Đau Dây Thần Kinh Liên Sườn Gây Khó Thở
Đau dây thần kinh liên sườn gây khó thở có thể dẫn đến mệt mỏi và suy nhược cơ thể. Đôi khi tình trạng này cũng gây ảnh ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, điều quan trọng là đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Tại sao đau dây thần kinh liên sườn gây khó thở?
Đau dây thần kinh liên sườn là thuật ngữ chỉ cơn đau ảnh hưởng đến khu vực bên dưới xương sườn, gây đau ở vùng ngực, sườn và bụng trên. Triệu chứng chính của tình trạng này là đau đớn, thường xảy ra theo từng dải quấn quanh ngực hoặc bụng. Cơn đau này có thể liên tục hoặc không liên tục và người bệnh đôi khi có thể cảm thấy tê hoặc ngứa ran.
Cơn đau dây thần kinh liên sườn có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi có các chuyển động như nhảy, ho hoặc hắt hơi. Người bệnh cũng có thể gặp tình trạng đau khi hít vào và thở ra, hoặc cảm thấy đau ở bả vai, lưng và háng.
Đau thần kinh liên sườn gây khó thở xảy ra khi dây thần kinh liên sườn bị kéo căng và co rút lại theo từng nhịp thở. Trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể nhìn thấy hình dáng xương sườn và đếm được số lượng xương sườn.
Dây thần kinh liên sườn chạy dọc theo các cơ liên sườn. Cơ liên sườn là nhóm cơ ở giữa mỗi xương sườn, hỗ trợ quá trình thở. Khi gõ vào xương sườn, ho, hắt hơi hoặc tập thể dục gắng sức, các cơ này có thể làm việc quá sức hoặc kích thích dây thần kinh liên sườn, gây thắt chặt sự giãn nở cơ đúng cách trong quá trình thở và gây khó thở.
Có một số nguyên nhân và yếu tố nguy cơ có thể gây khó thở ở người đau thần kinh liên sườn như sau:
- Nâng vật nặng bằng cách vặn thân trên.
- Thường xuyên thực hiện các bài tập liên quan đến xoắn hoặc duỗi lập đi lập lại, đặc biệt là khi thực hiện nhanh.
- Chơi các môn thể thao như chèo thuyền, chơi gôn, quần vợt và các môn thể thao đòi hỏi sử dụng lực ở thân trên lặp đi lặp lại thường xuyên.
- Tình chất công việc sử dụng phần thân trên cơ thể, chẳng hạn như sơn trần nhà, bổ củi hoặc cuốc đất.
- Ho dữ dội và lặp đi lặp lại.
- Chấn thương thành ngực.
Đau dây thần kinh liên sườn gây khó thở cần được kiểm tra bởi bác sĩ có chuyên môn. Nếu khó thở nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị phù hợp.
Đau dây thần kinh liên sườn gây khó thở có nguy hiểm không?
Đau thần kinh liên sườn gây khó thở là một dấu hiệu phổ biến tuy nhiên cần được chăm sóc phù hợp để tránh các rủi ro không mong muốn. Đôi khi các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng, gây thiếu oxy đến não, suy nhược cơ thể và đau đớn dữ dội. Do đó, bất cứ ai cảm thấy khó thở kèm đau đớn dữ dội ở xương sườn hoặc lồng ngực nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Không phải lúc nào tình trạng đau thần kinh liên sườn gây khó thở cũng nguy hiểm. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu cần lưu ý, chẳng hạn như:
- Thở khò khè (có âm thanh rít the thé khi thở ra)
- Phồng mũi
- Ho thường xuyên
- Môi hoặc mặt có màu xanh hoặc xám
- Xuất hiện cơ, gân, đường nổi ở cổ khi thở
- Đau ngực hoặc đau xương sườn lan ra cánh tay trái, hàm, vai hoặc lưng
- Căng tức ngực, ức
- Ho ra chất nhầy màu vàng hoặc xanh
- Tim đập nhanh hoặc có cảm giác dao động trong lồng ngực
- Lú lẫn đột ngột, chóng mặt, thay đổi ý thức, chẳng hạn như bất tỉnh hoặc không phản ứng
Đau dây thần kinh liên sườn gây khó thở cần được theo dõi, chăm sóc và điều trị càng sớm càng tốt. Nếu nghi ngờ các triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện ngay lập tức để tránh các rủi ro ảnh hưởng đến tính mạng.
Chẩn đoán đau dây thần kinh liên sườn gây khó thở
Để xác định tình trạng đau dây thần kinh liên sườn gây khó thở bác sĩ thường khám sức khỏe tổng quát, trao đổi về các triệu chứng, tiền sử bệnh lý để đưa ra các phán đoán và có kế hoạch điều trị hiệu quả nhất. Sau đó, để loại trừ các nguyên nhân nghiêm trọng dẫn đến khó thở, bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm bổ sung để xác định nguồn gốc cơn đau. Các xét nghiệm đánh giá phổ biến bao gồm:
- Chụp X – quang ngực: Xét nghiệm này có thể xác định các nguồn gây đau ngực, xương sườn và lưng để xác định các vấn đề ở đường thở, xương, tim hoặc phổi.
- Kiểm tra tốc độ dẫn truyền thần kinh: Xét nghiệm này có thể giúp đánh giá các tổn thương và rối loạn chức năng thần kinh.
- Điện cơ: Xét nghiệm này có thể đánh giá các tế bào cơ và tế bào thần kinh liên quan, nhằm xác định nguyên nhân dẫn đến đau thần kinh liên sườn.
- Siêu âm cơ xương: Các kỹ thuật hình ảnh siêu âm cơ xương có thể cho hình ảnh chuyên sâu hơn so với chụp X – quang truyền thống hoặc các xét nghiệm hình ảnh khác.
Nếu người bệnh có nguy cơ mắc bệnh tim, chẳng hạn như tiểu đường, huyết áp cao, có tiền sử hút thuốc hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh tim, bác sĩ có thể đề nghị kiểm tra chức năng tim. Các thử nghiệm có thể bao gồm:
- Kiểm tra mức độ căng thẳng khi tập thể dục: Các bài kiểm tra được thực hiện trên máy chạy bộ và người bệnh được yêu cầu chạy bộ gắng sức để kiểm tra mức độ căng thẳng, khả năng cung cấp máu cho tim có bị ảnh hưởng hay không.
- Điện tâm đồ: Điện tâm đồ là một xét nghiệm đơn giản, không gây đau đớn, được sử dụng để đo hoạt động của tim.
- Siêu âm tim: Xét nghiệm này sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh trực tiếp của tim để giúp xác định xác định cách tim đang hoạt động.
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm này được sử dụng để đo mức độ của men tim. Nếu men tim tăng, điều này có thể cho thấy chức năng tim đang có vấn đề.
Đau dây thần kinh liên sườn gây khó thở thường không quá nghiêm trọng và có thể điều trị với nhiều biện pháp khác nhau. Tuy nhiên nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị phù hợp.
Nếu từng bị té ngã hoặc thuộc nhóm đối tượng nguy cơ mắc bệnh tim, người bệnh nên đến bệnh viện chuyên môn để đảm bảo không có xương nào bị gãy hoặc trật khỏi vị trí bình thường. Xác định được nguyên nhân cụ thể là cách tốt nhất để điều trị và chăm sóc sức khỏe hiệu quả.
Cách khắc phục tình trạng khó thở do đau dây thần kinh liên sườn
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng đau dây thần kinh liên sườn gây khó thở, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp điều trị phù hợp. Người bệnh có thể cần kết hợp nhiều phương pháp điều trị để đạt hiệu quả tốt và nhanh chóng. Dưới đây là một số biện pháp điều trị phổ biến:
1. Điều trị đau thần kinh liên sườn
Điều trị đau thần kinh liên sườn gây khó thở phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và các vấn đề y tế khác của người bệnh. Thông thường, bác sĩ có thể kê các loại thuốc giảm đau, chẳng hạn như aspirin, thuốc chống viêm không steroid (NSAID) hoặc thuốc giảm đau gây nghiện (opioid) liều thấp để cải thiện các triệu chứng. Các loại thuốc không kê đơn sử dụng tại chỗ như kem capsaicin hoặc gel lidocain cũng được chỉ định để hỗ trợ cải thiện cơn đau thần kinh liên sườn.
Các loại thuốc chống trầm cảm cũng có thể được chỉ định để cải thiện cơn đau thần kinh liên sườn, ngay cả khi người bệnh không bị trầm cảm. Hầu hết người bệnh sử dụng thuốc chống trầm cảm có thể cải thiện cơn đau thần kinh liên sườn trong vòng vài tuần. Các loại thuốc chống trầm cảm phổ biến bao gồm: Amitriptyline, Imipramine, Clomipramine, Nortriptyline hoặc Doxepin.
Các loại thuốc giảm đau gây nghiện (opioid) có thể được sử dụng để cải thiện các cơn đau thần kinh nghiêm trọng. Các loại thuốc phổ biến bao gồm tramadol, oxycodone hoặc morphine. Tuy nhiên sử dụng opioid có thể gây nghiện và dẫn đến tử vong. Do đó, thuốc chỉ định sử dụng trong thời gian ngắn hạn, dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
Ngoài các loại thuốc điều trị đau thần kinh liên sườn, bác sĩ có thể đề nghị một số thủ thuật điều trị như:
- Tiêm steroid có tác dụng giảm viêm, làm dịu cơn đau.
- Gây tê ngoài màng cứng lồng ngực có thể ngăn ngừa cơn đau và giúp người bệnh hít thở dễ dàng hơn.
- Hoạt động thể chất để tăng cường sức mạnh cơ bắp, cải thiện tình trạng căng cơ, giảm đau và tăng cường hoạt động hít thở.
- Vật lý trị liệu và vận động có thể tăng cường khối lượng cơ, từ đó hỗ trợ giảm đau thần kinh và ngăn ngừa tình trạng khó thở.
2. Bài tập hít thở mím môi
Các bài tập hít thở có thể kiểm soát cơn đau dây thần kinh liên sườn gây khó thở hiệu quả. Bài tập làm chậm nhịp thở, giúp mỗi hơi thở sâu và hiệu quả hơn. Bài tập này cũng phù hợp để cải thiện hơi thở sau các hoạt động gắng sức, tập thể dục hoặc vận động cường độ cao.
Cách thực hiện bài tập như sau:
- Thư giãn cổ và vai
- Từ từ hít vào bằng mũi trong hai nhịp đếm, giữ miệng đóng lại
- Mím môi như chuẩn bị huýt sáo
- Thở ra từ từ và nhẹ nhàng thông qua đôi môi mím trong 4 nhịp đếm
Bài tập này giúp làm giải phóng không khí kẹt trong phổi mà không cần tác động mạnh đến các cơ liền sườn. Điều này giúp người bệnh hít thở dễ dàng, nhẹ nhàng mà không bị đau. Bài tập này có thể thực hiện bất cứ lúc nào, đặc biệt là khi gặp khó khăn trong một số hoạt động, chẳng hạn như cúi người, nâng đồ vật hoặc leo cầu thang.
3. Hít thở khi ngồi
Trong khi ngồi nghỉ ngơi, người bệnh có thể thực hiện một số bài tập hít thở để cải thiện tình trạng đau dây thần kinh liên sườn gây khó thở.
Bài tập ngồi nghiêng về phía trước:
- Ngồi trên ghế, đặt hai chân xuống sàn nhà, hơi nghiêng ngực về phía trước.
- Nhẹ nhàng chống khuỷu tay lên đầu gối hoặc dùng tay chống cằm.
- Thư giãn vai và hít thở đều đặn, nhẹ nhàng.
Tư thế này có thể tạo thêm không gian bên trong lồng ngực và phổi, thích hợp cho những người bị khó thở hoặc đau đớn khi thở. Tuy nhiên tư thế hít thở này không phù hợp cho bệnh nhân béo phì, thừa cân.
Ngồi với sự hỗ trợ của bàn:
- Ngồi trên ghế với chân đặt phẳng trên sàn nhà, đối diện với bàn.
- Hơi nghiêng ngực về phía trước và đặt cánh tay lên bàn.
- Kê đầu trên cẳng tay hoặc trên gối.
- Tư thế này tạo thêm không gian cho lồng ngực và giúp người bệnh hít thở thoải mái hơn.
4. Tập hít thở khi đứng
Người bệnh cũng có thể luyện tập hít thở khi đứng để cải thiện tình trạng đau dây thần kinh liên sườn gây khó thở. Các hình thức hít thở khi đứng có thể tạo ra nhiều không gian hơn cho lồng ngực, giúp người bệnh hít thở thoải mái mà không gây ảnh hưởng đến cơ liên sườn.
Đứng tựa lưng vào tường:
- Đứng gần với tường, quay mặt ra bên ngoài, tựa hông vào tường.
- Để hai chân rộng bằng vai và đặt hai tay lên đùi.
- Thả lỏng vai, hơi nghiêng người về phía trước và đung đưa cánh tay ở trước mặt.
Đứng với sự hỗ trợ của bàn:
- Đứng gần bàn hoặc kệ bằng phẳng, chắc chắn.
- Chống khuỷu tay hoặc bàn tay lên bàn, giữ cho cổ tay được thư giãn.
- Tựa đầu vào cẳng tay và thư giãn vai.
5. Tư thế ngủ thoải mái
Những người bị đau dây thần kinh liên sườn gây khó thở có thể bị thức giấc nhiều lần vào ban đêm, điều này có thể làm giảm chất lượng cuộc sống và thời lượng giấc ngủ.
Do đó, người bệnh được khuyến khích ngủ với một chiếc gối kê bên dưới đầu gối. Điều này giữ cho lưng thẳng, không gây áp lực lên cột sống và các dây thần kinh liên sườn. Bên cạnh đó, tư thế ngủ này cũng giúp mở rộng lồng ngực và không gian phổi, giúp người bệnh hít thở thoải mái hơn.
Ngoài ra, tư thế nằm nằm nghiêng với một chiếc gối ở giữa hai chân cũng phù hợp. Tư thế này giúp điều chỉnh cơ thể, thư giãn đường hô hấp và giúp người bệnh thở dễ dàng hơn.
6. Hít thở bằng cơ hoành
Hít thở bằng cơ hoành có thể kiểm soát tình trạng khó thở, giúp tăng cường sức bên ở cơ hoành và cải thiện hơi thở tổng thể.
Bài tập thở với cơ hoành như sau:
- Ngồi trên ghế với đầu gối uốn cong, bàn chân đặt trên sàn nhà, thư giãn vai, đầu và cổ.
- Đặt tay lên bụng.
- Hít từ từ vào bằng mũi, người bệnh sẽ cảm thấy bụng đang di chuyển dưới bàn tay.
- Khi thở ra, hãy siết chặt các cơ bụng, người bệnh sẽ cảm thấy bụng hóp vào trong. Thở ra bằng miệng với môi mím chặt.
- Tập trung thở ra nhiều hơn hít vào. Tiếp tục thở ra lâu hơn bình thường trước khi bắt đầu hít vào trở lại.
- Lặp lại trong khoảng 5 phút để tăng cường khả năng hít thở.
7. Thay đổi phong cách sống
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng khó thở ở người đau thần kinh liên sườn, bao gồm các nguyên nhân nghiêm trọng và cần được chăm sóc y tế khẩn cấp. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp, tình trạng này không nghiêm trọng và có thể được cải thiện với các biện pháp thay đổi lối sống.
Một số thay đổi có thể giúp hạn chế cơn đau dây thần kinh liên sườn gây khó thở bao gồm:
- Không hút thuốc lá và tránh tiếp xúc với khói thuốc lá
- Tránh tiếp xúc với các chất ô nhiễm, chất gây dị ứng và các chất độc từ môi trường
- Giảm cân và duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục, ngủ đủ giấc
- Điều trị các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn
Đau dây thần kinh liên sườn gây khó thở là tình trạng phổ biến và đáp ứng các phương pháp tự điều trị. Tuy nhiên các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trong trường hợp này, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Tham khảo thêm: