Bệnh nhân mắc chứng rối loạn tiền đình được khuyến cáo nên duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý để hỗ trợ điều trị và cải thiện triệu chứng bệnh một cách tự nhiên. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ bị rối loạn tiền đình nên ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi bệnh.
Bị rối loạn tiền đình nên ăn gì?
Nhiều thực phẩm được xem là phương thuốc tự nhiên cho người bị rối loạn tiền đình. Chúng có thể giúp cải thiện triệu chứng bệnh một cách tự nhiên mà không gây tác dụng phụ cho cơ thể. Dưới đây là danh sách các thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân.
1. Ăn đậu nành tốt cho người bị rối loạn tiền đình
Tình trạng tổn thương, lão hóa ở các tế bào thần kinh trung ương có thể dẫn đến rối loạn tiền đình. Đậu nành với nguồn vitamin K và omega 3 phong phú có thể giúp chống oxy hóa, tiêu diệt gốc tự do có hại cho não bộ và thần kinh, ức chế phản ứng viêm.
Omega 3 còn là một chất béo lành mạnh có ích cho sức khỏe tim mạch. Nó giúp ổn định quá trình lưu thông máu lên não, cải thiện tình trạng hoa mắt, đau đầu cùng các dấu hiệu bất thường khác do rối loạn tiền đình gây ra.
Với tác dụng tuyệt vời trên, người bị rối loạn tiền đình được khuyến cáo nên thường xuyên ăn đậu nành. Có thể bổ sung thực phẩm này vào chế độ ăn dưới các hình thức như:
Ăn trực tiếp hạt đã được rang hoặc luộc chín.
Xay hạt làm sữa uống
Dùng các chế phẩm như đậu hũ non, đậu phụ, tàu hũ.
Đậu nành dù tốt nhưng người bệnh nên tránh ăn cùng lúc với trứng gà hoặc sử dụng gần thời điểm uống một số loại thuốc kháng sinh ( Tetracycline hay Erythromycine,…). Chúng có thể tương tác gây ra phản ứng phụ có hại cho cơ thể.
2. Trái cây có múi
Người bị rối loạn tiền đình cũng nên thường xuyên ăn các loại trái cây có múi. Bao gồm:
Cam
Quýt
Bưởi
Chanh
Các loại trái cây trên đều chứa nguồn vitamin C dồi dào. Chất này tham gia vào quá trình chống viêm, củng cố hệ miễn dịch, tiêu diệt các tác nhân có hại cho thần kinh, cải thiện tuần hoàn máu và giúp nâng cao sức khỏe tim mạch.
Ngoài ra, trái cây có múi còn giúp thanh nhiệt, tiêu độc, giảm mệt mỏi. Chúng cũng giúp bổ sung nhiều sắt và chất xơ có tác dụng làm tăng lưu lượng máu trong cơ thể, giảm nguy cơ bị thiếu máu não và đẩy nhanh quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể.
Lưu ý khi ăn trái cây có múi:
Ăn trực tiếp cả múi thay vì chỉ uống nước ép sẽ giúp cơ thể thu được nhiều chất dinh dưỡng hơn.
Hầu hết các loại trái cây có múi đều chứa nhiều axit. Bạn không nên ăn lúc đói bụng. Cần súc miệng kỹ sau khi ăn để axit không gây hại cho men răng.
Các loại cam, quýt hay bưởi ngọt lại có nhiều đường. Bệnh nhân bị tiểu đường hoặc có đường huyết cao không nên ăn quá nhiều.
Không ăn hoa quả có múi vào buổi tối vì thành phần vitamin C có thể khiến bạn tỉnh táo, khó ngủ.
3. Rau cải bó xôi
Nếu đang thắc mắc “bị rối loạn tiền đình nên ăn gì?”, bạn không nên bỏ qua cải bó xôi. . Loại trái cây này đặc biệt chứa nhiều magie. Chất này đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ thần kinh và cơ bắp, đồng thời cải thiện nhanh các triệu chứng chóng mặt, đau nặng đầu do bệnh rối loạn tiền đình gây ra.
