Liệt Dây Thần Kinh Số 7

Tác giả: Cập nhật: 3:53 pm , 30/07/2024

Liệt dây thần kinh số 7 là loại bệnh không loại trừ bất cứ ai, bất cứ độ tuổi hay giới tính. Có nhiều người sau một đêm ngủ dậy thấy miệng bị méo, uống nước bị chảy ra ngoài, mắt nhắm không thể kín… có khả năng dây thần kinh số 7 bị liệt. Vậy đâu là nguyên nhân chính gây ra bệnh? Bệnh này có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Địa chỉ khám chữa bệnh uy tín hiện này ở đâu? Tất cả sẽ có trong bài viết sau đây.

Liệt dây thần kinh số 7 là gì? 

Dây thần kinh số 7 còn được biết đến là dây chi phối hoạt động của cơ mặt, nó bao gồm 7 trung ương và 7 ngoại biên. 

  • Liệt dây thần kinh số 7 ngoại (liệt mặt ngoại biên) là tình trạng mất vận động hoàn toàn hoặc một phần các cơ trên nửa mặt.
  • Liệt dây thần kinh số 7 trung ương tương tự như liệt 7 ngoại biên nhưng người bệnh sẽ bị nặng hơn là có thể liệt chân tay, đột quỵ, các di chứng nặng nề.
Liệt dây thần kinh số 7 gây méo miệng, liệt mặt
Liệt dây thần kinh số 7 gây méo miệng, liệt mặt

Vì thế người bệnh cần phân biệt rõ ràng với tình trạng liệt mặt trung ương do tổn thương não gây ra. Thông thường, liệt dây thần kinh số 7 có một số dấu hiệu cơ bản sau đây:

  • Khuôn mặt tự bị xệ hoặc sờ thấy cứng một cách bất thường.
  • Miệng bị méo, lệch hẳn sang một bên.
  • Mắt khi nhắm không thể khép kín.
  • Khi uống nước thường bị tràn ra ngoài.
  • Mặt bị tê một cách đột ngột, một bên mặt yếu hẳn đi.
  • Khó cười, khó nói chuyện, đau nhức trong tai, đau đầu như búa bổ.
  • Vị giác bỗng kém hẳn đi.
  • Đặc biệt hơn, những người mắc bệnh này thường có nước mắt và nước miếng tiết ra rất nhiều.
Liệt VII là căn bệnh phổ biến đứng đầu về các bệnh của dây thần kinh mặt
Liệt VII là căn bệnh phổ biến đứng đầu về các bệnh của dây thần kinh mặt

Ngoài ra, bạn đọc cũng nên biết thêm một lưu ý là bệnh liệt mặt do dây thần kinh số 7 xảy ra ở đối tượng.  Đặc biệt, những người thuộc nhóm đối tượng sau đây có nguy cơ mắc rất cao:

  • Người có hệ miễn dịch kém, hay đau ốm, xanh xao.
  • Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai.
  • Người lười vận động thể dục thể thao, ít tiếp xúc với môi trường bên ngoài.
  • Người có tiền sử về huyết áp hoặc bị xơ vữa động mạch.
  • Người hay thức khuya, luôn rơi vào trạng thái căng thẳng, khủng hoảng.
  • Người nghiện rượu bia, chất kích thích.
  • Người hay đi làm về muộn dễ bị nhiễm phong hàn

Chẩn đoán bị liệt dây thần kinh số 7 như thế nào?

Ngoài những dấu hiệu thể hiện ra bên ngoài, để chẩn đoán một cách chính xác nhất người bệnh có mắc bệnh liệt dây 7 hay không thì cần dựa vào các kiểm tra lâm sàng. Cụ thể, bác sĩ sẽ quan sát kỹ lưỡng xung quanh mặt bệnh nhân để xác định được một cách chính xác khu vực bị tổn thương.

Bác sĩ cần quan sát chi tiết các biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân
Bác sĩ cần quan sát chi tiết các biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân

Tuy nhiên, để có những kết luận chính xác nhất thì bác sĩ vẫn bắt buộc phải thăm khám:

  • Khám tai: Tìm các nốt phỏng vùng cửa tai, chảy tai và tình trạng màng nhĩ.
  • Khám họng và cổ: Sờ cổ, khám họng để xem xét người bệnh có u tuyến mang tai không.
  • Khám thần kinh: Tìm các thương tổn dây thần kinh hộp sọ phối hợp khác.

Ngoài việc chẩn đoán lâm sàng nếu không thể kết luận chính xác được tình trạng bệnh, người bệnh sẽ được yêu cầu thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng để tìm ra nguyên nhân, mức độ bệnh:

  • Chụp cộng hưởng từ sọ não để xác định những tổn thương ỏ trung ương hay ngoại biên.
  • Xét nghiệm máu, đường máu, máu lắng, sinh hóa….

Nguyên nhân gây liệt dây thần kinh số 7 BẮT BUỘC phải biết

Trên thực tế, bệnh liệt dây thần kinh số VII là bệnh lý rất phổ thông. Nó có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu chiếm 75% là do cơ thể bị nhiễm lạnh đột ngột dẫn đến trúng gió.

Ví dụ, vào mùa đông, khi cơ thể đang nằm trong chăn ấm hoặc trong nhà mà bạn bất ngờ bật dậy ra ngoài, tắm nước lạnh… sẽ khiến nhiệt độ cơ thể bị giảm bất ngờ, dẫn đến lạnh méo miệng, tê mặt. 

Hay vào mùa hè, khi cơ thể đang nóng do nhiệt độ môi trường cao, nhiều người có thói quen đi tắm khiến cho luồng khí lạnh đi vào cơ thể người đột ngột gây trúng gió dẫn đến liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên.

Liệt dây thần kinh số 7 chủ yếu do cơ thể bị lạnh đột ngột
Liệt dây thần kinh số 7 chủ yếu do cơ thể bị lạnh đột ngột

Thêm nữa, 25% nguyên nhân còn lại khi mắc bệnh liệt mặt trung ương, liệt mặt ngoại biên là do: 

  • Các di chứng để lại sau khi bị tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não ở khu vực xung quanh thái dương, trán, xương chũm…
  • Mắc viêm tai mũi họng nhưng không điều trị cẩn thận, dứt điểm.
  • Mắc u ở dây thần kinh số 7, tụ máu nền sọ, ung thư di căn ở dây thần kinh số 7.
  • Do điều trị bệnh Zona không tốt.
  • Mắc các bệnh lý nền như đái tháo đường, xơ vữa động mạch…

Liệt dây thần kinh số VII có nguy hiểm không?

Bệnh lý nào cũng có một mức độ nguy hiểm khác nhau nếu như không được điều trị một cách kịp thời, cẩn thận. Liệt dây thần kinh số 7 có thể gây ra những di chứng nặng nề tùy thuộc vào mức độ bệnh cũng như thời gian điều trị. Bệnh càng để lâu biến chứng càng phức tạp.

  • Các biến chứng về mắt như viêm kết mạc, viêm giác mắt, mắt bị đau, đù rỉ mắt, loét giác mạc, lộn mí mắt. Tuy nhiên có thể khắc phục được tình trạng này bằng cách sử dụng thuốc nhỏ mắt, khâu sụn mí.
  • Co thắt nửa mặt, liệt mặt.Co cơ không tự chủ như mép miệng bị kéo khi nhắm mắt, khắc phục bằng cách phục hồi chức năng.
  • Chảy nước mắt liên tục khi ăn nhưng biến chứng này rất hiếm gặp.

Có thể kết luận rằng, bệnh này không nguy hiểm đến mức chết người, cướp đi tính mạng nhưng nó lại để lại những biến dạng mất thẩm mỹ cho gương mặt, làm người bệnh mất đi khả năng lao động, giao tiếp, sinh hoạt hằng ngày. Gương mặt luôn trong trạng thái “không cảm xúc”, ăn uống khó khăn, tâm lý bị khủng hoảng do luôn nghĩ bản thân vô dụng. Ngoài ra còn rất nhiều hệ lụy khác.

3 cách điều trị liệt dây thần kinh số VII

Bệnh liệt dây thần kinh số 7 có nhiều phương pháp chữa. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ mà bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Thông thường, có 3 phương pháp hay được sử dụng nhất:

Điều trị bằng thuốc Tây y

Khi sử dụng thuốc Tây để khắc phục tình trạng liệt dây 7, bệnh nhân cần phải được bác sĩ thăm khám và kê đơn thuốc phù hợp để không gặp phải các tác dụng ngoài mong muốn.

  • Thuốc chống viêm:  Để trả lại chức năng cho dây thần kinh số 7, chúng ta cần sử dụng thuốc chống viêm mạnh để ức chế sự hóa ứng động mạch của bạch cầu hoặc kìm hãm các chất trung gian hóa học. Acetylsalicylic: có tác dụng chống viêm rất tốt không chỉ chữa liệt dây 7 mà còn điều trị được các bệnh viêm xương khớp. Tuy nhiên sẽ gặp phải một số tác dụng phụ như viêm loét dạ dày, chảy máu khi đi vệ sinh.
  • Thuốc tăng dẫn truyền thần kinh: Loại thuốc này có ưu điểm điều trị liệt dây thần kinh 7 do cảm lạnh.Lúc này dây thần kinh chỉ bị mất đi một phần chức năng dẫn truyền gây ra hiện tượng liệt nửa mặt. Sử dụng thuốc Galatamin có tác dụng phục hồi nhanh chóng các triệu chứng liệt cho người bệnh. Tuy nhiên thuốc đòi hỏi sử dụng liều lượng cao, kéo dài ít nhất 10 ngày.
  • Thuốc giãn mạch: Cơ chế gây bệnh là do co mạch nên sử dụng thuốc giãn mạch là một cách điều trị đạt hiệu quả rất cao. Tuy nhiên sử dụng thuốc này cần phải cẩn thận vì nếu lựa chọn không chính xác sẽ khiến bệnh nặng thêm. Mạch máu bị giãn quá mức có thể gây phù cho các mô  đang bị tổn thương, làm cho dây 7 phục hồi chậm lại. Đại diện của nhóm này được khuyến cáo là thuốc Vinpocetin.

Ngoài ra  thuốc điều trị bệnh liệt dây VII còn có thể sử dụng thêm các loại thuốc tăng tái tạo bao thần kinh, vitamin nhóm B, các kháng sinh bổ trợ nếu nhiễm virus.

Sử dụng thuốc kháng sinh để kìm hãm sự tiến triển của bệnh
Sử dụng thuốc kháng sinh để kìm hãm sự tiến triển của bệnh

Việc sử dụng thuốc tây gây ra rất nhiều biến chứng khác cho người bệnh hoặc không thực sự hiệu quả, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân điều trị phẫu thuật. Cụ thể là nối viễn đoạn dây thần kinh số 7 bằng: Nối ghép vào dây 11 hoặc nối ghép phần đầu ngoại vi của dây 7 bị liệt với đầu trung tâm day 7 còn lành.

Tuy nhiên việc phẫu thuật cần thời gian phục hồi rất lâu nên chỉ phù hợp với người bệnh ở giai đoạn nặng.

Điều trị bằng các bài thuốc Đông Y 

Trong Đông Y có rất nhiều bài thuốc quý giúp cải thiện sức khỏe mà người bệnh có thể tham khảo tại nhà:

Bài thuốc 1: Điều trị trúng phong hàn

Biểu hiện trúng phong hàn của người bệnh là khi đi mưa hoặc đi ngoài đường gặp gió độc đột ngột bị lệch mặt, méo miệng, không uống được nước.  Nguyên tắc điều trị là khu phong tán hàn, hoạt huyết, hành khí.

Nguyên liệu cần chuẩn bị là ké đầu ngựa, kê huyết đằng, ngưu tuất mỗi loại 12g; quế chi, bạch chỉ, uất kim, trần bì, hương phụ mỗi vị 0,8g. Sắc uống mỗi ngày 3 bát thuốc.

Bài thuốc 2: Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên do nhiễm khuẩn

Biểu hiện là cơ thể người bị sốt, sợ gió, sợ nóng kèm theo méo miệng, mắt không nhắm được, nước uống bị trào ra.

Cần chuẩn bị: Kim ngân hoa, bồ công anh mỗi vị 16g; thổ phục, ké đầu ngựa, xuyên khung, đan sâm, ngưu tất 12g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Thuốc đông y điều trị bệnh liệt mặt rất an toàn và lành tính
Thuốc đông y điều trị bệnh liệt mặt rất an toàn và lành tính

Sử dụng vật lý trị liệu Y học cổ truyền

Dù các loại thuốc tây, phẫu thuật giúp khắc phục tình trạng bệnh liệt dây 7 rất hiệu quả nhưng gây tác dụng vị và mất thời gian phục hồi rất lâu. Hay các bài thuốc đông y lành tính, an toàn nhưng cho tốn thời gian đun sắc.

Để khắc phục những nhược điểm của 2 phương pháp kể trên, nhiều bệnh nhân đã tìm đến liệu pháp Vật lý trị liệu chữa bệnh không dùng thuốc. Tính đến thời điểm hiện tại, phương pháp này có hiệu quả điều trị rất cao.

Cụ thể: 

  • Sử dụng châm cứu, bấm huyệt:  cải thiện méo miệng, liệt nửa mặt do dây 7 gây ra.
  • Sử dụng  xoa bóp, điện xung: phục hồi cơ mặt bị liệt, teo.
  • Sử dụng hồng ngoại, điện phân: lưu thông máu, tuần hoàn dinh dưỡng, cơ mạch giãn không còn co cứng.
Chuyên khoa
Bệnh học liên quan
Xem thêm
Điều trị tham khảo
Dinh dưỡng tham khảo
    Bài thuốc tham khảo
    Triệu chứng tham khảo
    Chuyên gia
    Chính thức
    • Bác sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II, Tiến sĩ
    • Đa khoa, Y học cổ truyền
    • Hơn 30 năm
    • Nhất Nam Y Viện

    Bác sĩ  Vân Anh có nền tảng kiến thức và chuyên môn cao. Bác sĩ đã điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân mắc phải chứng bệnh về sỏi, mất ngủ, nam khoa, xương khớp, tiêu hóa, da liễu, tai – mũi – họng, bệnh tự kỷ, dị ứng, các bệnh về thần kinh, ...

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Bác sĩ chuyên khoa II
    • Đa khoa, Y học cổ truyền
    • Hơn 40 năm
    • Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam

    Bác sĩ Lê Thị Phương có hơn 40 năm kinh nghiệm trong ngành. Bác sĩ đã điều trị thành công nhiều chứng bệnh bằng Đông y, trong đó nổi bật là: bệnh huyết áp cao, bệnh đại tràng, bệnh axit máu, tiểu đường tuýp II, đau vai gáy, hội chứng mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, các bệnh da liễu…

    Xem tiếp
    Cơ Sở Y Tế
    Chính thức
    • số 4 đường Núi Thành, phường 13, quận Tân Bình, TP. HCM
    • Đa khoa
    • Bệnh viện tư nhân

    Bệnh viện Mỹ Đức được thành lập năm 2012, với chức năng chính là khám chữa và chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, trẻ nhỏ, điều trị vô sinh - hiếm muộn.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • 800 giường bệnh
    • 314 đường Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
    • Đa khoa
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Nguyễn Trãi có tiền thân là Y Viện Phước Kiến do một cộng đồng người Hoa thành lập vào năm 1909, chuyên điều trị bệnh theo Đông y.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • 600 giường bệnh
    • số 12 Chu Văn An, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Thành Phố Hà Nội
    • Đa khoa
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn là bệnh viện hạn 1 của Thành phố Hà Nội, quy mô 600 giường bệnh, 45 khoa/ phòng, hơn 1000 cán bộ nhân viên và 7 chuyên khoa đầu ngành

    Xem tiếp
    Chính thức
    • 800 giường bệnh
    • số 29, Đường Phú Châu, Khu Phố 5, Phường Tam Phú, Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
    • Đa khoa
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Thủ Đức được thành lập năm 2007 trên cơ sở tách ra từ Trung tâm Y tế Quận Thủ Đức.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • 45 giường bệnh
    • 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
    • Đa khoa
    • Bệnh viện tư nhân

    Bệnh viện Thu Cúc hay còn được biết đến với cái tên là Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • 800 người
    • khu phố 7, đường Nguyễn Ái Quốc, P. Tân Phong, Tp Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai
    • Tâm thần
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 với tiền thân là Nhà thương điên Biên Hòa hay trú xá của người Biên Hòa xây dựng năm 1915.

    Xem tiếp

    Bài viết liên quan