Rối Loạn Tiền Đình Ăn Yến Được Không
Yến là thực phẩm bổ dưỡng, có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như bồi bổ cơ thể, tăng cường trí nhớ, nâng cao sức khỏe tim mạch và hệ thần kinh trung ương. Vậy người bị rối loạn tiền đình ăn yến có được không? Thắc mắc này hiện đang nhận được sự quan tâm của đông đảo bệnh nhân.
Bệnh rối loạn tiền đình là gì?
Rối loạn tiền đình là bệnh lý xảy ra khi có sự tổn thương ở dây thần kinh số 8 cũng như các đường kết nối dẫn đến tình trạng sai lệch khi dẫn truyền thông tin. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn thường xuyên bị mất thăng bằng, choáng váng đầu óc, hoa mắt, mất ngủ, ù tai, buồn nôn…
Dây thần kinh số 8 được chia thành hai phần là thần kinh ốc tai và thần kinh tiền đình. Chúng lần lượt đảm nhận các chức năng cảm giác thính giác và cảm giác thăng bằng. Theo cấu tạo, dây thần kinh số 8 sẽ bắt đầu xuất phát từ cầu não và đi vào xướng đá di chuyển đến lỗ ống tai trong. Đây chính là đường dẫn truyền thông tin nhằm điều khiển hoạt động của hệ tiền đình, giúp duy trì khả năng giữ thăng bằng cho cơ thể.
Có hai dạng rối loạn tiền đình là rối loạn tiền đình ngoại biên (chiếm tỷ lệ 90 – 95%) và rối loạn tiền đình trung ương. Bệnh ảnh hưởng chủ yếu đến đối tượng từ 40 tuổi trở lên, người thường xuyên bị căng thẳng, lạm dụng chất kích thích, mất máu quá nhiều. Ngoài ra, các bệnh lý như u não, xuất huyết não, viêm tai giữa, u dây thần kinh số 8, tiểu đường, suy giáp… cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn tiền đình.
Tình trạng mất thăng bằng cùng các triệu chứng liên quan đến bệnh rối loạn tiền đình khiến bệnh nhân có nguy cơ bị té ngã cao. Bệnh không được kiểm soát tốt còn dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như trầm cảm, tai biến, đột quỵ.
Mục tiêu của điều trị rối loạn tiền đình là khắc phục nguyên nhân cùng triệu chứng bệnh. Bên cạnh đó, một số bệnh nhân cần làm vật lý trị liệu và tập luyện phục hồi chức năng kết hợp sử dụng thuốc bác sĩ kê toa. Phẫu thuật là sự lựa chọn sau cùng dành cho những trường hợp không đáp ứng được với các phương pháp điều trị nội khoa.
Trong quá trình chữa rối loạn tiền đình, bệnh nhân được khuyến cáo nên bổ sung đủ nước cho cơ thể để hoạt động trao đổi chất và lưu thông máu lên não diễn ra bình thường. Ngoài ra, cần tăng cường bổ sung các thực phẩm có lợi như cá, rau củ quả tươi, ngũ cốc và cắt giảm chất béo động vật dung nạp để giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu và nâng cao sức khỏe cho hệ thần kinh, giúp cơ thể bớt mệt mỏi.
Yến và giá trị dinh dưỡng của yến
Yến (hay yến sào) là tổ được tạo thành từ nước dãi của con chim yến. Khi tiếp xúc với không khí, nước dãi sẽ đông cứng lại, khô, giòn, có màu trắng đục, cam, nâu hay đỏ và mùi tương tự như lòng trắng trứng gà.
Trong tự nhiên, tổ yến chủ yếu được tìm thấy trên các vách đá, hang động. Ngày nay, nhiều hộ gia đình xây nhà để thu hút chim yến về làm tổ để khai thác nước dãi của chúng. Tổ yến có giá trị kinh tế cao nhờ chứa nhiều chất dinh dưỡng quý giá cho cơ thể.
Theo nghiên cứu, trong tổ yến chứa đến hơn 30 loại nguyên tố vi lượng cùng 18 loại axit amin khác nhau. Ngoài ra, thực phẩm này còn cung cấp các dưỡng chất khác như năng lượng, protein, sắt, kẽm, đồng, crom, natri, canxi, Phenylalanine, Fructoso, Isoleucine, axit sialic, Cystein… Thường xuyên ăn yến mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
- Kích thích sự phát triển trí não ở trẻ em
- Tăng cường chức năng tiêu hóa
- Củng cố sự chắc khỏe của xương khớp
- Bồi bổ khí huyết
- Nâng cao khả năng miễn dịch
- Chống suy nhược cơ thể
- Ổn định huyết áp
- Cải thiện sức khỏe tim mạch…
Với những tác dụng tuyệt vời trên, yến sào thường được sử dụng để bồi bổ cho người có sức khỏe suy yếu, người đang trong quá trình phục hồi sau phẫu thuật, trẻ nhỏ, người lớn tuổi, dân lao động nặng nhọc hoặc đang gặp phải một số vấn đề về sức khỏe.
Rối loạn tiền đình ăn yến được không?
Yến sào là một trong số những thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân bị rối loạn tiền đình. Thực phẩm này bổ sung nhiều dưỡng chất có lợi, giúp hỗ trợ nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Bao gồm:
- Cystein: Làm tăng khả năng dẫn truyền tín hiệu ở các xung thần kinh, giúp cơ thể hấp thụ nguồn vitamin D dồi dào có trong ánh nắng mặt trời tốt hơn.
- Leucine: Chất này có tác dụng ổn định đường huyết, giúp cho quá trình lưu thông máu lên não luôn diễn ra thông suốt.
- Phenylalanine và Axit sialic: Bổ não, kích thích tái tạo các mô thần kinh bị tổn thương, tăng cường khả năng ghi nhớ, củng cố hệ miễn dịch.
- Fructose và Isoleucine: Cung cấp năng lượng, giảm mệt mỏi, cải thiện các triệu chứng đau đầu, chóng mặt và giảm nguy cơ bị trầm cảm cho bệnh nhân.
- Cu, Zn, Brom và các dưỡng chất khác: Nâng cao khả năng miễn dịch, tăng cường chức năng tiêu hóa, chống suy nhược cơ thể, giúp bệnh nhân phục hồi sức khỏe nhanh hơn.
Chính vì những lý do trên, bệnh nhân bị rối loạn tiền đình nên thường xuyên bổ sung yến vào trong thực đơn. Thực phẩm này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ phục hồi và nâng cao sức khỏe tổng thể, qua đó giảm thiểu nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân.
Ăn yến đúng cách khi bị rối loạn tiền đình
Tổ yến có thể dùng để chế biến ra nhiều món ăn bổ dưỡng cho người bị rối loạn tiền đình. Tuy nhiên, việc chế biến và sử dụng thực phẩm này không đúng cách có thể gây thất thoát nguồn chất dinh dưỡng có trong thực phẩm này hoặc khiến tổ yến có vị tanh khó ăn.
Dưới đây là một số vấn đề cần lưu ý khi dùng yến cho người bị rối loạn tiền đình:
- Ngâm yến vào nước khoảng 20 – 30 phút cho mềm trước khi chế biến. Đối với tổ yến thô nguyên chất, bạn cần nhặt sạch lông và tạp chất nên sẽ mất thời gian hơn.
- Yến chứa nhiều chất dinh dưỡng nên mỗi tuần bệnh nhân chỉ nên ăn khoảng 2 – 3 lần. Mỗi lần dùng không quá 3 – 5g.
- Tổ yến thường được chế biến theo hình thức chưng cách thủy hoặc thêm vào cháo. Không đun nấu trực tiếp ở nhiệt độ cao gây thất thoát chất dinh dưỡng.
- Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu không nên ăn yến.
- Để thay đổi khẩu vị và nâng cao hiệu quả khi dùng yến, bạn có thể sử dụng thêm các nguyên liệu khác trong món yến chưng, chẳng hạn như long nhãn, táo đỏ, hạt sen, kỷ tử…
- Đậy kín nắp thố khi chưng yến để các chất dinh dưỡng không bị bay ra ngoài theo hơi nước.
- Ăn yến khi bụng đang trống rỗng để các dưỡng chất được hấp thụ tối đa. Tốt nhất là vào buổi sáng khi mới thức dậy.
Một số món ăn ngon từ yến tốt cho người rối loạn tiền đình
Yến thường được chế biến theo hình thức chưng. Một số người lại thích ăn súp hay cháo yến. Tùy theo sở thích của bệnh nhân bị rối loạn tiền đình mà lựa chọn hình thức chế biến cho phù hợp.
Dưới đây là một số món ăn từ tổ yến ngon miệng, dễ chế biến nhưng đặc biệt tốt cho người rối loạn tiền đình.
1. Yến chưng táo đỏ, long nhãn
+ Nguyên liệu:
- 1 tổ yến khoảng 10g
- Táo đỏ: 1 lạng
- Long nhãn: 25g
- Đường phèn: 50g
- Gừng: 5g
+ Cách chế biến:
- Các nguyên liệu gồm tổ yến, táo đỏ, long nhãn ngâm riêng từng thứ cho mềm
- Đem tổ yến xé nhỏ để các sợi tơi ra và không còn dính cục. Táo đỏ bỏ vào nồi nấu với một ít nước đến khi nở mềm.
- Tiếp theo, bạn bỏ tất cả các nguyên liệu đã sơ chế vào trong thố với nước nấu táo đỏ.
- Bỏ thố vào trong nồi nước chưng cách thủy. Khi nước sôi, vặn nhỏ lửa và để thêm 20 phút nữa.
- Dùng ngay khi còn nóng hoặc bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh rồi ăn hết trong vòng 1 – 2 ngày.
2. Yến chưng sữa tươi
+ Nguyên liệu:
- 1 tai yến tinh chế
- 2 bịch sữa tươi có đường
+ Cách chế biến:
- Yến ngâm trong nước lọc cho nở mềm. Đối với tổ yến thô thì cần nhặt sạch lông cũng như tạp chất.
- Cho yến với sữa tươi vào một cái thố hay chén sành.
- Chưng cách thủy hỗn hợp trong 20 – 30 phút sao cho sợi yến nở ra là được.
- Tắt bếp, ăn khi còn nóng hoặc để nguội trước khi dùng.
- Sử dụng món ăn này mỗi tuần 2 lần để cải thiện các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình.
3. Súp yến bồ câu
+ Nguyên liệu:
- Tổ yến: 1 cái
- Bồ câu non: 1 con
- 50g hạt sen
- 100g thịt nạc lợn bằm nhuyễn
+ Cách chế biến:
- Bồ câu làm sạch lông và bỏ nội tạng
- Yến ngâm khoảng 20 phút cho mềm
- Hạt sen ngâm nước khoảng 1 tiếng
- Tiếp theo, bạn cho hạt sen, bồ câu và thịt vào trong nồi hầm khoảng 2,5 tiếng
- Sau đó mới bỏ tổ yến vào nấu thêm 10 phút nữa. nêm thêm chút muối cho món ăn thêm đậm đà.
- Bệnh nhân bị rối loạn tiền đình nên dùng món ăn khi còn nóng để bồi bổ sức khỏe, tăng lưu lượng máu trong não.
4. Yến sào tiềm thuốc bắc cho người bệnh rối loạn tiền đình
+ Nguyên liệu:
- Tổ yến: 1 cái 10g
- Gà ác 1 con nhỏ
- Gói thuốc bắc
- Vỏ quýt khô: 3 miếng
- Tịt xá xíu: 5 miếng.
+ Cách chế biến:
- Vỏ quýt, tổ yến ngâm nở
- Gà ác làm sạch lông, mổ bụng và bỏ nội tạng
- Trừ tổ yến, bạn xếp gà vào tô sứ rồi cho tất cả các nguyên liệu còn lại vào
- Chưng cách thủy trong 1 tiếng mới bỏ tổ yến vào
- Tiếp tục chưng thêm 20 phút nữa là có thể lấy ra thưởng thức.
Bài viết trên đây vừa giúp bạn giải đáp thắc mắc “rối loạn tiền đình ăn yến được không?”. Bệnh nhân có thể ăn được yến nhưng cần chế biến và sử dụng đúng cách để hấp thụ được tối đa lượng chất dinh dưỡng có lợi từ thực phẩm, góp phần đẩy lùi bệnh một cách tự nhiên. Mặc dù vậy, cần lưu ý rằng ăn yến rất tốt nhưng không nên lạm dụng quá mức. Bạn cần bổ sung đa dạng các loại thực phẩm trong thực đơn để cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể.
Có thể bạn quan tâm