Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nguy Hiểm Không
Mổ thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, vị trí thoát vị đĩa đệm, các bệnh lý kèm theo và trình độ của bác sĩ thực hiện ca mổ. Điều quan trọng là xác định các nguy cơ, rủi ro để có kế hoạch chuẩn bị và điều trị phù hợp.
Khi nào nên mổ thoát vị đĩa đệm?
Mổ thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không, khi nào nên mổ, phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ chuyên môn và tình trạng sức khỏe cụ thể của người bệnh. Trên thực tế, phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho thoát vị đĩa đệm, xẹp đĩa đệm, phồng lồi đĩa đệm, rách bao xơ đĩa đệm và gây kích thích các dây thần kinh là kết hợp giữa thuốc với vật lý trị liệu. Tuy nhiên, đôi khi người bệnh có thể tự hỏi thoát vị đĩa đệm có cần mổ không và khi nào nên mổ để cải thiện các triệu chứng hiệu quả nhất?
Không có tiêu chuẩn cụ thể về việc khi nào cần mổ thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật dựa trên một số yếu tố bao gồm:
1. Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng
Mức độ thoát vị đĩa đệm được đo bằng milimet và không phải yếu tố quyết định biện pháp điều trị bệnh hiệu quả. Một người có thể bị thoát vị đĩa đệm đáng kể nhưng cảm thấy khó chịu nhẹ và đau ít. Trong khi một người bệnh khác, với mức độ tổn thương tương tự nhưng dẫn đến những cơn đau dữ dội và suy nhược cơ.
Do đó, để xác định khi nào nên mổ thoát vị đĩa đệm, bác sĩ sẽ dựa trên mức độ nghiêm trọng của cơn đau và loại cơn đau. Các triệu chứng và dấu hiệu có thể cân nhắc phẫu thuật bao gồm:
- Đau dữ dội ở lưng và cổ, hai khu vực thoát vị đĩa đệm phổ biến nhất.
- Đau kèm yếu cơ, nhức mỏi cục bộ và không thể hoàn thành các sinh hoạt hàng ngày.
- Khó chịu kéo dài đến các vùng lân cận, chẳng hạn như cánh tay hoặc chân.
Thông thường phẫu thuật thoát vị đĩa đệm được chỉ định khi bệnh gây ảnh hưởng đến các rễ thần kinh gần đó. Ngoài ra, vị trí thoát vị đĩa đệm cũng liên quan đến phương pháp điều trị, chẳng hạn như thoát vị đĩa đệm cột sống ngực thường được điều trị bảo tồn, do hiếm khi gây chèn ép lên các dây thần kinh.
2. Thời gian của các triệu chứng
Một yếu tố cân nhắc khi nào cần mổ thoát vị đĩa đệm là thời gian các triệu chứng đã trải qua. Với tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng dẫn đến đau chân, hoặc thoát vị đĩa đệm cột sống cổ gây đau vai gáy, người bệnh thường được đề nghị điều trị bảo tồn trong 6 – 12 tuần. Khi các phương pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả, người bệnh sẽ được đề nghị phẫu thuật.
Ngoài ra, trong trường hợp người bệnh bị đau lưng mãn tính kéo dài hơn 6 tuần, bác sĩ có thể kiểm tra không gian xung quanh đĩa đệm để xác định có cần phẫu thuật hay không. Thông thường phẫu thuật sẽ được chỉ định nếu:
- Sụn đốt sống bị hao mòn
- Đĩa đệm bị xẹp
- Các đốt sống lân cận có dấu hiệu bị tổn thương
- Dây thần kinh bị chèn ép
3. Chẩn đoán và xác định phương pháp điều trị nội khoa không hiệu quả
Phương pháp điều trị chính của thoát vị đĩa đệm là sử dụng thuốc, vật lý trị liệu, thay đổi lối sống và duy trì hoạt động thể chất. Trong trường hợp bác sĩ xác định các biện pháp này không mang lại hiệu quả, người bệnh có thể được đề nghị phẫu thuật.
Trước khi đề nghị phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra chính xác các triệu chứng và loại trừ các bệnh lý liên quan. Chẳng hạn như tình trạng kích thích cơ hình lê ở mông có thể dẫn đến các triệu chứng tương tự như đau thần kinh tọa hoặc rối loạn thần kinh ngoại vi có thể dẫn đến đau chân mà không liên quan đến các đĩa đệm cột sống.
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm hiếm khi được chỉ định, trừ khi các triệu chứng nghiêm trọng và có thể gây đe dọa đến tính mạng. Trước khi đề nghị phẫu thuật, bác sĩ sẽ đề nghị các biện pháp bảo tồn, chẳng hạn như tiêm steroid hoặc điều chỉnh thần kinh cột sống.
Trong trường hợp người bệnh bị đau lưng dữ dội kéo dài và nghi ngờ thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán phù hợp. Chẩn đoán sớm và chính xác là cách tốt nhất để tăng khả năng thành công của các biện pháp điều trị nội khoa và hạn chế khả năng cần phẫu thuật.
Mổ thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?
Tương tự như các cuộc phẫu thuật khác, mổ thoát vị đĩa đệm có thể dẫn đến nhiều rủi ro và biến chứng. Trong một số trường hợp, Các biến chứng có thể trở nên nghiêm trọng và đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Các biến chứng có thể phát triển trong quá trình phẫu thuật hoặc trong quá trình phục hồi.
Về vấn đề mổ thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không, các bác sĩ cho biết đôi khi người bệnh có thể gặp một số rủi ro như:
1. Rủi ro chung
Tương tự như các cuộc phẫu thuật khác, mổ thoát vị đĩa đệm tiềm ẩn nhiều rủi ro liên quan đến quá trình gây mê, chảy máu, nhiễm trùng hoặc hình thành các cục máu đông. Cụ thể, trong phẫu thuật mổ thoát vị đĩa đệm người bệnh có thể phát triển các rủi ro và biến chứng chung, bao gồm:
- Biến chứng do gây mê: Hầu hết các vấn đề do gây mê đều liên quan đến quá trình đặt nội khí quản hoặc ống thở. Điều này khiến thức ăn hoặc chất lỏng đi vào phổi, dẫn đến viêm phổi và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Ngoài ra, một số bệnh nhân cũng bị tăng nhịp tim hoặc tăng huyết áp trong quá tình này.
- Chảy máu khi phẫu thuật: Chảy máu khi phẫu thuật là một vấn đề phổ biến, tuy nhiên chảy quá nhiều máu có thể dẫn đến thiếu máu và nhiều nguy cơ nghiêm trọng khi phẫu thuật.
- Cục máu đông: Cục máu đông có thể bắt đầu từ khi phẫu thuật đến quá trình hồi phục. Hầu hết bệnh nhân sẽ được sử dụng thuốc để làm loãng máu và ngăn ngừa sự hình thành của cục máu đông.
- Khó thở: Một số bệnh nhân sẽ bị khó thở và cần thở máu sau khi phẫu thuật để tăng cường khả năng hô hấp.
- Nhiễm trùng: Vết mở trên da có thể gây rối loạn hàng rào bảo vệ tự nhiên, dẫn đến nhiễm trùng. Hầu hết bệnh nhân sẽ được dùng thuốc kháng sinh trước và sau khi phẫu để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
2. Trong khi phẫu thuật
Nhiều biến chứng có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, chẳng hạn như thuốc gây mê có thể dẫn đến khó thở và nhiều rủi ro khác. Bên cạnh đó, trong quá trình loại bỏ đĩa đệm, bác sĩ có thể vô tình gây tổn thương dây thần kinh hoặc rách màng cứng.
Trong bất kỳ cuộc phẫu thuật nào về cột sống, luôn có nguy cơ tổn thương các dây thần kinh hoặc rễ thần kinh. Các dây thần kinh có thể bị tổn thương do vết bầm tím hoặc vết cắt của dao mổ. Các tổn thương thần kinh cũng có thể xuất phát từ các mô xung quanh bị viêm, sưng.
Tổn thương dây thần kinh do phẫu thuật có thể dẫn đến tê, ngứa ran hoặc yếu ở vùng cánh tay của dây thần kinh bị ảnh hưởng hoặc ở các vùng khác của cơ thể. Điều này đôi khi khiến người bệnh có thể gặp khó khăn khi đi bộ hoặc thay đổi thói quen đi bộ sau phẫu thuật.
Bên cạnh đó, rách màng cứng xảy ra khi vết rách phát triển tại lớp bảo vệ của tủy sống và các dây thần kinh cột sống. Rách màng cứng là rủi ro phổ biến trong phẫu thuật cột sống, tuy nhiên vết rách thường được điều trị lành công và lành lại mà không có biến chứng.
Tuy nhiên nếu rách màng cứng không được điều trị phù hợp, tình trạng này có thể làm rò rỉ chất lỏng vào tủy sống và dẫn đến nhiều vấn để sức khỏe khác nhau. Khi dịch tủy sống bị rò rỉ có thể dẫn đến đau đầu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm màng não tủy sống (nhiễm trùng dịch tủy sống). Để cải thiện tình trạng này, người bệnh có thể cần thực hiện một cuộc phẫu thuật thứ hai để chữa lành màng cứng, nếu màng cứng không tự lành.
3. Sau khi phẫu thuật
Trong nhiều trường hợp, các biến chứng khi mổ thoát vị đĩa đệm không xuất hiện cho đến khi phẫu thuật hình thành. Một số biến chứng này biểu hiện rõ rệt trong khi những biến chứng khác có thể mất vài tuần hoặc thậm chí là vài tháng để phát triển.
Các biến chứng phổ biến xảy ra sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm bao gồm:
- Nhiễm trùng: Nhiễm trùng có thể phát triển dọc theo vết rách da, bên trong đĩa đệm hoặc thậm chí là ống sống xung quanh các dây thần kinh. Nếu nhiễm trùng ngoài da và xung quanh vết mổ, người bệnh thường được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị. Trong trường hợp nhiễm trùng bên trong đĩa đệm hoặc nhiễm trùng ống sống, người bệnh sẽ được phẫu thuật lần hai để dẫn lưu ổ nhiễm trùng và sử dụng thuốc kháng sinh sau phẫu thuật để ngăn ngừa nguy cơ.
- Đau dai dẳng: Trong một số trường hợp, mổ thoát vị đĩa đệm có thể dẫn đến những cơn đau dai dẳng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau dai dẳng sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, trong đó nguyên nhân phổ biến là do các dây thần kinh bị tổn thương vĩnh viễn và không thể phục hồi. Ngoài ra, việc hình mô sẹo xung quanh các dây thần kinh sau phẫu thuật vài tuần cũng có thể dẫn đến đau lưng mãn tính.
- Thoái hóa đốt sống: Sau khi bị thoát vị đĩa đệm, các đốt sống gần đó sẽ dễ bị thoái hóa hơn. Phẫu thuật có thể làm tăng thêm nguy cơ thoái hóa đốt sống, do đĩa đệm đã bị loại bỏ một phần, khiến các đốt sống ma sát trực tiếp. Nhiều bác sĩ cho biết, người bệnh có nhiều nguyên nhân biến chứng tại khu vực cắt bỏ đĩa đệm bị thoát vị. Trong trường hợp này, người bệnh có thể được đề nghị tái phẫu thuật để ngăn ngừa các rủi ro liên quan.
Thoát vị đĩa đệm thường đáp ứng các phương pháp điều trị nội khoa. Tuy nhiên đôi khi tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng và dẫn đến nhiều biến chứng và rủi ro, ngay cả trước khi phẫu thuật bắt đầu. Một trong những biến chứng phổ biến nhất là hội chứng chùm đuôi ngựa, tình trạng xảy ra khi nhân mềm của đĩa đệm chảy vào ống sống, đặc biệt là khu vực các dây thần kinh điều khiển ruột và đĩa đệm. Áp lực này dẫn đến tổn thương các dây thần kinh nghiêm trọng và khiến người bệnh mất khả năng kiểm soát ruột và bàng quang vĩnh viễn.
Mặc dù hiếm khi người bệnh gặp hội chứng chùm đuôi ngựa, tuy nhiên nếu bác sĩ nghi ngờ hội chứng này, người bệnh có thể cần phẫu thuật ngay lập tức để giảm áp lực lên các dây thần kinh. Mổ thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và kỹ thuật của bác sĩ. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện được cấp phép và thực hiện phẫu thuật bởi bác sĩ có chuyên môn. Trao đổi với bác sĩ nếu có bất cứ thắc mắc hoặc vấn đề nào liên quan.
Mổ thoát vị đĩa đệm có tái phát không?
Ngay cả khi các phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm đã thành công, vẫn luôn có khoảng 10 – 15% cơ hội thoát vị đĩa đệm tái phát. Tái phát thường xảy ra trong sáu tuần đầu tiên sau phẫu thuật, tuy nhiên có thể xảy ra ở bất cứ lúc nào. Để cải thiện tình trạng tái phát thoát vị đĩa đệm, người bệnh có thể được đề nghị phẫu thuật hợp nhất cột sống.
Những điều cần biết sau khi mổ thoát vị đĩa đệm
Bên cạnh việc tìm hiểu mổ thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không, người bệnh cần tìm hiểu quá trình phục hồi sau phẫu thuật để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất. Cụ thể sau phẫu thuật mổ thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:
1. Mổ thoát vị đĩa đệm bao lâu thì hồi phục?
Sau phẫu thuật người bệnh sẽ được đưa đến phòng hồi sức sau phẫu thuật cho đến khi tỉnh táo hoàn toàn, thở hiệu quả và các dấu hiệu sinh tồn ổn định. Bệnh nhân được về nhà trong ngày, tuy nhiên bác sĩ có thể yêu cầu nằm viện một hoặc hai ngày để theo dõi thêm.
Quá trình phục hồi sau phẫu thuật phụ thuộc vào loại gây mê, sức khỏe tổng thể, tuổi tác và nhiều yếu tố sức khỏe khác. Bác sĩ có thể khuyến khích người bệnh nên đi bộ và tránh ngồi nhiều trong thời gian dài. Sau khi cơn đau được cải thiện, người bệnh có thể bắt đầu thực hiện vật lý trị liệu để tăng cường khả năng phục hồi.
Thời gian phục hồi mất khoảng 6 – 8 tuần. Có thể mất nhiều thời gian hơn để người bệnh quay trở lại công việc bình thường, chẳng hạn như chơi thể thao, nâng vật nặng hoặc vận hành máy móc.
2. Biện pháp giảm đau
Sau khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc giảm đau để cải thiện cơn đau cũng như giúp người bệnh phục hồi hiệu quả hơn. Sau phẫu thuật, người bệnh có thể cảm thấy khó chịu hoặc đau nhẹ. Tuy nhiên nếu tình trạng mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau trở nên nghiêm trọng hoặc kéo dài, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.
Bác sĩ có thể tiến hành xác định các triệu chứng, chẩn đoán các biến chứng và đề nghị kế hoạch điều trị hiệu quả nhất.
3. Khi nào nên liên hệ với bác sĩ?
Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên tái khám đúng lịch hẹn để được chẩn đoán và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp. Liên hệ với bác sĩ để có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào trong quá trình phục hồi.
Ngoài ra, người bệnh được khuyến khích gọi cho bác sĩ ngay khi nhận thấy các dấu hiệu như:
- Chảy máu
- Có vấn đề về hô hấp, chẳng hạn như thở gấp, khó thở, thở gấp hoặc thở khò khè
- Thay đổi trạng thái tỉnh táo, chẳng hạn như ngất xỉu, không phản ứng hoặc nhầm lẫn
- Đau ngực, đau tức ngực hoặc đánh trống ngực
- Sốt nhẹ khoảng 38 độ C là tình trạng phổ biến sau khi nhiễm trùng, tuy nhiên nếu tình trạng sốt kéo dài, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể
- Không thể đi đại hoặc tiểu tiện
- Đau chân, đỏ hoặc sưng, đặc biệt là ở bắp chân, điều này có thể là dấu hiệu của cục máu đông
- Cơn đau không được kiểm soát hoặc trở nên nghiêm trọng hơn
- Yếu, tê liệt hoặc khó cử động một phần cơ thể
- Tiết dịch mủ hoặc sưng đỏ tại vị trí vết mổ
Mổ thoát vị đĩa đệm là phương pháp cuối cùng được chỉ định nhằm giảm đau và phục hồi hoạt động bình thường của người bệnh. Tuy nhiên đôi khi mổ có thể dẫn đến nhiều rủi ro và biến chứng nghiêm trọng, do đó điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Tham khảo thêm: