Rối Loạn Tiền Đình Và Thiếu Máu Não
Rối loạn tiền đình và thiếu máu não là tình trạng dễ nhầm lẫn bởi có các dấu hiệu và triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên trên thực tế hai tình trạng này có nguyên nhân và cách điều trị khác nhau, do đó người bệnh cần tìm hiểu các thông tin cơ bản để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất.
Rối loạn tiền đình và thiếu máu não là gì?
Theo thống kê, khoảng 80% người trên 65 tuổi bị thiếu máu não hoặc rối loạn tiền đình. Trong đó có một số ít các trường hợp mắc cả hai tình trạng trên, dẫn đến chóng mặt, hoa mắt, đầu đầu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Nếu không được điều trị và chăm sóc sức khỏe phù hợp, rối loạn tiền đình và thiếu máu não có thể dẫn đến tử vong.
Rối loạn tiền đình và thiếu máu não rất dễ nhầm lẫn, do đó người bệnh cần nắm các thông tin cơ bản để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất.
1. Rối loạn tiền đình là gì?
Hệ thống tiền đình bao gồm bộ phận của tai trong và não bộ, xử lý thông tin cảm giác liên quan đến việc kiểm soát sự thăng bằng và chuyển động của mắt. Rối loạn tiền đình xảy ra khi bệnh tật hoặc các chấn thương gây ảnh hưởng đến hệ thống tiền đình. Ngoài ra, các yếu tố di truyền, môi trường hoặc lối sống không phù hợp cũng có thể dẫn đến rối loạn tiền đình.
Dạng rối loạn tiền đình được chẩn đoán phổ biến nhất là chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (BPPV), viêm mê nhĩ hoặc viêm dây thần kinh tiền đình. Ngoài ra, các vấn đề khác có thể liên quan đến hệ thống tiền đình bao gồm biến chứng do lão hóa, rối loạn hệ thống miễn dịch, dị ứng và thiếu máu não.
2. Thiếu máu não là gì?
Thiếu máu não hay còn gọi là thiếu máu cục bộ hay thiếu máu cục bộ mạch máu não, xảy ra khi lượng máu lên não không đủ. Oxy và các chất dinh dưỡng quan trọng được vận chuyển trong mạch máu đến động mạch, mang oxy và máu giàu dinh dưỡng đến các bộ phận của cơ thể.
Các động mạch cung cấp máu cho não theo một con đường nhất định để đảm bảo vùng não được cung cấp máu đầy đủ từ một hoặc nhiều động mạch. Khi một động mạch trong não bị tắc nghẽn hoặc chảy máu, điều này dẫn đến việc cung cấp oxy đến vùng não phụ thuộc vào động mạch đó thấp hơn, gây ra thiếu máu não.
Thiếu máu não có thể là tạm thời, nhưng cũng có thể gây suy giảm chức năng của vùng não bị thiếu oxy. Trên thực tế, các tế bào não bị thiếu oxy trong một vài phút có thể dẫn đến các tổn thương nghiêm trọng và gây chết mô não. Loại chết mô này còn được gọi là nhồi máu não hoặc đột quỵ do thiếu máu cục bộ.
Rối loạn tiền đình và thiếu máu não có thể tự nhẹ đến nặng, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, nếu thường xuyên bị chóng mặt, đau đầu, mất thăng bằng không rõ nguyên nhân, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Phân biệt rối loạn tiền đình và thiếu máu não
Rối loạn tiền đình và thiếu máu não là các tình trạng phổ biến, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, bao gồm cả tử vong. Tuy nhiên các tình trạng này thường không được chẩn đoán phân biệt phù hợp, do đó các biện pháp điều trị có thể không mang lại hiệu quả đầy đủ. Dưới đây là một số đặc điểm cũng như cách phân biệt các tình trạng này, người bệnh có thể tham khảo.
1. Dấu hiệu nhận biết
Rối loạn tiền đình và thiếu máu não có các triệu chứng giống nhau, chẳng hạn như choáng váng, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, khó tập trung, ảnh hưởng đến thị giác cũng như các hoạt động hàng ngày của người bệnh. Bên cạnh các triệu chứng giống nhau, người bệnh có thể phân biệt các tình trạng này thông quá các dấu hiệu đặc trưng.
Các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết phổ biến nhất của rối loạn tiền đình bao gồm:
- Hoa mắt, choáng váng: Cảm giác choáng váng, ngất xỉu hoặc đứng không vững.
- Mất cân bằng: Không ổn định, thường đi kèm với cảm giác mất phương hướng trong không gian.
- Chóng mặt: Nhận thấy bạn thấy hoặc các vật thể xung quanh xoay tròn.
- Sương mù não: Não dành nhiều năng lượng để duy trì trạng thái cân bằng và ổn định. Ở người rối loạn tiền đình, não có thể nhớ lại một số chi tiết hoặc trí nhớ ngắn hạn, dẫn đến gặp khó khăn trong một số hoạt động bình thường.
- Ù tai: Người bệnh có thể nhận thấy các tiếng ồn bất thường ở tai hoặc đầu. Âm thanh có thể ngắt quãng hoặc liên tục và có thể gặp phải tiếng chuông, tiếng rít, tiếng huýt sáo, tiếng vo ve hoặc tiếng lách cách. Âm thanh cũng có thể từ gầm gừ thấp đến tiếng rít cao.
- Giảm thính lực: Giảm khả năng nghe âm thanh là một triệu chứng phổ biến của rối loạn tiền đình. Theo thống kê, có khoảng ⅔ người bệnh bị giảm thính lực ở một hoặc cả hai tai.
- Suy giảm thị lực: Rối loạn tiền đình có thể dẫn đến giảm thị lực, tầm nhìn mờ hoặc các vấn đề khác.
- Thay đổi nhận thức: Rối loạn tiền đình có thể gây khó suy nghĩ, giảm sự chú ý, không thể tập trung, trí nhớ ngắn hạn (chẳng hạn như không thể nhớ số điện thoại) và các vấn đề trí nhớ khác.
- Thay đổi tâm lý: Do không thể đoán trước các triệu chứng, do đó người rối loạn tiền đình thường dễ bị đau đầu, lo lắng, trầm cảm và các rối loạn tâm lý khác.
Không giống như rối loạn tiền đình, thiếu máu não có thể dẫn đến các triệu chứng từ nhẹ đến nặng, có thể kéo dài từ vài giây đến vài phút. Nếu tình trạng thiếu máu cục bộ diễn ra trong thời gian ngắn và được điều trị trước khi thương tổn vĩnh viễn diễn ra, tình trạng này được gọi là thiếu máu não cục bộ thoáng qua (TIA). Nếu không được điều trị, tổn thương sẽ trở thành vĩnh viễn.
Các dấu hiệu và triệu chứng thiếu máu não bao gồm:
- Suy nhược cơ thể ở một hoặc cả hai bên cơ thể
- Mất cảm giác ở một hoặc cả hai bên cơ thể
- Mất phương hướng hoặc lú lẫn
- Thay đổi tầm nhìn ở một hoặc cả hai mắt
- Chóng mặt, choáng váng, mất cân bằng, có cảm giác sắp té / ngã
- Tầm nhìn đôi
- Mất ý thức hoặc giảm ý thức
- Mất phối hợp và các vấn đề cân bằng
Các triệu chứng của rối loạn tiền đình và thiếu máu não phụ thuộc vào loại cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh lý. Do đó điều quan trọng là đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp nhất.
2. Nguyên nhân gây bệnh
Rối loạn tiền đình và thiếu máu não có nguyên nhân gây bệnh hoàn toàn khác nhau. Người bệnh có thể tìm hiệu các nguyên nhân như:
Thiếu máu não có thể liên quan đến một hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
- Thiếu máu hồng cầu hình liềm hoặc các bệnh về máu khác
- Biến dạng hoặc dị dạng mạch máu
- Động mạch bị tắc nghẽn do tích tụ mảng bám
- Dị tật tim bẩm sinh
- Bệnh tim
- Cục máu đông
- Nhịp tim không đều
- Huyết áp thấp
- Đau tim
- Nhịp tim nhanh
Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình bao gồm:
- Do hệ thống trung ương, chẳng hạn như thiếu máu não, xuất huyết não hoặc các vấn đề u não, xơ cứng.
- Do ngoại biên chẳng hạn như viêm thân kinh tiền đình, chóng mặt tư thế kịch phát lành tính, viêm mê nhĩ hoặc chấn thương vùng đầu.
- Thường xuyên sử dụng một số loại thuốc.
- Nhiễm trùng, có các vấn đề ở tai trong (chẳng hạn như lưu thông kém).
Ngoài ra, rối loạn tiền đình và thiếu máu não có một số yếu tố nguy cơ chung, bao gồm:
- Huyết áp cao
- Hút thuốc lá
- Béo phì
- Cholesterol cao
- Bệnh tiểu đường
- Rung tâm nhĩ
- Lối sống thiếu khoa học, chẳng hạn như thức khuya, thường xuyên sử dụng rượu bia
3. Mối liên hệ giữa rối loạn tiền đình và thiếu máu não
Về cơ bản, rối loạn tiền đình và thiếu máu não có nhiều biểu hiện giống nhau, chẳng hạn như choáng váng, hoa mắt, buồn nôn. Tuy nhiên xét về định nghĩa và nguyên nhân, thiếu máu não là một trong những yếu tố dẫn đến rối loạn tiền đình. Bệnh nhân thiếu máu não cần được điều trị và chăm sóc sức khỏe phù hợp để tránh các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm tàn tật hoặc tử vong.
Thiếu máu não có thể kết hợp với rối loạn tiền đình, gây ảnh hưởng đến khả năng xử lý thông tin và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, công việc của người bệnh. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Điều trị rối loạn tiền đình và thiếu máu não
Để điều trị rối loạn tiền đình và thiếu máu não, người bệnh cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Tránh tự ý điều trị tại nhà, điều này có thể dẫn đến điều trị sai cách và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.
1. Điều trị rối loạn tiền đình
Biện pháp điều trị rối loạn tiền đình được chỉ định bởi bác sĩ chuyên môn, các triệu chứng, tiền sử bệnh lý, sức khỏe tổng quát và các vấn đề liên quan. Điều trị có thể bao gồm:
- Liệu pháp phục hồi chức năng tiền đình: Phương pháp này sử dụng các bài tập cụ thể để điều chỉnh đầu, cơ thể và mắt, nhằm giúp não bộ nhận biết và xử lý các tín hiệu từ hệ thống tiền đình. Các bài tập và thời gian tập luyện khác nhau ở mỗi người bệnh.
- Tập thể dục tại nhà: Các bài tập hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình tại nhà nhằm mục đích cải thiện khả năng giữ thăng bằng và ngăn ngừa nguy cơ té ngã. Các bài tập phù hợp sẽ được chỉ định bởi bác sĩ chuyên môn để tăng cường năng lượng và cải thiện các triệu chứng hiệu quả nhất.
- Thuốc: Việc sử dụng thuốc trong điều trị rối loạn tiền đình phụ thuộc vào tình trạng rối loạn hệ thống tiền đình trong giai đoạn đầu (cấp tính) hoặc giai đoạn sau (mãn tính). Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm thuốc chống buồn nôn, thuốc kháng cholinergic, thuốc kháng histamine và thuốc benzodiazepine. Đôi khi bác sĩ cũng có thể chỉ định các loại thuốc chống trầm cảm để cải thiện lo lắng hoặc các vấn đề tâm lý khác.
- Phẫu thuật: Khi điều trị y tế không hiệu quả trong việc kiểm soát chóng mặt và các triệu chứng khác do rối loạn chức năng hệ thống tiền đình, phẫu thuật có thể được cân nhắc. Phẫu thuật có thể điều chỉnh hoặc phá hủy cấu trúc nhằm ổn định chức năng tai trong, từ đó hạn chế các tín hiệu từ tai đến não.
- Yoga: Các tư thế yoga được thực hiện để lấy lại sự cân bằng, tập trung, vận động và phối hợp của người bệnh. Ngoài ra, thường xuyên tập yoga cũng có thể cải thiện sức khỏe tinh thần và tăng cường năng lượng.
2. Điều trị thiếu máu não
Điều trị thiếu máu não bao gồm sử dụng thuốc, thay đổi lối sống và chế độ ăn uống. Bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc để điều chỉnh huyết áp, giảm mức cholesterol và chất béo trong máu.
Chứng thiếu máu cục bộ đột ngột có thể được điều trị bằng thuốc tiêm tĩnh mạch alteplase (tPA). Thuốc được sử dụng trong vòng 3 giờ sau khi được chẩn đoán để ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ. Thuốc hoạt động bằng cách làm tan cục máu đông, cải thiện tình trạng tắc nghẽn mạch máu.
Ngoài ra, người bệnh được khuyến khích ăn nhiều rau xanh (như cải xoăn, cải thìa, rau bina hoặc rau diếp cá), quả mọng (như việt quất và dâu tây), các loại hạt (như óc chó, hạt dẻ, hạnh nhân) và sử dụng dầu ô liu khi nấu ăn để cải thiện các triệu chứng. Người bệnh cũng được khuyến khích hạn chế tiêu thụ thịt (đặc biệt là thịt đỏ) và tránh sử dụng các thức ăn chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp để đảm bảo sức khỏe.
Lời khuyên dành cho người rối loạn tiền đình và thiếu máu não
Rối loạn tiền đình và thiếu máu não có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng. Điều quan trọng là có kế hoạch điều trị phù hợp và kịp lúc. Trao đổi với bác sĩ về các biện pháp chăm sóc sức khỏe tại nhà để phòng ngừa nguy cơ tái phát.
Để hạn chế rủi ro rối loạn tiền đình và thiếu máu não, người bệnh có thể lựa chọn lối sống lành mạnh cũng như kiểm soát các tình trạng sức khỏe hiện có. Người bệnh có thể tham khảo một số lời khuyên từ chuyên gia, chẳng hạn như:
- Chọn thực phẩm và đồ uống lành mạnh, nhiều rau xanh, trái cây tươi, chất xơ, ít chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, cholesterol. Ngoài ra, người bệnh cũng cần hạn chế muối trong chế độ ăn uống để ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ.
- Giữ cân nặng hợp lý để ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ.
- Hoạt động thể chất thường xuyên để duy trì cân nặng, giảm mức cholesterol và huyết áp. Ở người lớn, mức độ hoạt động khuyến khích là 2 giờ 30 phút mỗi tuần. Ở thanh thiếu niên và trẻ em, mức độ hoạt động khuyến khích là 1 giờ mỗi ngày.
- Không hút thuốc và tránh tiếp xúc với khói thuốc lá.
- Hạn chế rượu bia để cải thiện huyết áp. Nam giới không nên uống quá 2 ly rượu, bia mỗi ngày, tỏng khi phụ nữ không uống nhiều hơn 1 ly.
- Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn ngừa các rủi ro ảnh hưởng đến tính mạng. Đôi khi bác sĩ có thể kê các sản phẩm bổ sung, chẳng hạn như Nhất Nam Định Tâm Khang, để tăng cường sức khỏe và phòng ngừa nguy cơ rối loạn tiền đình và thiếu máu não.
Người bệnh rối loạn tiền đình và thiếu máu não hoặc có nguy cơ cao nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể. Kế hoạch điều trị bao gồm sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật và thay đổi lối sống để giảm nguy cơ bị đột quỵ. Đảm bảo uống thuốc theo đúng chỉ định và theo hướng dẫn của bác sĩ. Liên hệ với bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu nhận thấy các dấu hiệu không mong muốn.
Tham khảo thêm: