Bài Thuốc Chữa Mất Ngủ Kinh Niên

Tác giả: Cập nhật: 11:28 am , 27/06/2024

Các bài thuốc chữa mất ngủ kinh niên theo dân gian được lưu truyền qua nhiều thế hệ và được áp dụng rộng rãi. Hầu hết những bài thuốc này đều sử dụng các thảo dược tự nhiên có độ an toàn cao, dễ tìm, phù hợp với nhiều đối tượng và có thể áp dụng trong thời gian dài mà không gây ra tác dụng ngoại ý nghiêm trọng.

Tổng hợp 8 bài thuốc chữa mất ngủ kinh niên an toàn, hiệu quả

Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ thường gặp ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Tình trạng này được xem là mãn tính hay mất ngủ kinh niên khi biểu hiện khó ngủ, thường mộng mị, thức dậy quá sớm và gặp khó khăn để ngủ lại,… tái phát liên tục. Thông thường, mất ngủ mãn tính đặc trưng bởi tình trạng khó ngủ xuất hiện 3 lần/ tuần và kéo dài hơn 3 tháng.

Thuốc Nam chữa mất ngủ
Các bài thuốc chữa mất ngủ kinh niên theo dân gian được lưu truyền qua nhiều thế hệ và được áp dụng rộng rãi

Nếu trước đây, rối loạn giấc ngủ thường xuất hiện ở người cao tuổi thì trong thời gian gần đây, bệnh lý có dấu hiệu trẻ hóa bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo các chuyên gia đầu ngành, tình trạng mất ngủ thường là hệ quả của áp lực công việc, học tập, căng thẳng kéo dài, biến cố trong cuộc sống, mắc các bệnh nội khoa, tác dụng phụ của thuốc điều trị, sinh hoạt kém khoa học, chế độ dinh dưỡng không phù hợp,…

Bệnh lý nếu không được kiểm soát sớm không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần, giảm hiệu suất học tập, làm việc mà còn tác động xấu đến các cơ quan trong cơ thể. Bởi giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe cũng như giúp các cơ quan hoạt động tốt nhất. Mất ngủ kinh niên tác động xấu đến não bộ, giảm trí nhớ, tăng nguy cơ đột quỵ, mắc bệnh về tim, cao huyết áp,…

Bên cạnh tuân thủ phương pháp điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, người bị mất ngủ kéo dài có thể áp dụng một số bài thuốc hỗ trợ giúp an thần, giảm căng thẳng, ngủ ngon hơn, phục hồi sức khỏe và phòng ngừa bệnh tái phát. Việc kết hợp các phương pháp điều trị và hỗ trợ điều trị đúng cách sẽ giúp kiểm soát bệnh lý nhanh chóng.

Dưới đây là một số bài thuốc chữa mất ngủ kinh niên theo dân gian được nhiều người áp dụng:

1. Bài thuốc từ tâm sen chữa mất ngủ kinh niên

Theo tài liệu y học cổ truyền, chứng mất ngủ xảy ra do tâm không được nuôi dưỡng, ảnh hưởng đến Tâm tỳ do lo lắng, phiền muộn quá nhiều. Tâm (tim) là một trong ngũ tạng của cơ thể. Cơ quan này có chức năng chính là chủ huyết mạch và tàng thần. Do đó, tình trạng mất ngủ liên quan trực tiếp đến tâm.

Tâm sen chữa mất ngủ kinh niên
Tâm sen hay liên tử tâm có tính hàn, vị đắng, chứa lượng độc nhỏ, tác dụng thanh nhiệt ở tâm, an thần, ngủ ngon

Chính vì vậy, hầu hết các bài thuốc chữa bệnh đều tập trung đến tâm nhằm giải nhiệt trong tâm tạng, dưỡng tâm, an thần. Trong đó, sử dụng tâm sen là một trong những cách chữa mất ngủ kinh niên được nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả cao.

Tâm sen hay liên tử tâm có tính hàn, vị đắng, chứa lượng độc nhỏ, tác dụng thanh nhiệt ở tâm, hạ huyết áp, trấn kinh, an thần, giảm căng thẳng, chỉ huyết. Do đó, dược liệu thường được dùng để chữa tâm quý thất miên, hoa mắt chóng mặt, ngủ không ngon, thường mộng mị, dễ tỉnh giấc, buồn ngủ nhưng không ngủ được,…

Một số nghiên cứu dược lý hiện đại cũng nhận thấy, tâm sen chứa asparagine, alkaloid (liensinin, nuciferine, nelumbin) có tác dụng giảm căng thẳng, an thần, giúp ngủ ngon, hạn chế tỉnh giấc giữa đêm. Trường hợp bị mất ngủ kéo dài, có thế sử dụng liên tử tâm để cải thiện. Tuy nhiên, do tâm sen chứa 1 ít độc tố nên bạn cần sao vàng trước khi sử dụng.

Một số cách chữa mất ngủ kinh niên bằng tâm sen:

  • Cách 1: Lấy một ít tâm sen đã được sao vàng rửa sạch rồi cho vào tách. Sau đó đổ lượng nước sôi vừa đủ, đậy nắp lại và hãm trong vòng 15 phút. Dùng trà khi còn ấm để đạt được kết quả tốt nhất.
  • Cách 2: Dùng tâm sen 5g, lá vông nem 20g, táo nhân và hoa nhài (tươi) mỗi vị 10g. Lá vông nem đem tán bột mịn, táo đập dập. Sau đó cho tất cả vào ấm cùng với 1 lít nước và đun trên lửa nhỏ. Đến khi nước sôi thì cho thêm hoa nhài vào. Chia nước thành nhiều lần và uống hết trong ngày.
  • Cách 3: Chuẩn bị tâm sen 8g, bột cam thảo 5g. Cho bột cam thảo và tâm sen vào tách cùng với lượng nước sôi vừa đủ. Khuấy đều và uống khi còn ấm. Áp dụng đều đặn mỗi ngày đến khi tình trạng mất ngủ cải thiện.

2. Cải thiện biểu hiện mất ngủ mãn tính với củ gừng

Gừng không chỉ là nguyên liệu thường được dùng trong nhiều món ăn mà còn được biết đến là vị thuốc chữa bệnh. Theo Đông y, gừng (sinh khương) có tính ấm, vị cay, mùi thơm, quy vào kinh Tỳ, Vị, Phế, tác dụng chỉ thống, ôn trung, tán hàn, phát biểu, hành thủy, tiêu đàm.

Gừng chữa mất ngủ
Nghiên cứu dược lý hiện đại cũng nhận thấy, tinh dầu của gừng có mùi thơm giúp thư giãn, dễ ngủ

Do đó, vị thuốc này được dùng trong chữa các bệnh đường hô hấp, tiêu hóa, tăng tuần hoàn máu, giảm căng thẳng, mệt mỏi, giúp an thần và ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, vị thuốc này không dùng trong trường hợp thân nhiệt cao, huyết áp cao, bệnh tim, bệnh gan, viêm loét dạ dày, tá tràng,…

Nghiên cứu dược lý hiện đại cũng nhận thấy, tinh dầu của gừng có mùi thơm giúp thư giãn, giảm căng thẳng, mệt mỏi giúp ngủ ngon hơn. Bên cạnh đó, thảo dược này còn chứa nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, ngăn ngừa các gốc tự do tấn công.

Người bị mất ngủ kinh niên có thể áp dụng một số cách chữa từ gừng để cải thiện. Cụ thể:

  • Cách 1: Chuẩn bị vài lát gừng tươi cho vào tách và đổ nước sôi vào. Hãm trong vòng 10 phút rồi cho vào giọt nước cốt chanh và một ít mật ong nguyên chất vào khuấy đều và uống khi còn ấm.
  • Cách 2: Dùng 1 củ gừng tươi, cạo vỏ, rửa sạch rồi thái lát mỏng. Đun sôi 500ml nước rồi cho gừng vào. Sau đó cho lượng đường phèn vừa đủ vào. Đun thêm vài phút nữa rồi tắt bếp. Áp dụng cách chữa này đều đặn mỗi ngày để đạt được kết quả tốt nhất.

3. Lạc tiên chữa mất ngủ kéo dài

Lạc tiên còn có một số tên gọi dân gian như nhãn lồng, lồng đèn, mắc mát, long châu quả,… được biết đến là vị thuốc Nam được dùng trong chữa trị nhiều bệnh lý. Dược liệu thường mọc hoang ở các ven rừng, bãi hoang, đồi núi.

Theo y học cổ truyền, lạc tiên có tính hàn, vị đắng, ngọt, công dụng an thần, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Do đó, vị thuốc này thường được dùng trong các bài thuốc chữa tiểu rắt, khó tiểu, mất ngủ, nổi mẩn đỏ,…

Lạc tiên chữa mất ngủ kéo dài
Theo y học cổ truyền, lạc tiên có tính hàn, vị đắng, ngọt, công dụng an thần, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu

Trong y học hiện đại, cây lạc tiên được đánh giá cao trong cải thiện tình trạng mất ngủ, an thần, làm dịu thần kinh, giảm căng thẳng. Nhiều nghiên cứu nhận thấy, việc sử dụng thảo dược này đều đặn sẽ hỗ trợ thần kinh trung ương giúp khắc phục tình trạng mất ngủ kéo dài đáng kể.

Những tác dụng này nhờ vào chiết xuất alcaloid có trong thảo dược. Cụ thể, alcaloid làm giảm hoạt động của cafein. Từ đó giúp người bệnh chìm vào giấc ngủ nhanh chóng, ngủ sâu hơn. Để cải thiện tình trạng mất ngủ kinh niên, bạn có thể áp dụng một số bài thuốc từ dược liệu lạc tiên như sau:

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị một ít lạc tiên đã phơi khô mang đi rửa sạch rồi cho vào nồi cùng với lượng nước vừa đủ và đun trên lửa nhỏ. Chắt lấy phần nước và chia thành nhiều lần uống hết trong ngày.
  • Bài thuốc 2: Phần lá và chồi non của cây nhãn lồng được dùng như các loại rau chữa mất ngủ. Để cải thiện tình trạng mất ngủ, bạn có thể sử dụng lá non, đọt lạc tiên luộc, xào, hoặc hấp và dùng như món rau. Mỗi lần dùng 3 – 4 lần để đạt được hiệu quả tốt nhất.
  • Bài thuốc 3: Chuẩn bị dâu tằm 10g, lạc tiên 15g, lá vông 30g, tim sen 2g và đường phèn. Các thảo dược sau khi rửa sạch thì cho vào ấm cùng với lượng nước vừa đủ và đun trên lửa nhỏ. Chia nước thuốc thành nhiều lần và uống hết trong ngày.

4. Vông nem chữa mất ngủ kinh niên

Theo kinh nghiệm dân gian, các bài thuốc từ lá vông nem có tác dụng tốt trong việc cải thiện các triệu chứng mất ngủ kinh niên. Lá vông nem có tính bình, vị hơi chát, đắng, công dụng an thần, sát trùng, trừng phong thấp, tiêu tích, hạ nhiệt, dễ buồn ngủ. Do đó, nhân dân thường tận dụng vị thuốc này để chữa mất ngủ, phong thấp, hồi hộp, viêm da,…

Các nghiên cứu dược lý hiện đại cũng nhận thấy, dược liệu chứa các alcaloid (erysotrin, erysovin, erythrinin, erysodin, erythralin, erysonin) cùng nhiều thành phần hoạt chất khác giúp thư giãn, giảm căng thẳng và giúp dễ ngủ, ngủ ngon hơn và hỗ trợ điều trị mất ngủ kinh niên.

Vông nem chữa mất ngủ kinh niên
Các bài thuốc từ lá vông nem có tác dụng tốt trong việc cải thiện các triệu chứng mất ngủ kinh niên

Người bị mất ngủ kéo dài có thể áp dụng một số bài thuốc từ lá vông nem để cải thiện. Cụ thể:

  • Cách 1: Chuẩn bị 8 – 16gr dược liệu khô, sau khi rửa sạch thì cho vào ấm cùng với lượng nước vừa đủ và đun trên lửa nhỏ. Đến khi nước thuốc sắc còn 1/3 thì tắt bếp và chia thành nhiều lần uống hết trong ngày. Thực hiện đều đặn mỗi ngày để đạt được kết quả tốt nhất.
  • Cách 2: Dùng 100g lá vông nem đã được phơi khô ngâm cùng với 1 lít rượu nếp trắng (40 độ). Sau 20 ngày thì có thể dùng. Mỗi ngày uống 1 chén nhỏ vào buổi tối trước khi ngủ để giúp dễ ngủ hơn.

5. Chữa mất ngủ kinh niên với hoa tam thất

Với những trường hợp mất ngủ kéo dài gây ảnh hưởng đến tinh thần, suy giảm hiệu suất làm việc, học tập, suy nhược cơ thể, có thể áp dụng bài thuốc từ hoa tam thất để cải thiện. Hoa tam thất có tính ôn, vị đắng, ngọt, công dụng chỉ thống, bình thần, tán ứ huyết và khắc phục tình trạng mất ngủ hiệu quả.

Saponin có trong hoa tam thất mang lại tác dụng tốt trong việc làm giảm căng thẳng, an thần, chữa mất ngủ, khó ngủ thông qua cơ chế ức chế trung khu thần kinh. Bên cạnh đó, dược liệu này còn chứa các acid amin, sắt, canxi, giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, cân bằng huyết áp, chống viêm,…

Hoa tam thất
Trường hợp mất ngủ kéo dài gây ảnh hưởng đến tinh thần, hiệu suất làm việc, học tập có thể dùng hoa tam thấy để cải thiện

Dưới đây là một số cách chữa mất ngủ kinh niên bằng hoa tam thất:

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị vài nụ tam thất, rửa sạch rồi cho vào ấm. Đổ nước sôi vào và hãm trong 15 phút rồi uống như trà. Để đạt được kết quả tốt nhất, nên dùng trước khi ngủ khoảng 2 tiếng.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị đọt lạc tiên, hoa tam thất, lá dâu tằm mỗi loại 10g. Các nguyên liệu sau khi rửa sạch thì cho vào ấm cùng với lượng nước vừa đủ và đun trên lửa nhỏ. Đến khi sôi được 30 phút thì tắt bết, chắt lấy phần nước và dùng vào buổi tốt trước khi ngủ để đạt được kết quả tốt nhất.

6. Cây xạ đen cải thiện tình trạng mất ngủ

Theo tài liệu y học cổ truyền, cây xạ đen có tính hàn, vị chát, đắng, thường được dùng trong điều trị các bệnh về gan, ổn định huyết áp, giảm căng thẳng, an thần, cải thiện tình trạng mất ngủ hiệu quả. Trong khi đó, các tài liệu khoa học cũng nhận thấy một số thành phần hoạt chất trong dược liệu giúp cải thiện suy nhược thần kinh hiệu quả.

Ngoài tác dụng giúp cân bằng giấc ngủ, việc sử dụng thảo dược này đúng cách còn giúp tăng cường tuần hoàn máu đến não bộ, giảm hoa mắt, chóng mặt, ngăn ngừa đột quỵ, tai biến mạch máu não, giảm căng thẳng, hỗ trợ điều trị các bệnh về gan, xương khớp,…

Cây xạ đen cải thiện tình trạng mất ngủ
Một số thành phần hoạt chất trong dược liệu giúp cải thiện suy nhược thần kinh hiệu quả, từ đó giúp ngủ ngon hơn

Hướng dẫn dùng cây xạ đen chữa mất ngủ kéo dài:

  • Chuẩn bị cây xạ đen 60g, sau khi rửa sạch thì để ráo
  • Cho dược liệu vào ấm cùng với 2 lít nước và đun trên lửa nhỏ
  • Sau khi nước sôi khoảng 15 phút thì tắt bếp
  • Chắt lấy phần nước chia thành nhiều lần và uống hết trong ngày
  • Áp dụng đều đặn mỗi ngày để đạt được kết quả tốt nhất

7. Đinh lăng chữa mất ngủ kinh niên

Đinh lăng được biết đến là vị thuốc có dược tính và công năng đa dạng nên được dùng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Đây được xem là “nhân sâm của người nghèo” bởi những công dụng mà dược liệu mang lại cao hơn nhiều so với giá thành. Để cải thiện tình trạng mất ngủ trong thời gian dài, nhân dân thường sử dụng đinh lăng bào chế thành nhiều bài thuốc khác nhau.

Một số nghiên cứu dược lý hiện đại nhận thấy, cysteine, lysine có trong dược liệu đinh lăng có tác dụng an thần, giúp dễ buồn ngủ và ngủ ngon hơn. Bên cạnh đó, các thành phần hoạt chất, vitamin khác có trong vị thuốc này còn giúp tăng tuần hoàn máu, mạnh gân cốt, bồi bổ sức khỏe. Nhờ đó làm giảm mệt mỏi, cơ thể suy nhược do mất ngủ kéo dài.

Đinh lăng chữa mất ngủ
Đinh lăng là vị thuốc được dùng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh, trong đó có mất ngủ kinh niên

Dưới đây là một số cách chữa mất ngủ kinh niên bằng đinh lăng:

  • Cách 1: Chuẩn bị 200g lá đinh lăng tươi, sau khi ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng thì để ráo. Cho dược liệu vào ấm cùng với lượng nước vừa đủ và sắc trên lửa nhỏ. Đến khi nước sôi khoảng 15 phút thì tắt bếp và chắt lấy phần nước, chia thành nhiều lần và uống hết trong ngày.
  • Cách 2: Dùng một nắm lá đinh lăng và 1 củ gừng tươi. Lá đinh lăng ngâm rửa sạch rồi để ráo. Gừng không cần cạo vỏ, chỉ rửa sạch rồi mang đi giã nát. Sau đó cho tất cả dược liệu vào chảo sao vàng rồi cho vào túi vải sạch và đặt dưới gối khi ngủ. Thực hiện đều đặn mỗi tối để đạt được kết quả tốt nhất.
  • Cách 3: Chuẩn bị lá đinh lăng khô 25, tâm sen 12g, liên lục 15g, lá vông và tam diệp mỗi vị 20g. Các dược liệu sau khi rửa sạch thì cho vào ấm cùng với 800ml và sắc trên lửa nhỏ. Chia nước thuốc thành 2 lần và uống hết trong ngày. Mỗi ngày sắc uống 1 thang để đạt được hết quả tốt nhất.

8. Chữa mất ngủ kéo dài với cây trinh nữ

Cây trinh nữ (cây xấu hổ) có tính mát, vị hơi se, ngọt, công dụng an thần, chỉ thống, trấn tĩnh, hạ áp, chống viêm, lợi tiểu, tiêu tích. Do đó, vị thuốc này thường được dùng trong điều trị các bệnh lý như đau nhức xương khớp, cao huyết áp, ngủ không ngon, hay mộng mị,…

Các tài liệu y học hiện đại cũng nhận thấy, vị thuốc này có tác dụng ức chế một số vi khuẩn, virus gây hại, hỗ trợ điều trị ung thư tuyến, khắc phục tình trạng suy nhược thần kinh, mất ngủ,… Tuy nhiên, vị thuốc này không dùng cho phụ nữ mang thai vì có thể gây sảy thai.

Cây xấu hổ
Cây xấu hổ thường được dùng trong điều trị các bệnh lý như đau nhức xương khớp, cao huyết áp, ngủ không ngon

Một số bài thuốc chữa mất ngủ từ cây trinh nữ được nhiều người áp dụng:

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị từ 6 – 12g lá cây trinh nữ đã được phơi khô. Sau khi rửa sạch thì cho vào ấm cùng với lượng nước vừa đủ và sắc trên lửa nhỏ. Dùng nước thuốc uống vào buổi tối trước khi ngủ khoảng 2 – 3 tiếng. Mỗi ngày sắc uống 1 thang để đạt được kết quả tốt nhất.
  • Bài thuốc 2: Dùng cây trinh nữ, nụ áo hoa tím 15g, me chua đất hoa vàng 30g, mạch môn, lạc tiên, thảo quyết minh mỗi vị 10g. Các dược liệu sau khi rửa sạch thì cho vào ấm cùng với lượng nước vừa đủ và sắc trên lửa nhỏ. Tương tự như cách trên, dùng thuốc vào buổi tối trước khi để giúp an thần và ngủ ngon hơn.

Chữa mất ngủ kinh niên bằng bài thuốc theo dân gian cần lưu ý gì?

Mất ngủ kinh niên là tình trạng mất ngủ kéo dài và xuất hiện thường xuyên. Tình trạng gây không ít phiền toái làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, chất lượng cuộc sống. Thậm chí, mất ngủ kinh niên nếu không được kiểm soát sớm còn tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể.

Trong quá trình áp dụng các bài thuốc chữa mất ngủ kéo dài bằng những bài thuốc dân gian, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Các bài thuốc có nguồn gốc từ dân gian chữa mất ngủ kinh niên được đánh giá có độ an toàn, hạn chế tác dụng phụ vì tận dụng các vị thuốc lành tính, dược tính thấp. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị và chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh khởi phát do nguyên nhân thông thường.
  • Trường hợp mất ngủ kéo dài tiến triển nặng nề, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách.
  • Hiệu quả chữa bệnh từ các bài thuốc dân gian thường không mang tính đồng nhất. Theo đó, tùy thuộc vào mức độ bệnh lý, cơ địa, tần suất áp dụng mà bệnh lý cải thiện ít hay nhiều. Nếu nhận thấy bệnh không cải thiện sau khi áp dụng các bài thuốc trên, bạn nên cân nhắc thay đổi phương pháp điều trị phù hợp.
  • Mặc dù được đánh giá có độ an toàn cao nhưng một số trường hợp có thể bị dị ứng, quá mẫn khi dùng các vị thuốc. Do đó, nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện các biểu hiện bất thường khi sử dụng thuốc, bạn cần ngưng áp dụng và tìm gặp bác sĩ chuyên khoa trong trường hợp cần thiết.
  • Trước khi bào chế các bài thuốc chữa mất ngủ kinh niên, bạn cần ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng để loại bỏ các tạp chất, vi khuẩn gây hại.
  • Mất ngủ kinh niên có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, bên cạnh áp dụng các phương pháp điều trị, người bệnh cần thực hiện tốt các biện pháp hỗ trợ như ngủ đúng giờ, tập luyện đều đặn, ăn uống khoa học, thiết kế không gian phòng ngủ phù hợp và thay đổi một số thói quen xấu ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Bài viết đã tổng hợp các bài thuốc chữa mất ngủ kinh niên theo dân gian và một số lưu ý trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên, thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để đảm bảo an toàn cũng như đạt được kết quả chữa trị tốt nhất, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn cụ thể.

Có thể bạn quan tâm:

Chuyên khoa
Bệnh học tham khảo
Điều trị tham khảo
Bài thuốc tham khảo
Triệu chứng tham khảo
Dinh dưỡng tham khảo
    Câu hỏi tham khảo
    Chữa mất ngủ bằng đông y ở đâu tốt phụ thuộc vào đội ngũ bác sĩ, phác đồ điều trị và cơ sở vật chất.  Dưới đây, Wikibacsi sẽ cập nhật các bệnh viện, phòng khám chữa mất ngủ bằng...
    Mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm mức độ nghiêm trọng của tình trạng mất ngủ và tình trạng sức khỏe của mẹ. Điều quan trọng là trao...
    Chuyên gia
    Chính thức
    • Bác sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II, Tiến sĩ
    • Đa khoa, Y học cổ truyền
    • Hơn 30 năm
    • Nhất Nam Y Viện

    Bác sĩ  Vân Anh có nền tảng kiến thức và chuyên môn cao. Bác sĩ đã điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân mắc phải chứng bệnh về sỏi, mất ngủ, nam khoa, xương khớp, tiêu hóa, da liễu, tai – mũi – họng, bệnh tự kỷ, dị ứng, các bệnh về thần kinh, ...

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Bác sĩ chuyên khoa II
    • Đa khoa, Y học cổ truyền
    • Hơn 40 năm
    • Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam

    Bác sĩ Lê Thị Phương có hơn 40 năm kinh nghiệm trong ngành. Bác sĩ đã điều trị thành công nhiều chứng bệnh bằng Đông y, trong đó nổi bật là: bệnh huyết áp cao, bệnh đại tràng, bệnh axit máu, tiểu đường tuýp II, đau vai gáy, hội chứng mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, các bệnh da liễu…

    Xem tiếp
    Cơ Sở Y Tế
    Chính thức
    • số 4 đường Núi Thành, phường 13, quận Tân Bình, TP. HCM
    • Đa khoa
    • Bệnh viện tư nhân

    Bệnh viện Mỹ Đức được thành lập năm 2012, với chức năng chính là khám chữa và chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, trẻ nhỏ, điều trị vô sinh - hiếm muộn.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • 800 giường bệnh
    • 314 đường Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
    • Đa khoa
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Nguyễn Trãi có tiền thân là Y Viện Phước Kiến do một cộng đồng người Hoa thành lập vào năm 1909, chuyên điều trị bệnh theo Đông y.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • 170 giường bệnh
    • số 1 đường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội
    • Đa khoa
    • Bệnh viện tư nhân

    Bệnh viện Việt Pháp hay Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội là bệnh viện quốc tế đầu tiên ở Hà Nội và miền Bắc nước ta.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Quốc lộ 22 - Ấp Chợ , Xã Tân Phú Trung, Huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh
    • Đa khoa
    • Bệnh viện tư nhân

    Bệnh viện Xuyên Á được thành lập vào năm 2012 với ý tưởng ban đầu là Công ty Cổ phần Đầu tư Bệnh viện Xuyên Á.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • 600 giường bệnh
    • số 12 Chu Văn An, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Thành Phố Hà Nội
    • Đa khoa
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn là bệnh viện hạn 1 của Thành phố Hà Nội, quy mô 600 giường bệnh, 45 khoa/ phòng, hơn 1000 cán bộ nhân viên và 7 chuyên khoa đầu ngành

    Xem tiếp
    Chính thức
    • 800 giường bệnh
    • số 29, Đường Phú Châu, Khu Phố 5, Phường Tam Phú, Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
    • Đa khoa
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Thủ Đức được thành lập năm 2007 trên cơ sở tách ra từ Trung tâm Y tế Quận Thủ Đức.

    Xem tiếp

    Bài viết liên quan