Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm Xong Vẫn Đau
Mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau là một phản ứng bình thường và cơ thể cần thời gian để hồi phục. Tuy nhiên, đôi khi cơn đau này cũng liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm thoát vị đĩa đệm tái phát, viêm khớp hoặc tổn thương dây thần kinh. Do đó, điều quan trọng là xác định nguyên nhân gây đau và có kế hoạch điều trị phù hợp nhất.
Đau sau thoát vị đĩa đệm kéo dài bao lâu?
Các phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm được chia thành hai hình thức chính là phẫu thuật cột sống truyền thống và phẫu thuật bằng laser. Phẫu thuật bằng laser là phương pháp điều trị ít xâm lấn, có thời gian phục hồi nhanh chóng và ít đau hơn. Mức độ cơn đau sau phẫu thuật phụ thuộc vào loại phẫu thuật được sử dụng và tình trạng sức khỏe của từng đối tượng bệnh.
Tình trạng mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau có thể là một phản ứng bình thường sau của cơ thể sau các xâm lấn. Thông thường cơn đau này sẽ được cải thiện trong một thời gian ngắn, không gây ra các biến chứng cũng như không dẫn đến các ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Thời gian cơn đau kéo dài phụ thuộc vào loại phẫu thuật, chẳng hạn như:
1. Phẫu thuật truyền thống
Phẫu thuật cột sống truyền thống đòi hỏi bác sĩ thực hiện các đường rạch lớn trên lưng và phẫu thuật này thường đi kèm với hợp nhất cột sống. Phẫu thuật cột sống truyền thống được thực hiện nội trú, khi người bệnh được gây mê toàn thân. Sau phẫu thuật, người bệnh cần nhập viện khoảng 5 – 7 ngày để phục hồi sức khỏe cần thiết.
Sau khi thực hiện phẫu thuật, người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn, đặc biệt là khi thuốc tê hết tác dụng. Bác sĩ có thể kê các loại thuốc giảm đau để giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn. Thuốc giảm đau sẽ được sử dụng trong ít nhất một tuần.
Trong vài tuần đầu sau khi phẫu thuật, cơn đau sẽ được cải thiện và từ từ biến mất khi vết thương được chữa lành và lưng trở nên khỏe hơn. Sau khoảng một tháng, cơn đau sẽ được cải thiện và người bệnh có thể quay lại các hoạt động bình thường.
2. Phẫu thuật laser
Trong phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm bằng laser, bác sĩ sẽ tạo một vết rách nhỏ ngoài ra, đưa một đầu dò laser vào cột sống và sử dụng tia laser để loại bỏ phần đĩa đệm bị tổn thương. Thủ thuật này được thực hiện ngoại trú và chỉ cần gây tê cục bộ. Bệnh nhân có thể về nhà ngay trong ngày thủ hiện phẫu thuật.
Với phương pháp phẫu thuật bằng laser, người bệnh thường không cảm thấy đau đớn. Nếu bị đau, cơn đau thường nhẹ và được cải thiện với các loại thuốc giảm đau không kê đơn. Người bệnh cũng được đề nghị tập vật lý trị liệu sau một vài ngày để phục hồi chức năng cột sống.
Hầu hết người bệnh mổ thoát vị đĩa đệm bằng laser có thể phục hồi hoàn toàn và quay lại công việc sau khoảng 1 tuần.
Nguyên nhân mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau
Tình trạng mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau thường được cải thiện trong vòng 1 tuần đến 1 tháng, tùy thuộc vào loại phẫu thuật. Tuy nhiên, đôi khi cơn đau có thể kéo dài hơn, trở nên nghiêm trọng là liên quan đến các biến chứng khác.
Cụ thể, một số nguyên nhân dẫn đến việc mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau bao gồm:
1. Kích thích thần kinh
Thoát vị đĩa đệm nghiêm trọng có thể gây chèn ép lên các dây thần kinh trong thời gian dài. Mục đích chính của phẫu thuật thoát vị đĩa đệm là giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép, từ đó cải thiện cơn đau. Tuy nhiên, các dây thần kinh cần một thời gian nhất định để phục hồi và quay trở lại hoạt động bình thường. Do đó, sau phẫu thuật, một số người bệnh vẫn cảm thấy đau đớn cũng như khó chịu.
Các cơn đau này thường là tạm thời và sẽ tự biến mất sau một thời gian. Trong các trường hợp khác, kích thích thần kinh có thể là vĩnh viễn, dẫn đến đau đớn mãn tính và không có biện pháp điều trị.
Bên cạnh đó, phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có thể gây nhiễm trùng và viêm dây thần kinh. Điều này cũng dẫn đến tình trạng mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau.
2. Chuyển động bất thường và không ổn định
Đôi khi mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau xảy ra do sự không ổn định ở cột sống và dẫn đến các chuyển động bất thường. Cột sống người là một cấu trúc linh hoạt và dẻo. Các phẫu thuật cột sống có thể gây ảnh hưởng đến sự liên kết của cột sống. Điều này làm tăng nguy cơ chèn ép lên các dây thần kinh, tạo ra áp lực và đau đớn.
Trong trường hợp này, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật hợp nhất cột sống để tạo sự ổn định, giảm đau và ngăn ngừa các vấn đề liên quan, chẳng hạn như thoái hóa đốt sống.
3. Tư thế kém
Tư thế kém khi di chuyển, hoạt động có thể khiến cột sống hoạt động không đúng cách, dẫn đến đau đớn kéo dài. Các cơn đau này thường kéo dài trong suốt cả ngày do các triệu chứng liên quan đến tư thế kém có thể gây thay đổi cấu trúc cột sống tạm thời hoặc vĩnh viễn.
Trong trường hợp này, người bệnh cần điều chỉnh tư thế, thực hiện các động tác giãn cơ an toàn để ngăn ngừa cơn đau. Nếu cơn đau nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật sắp xếp lại cột sống về vị trí ban đầu nhằm cải thiện cơn đau.
4. Viêm khớp hoặc chèn ép các dây thần kinh
Mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau lưng có thể liên quan đến các dây thần kinh bị chèn ép dai dẳng hoặc bị tổn thương trong quá trình phẫu thuật. Ngoài ra, đau đớn dau dẳng có thể là dấu hiệu viêm cột sống hoặc thoái hóa đốt sống tiến triển.
Người bệnh sẽ được đề nghị thực hiện các kiểm tra chuyên môn để xác định mức độ bị ảnh hưởng và nguyên nhân dẫn đến cơn đau. Sau khi xác định nguyên nhân, bác sĩ sẽ đề nghị các biện pháp giảm đau phù hợp và hiệu quả nhất.
5. Đau phần cứng
Nếu người bệnh phẫu thuật hợp nhất cột sống, bác sĩ có thể sử dụng vít và que ở phía sau cột sống, điều này có thể dẫn đến tình trạng mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau.
Các thiết bị cấy ghép (hoặc phần cứng) cần thiết cho các phản ứng bình thường và linh hoạt của cột sống. Tuy nhiên nếu cột sống đã hợp nhất thành công thì các thiết bị này không cần thiết nữa. Nếu các phần cứng này gây khó chịu hoặc đau đớn sau khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ đề nghị người bệnh loại bỏ phần cứng không cần thiết để cải thiện cơn đau.
6. Mổ thoát vị đĩa đệm thất bại
Hầu hết các trường hợp mổ thoát vị đĩa đệm cột sống mang lại hiệu quả cao, tuy nhiên đôi khi phẫu thuật có thể bị thất. Theo thống kê, có khoảng 4 – 10% các trường hợp người bệnh mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau là do phẫu thuật thất bại.
Các nguyên nhân chính dẫn đến phẫu thuật thất bại bao gồm:
- Đĩa đệm thoát vị không được loại bỏ hoàn toàn
- Cột sống mất ổn định
- Dây thần kinh bị tổn thương
- Hình thành mô sẹo sau phẫu thuật
7. Thoát vị đĩa đệm tái phát
Thoát vị đĩa đệm có thể tái phát sau khi mổ. Theo thống kê, có khoảng 5 – 10% các trường hợp người bệnh sẽ tái phát các triệu chứng thoát vị đĩa đệm tại cùng một vị trí sau khi điều trị. Do đó, tình trạng mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau có thể là dấu hiệu bệnh tái phát.
Nếu nghi ngờ thoát vị đĩa đệm tái phát, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Có rất nhiều nguyên nhân cũng như yếu tố rủi ro có thể dẫn đến đau sau khi mổ thoát vị đĩa đệm. Điều quan trọng là đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị hiệu quả nhất.
Cách xử lý khi mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau
Mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau có thể là phản ứng bình thường của cơ thể sau khi phẫu thuật. Tuy nhiên tình trạng này cũng liên quan đến các vấn đề sức khỏe khác. Nếu cơn đau nghiêm trọng hoặc gây lo lắng, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.
Hầu hết các cơn đau sau khi mổ thoát vị đĩa đệm thường không nghiêm trọng và có thể cải thiện bằng cách phương pháp nội khoa, chẳng hạn như:
1. Kiểm soát cơn đau ban đầu
Trong hai tuần đầu sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, người bệnh có thể nhận thấy các cơn đau dữ dội và nghiêm trọng. Trong trường hợp này, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau mạnh, chẳng hạn như opioid, thường được sử dụng kết hợp với thuốc chống viêm không steroid (NSAID) để cải thiện các triệu chứng.
Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau giảm dần trong 1 – 2 tuần và theo dõi các dấu hiệu hồi phục của người bệnh để có kế hoạch điều chỉnh phù hợp nhất.
Ngoài thuốc, người bệnh có thể sử dụng túi chườm đá hoặc chườm nóng tại vị trí đau.
- Chườm nóng có thể giúp làm giãn các mô, hạn chế tình trạng co thắt và cải thiện lượng máu lưu thông, hỗ trợ chữa lành các mô. Sử dụng túi giữ nhiệt hoặc chai nước nóng có thể giúp làm giãn các cơ và cải thiện phạm vi hoạt động của cột sống.
- Chườm đá có thể giúp giảm viêm và đau. Người bệnh có thể cho đá viên vào chai nhựa hoặc túi để chườm lên vị trí đau, nhằm giảm bớt cảm giác khó chịu.
Chườm nóng và chườm đá được giới hạn trong 15 – 20 phút mỗi lần và nghỉ ngơi trong 2 giờ tiếp theo để các mô có thời gian phục hồi. Khi chườm nóng hoặc chườm lạnh, có thể sử dụng khăn mỏng đắp lên da để tránh gây tổn thương da.
2. Kiểm soát cơn đau mãn tính
Sau 2 tuần, hầu hết người bệnh sẽ ngừng sử dụng thuốc giảm đau opioid, tuy nhiên có thể tiếp tục sử dụng các loại thuốc giảm đau khác, chẳng hạn như Acetaminophen, thuốc chống viêm không steroid hoặc thuốc giãn cơ.
Khi sử dụng thuốc giảm đau, điều quan trọng là tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhà sản xuất để giảm nguy cơ quá liều hoặc tác dụng phụ.
Hầu hết bệnh nhân sẽ không cảm thấy đau đớn sau 4 hoặc 6 tuần kể từ lúc mổ thoát vị đĩa đệm. Sau 6 tuần, nếu cảm thấy khó chịu hoặc cứng khớp, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
3. Duy trì hoạt động thể chất
Duy trì các hoạt động thể chất là điều cần thiết để phục hồi sau khi mổ thoát vị đĩa đệm. Thường xuyên thực hiện các động tác kéo căng, thực hiện các bài tập thể dục nhịp điệu tác động thấp, chẳng hạn như đi bộ hoặc đạp xe, có thể giúp giảm đau và phục hồi hoạt động bình thường ở cột sống.
Ngoài việc giảm đau, duy trì hoạt động thể chất cũng mang đến một số lợi ích như:
- Củng cố lại cấu trúc cột sống, ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm tái phát
- Tăng cường lưu lượng máu lưu thông
- Giảm viêm, giảm đau và phòng ngừa các biến chứng sau phẫu thuật
Thường xuyên vận động cũng giúp cải thiện khả năng vận động bình thường của người bệnh và ngăn ngừa các biến chứng thần kinh cột sống. Tuy nhiên nếu cơn đau nghiêm trọng hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
4. Vật lý trị liệu
Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm 6 tuần, người bệnh sẽ được đề nghị một chương trình vật lý trị liệu phục hồi chức năng. Các bài tập vật lý trị mang lại một số lợi ích như:
- Tăng cường sức mạnh: Các bài tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm có xu hướng tập trung vào việc tăng cường sức mạnh của cột sống, bụng, hông và phục hồi các cơ hỗ trợ cột sống. Vật lý trị liệu cũng tập trung vào phần thắt lưng, cải thiện sự ổn định của cột sống và mở rộng phạm vi hoạt động của người bệnh.
- Kéo dài: Các động tác kéo giãn nhẹ nhàng thường được thực hiện để tăng sự dẻo dai của cột sống, nới lỏng các mô mềm và giúp giảm đau hiệu quả.
- Cải thiện tư thế: Ngoài việc giảm đau, vật lý trị liệu cũng giúp người bệnh điều chỉnh tư thế tốt nhất trong suốt ngày. Điều này giúp cân bằng cột sống và ngăn ngừa các vấn đề có thể xảy ra trong tương lai.
Chương trình vật lý trị liệu phụ thuộc vào mức độ của cơn đau và nhu cầu của người bệnh. Tuy nhiên, khi các triệu chứng được cải thiện, người bệnh có thể quay trở lại các hoạt động thể dục tác động mạnh, chẳng hạn như chạy bộ hoặc bơi lội.
5. Giữ tư thế đúng
Sai tư thế là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau. Do đó, người bệnh được đề nghị giữ tư thế đúng để đảm bảo chức năng bình thường của cột sống.
Người bệnh cần lưu ý giữ thẳng cột sống và tránh gây áp lực lên lưng. Trao đổi với bác sĩ về các tư thế đúng và kiểm tra, điều chỉnh tư thế để tránh gây căng thẳng, đau đớn sau khi mổ thoát vị đĩa đệm.
Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm, người bệnh sẽ luôn cảm thấy khó chịu hoặc đau đớn ở một mức độ nhất định. Có nhiều biện pháp khắc phục cũng như cải thiện các triệu chứng này tại nhà hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, nếu tình trạng mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Tham khảo thêm: