Mẹ Bầu Mất Ngủ Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi
Mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm mức độ nghiêm trọng của tình trạng mất ngủ và tình trạng sức khỏe của mẹ. Điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ chuyên môn và có kế hoạch xử lý, chăm sóc phù hợp để đảm bảo sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của bé.
Tổng quan về giấc ngủ khi mang thai
Mang thai là thời điểm có nhiều sự thay đổi trong cơ thể. Điều này có thể gây căng thẳng, mất ngủ và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Mất ngủ khi mang thai có thể dẫn đến mệt mỏi, uể oải, thiếu sức sống và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của mẹ. Tuy nhiên, mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi không? Xác định các rủi ro là cách tốt nhất để xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp nhằm đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển bình thường của trẻ.
Đối với nhiều phụ nữ mang thai, giấc ngủ có thể bị ảnh hưởng khi thai nhi phát triển gây áp lực lên cơ hoành, tăng tần suất đi tiểu, gây trào ngược dạ dày thực quản hoặc hội chứng chân không yên. Khi quá trình mang thai tiến triển và kích thước tử cung tăng lên, nhiều phụ nữ có thể không cảm thấy thoải mái khi ở trên giường, điều này gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Điều quan trọng là phải ưu tiên giấc ngủ khi mang thai để tránh các biến chứng có thể xảy ra, chẳng hạn như cao huyết áp, tiểu đường thai kỳ, chuyển dạ lâu và tỷ lệ sinh mổ cao. Nếu cảm thấy khó ngủ khi mang thai, hãy trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể. Bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp hít thở, thay đổi thói quen ngủ cũng như kê đơn thuốc phù hợp để cải thiện giấc ngủ.
Mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi không – Chuyên gia giải đáp
Thai nhi đang phát triển cần nguồn cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, bao gồm cả nguồn oxy. Khi giấc ngủ bị gián đoạn, đặc biệt là khi lưu lượng máu đến nhau thai bị tổn hại, có thể dẫn đến những hậu quả đáng kể.
Bà bầu ngủ không đủ giấc hoặc ngủ chập chờn không sâu giấc có thể gây giảm lượng hormone tăng trưởng được tiết ra, điều này có thể gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của thai nhi. Mất ngủ ở thai phụ có thể gây suy giảm nồng độ oxy ở mẹ và gây nguy hiểm cho thai nhi. Khi lượng oxy của mẹ xuống thấp, thai nhi sẽ phản ứng với sự giảm tốc độ của nhịp tim và nhiễm toan. Lưu lượng máu đến thai nhi ở mức cao nhất trong khi ngủ và nồng độ oxy sẽ giảm xuống khi mất ngủ hoặc ngừng thở khi ngủ.
Bên cạnh đó, mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi theo một số cách sau:
- Nhẹ cân: Mất ngủ dẫn đến căng thẳng và tình trạng nhẹ cân ở trẻ. Mất ngủ kinh niên gây cản trở lưu lượng máu đến thai nhi, có nghĩa là cắt đứt nguồn dinh dưỡng nuôi dưỡng em bé, khiến thai nhi phát triển không đầy đủ và nhẹ cân khi sinh.
- Suy giảm chức năng não: Bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu có thể gây ảnh hưởng đến chức năng não của bé. Mất ngủ khiến các hormone căng thẳng tăng lên, điều này khiến não của bé không hoàn thiện cũng như chỉ số thông minh thấp sau khi chào đời.
- Rối loạn tâm thần: Mất ngủ gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của mé và sự phát triển thần kinh của bé. Mất ngủ khiến não của trẻ phát triển không đúng cách, dẫn đến một số rối loạn thần kinh, chẳng hạn như rối loạn tăng động giảm sự chú ý. Đôi khi, các rối loạn này cũng khiến trẻ phát triển chứng tự kỷ và tâm thần phân liệt.
Bà bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi theo nhiều cách khác nhau. Do đó, nếu bị mất ngủ, khó ngủ, ngủ không yên giấc, bà bầu nên đến bệnh viện để được chẩn đoán, điều trị hợp lý.
Biến chứng của mất ngủ đối với thai phụ
Ngủ không ngon giấc có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, ngoài ra cũng có thể gây tác động xấu đến sức khỏe của thai phụ. Mất ngủ có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến các biến chứng, chẳng hạn như tăng huyết áp, tiểu đường thai kỳ và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Cụ thể, một số biến chứng sức khỏe khi bà bầu bị mất ngủ bao gồm:
1. Tiền sản giật
Mất ngủ có thể dẫn đến căng thẳng, khiến tim bơm nhiều máu hơn đến các cơ để chuẩn bị cho các vấn đề sức khỏe liên quan. Các phản ứng này có thể dẫn đến huyết áp cao. Cụ thể, khi nhịp tim của bà bầu tăng liên tục sẽ dẫn đến huyết áp cao hoặc tiền sản giật.
Tiền sản giật gây ảnh hưởng đến lưu lượng máu truyền qua nhau thai. Điều này có nghị là cơ thể bà bầu sẽ lấy đi oxy và các chất dinh dưỡng quan trọng của thai nhi. Các triệu chứng phổ biến của tiền sản giật bao gồm:
- Khó thở
- Tầm mắt mờ
- Đau ở bụng trên hoặc vai
- Buồn nôn và nôn
- Tăng cân đột ngột
- Sưng tấy ở tay hoặc mặt
- Cảm thấy lâng lâng
Hầu hết phụ nữ tiền sản giật có thể sinh con khỏe mạnh và an toàn. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng hơn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của em bé.
2. Tăng huyết áp
Về vấn đề mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi không, các bác sĩ ước tính, có khoảng 10% phụ nữ mang thai bị mất ngủ có các triệu chứng tăng huyết áp. Tăng huyết áp trong thai kỳ là một tình trạng riêng biệt nhưng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm ảnh hưởng đến sự phát của thai nhi.
Ngưng thở khi ngủ có thể liên quan đến vấn đề tăng huyết áp. Các đợt tăng huyết áp khi ngừng thở sẽ làm thay đổi bên trong mạch máu và làm tăng huyết áp tổng thể. Điều này có thể làm giảm lượng máu do tim bơm và giảm cung lượng tim. Do đó, lưu lượng máu giàu oxy đến thai nhi có thể bị ảnh hưởng và dẫn đến nhiều rủi ro liên quan.
Cao huyết áp trong thai kỳ được chẩn đoán và điều trị bởi bác sĩ có chuyên môn. Thai phụ thường được đề nghị nhập viện, theo dõi và kiểm soát các triệu chứng nghiêm trọng. Đôi khi bác sĩ cũng có thể đề nghị siêu âm để ghi lại nhịp tim của bé nhằm có kế hoạch chăm sóc sức khỏe tốt nhất.
3. Tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ là bệnh tiểu đường được chẩn đoán trong khi mang thai. Tương tự với các loại bệnh tiểu đường khác, bệnh tiểu đường thai kỳ gây ảnh hưởng đến các tế bào sử dụng đường, dẫn đến lượng đường trong máu cao. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Trong một số trường hợp rối loạn giấc ngủ khi mang thai, mẹ bầu có thể ngủ ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ. Thói quen ngủ ngáy có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ. Với chứng ngưng thở khi ngủ, có ít nhất 15 lần gián đoạn nhịp thở mỗi giờ ngủ. Bên cạnh đó, bà bầu bị mất ngủ, giấc ngủ ngắn hoặc thường xuyên thức giấc quá sớm, có mức đường huyết cao, điều này cũng có thể dẫn đến tiểu đường thai kỳ.
Tiểu đường thai kỳ cần được chăm sóc và kiểm soát phù hợp. Lượng đường trong máu cao có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé.
4. Tăng huyết áp động mạch phổi
Tăng huyết áp động mạch phổi là một loại cao huyết áp ảnh hưởng đến các động mạch trong phổi và phía bên phải của tim. Tổn thương này làm chậm lưu lượng máu qua phổi, điều này khiến tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu qua phổi. Các hoạt động này có thể khiến cơ tim trở nên suy yếu và kém hoạt động.
Các triệu chứng và dấu hiệu tăng huyết áp động mạch phổi bao gồm:
- Môi và da xanh
- Đau hoặc tức ngực
- Chóng mặt và tức ngực
- Mạch đập nhanh hoặc tim đập thình thịch
- Khó thở bắt đầu khi tập thể dục và được cải thiện khi nghỉ ngơi
- Sưng phù ở mắt cá chân, chân và vùng bụng
Có nhiều nguyên nhân và yếu tố rủi ro dẫn đến tăng huyết áp động mạch phổi. Trong đó rối loạn giấc ngủ, mất ngủ kinh niên là một trong những yếu tố dẫn đến tình trạng này. Hiện tại, không có biện pháp điều trị chứng tăng huyết áp động mạch phổi, tuy nhiên bà bầu được khuyến cáo đến bệnh viện để chẩn đoán, điều trị phù hợp. Có nhiều biện pháp khác nhau có thể kiểm soát các triệu chứng, làm chậm sự phát triển của bệnh cũng như ngăn ngừa các tổn thương ảnh hưởng đến thai nhi.
5. Sinh non
Mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi, làm tăng nguy cơ sảy thai trước tuần thứ sáu hoặc sinh non, chuyển dạ sớm nếu bà bầu mất ngủ trong 3 tháng cuối. Hầu hết các trẻ sinh non đều phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên bà bầu mất ngủ trong suốt thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé khi lớn lên, chẳng hạn như dẫn đến một số vấn đề về tim mạch.
Do đó, nếu bị mất ngủ hoặc khó ngủ kéo dài, bà bầu nên thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Mất ngủ khi mang thai phải làm sao?
Mất ngủ khi mang thai là một tình trạng phổ biến, liên quan đến việc khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc hoặc thường xuyên thức dậy vào sáng sớm. Nhiều nghiên cứu cho biết, mất ngủ cần được can thiệp càng sớm càng tốt để tránh các rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Bởi vì các loại thuốc điều trị mất ngủ thường không được khuyến khích trong thai kỳ, do đó bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp tự nhiên để cải thiện chất lượng giấc ngủ. Một số biện pháp tăng cường giấc ngủ cho phụ nữ mang thai như sau:
1. Tập yoga chữa mất ngủ
Yoga chữa mất ngủ là một biện pháp phổ biến và an toàn đối với phụ nữ mang thai. Hãy cân nhắc tham gia một nhóm tập yoga với hướng dẫn viên khi mang thai 3 tháng giữa. Điều này có thể giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh chóng, sâu hơn và chất lượng hơn. Bên cạnh đó, tập yoga khi mang thai cũng mang đến nhiều lợi ích sức khỏe, chẳng hạn như tăng cường sức khỏe thể chất, phòng ngừa các biến chứng thai kỳ và sinh con khỏe mạnh hơn.
Một số động tác yoga chữa mất ngủ cho bà bầu bao gồm:
- Hít thở: Bà bầu sẽ được khuyến khích tập trung vào hơi thở, hít vào và thở ra chậm rãi bằng mũi. Điều này có thể giúp bạn kiểm soát tình trạng khó thở cũng như ngưng thở khi ngủ lúc mang thai.
- Kéo dài nhẹ nhàng: Các động tác kéo dài nhẹ nhàng các vùng khác nhau của cơ thể, chẳng hạn như cổ, cánh tay, có thể giúp thư giãn, giảm căng thẳng và phòng ngừa các rủi ro liên quan.
- Huấn luyện các tư thế: Huấn luyện viên yoga sẽ hướng dẫn bạn tư thế đứng, ngồi hoặc nhẹ nhàng di chuyển trên mặt đất để phát triển sức mạnh, sự linh hoạt và khả năng giữa thăng bằng của bà bầu.
- Hạ nhiệt và thư giãn: Sau khi thực hiện các động tác yoga, bà bầu sẽ được hướng dẫn thư giãn để phục hồi nhịp tim và nhịp thở. Điều này giúp bà bầu chú ý đến cảm giác, suy nghĩ cũng như giúp mang lại trạng thái nhận thức, bình tĩnh nội tâm.
Có nhiều phong cách yoga điều trị mất ngủ khác nhau ở bà bầu. Điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ cũng như tập yoga dưới sự hướng dẫn của huấn luyện viên để đạt hiệu quả tốt nhất.
2. Massage chữa mất ngủ
Liệu pháp massage có tác động tích cực đến cảm giác căng thẳng, tâm trạng và giấc ngủ ở phụ nữ mang thai. Một số đánh giá cho thấy, phụ nữ mang thai tham gia vào các chương trình massage và thư giãn có chất lượng giấc ngủ tốt hơn cũng như ít khi bị gián đoạn giấc ngủ.
Bà bầu có thể được massage bất cứ lúc nào trong thai kỳ. Tuy nhiên các bác sĩ khuyến cáo, bà bầu chỉ nên thực hiện massage sau 3 tháng đầu để đảm bảo lưu lượng máu đến thai nhi và tránh các rủi ro liên quan.
Một số phụ nữ chống chỉ định với liệu pháp massage, bao gồm:
- Huyết áp cao khi mang thai
- Có nguy cơ biến chứng thai kỳ cao, chẳng hạn như bệnh tim hoặc tiền sản giật
- Đã từng cấy ghép nội tạng
- Có chấn thương hoặc phẫu thuật trong thời gian gần
Massage chữa mất ngủ ở phụ nữ mang thai cần được thực hiện bởi người có chuyên môn. Điều này nhằm đảm bảo hiệu quả điều trị mất ngủ cũng như ngăn ngừa các rủi ro liên quan.
3. Chữa mất ngủ bằng châm cứu
Châm cứu được sử dụng để điều trị một loạt các vấn đề liên quan đến thai kỳ. Thông thường châm cứu được chỉ định khi:
- Mất ngủ, khó ngủ, ngủ chập chờn không sâu giấc
- Đau vùng lưng dưới
- Đau xương chậu
- Đau đầu
- Ợ nóng
- Buồn nôn và nôn
- Lo lắng, căng thẳng quá mức
- Trầm cảm, khó đi vào giấc ngủ
Một số nghiên cứu cho thấy, châm cứu có thể cải thiện đáng kể chất lượng giấc ngủ ở phụ nữ mang thai. Châm cứu có thể tăng cường lượng melatonin trong cơ thể. Melatonin là một chất tiết ra tự nhiên trong cơ thể, giúp thư giãn, dễ ngủ và ngăn ngừa các tổn thương ảnh hưởng đến thai nhi.
Ngoài việc cải thiện chất lượng giấc ngủ, nồng độ melatonin tăng lên cùng mang lại nhiều lợi ích cho thai nhi, đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển não bộ của thai nhi và ngăn ngừa các rối loạn thần kinh sau sinh.
Châm cứu cần được thực hiện bởi người có chuyên môn và được chỉ định bởi bác sĩ Đông y. Do đó, nếu muốn châm cứu điều trị mất ngủ, bà bầu nên đến các cơ sở Đông y uy tín, chẳng hạn như Trung tâm Thuốc dân tộc, để được hướng dẫn cụ thể.
4. Liệu pháp hành vi nhận thức
Liệu pháp hành vi nhận thức mang lại hiệu quả cao trong việc giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Biện pháp này hướng dẫn các cá nhân thay đổi khuôn mẫu về các suy nghĩ tiêu cực và hướng dẫn bà bầu về lối sống tích cực, từ đó cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Một số nghiên cứu cho thấy, liệu pháp hành vi nhận thức dẫn đến nhiều thay đổi đáng kể đến chất lượng giấc ngủ ở phụ nữ mang thai. Theo các báo cáo, liệu pháp hành vi nhận thức có giấc ngủ chất lượng hơn và ít có nguy cơ cần sử dụng thuốc ngủ. Ngoài ra, liệu pháp này cũng giúp làm giảm nguy cơ rối loạn tâm trạng sau sinh cũng như trầm cảm vì lo lắng.
5. Xây dựng thói quen ngủ lành mạnh
Việc xây dựng thói quen ngủ lành mạnh là cách tốt nhất để có giấc ngủ chất lượng, hạn chế các rủi ro sức khỏe và đảm bảo sự phát triển của thai nhi. Bà bầu được khuyến khích thiết lập môi trường ngủ chất lượng, chẳng hạn như:
- Giữ phòng ngủ tốt, mát mẻ và yên tĩnh.
- Loại bỏ các thiết bị điện tử ra khỏi phòng ngủ và tránh sử dụng máy tính, thiết bị điện tử trước khi ngủ.
- Cố gắng đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày.
- Tránh ăn thức ăn cay hoặc đồ chiên vào buổi tối. Ngoài ra, hạn chế sử dụng chất lỏng hoặc uống nhiều nước trước khi đi ngủ.
- Tập thể dục thường xuyên, 30 phút mỗi ngày, tuy nhiên cố gắng tập thể dục ít nhất 4 giờ trước khi đi ngủ.
- Tránh tiêu thụ caffeine và nicotine trước khi đi ngủ.
- Nếu khó ngủ vào ban đêm, bạn có thể ngủ trưa vào ban ngày. Tuy nhiên không ngủ trưa sau 3 giờ chiều và không quá 20 phút mỗi lần.
- Ngủ nghiêng về bên trái, đầu gối và hong cong. Kê một chiếc gối ở giữa hai chân để tránh gây tổn thương đến thắt lưng và hông.
Mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi cũng như tăng nguy cơ mắc các biến chứng trong thai kỳ. Do đó, nếu bị khó ngủ hoặc mất ngủ, bà bầu nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Tham khảo thêm: