Đông Trùng Hạ Thảo Chữa Mất Ngủ

Tác giả: Cập nhật: 9:44 am , 20/03/2025

Dùng đông trùng hạ thảo chữa mất ngủ là bài thuốc dân gian đã được áp dụng từ lâu đời nhưng không phải ai cũng biết cách thực hiện sao cho đúng để đạt được hiệu quả tối ưu. Hãy dùng dược liệu theo 5 cách dưới đây để nhanh chóng tìm lại giấc ngủ ngon cho bạn.

Lợi ích của đông trùng hạ thảo trong điều trị mất ngủ

Đông trùng hạ thảo là sản phẩm được tạo thành từ sự kết hợp giữa nấm và sâu non nên vừa là thực vật và cũng là động vật. Thông thường, vào mùa đông, vi nấm sống ký sinh trên cơ thể của những con sâu non mới nở và hút hết chất dinh dưỡng của chúng khiến cho ấu trùng bị chết đi. Sau đó, nấm sẽ phát triển và trồi lên khỏi mặt đất vào mùa hè.

Tổng hợp: Sản phẩm đông trùng hạ thảo Vietfarm

đông trùng hạ thảo chữa mất ngủ
Dùng đông trùng hạ thảo chữa mất ngủ là mẹo chữa bệnh tự nhiên đang được áp dụng rộng rãi trong dân gian

Đông trùng hạ thảo có giá trị kinh tế cao. Đây cũng là dược liệu quý trong y học cổ truyền được biết đến với nhiều lợi ích cho sức khỏe như kích thích ham muốn tình dục, tăng cường chức năng sinh lý, điều trị hen suyễn, phổi tắc nghẽn mãn tính, nâng cao sức khỏe tim mạch, làm đẹp da, chống lão hóa, cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Đối với các trường hợp bị bệnh mất ngủ, sử dụng đông trùng hạ thảo đúng cách mang đến nhiều tác dụng tốt cho bệnh nhân như:

  • Làm giảm nồng độ axit lactic trong máu, làm tăng tuần hoàn máu lên não. Điều này giúp cải thiện chức năng hoạt động của não bộ và hệ thần kinh trung ương, cho bạn giấc ngủ ngon và sâu hơn.
  • Tiêu diệt các gốc tự do có hại cho cơ thể bằng cách làm tăng lượng enzym SOD, bảo vệ hệ thần kinh cũng như các cơ quan. Qua đó giúp hạn chế phát sinh các vấn đề về sức khỏe là nguyên nhân gây mất ngủ.
  • Bổ sung L – tryptophan với hàm lượng cao hơn hẳn so với các thảo dược khác. Chất này khi được cơ thể hấp thụ sẽ chuyển hóa thành niacin giúp kích thích sản sinh serotonin- một loại hormone có chức năng cải thiện tâm trạng, điều hòa giấc ngủ, giúp bạn dễ ngủ, ngủ ngon và sâu giấc hơn.
  • Giảm căng thẳng, lo âu, mệt mỏi
  • Chống suy nhược cơ thể, bổ sung nguồn năng lượng dồi dào cho các trường hợp bị mất ngủ mãn tính kéo dài.
  • Cung cấp một lượng lớn cordycepin giúp tăng cường tuần hoàn máu lên não, làm thư giãn mạch máu, dây thần kinh và các cơ bắp. Điều này giúp toàn bộ cơ thể được thả lỏng và dễ đi vào giấc ngủ sâu.
  • Tăng cường chức năng hô hấp, giảm nguy cơ bị khó thở, ngưng thở khi ngủ. Đây là những nguyên nhân phổ biến khiến cho giấc ngủ bị gián đoạn và không được sâu giấc.
  • Bổ sung nhiều vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B1. Thành phần này có tác dụng giảm mệt mỏi, ngăn ngừa trầm cảm, nâng cao khả năng tập trung cho người bị mất ngủ.

Với những lợi ích tuyệt vời trên, đông trùng hạ thảo được dân gian tin dùng làm thuốc chữa mất ngủ tại nhà. Nguồn dược liệu sử dụng được khai thác trong tự nhiên là tốt nhất. Ngày nay, các sản phẩm đông trùng hạ thảo nuôi cấy trong môi trường nhân tạo cũng được bày bán nhiều với giá thành rẻ hơn nên tiếp cận được với nhiều đối tượng bệnh nhân.

5 cách dùng đông trùng hạ thảo chữa mất ngủ

Để chữa mất ngủ, đông trùng hạ thảo có thể được sử dụng ở dạng tươi hoặc khô với các dạng bào chế như bột, trà túi lọc, viên uống hoặc nguyên con. Trong dân gian hiện đang lưu truyền nhiều cách sử dụng đông trùng hạ thảo chữa mất ngủ. Bao gồm:

1. Nhai nuốt trực tiếp

Với cách này, đông trùng hạ thảo khô được đem ngâm với nước ấm cho nở. Sau đó, bạn cho cả con vào miệng nhai từ từ, nuốt cả nước lẫn bã.

Khi nhai nuốt trực tiếp, bạn sẽ tận dụng được hết các dưỡng chất quý giá có trong dược liệu. Đông trùng hạ thảo có vị ngọt, đắng nhẹ và hơi tanh như nấm hương nhưng không quá khó ăn. Phương pháp này thích hợp cho thanh thiếu niên, người già hay các đối tượng mất ngủ tuổi trung niên, ít khi được áp dụng cho trẻ em.

Thời điểm thích hợp nhất để nhai đông trùng hạ thảo chữa mất ngủ đó là vào bữa sáng. Bạn có thể sử dụng dược liệu cách thời điểm ăn bữa sáng khoảng 1 tiếng để tránh làm ảnh hưởng đến việc hấp thụ chất dinh dưỡng.

2. Uống trà đông trùng hạ thảo trị mất ngủ

Đây là mẹo dân gian chữa mất ngủ đang được nhiều người áp dụng vì cách thực hiện khá đơn giản, không mất nhiều thời gian thực hiện. Bạn có thể mang nguyên liệu đến nơi làm việc để sử dụng cũng khá tiện lợi. Có thể dùng đông trùng hạ thảo khô hay tươi pha trà đều được.

trà đông trùng hạ thảo chữa mất ngủ
Đông trùng hạ thảo được dân gian sử dụng pha trà uống chữa mất ngủ

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 3g đông trùng hạ thảo khô ( hoặc 5g tươi)
  • Rửa sạch dược liệu rồi bỏ vào bình trà
  • Thêm nước sôi có nhiệt độ từ 80 – 90 độ C vào bình.
  • Đậy kín nắp, ủ bình trà trong khoảng 7 – 10 phút có thể rót ra uống dần.
  • Khi uống hết nước trà pha lần 1, bạn có thể tiếp tục đổ nước nóng vào uống cho đến khi các hoạt chất trong đông trùng hạ thảo tiết hết ra nước và nước không còn chuyển màu.
  • Cuối cùng, bạn có thể lấy xác đông trùng hạ thảo nhai nuốt để tận dụng được tối đa nguồn dưỡng chất có trong dược liệu.

3. Uống Đông trùng hạ thảo dạng túi lọc

Ngoài việc sử dụng đông trùng hạ thảo hãm trà trực tiếp, nhiều người còn lựa chọn dùng trà túi lọc cho tiện lợi. Tùy theo sản phẩm bạn lựa chọn mà hàm lượng dược liệu trong túi trà có thể khác nhau. Một số loại trà còn chứa đông trùng hạ thảo nguyên chất nhưng cũng có nhiều loại kết hợp thêm các thảo dược khác, chẳng hạn như tim sen, hoa cúc, hoa tam thất… để nâng cao hiệu quả điều trị mất ngủ.

Bạn có thể tìm đến các địa chỉ uy tín để mua trà đông trùng hạ thảo dạng túi lọc về sử dụng. Đều đặn mỗi ngày pha 1 -2 gói trà uống theo hướng dẫn của nhà sản xuất để tăng cường sức khỏe và chống rối loạn giấc ngủ, giúp bạn ngủ ngon giấc hơn.

4. Chữa mất ngủ bằng đông trùng hạ thảo ngâm mật ong

Thêm một cách dùng đông trùng hạ thảo chữa mất ngủ hiệu quả để bạn tham khảo đó là dùng dược liệu ngâm với mật ong. Đây cũng là một trong những bài thuốc chữa mất ngủ kinh niên đang được nhiều bệnh nhân tin dùng.

mật ong ngâm đông trùng hạ thảo chữa mất ngủ
Đông trùng hạ thảo ngâm mật ong có tác dụng bồi bổ sức khỏe, cải thiện bệnh mất ngủ

Mật ong vốn là một trong những loại thực phẩm trị mất ngủ tốt. Nguyên liệu này có tác dụng an thần, làm thư giãn thần kinh, đồng thời bổ sung nhiều vitamin và khoáng tố giúp tăng cường khả năng miễn dịch, giảm mệt mỏi, kháng viêm, chống suy nhược cơ thể, nâng cao sức khỏe tổng thể cho người bệnh. Kết hợp đông trùng hạ thảo với mật ong sẽ giúp đem đến hiệu quả tốt hơn trong điều trị mất ngủ.

Chuẩn bị:

  • 100 gram đông trùng hạ thảo tươi
  • 1 lít mật ong

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch đông trùng hạ thảo và để ráo nước
  • Bỏ dược liệu vào bình thủy tinh và đổ thêm mật ong vào ngâm cùng.
  • Đông trùng hạ thảo ngâm mật ong càng lâu thì càng có chất lượng tốt. Tuy nhiên, nếu không đợi được lâu, bạn có thể lấy ra dùng sau 10 – 15 ngày ngâm.
  • Để trị mất ngủ, bạn hãy lấy 1 muỗng mật ong ngâm đem pha với nước ấm uống.
  • Có thể áp dụng cách này để chữa mất ngủ ở tuổi dậy thì hoặc các lứa tuổi khác.

5. Các món ăn bài thuốc chữa mất ngủ từ đông trùng hạ thảo

Ngoài những cách trên, đông trùng hạ thảo còn được chế biến thành nhiều món ăn trị mất ngủ thơm ngon, bổ dưỡng. Bạn có thể dùng các món ăn đơn giản, dễ chế biến dưới đây:

Đông trùng hạ thảo chưng yến

Nguyên liệu:

  • 5g tổ yến
  • 5 con đông trùng hạ thảo
  • 2 thìa đường phèn

Cách chế biến:

  • Bước đầu tiên, bạn hãy đem tổ yến và đông trùng hạ thảo ngâm nước khoảng 20 phút cho nở. Sau đó vớt ra cho ráo nước.
  • Bỏ cả hai nguyên liệu vào trong thố cùng với đường phèn và 350ml nước. Có thể dùng nước ngâm đông trùng hạ thảo để chưng chung.
  • Bỏ thố vào nồi chưng cách thủy khoảng 20 – 30 phút cho chín.
  • Thưởng thức món ăn khi còn nóng.

Cháo đông trùng hạ thảo chữa mất ngủ

Nguyên liệu:

  • Gạo tẻ và gạo nếp: 100 gram
  • Đông trùng hạ thảo khô ( 8 – 10 sợi) hoặc 5 con tươi.
  • Thịt gà: 300 gram
  • Hành, ngò và các gia vị thông dụng.
cháo đông trùng hạ thảo chữa mất ngủ
Đông trùng hạ thảo được chế biến ra nhiều món ăn bài thuốc chữa mất ngủ

Cách chế biến:

  • Vo sạch gạo và để ráo nước
  • Gà rửa sạch, luộc chín và xé sợi
  • Sử dụng nước luộc gà để nấu gạo và động trùng cho chín nhừ thành cháo.
  • Thêm thịt gà vào và nêm nếm các loại gia vị cho vừa miệng.
  • Múc cháo ra chén, rắc chút tiêu và thưởng thức khi còn nóng.

Đông trùng hạ thảo hầm bồ câu

Nguyên liệu:

  • 2 con chim bồ câu
  • 5g đông trùng hạ thảo khô
  • 100g hạt sen
  • 2 cái mộc nhĩ trắng
  • Một ít hoài sơn, long nhãn, gừng xắt sợi, đường phèn và các gia vị thông dụng.

 Cách chế biến:

  • Sơ chế chim bồ câu cho sạch sẽ
  • Hạt sen, mộc nhĩ ngâm nở.
  • Bỏ chim bồ câu vào trong thố. Sau đó cho các nguyên liệu còn lại (trừ đông trùng hạ thảo) lên trên. Rắc vào vài hạt muối cho món ăn thêm đậm đà.
  • Hấp cách thủy trong 3 tiếng rồi mới cho đông trùng hạ thảo vào.
  • Đun trên bếp thêm 10 phút nữa là có thể dọn ra thưởng thức.

Bên cạnh đó, bạn có thể dùng đông trùng hạ thảo hầm vịt, xào nấm hay nấu chung với sườn lượn… đều rất ngon miệng, bổ dưỡng và cho hiệu quả tích cực trong điều trị mất ngủ. Mỗi tuần, hãy sử dụng các món ăn này từ 2 – 3 bữa để nhanh chóng tìm lại được giấc ngủ ngon.

Các món ăn từ đông trùng hạ thảo được sử dụng tốt nhất là khi còn nóng bởi nếu để nguội, bạn có thể cảm nhận rõ ràng mùi tanh của dược liệu.

Những ai không nên dùng đông trùng hạ thảo chữa mất ngủ?

Đông trùng hạ thảo có nhiều tác dụng tốt trong điều trị mất ngủ. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng áp dụng được.

Nếu đang gặp các vấn đề dưới đây, bạn không nên dùng đông trùng hạ thảo chữa mất ngủ:

  • Người bị dị ứng với thành phần của dược liệu
  • Phụ nữ mang thai
  • Trẻ dưới 5 tuổi
  • Rối loạn đông máu
  • Người mắc nhiều bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bởi đông trùng hạ thảo có thể tương tác với một số loại thuốc điều trị.
  • Rối loạn huyết áp
  • Có vết thương hở ngoài da
  • Thường xuyên bị chảy máu cam
  • Người đang bị xuất huyết trong
  • Người đang bị sốt cao, nóng trong, táo bón

Đông trùng hạ thảo là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng. Chính vì vậy, bạn không nên lạm dụng quá mức gây lãng phí và khiến cho đường ruột bị quá tải. Hãy sử dụng đông trùng hạ thảo trị mất ngủ theo đúng liều lượng được khuyến cáo để tránh phát sinh tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Có thể bạn quan tâm

Chuyên khoa
Bệnh học tham khảo
Điều trị tham khảo
Bài thuốc tham khảo
Triệu chứng tham khảo
Dinh dưỡng tham khảo
    Câu hỏi tham khảo
    Uống ca cao có mất ngủ không phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm mức độ nhạy cảm của cơ thể, tình trạng sức khỏe tổng thể cũng như số lượng và thời gian dùng ca cao. Điều quan...
    Một trong những nguyên nhân gây mất ngủ thường gặp đó là chế độ dinh dưỡng không phù hợp, cơ thể thiếu hụt một số loại vitamin khoáng chất nào đó thường xuyên, từ đó tác động đến sức khỏe...
    Mang thai khiến cơ thể xuất hiện nhiều triệu chứng bất thường, ở giai đoạn đầu, các dấu hiệu tương đối mờ nhạt, rất khó nhận biết, nhất là đối với những chị em mang thai lần đầu, thiếu kinh...
    Ăn socola có mất ngủ không là một thắc mắc phổ biến của nhiều người, đặc biệt là những người yêu thích socola. Mặc dù socola mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, tuy nhiên ăn quá nhiều socola có...
    Bệnh mất ngủ ở mẹ bầu có thể được cải thiện thông qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Chính vì vậy, chị em nên tìm hiểu kỹ về vấn đề "bà bầu bị mất ngủ nên ăn gì?". Hãy...
    Uống trà sữa có mất ngủ không phụ thuộc vào thời gian, số lượng cũng như loại trà sữa và lượng calo tiêu thụ. Uống quá nhiều trà sữa cũng có thể dẫn đến một số tác động tiêu cực...
    Chuyên gia
    Chính thức
    • Bác sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II, Tiến sĩ
    • Đa khoa, Y học cổ truyền
    • Hơn 30 năm
    • Nhất Nam Y Viện

    Bác sĩ  Vân Anh có nền tảng kiến thức và chuyên môn cao. Bác sĩ đã điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân mắc phải chứng bệnh về sỏi, mất ngủ, nam khoa, xương khớp, tiêu hóa, da liễu, tai – mũi – họng, bệnh tự kỷ, dị ứng, các bệnh về thần kinh, ...

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Bác sĩ chuyên khoa II
    • Đa khoa, Y học cổ truyền
    • Hơn 40 năm
    • Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam

    Bác sĩ Lê Thị Phương có hơn 40 năm kinh nghiệm trong ngành. Bác sĩ đã điều trị thành công nhiều chứng bệnh bằng Đông y, trong đó nổi bật là: bệnh huyết áp cao, bệnh đại tràng, bệnh axit máu, tiểu đường tuýp II, đau vai gáy, hội chứng mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, các bệnh da liễu…

    Xem tiếp
    Cơ Sở Y Tế
    Chính thức
    • số 4 đường Núi Thành, phường 13, quận Tân Bình, TP. HCM
    • Đa khoa
    • Bệnh viện tư nhân

    Bệnh viện Mỹ Đức được thành lập năm 2012, với chức năng chính là khám chữa và chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, trẻ nhỏ, điều trị vô sinh - hiếm muộn.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • 800 giường bệnh
    • 314 đường Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
    • Đa khoa
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Nguyễn Trãi có tiền thân là Y Viện Phước Kiến do một cộng đồng người Hoa thành lập vào năm 1909, chuyên điều trị bệnh theo Đông y.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • 800 người
    • khu phố 7, đường Nguyễn Ái Quốc, P. Tân Phong, Tp Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai
    • Tâm thần
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 với tiền thân là Nhà thương điên Biên Hòa hay trú xá của người Biên Hòa xây dựng năm 1915.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • 170 giường bệnh
    • số 1 đường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội
    • Đa khoa
    • Bệnh viện tư nhân

    Bệnh viện Việt Pháp hay Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội là bệnh viện quốc tế đầu tiên ở Hà Nội và miền Bắc nước ta.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Quốc lộ 22 - Ấp Chợ , Xã Tân Phú Trung, Huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh
    • Đa khoa
    • Bệnh viện tư nhân

    Bệnh viện Xuyên Á được thành lập vào năm 2012 với ý tưởng ban đầu là Công ty Cổ phần Đầu tư Bệnh viện Xuyên Á.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • 600 giường bệnh
    • số 12 Chu Văn An, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Thành Phố Hà Nội
    • Đa khoa
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn là bệnh viện hạn 1 của Thành phố Hà Nội, quy mô 600 giường bệnh, 45 khoa/ phòng, hơn 1000 cán bộ nhân viên và 7 chuyên khoa đầu ngành

    Xem tiếp

    Bài viết liên quan