Bên cạnh đó, cải bó xôi còn cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe bệnh nhân như:
Sắt: Làm tăng lưu lượng máu trong não
Vitamin A, C: Tăng khả năng miễn dịch, bảo vệ các tế bào thần kinh.
Vitamin E: Chống oxy hóa, tiêu diệt gốc tự do có hại cho hệ thần kinh trung ương.
*Lưu ý: Bệnh nhân bị gout không nên ăn nhiều cải bó xôi. Loại rau này chứa hàm lượng cao purine. Chất này khi được hấp thụ sẽ làm tăng axit uric trong máu dẫn đến bệnh gout.
4. Bị rối loạn tiền đình nên ăn các thực phẩm giàu axit folic
Các thực phẩm chứa nhiều axit folic được khuyến cáo sử dụng thường xuyên trong chế độ ăn cho người bị rối loạn tiền đình. Chất này tham gia vào quá trình xây dựng ống thần kinh và ngăn ngừa các khiếm khuyết ở tiền đình. Cơ thể được bổ sung đầy đủ axit folic cũng giúp bệnh nhân khắc phục các vấn đề về thăng bằng, nhất là ở những người bệnh cao tuổi.
Bệnh nhân có thể thêm các thực phẩm sau vào thực đơn để bổ sung axit folic cho cơ thể:
Các loại rau có lá màu xanh đậm
Đậu bắp
Măng tây
Hạnh nhân
Các loại đậu
Hướng dương
Đậu phộng
Hoa quả có múi…
5. Nấm tốt cho người bị rối loạn tiền đình
Các loại nấm như nấm hương, nấm đông cô, nấm tuyết, nấm mèo… đều tốt cho người bị rối loạn tiền đình. Thực phẩm này cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi cho bệnh bị rối loạn tiền đình. Bao gồm:
Vitamin nhóm B (B2, B3, B5): Giảm căng thẳng, lo âu, qua đó cải thiện tình trạng đau đầu cho bệnh nhân.
Choline: Tăng cường trí nhớ, cải thiện chất lượng giấc ngủ
Vitamin C: Chống lão hóa, chữa lành tổn thương cho thần kinh trung ương và tiền đình.
Kali: Điều hòa huyết áp, cảo thiện sức khỏe tim mạch, qua đó ổn định quá trình lưu thông, tuần hoàn máu lên não.
6. Bị rối loạn tiền đình nên ăn gì? – Bông cải xanh
Bông cải xanh chính là một trong những loại rau tốt nhất cho bệnh nhân bị rối loạn tiền đình. Sở hữu nguồn chất chống oxy hóa dồi dào, bông cải xanh có khả năng bảo vệ mắt và các tế bào thần kinh.
Trong khi đó, thành phần vitamin K được tìm thấy trong thực phẩm này lại tham gia vào quá trình vận chuyển máu, điều hòa huyết áp, ngăn ngừa thiếu máu và oxy ở não bộ, giảm nguy cơ bị đột quỵ. Thường xuyên ăn bông cải xanh sẽ bệnh nhân bị rối loạn tiền đình cải thiện được lưu lượng máu trong não, qua đó giảm thiểu đáng kể các triệu chứng choáng váng, đau đầu, hoa mắt, mất thăng bằng do bệnh gây ra.
Khi ăn bông cải xanh, bạn nên dùng cả cuống. Nghiên cứu cho thấy, bộ phận này cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng không thua kém gì so với bông cải.
7. Thực phẩm giàu vitamin C
Ngoài trái cây có múi, các thực phẩm chứa nhiều vitamin C khác như dâu tây, kiwi, rau lá xanh, đu đủ, dứa… cũng rất cần thiết cho chế độ ăn của người bị rối loạn tiền đình. Một thử nghiệm được tiến hành trên những bệnh nhân mắc căn bệnh này cho thấy, việc dung nạp 600mg vitamin C/ngày cùng với một số hợp chất khác trong 8 tuần liên tục đã giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng đau, đầu, chóng mặt, mệt mỏi do bệnh gây ra.
8. Bị rối loạn tiền đình nên ăn khoai tây
Khoai tây không chỉ tốt cho tiêu hóa mà còn bổ sung nhiều dưỡng chất tốt cho quá trình điều trị rối loạn tiền đình. Bao gồm:
Vitamin A, C: Giảm căng thẳng thần kinh, làm giãn nở mạch máu để đưa máu lên não nhiều hơn. Điều này giúp cải thiện chức năng hoạt động của não bộ và kích thích tái tạo tổn thương ở dây thần kinh cũng như vùng tiền đình.
Kukoamine: Ổn định huyết áp, cải thiện các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, giúp bệnh nhân giữ thăng bằng tốt hơn.
Khi ăn khoai tây, người bệnh nên lựa chọn những củ còn tươi, ngon. Tránh ăn khoai có vỏ màu xanh hoặc đang mọc mầm dẫn đến ngộ độc.
9. Cà chua – Thực phẩm tốt cho người bị rối loạn tiền đình
Cà chua cũng nằm trong danh sách các thực phẩm người bị rối loạn tiền đình nên ăn thường xuyên. Thực phẩm này chứa nhiều vitamin A, C và solanine. Chúng có tác dụng cải thiện thị lực, ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng, cải thiện tình trạng thiếu máu não, giảm huyết áp, ổn định đường huyết cho người bệnh.
Thường xuyên sử dụng cà chua trong thực đơn cũng giúp bệnh nhân giảm nhẹ được các triệu chứng buồn nôn, ói mửa, chóng mặt do ảnh hưởng của bệnh rối loạn tiền đình.
10. Thực phẩm giàu vitamin D
Bổ sung đầy đủ vitamin D sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ bị xơ cứng tai cho bệnh nhân bị rối loạn tiền đình. Bên cạnh đó, loại vitamin này còn có tác dụng tăng cường hấp thụ canxi, cải thiện khả năng miễn dịch, qua đó nâng cao hiệu quả của phác đồ điều trị rối loạn tiền đình.
Vitamin D được tìm thấy nhiều trong các thực phẩm sau:
Sữa và các sản phẩm từ sữa
Trứng
Ngũ cốc
Đậu nành
Cá
Trứng
Các loại nấm.
Người bị rối loạn tiền đình nên kiêng gì?
Một số thực phẩm không tốt cho bệnh nhân bị rối loạn tiền đình. Chúng có thể làm tăng nặng các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Người bệnh nên tránh sử dụng các loại đồ ăn, thức uống sau:
Thịt đỏ
Thịt mỡ hay nội tạng động vật
Các món ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ
Thức ăn nhanh
Rau củ quả hay trái cây đóng hộp chứa nhiều chất bảo quản độc hại.
Kem sữa bò
Nước ngọt, đường, bánh kẹo ngọt
Thức ăn mặn
Thực phẩm chế biến sẵn: Mì ăn liền, xúc xích, dăm bông…
Các vấn đề cần kiêng kỵ trong sinh hoạt hàng ngày khi bị rối loạn tiền đình
Ngoài việc tìm hiểu kỹ bị rối loạn tiền đình nên ăn gì và kiêng gì thì trong sinh hoạt hàng ngày, người bệnh cũng cần lưu ý những vấn đề sau:
Uống nhiều nước
Kiêng sử dụng các chất kích thích như cà phê, bia rượu.
Không hút thuốc lá
Tránh stress, căng thẳng có thể làm các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình tăng nặng.
Không sử dụng quá nhiều muối, đường khi chế biến thức ăn.
Tránh gối đầu quá cao khi ngủ.
Đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc mỗi ngày.
Kiểm soát tốt cân nặng và các bệnh lý mãn tính có ảnh hưởng đến tuần hoàn máu lên não, chẳng hạn như huyết áp thấp, tiểu đường, xơ vữa mạch máu não, tăng lipid trong máu.