần kinh rất tốt.
Ngoài ra, trong phác đồ điều trị rối loạn tiền đình người bệnh có thể thực hiện bài tập duy trì thăng bằng, lắc lư, bài tập toàn thân theo sự hướng dẫn, trợ giúp từ bác sĩ.
Duy trì thói quen sống lành mạnh khi điều trị rối loạn tiền đình
Các thói quen sống không tốt cùng là nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn tiền đình. Do đó, bên cạnh các chế độ ăn, sử dụng thuốc trong điều trị bệnh, bệnh nhân nên tự điều chỉnh các thói quen sống lành mạnh sẽ cải thiện triệu chứng đáng kể.
Người bệnh nên thực hiện các thói quen trong khi điều trị rối loạn tiền đình sau:
- Ngủ đủ giấc – đúng giờ: Người bệnh nên ngủ đủ giấc từ 7 – 8 tiếng/ngày và đi ngủ sớm, tránh thức khuya để cơ thể không bị mất tập trung, hoa mắt chóng mặt, cơ thể bị kiệt sức.
- Ngâm chân bằng nước nóng: Việc ngâm chân giúp cho người rối loạn tiền đình tăng cường lưu thông máu, thải độc và có được chất lượng giấc ngủ cao hơn.
- Kê cao gối khi ngủ: Nên kê gối cao vừa phải để giúp máu tuần hoàn tốt hơn để tránh tắc nghẽn tĩnh mạch, thiếu oxy lên não gây khó thở.
- Nghỉ ngơi khi cảm thấy chóng mặt: Nếu khi đang làm việc xuất hiện tình trạng mất thăng bằng, chóng mặt người bệnh nên nghỉ ngơi tại nơi yên tĩnh, tránh vận động mạnh, trèo cao.
- Không thay đổi tư thế đột ngột: Người bệnh không nên ngồi lâu tại một chỗ hoặc đứng lên, ngồi xuống, thay đổi tư thế quá nhanh sẽ khiến mất thăng bằng, té ngã.
- Phân bổ thời gian nghỉ ngơi: Đối với những người làm việc văn phòng hoặc ngồi làm việc trước máy tính nên đi lại, vận động liên tục hoặc thay đổi hướng nhìn sau 1 – 2 tiếng làm việc.
Các biện pháp điều trị rối loạn tiền đình giúp cải thiện bệnh lý hiệu quả, ngăn ngừa tái phát bệnh và có tinh thần thoải mái, tỉnh táo hơn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện bệnh nhân nên tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để bệnh nhanh khỏi.