Vật Lý Trị Liệu Thoái Hóa Đốt Sống Cổ
Vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ là phương pháp được khá nhiều quan tâm và áp dụng. Bạn có thể đến bệnh viện điều trị hoặc tiến hành luyện tập ngay tại nhà. Phương pháp điều trị này có tác dụng giảm đau khá tốt đồng thời cũng giúp người bệnh rút ngắn thời gian chữa bệnh.
Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng vật lý trị liệu có tác dụng gì?
Thoái hóa đốt sống cổ là một bệnh lý về xương khớp gây ra khá nhiều bất tiện cho người bệnh trong cuộc sống. Do nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng gia tăng, kéo theo đó là sự xuất hiện của nhiều phương pháp chữa trị khác nhau. Trong đó, áp dụng vật lý trị liệu cũng là phương pháp được khá nhiều người quan tâm.
Đây là một phương pháp phòng chữa bệnh khá hiệu quả, giúp khôi phục chức năng và tăng cường sức khỏe tổng thể cho người bệnh. Vật lý trị liệu có rất nhiều lợi ích, trong đó phải kể đến những tác dụng như:
- Giúp giảm đau nhanh và ngăn ngừa các cơn đau quay trở lại
- Không cần dùng thuốc, từ đó hạn chế tối đa các tác dụng phụ không mong muốn do thuốc gây ra.
- Giúp tăng cường khả năng lưu thông máu và ổn định lượng máu đến cổ, vai, gáy.
- Giúp phòng chống triệu chứng cứng khớp, từ đó khiến cho các hoạt động của xương khớp trở nên linh hoạt hơn.
- Không cần phẫu thuật và giúp người bệnh tiết kiệm được khá nhiều chi phí điều trị.
Các phương pháp vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ phổ biến
Có rất nhiều phương pháp vật lý trị liệu được bác sĩ khuyên dùng. Tùy vào cơ địa của mỗi người, bạn có thể áp dụng một trong những phương pháp sau đây:
1. Vật lý trị liệu bằng sóng ngắn
Phương pháp này có tác dụng thúc đẩy quá trình lưu thông máu thuận lợi, giúp lượng máu đến các mô sâu được ổn định hơn. Ngoài ra, nó còn giúp giảm đau, tăng cường dinh dưỡng tại các vùng bị tổn thương và đào thải các tế bào viêm ra ngoài cơ thể.
2. Vật lý trị liệu bằng sóng siêu âm
Phương pháp này sẽ khiến cho các tế bào rung lên, từ đó kích thích các hoạt động của vùng màng trên cơ thể người bệnh. Sóng siêu âm sẽ tăng cường khả năng tuần hoàn máu, ngăn ngừa tắc nghẽn mạch, thúc đẩy quá trình trao đổi chất.
Bên cạnh đó, cách này còn giúp giảm đau, kháng viêm và làm mềm nhanh chóng các mô sẹo, giảm sự kết dính cơ để hạn chế tình trạng co cứng cơ.
3. Sử dụng máy để kéo giãn cột sống
Tùy theo trọng lượng cơ thể của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng giường kéo để tiến hành kéo giãn cột sống để trị bệnh.
Phương pháp này sẽ kéo giãn các vùng bị co thắt ở đốt sống, ngăn ngừa sự chèn ép của các gai xương lên rễ thần kinh, mở rộng các lỗ liên hợp để đĩa đệm trở về vị trí ban đầu. Ngoài ra, cách này cũng giúp người bệnh xoa dịu các cơn đau do các bệnh lý gây ra.
4. Dùng tay kéo giãn cột sống cổ
Thay vì dùng máy, bác sĩ sẽ tự dùng tay tác động trực tiếp vào vùng cơ khớp ở cổ, vai, gáy nhằm giảm đau, kháng viêm và tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể.
5. Vật lý trị liệu bằng kích thích điện
Dòng điện trong phương pháp này sẽ giúp người bệnh ngăn ngừa được tình co thắt cơ, co khớp, ổn định các dây thần kinh từ đó giảm đau hiệu quả.
6. Bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổ
Bác sĩ sẽ tiến hành bấm một số huyệt đạo có tác động trực tiếp đến bệnh thoái hóa đốt sống cổ như huyệt Hậu khê, Phong trì, Kiên tỉnh,… để kích thích lưu thông tuần hoàn máu đồng thời giúp ngăn ngừa co cứng cơ, giúp xương khớp cử động linh hoạt hơn.
7. Các bài tập vật lý trị liệu
Những bài tập này có tác dụng xoa dịu các cơn đau và cân bằng sự phát triển của hệ xương khớp. Các bài tập được chỉ định bao gồm:
- Bài tập 1: Nằm ngửa cạnh giường, kỹ thuật viên hoặc người hỗ trợ sẽ ngồi phía đầu giường, hai tay đặt sau gáy và đỡ đầu người bệnh. Hãy dùng lực kéo căng cột sống cổ cho đến khi mỏi thì giảm lực từ từ, nghỉ cho đỡ mỏi rồi lặp lại động tác 15 lần liên tiếp. Dừng ngay nếu người bệnh cảm thấy khó chịu hoặc đau nhức.
- Bài tập 2: Nằm ngửa, buông hai tay xuôi theo người đồng thời gập cổ về phía chân, giữ tư thế cho đến khi mỏi thì dừng. Thực hiện động tác khoảng 15 lần.
- Bài tập 3: Nằm ngửa, gập hông và gối sao cho bàn chân vẫn còn đang chạm đất, khuỷu tay chống xuống giường, cổ và ngực ướn ra sau đến khi mỏi thì dừng. Lặp lại động tác trong 15 lần.
- Massage vùng cổ: Lấy tay trái chà xát lên cổ tay phải từ trên xuống dưới khoảng 15 lần rồi đổi tay. Cúi đầu về phía trước, dùng hai tay chà xát từ trên xuống dưới khoảng 10 – 15 lần. Tiếp tục đan các ngón tay vào nhau, ôm sau gáy rồi kéo qua lại khoảng 10 lần. Sau đó dùng ngón cái và ngón trỏ véo gân dưới nách cho đến khi thấy cảm giác tê cứng ở đầu ngón tay. Cuối cùng cúi đầu rồi dùng tay bóp cơ cổ từ trên xuống dưới khoảng 10 – 15 lần.
Những lưu ý khi tiến hành vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ
Khi áp dụng phương pháp này, để có thể đạt hiệu quả điều trị cao nhất, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Thực hiện đúng các động tác trong bài tập vật lý trị liệu
- Tuân thủ nghiêm túc yêu cầu của bác sĩ trong quá trình điều trị thoái hóa đốt sống cổ.
- Không tự ý dùng thêm thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
- Không vận động cổ hoặc vai quá mạnh khi thực hiện các bài tập trị liệu.
- Không sử dụng rượu bia thuốc lá và các chất kích thích có hại trong khi điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng phương pháp vật lý trị liệu.
- Có chế độ dinh dưỡng khoa học, vận động vừa sức để đảm bảo sức khỏe một cách tốt nhất.
Trên đây là những thông tin về phương pháp vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ phổ biến hiện nay. Người bệnh có thể tiến hành luyện tập ngay tại nhà hoặc đến các cơ sở y tế uy tín để tiến hành phương pháp này. Nếu có vấn đề gì trong quá trình điều trị, người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn kịp thời.
Wiki Bác sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hoặc các phương pháp điều trị y khoa.