Bị Thoát Vị Đĩa Đệm Nên Uống Sữa Gì
Sữa được khuyến cáo sử dụng trong thực đơn ăn uống hàng ngày của người bị thoát vị đĩa đệm nhờ chứa nguồn dưỡng chất phong phú. Trên thị trường có rất nhiều thương hiệu sữa khác nhau nhưng không phải loại sữa nào cũng tốt cho bệnh. Vậy bị thoát vị đĩa đệm nên uống sữa gì? Dưới đây là một số gợi ý hữu ích cho bạn.
Sữa – nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho người bị thoát vị đĩa đệm
Sữa là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời không thể thiếu trong thực đơn của người bị thoát vị đĩa đệm. Thức uống này bổ sung nhiều dưỡng chất có lợi giúp hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi bệnh, đồng thời tạo ra nguồn năng lượng dồi dào giúp người bệnh làm việc hiệu quả hơn. Nổi bật là các thành phần sau:
- Canxi: Đây là thành phần chính có trong sữa. Tăng cường bổ sung chất này sẽ giúp cải thiện mật độ xương, làm cột sống chắc khỏe và có khả năng chịu lực tốt hơn. Điều này giúp giảm nguy cơ bị chấn thương, giải phóng áp lực cho các cơ và dây thần kinh, thúc đẩy quá trình tái tạo đĩa đệm.
- Vitamin D: Tăng cường hấp thụ canxi, kiểm soát cân nặng, chống trầm cảm, ngăn ngừa bệnh loãng xương và xơ vữa động mạch – những vấn đề về sức khỏe có thể làm tăng nặng các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm.
- Protein: Cải thiện sức mạnh cho các cơ bắp, từ đó giảm áp lực cho cột sống. Ngoài ra, nguồn protein dồi dào được tìm thấy trong sữa còn tham gia vào quá trình tái tạo tế bào mới, phục hồi tổn thương cho đĩa đệm và dây thần kinh bị chèn ép, tăng cường năng lượng cho cơ thể.
- Magie, B12, E: Bảo vệ cột sống, đĩa đệm và các mô mềm, giảm căng thẳng cho dây thần kinh.
- Omega-3: Trong sữa tươi cũng chứa omega 3. Đây là một chất chống viêm tự nhiên, giúp ức chế phản ứng viêm ở khu vực bị bệnh, đồng thời cải thiện tính linh hoạt cho cột sống.
- Nước: Uống sữa cũng là một hình thức bổ sung chất lỏng cho cơ thể. Thức uống này giúp thúc đẩy quá trình hydrat để tổn thương ở đĩa đệm được chữa lành nhanh hơn.
- Collagen: Hàm lượng collagen trong sữa mặc dù không nhiều nhưng cũng góp phần làm tăng tính đàn hồi và bảo vệ cấu trúc đĩa đệm.
- Kali: Tăng cường đào thải lượng muối dưa thừa ra khỏi cơ thể, làm giảm tính nghiêm trọng của các cơ đau.
Sữa khá dễ uống và thích hợp cho mọi đối tượng.Với những bệnh nhân bị đau dẫn đến ăn uống không ngon miệng thì uống sữa sẽ bù đắp lại nguồn chất dinh dưỡng bị thiếu hụt do không dung nạp đủ lượng thực phẩm cần thiết.
Chính vì những lợi ích tuyệt vời trên, sữa luôn được khuyến cáo sử dụng trong thực đơn ăn uống hàng ngày của người bị thoát vị đĩa đệm. Không chỉ giúp hỗ trợ điều trị bệnh, thức uống này còn góp phần nâng cao sức khỏe tổng thể cho bệnh nhân.
Bị thoát vị đĩa đệm nên uống sữa gì?
Ngoài sữa tươi, các loại sữa công thức hay sữa hạt cũng rất tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm. Bạn có thể cân nhắc bổ sung các loại sữa sau:
1. Sữa đậu nành
Sữa đậu nành là một trong những sự lựa chọn tốt nhất cho người bị thoát vị đĩa đệm. Loại sữa này được làm từ hạt đậu nành nên bổ sung một lượng lớn canxi, vitamin D, omega 3, protein, chất xơ, sắt cho cơ thể. Chúng có tác dụng giảm đau lưng, chống sưng viêm cột sống, củng cố sức mạnh cho xương cột sống và giảm thiểu tổn thương cho dây thần kinh cũng như đĩa đệm.
Nguồn chất xơ phong phú trong sữa đậu nành cũng giúp thúc đẩy tiêu hóa, hỗ trợ kiểm soát cân nặng cho người bệnh. Bạn sẽ không phải lo ngại về tình trạng tăng cân khi thêm 1 – 2 ly sữa đậu nành vào trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Đặc biệt, đối với các trường hợp không dung nạp lactose hoặc cần kiêng sữa động vật thì sữa đậu nành chính là một sự thay thế tuyệt vời. Thức uống này còn giúp làm giảm nồng độ cholesterol trong máu, nâng cao sức khỏe tim mạch và duy trì chức năng hoạt động bình thường của toàn bộ các cơ quan trong cơ thể, giúp khung xương chắc khỏe hơn.
Cách làm sữa đậu nành cho người bị thoát vị đĩa đệm:
Chuẩn bị:
- 200g đậu nành
- 2 cây lá dứa
- 1 thìa sữa đặc
- Một ít muối và đường
Cách thực hiện:
- Trước tiên, bạn cần rửa sạch hạt đậu nành, ngâm khoảng 12 tiếng cho nở
- Phần lá dứa rửa sạch, cột lại thành bó nhỏ
- Tiếp theo, bỏ hạt đậu nành vào trong máy xay sinh tố hoặc máy làm sữa. Đổ nước đến 2/3 máy rồi xay nhuyễn.
- Lọc qua rây, lấy phần sữa và bỏ bã
- Cuối cùng, bạn bỏ sữa đậu nành và lá dứa vào trong nồi nấu sôi khoảng 5 phút. Thêm vào một ít muối, sữa đặc và đường để sữa có hương vị đậm đà và hơi ngọt. Các trường hợp bị béo phì hoặc tiểu đường thì nên uống sữa đậu nành nguyên chất.
- Uống nóng hay dùng lạnh tùy theo sở thích.
2. Sữa tươi tách béo
Đây chính là gợi ý hữu ích tiếp theo cho thắc mắc “bị thoát vị đĩa đệm nên uống sữa gì?”. Bạn có thể cân nhắc sử dụng các loại sữa động vật như sữa bò, sữa dê hay sữa cừu… Tuy nhiên, nên lựa chọn các sản phẩm sữa tươi đã được tách béo để sử dụng nhằm hạn chế lượng chất béo dung nạp, nhất là các trường hợp đang bị thừa cân, béo phì.
Sữa tươi tách béo có giá trị dinh dưỡng cao nhưng dễ hấp thụ. Cứ uống 2 cốc sữa bò tách béo là bạn đã cung cấp cho cơ thể từ 800 – 1000mg canxi. Điều này đặc biệt hữu ích cho quá trình điều trị các bệnh lý về xương khớp như thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, thoái hóa cột sống hay loãng xương. Bổ sung đầy đủ canxi cho cơ thể sẽ giúp bệnh nhân giảm thiểu được các triệu chứng đau mỏi, cải thiện sự vững chắc và tính linh hoạt cho cột sống.
So với sữa bò thì sữa dê hay sữa cừu ít phổ biến hơn nhưng cũng có giá trị không thua kém. Ngoài canxi, các loại sữa tươi tách béo còn là nguồn cung cấp protein, vitamin nhóm B, D, kẽm, sắt và nhiều dưỡng chất quan trọng khác, góp phần đẩy nhanh tốc độ hồi phục tổn thương ở đĩa đệm.
Mặc dù đem lại nhiều lợi ích tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm nhưng một số trường hợp nhất định phải kiêng dùng thức uống này. Bao gồm:
- Người bị dị ứng với sữa hoặc bất cứ thành phần nào của sữa tươi
- Bất dung nạp lactose
- Sỏi thận
- Suy giảm chức năng tuyến tụy hoặc túi mật
- Thiếu máu do thiếu sắt
- Mới làm phẫu thuật bụng
- Tiêu chảy, đau bụng đi ngoài nhiều lần trong ngày
- Viêm loét đường tiêu hóa
- Trào ngược dạ dày thực quản.
3. Sữa chua tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm
Sữa chua là một chế phẩm được lên men tự nhiên từ sữa tươi. Do vậy, thực phẩm này có chứa một lượng lớn probiotics. Đây là nhóm các loại vi khuẩn có lợi, giúp tăng cường chuyển hóa các chất dinh dưỡng tốt cho xương, giảm mệt mỏi và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Hơn nữa, sữa chua còn là nguồn bổ sung canxi và vitamin D phong phú cho xương cột sống chắc khỏe hơn và nhanh lành tổn thương ở đĩa đệm. Bạn nên duy trì ăn 1 – 2 hũ sữa chua nguyên chất mỗi ngày trong suốt quá trình chữa thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra, có thể thay thế bằng các sản phẩm sữa chua uống cũng cho tác dụng tương tự.
4. Bị thoát vị đĩa đệm nên uống sữa hạnh nhân
Sữa hạnh nhân mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhất là các trường hợp đang bị thoát vị đĩa đệm. Loại sữa này cung cấp nhiều dưỡng chất quý như omega 3, vitamin D, canxi, đạm thực vật, sắt, kẽm, magie cùng nhiều khoáng tố khác. Chúng có những tác dụng như sau:
- Bảo vệ, củng cố sức mạnh cho xương cột sống: Mỗi một ly sữa hạnh nhân bổ sung đến 45 – 50% nhu cầu canxi hàng ngày của cơ thể. Chất này giúp cột sống chắc khỏe hơn, giảm sự chèn ép lên đĩa đệm và dây thần kinh bằng cách làm tăng mật độ xương.
- Tăng cường cơ bắp: Nguồn chất đạm, sắt và riboflavin trong sữa chua tham gia vào quá trình xây dựng, tái tạo cơ. Chúng giúp cơ bắp của bạn chắc khỏe và hỗ trợ cột sống vận động tốt hơn.
- Chống viêm, giảm đau: Nhờ chứa nhiều omega 3, sữa hạnh nhân giúp chống lại phản ứng viêm ở cột sống, dây chằng hay các dây thần kinh bị chèn ép, qua đó giảm đau đớn cho người bệnh.
- Cải thiện tuần hoàn máu: Sữa hạnh nhân không chứa cholesterol hay chất béo bão hòa. Thường xuyên sử dụng loại sữa này có thể giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, cải thiện tuần hoàn máu đến nuôi dưỡng, sửa chữa tổn thương cho đĩa đệm.
Đặc biệt, sữa hạnh nhân còn có rất ít calo cũng như chất béo bão hòa nên không gây tăng cân khi uống hàng ngày. Bạn có thể bổ sung loại sữa này vào trong thực đơn để đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của cơ thể.
Cách làm sữa hạnh nhân cho người bị thoát vị đĩa đệm:
Chuẩn bị:
- 100g hạnh nhân
- Đường
- Vài hạt muối ăn
- 1 lít nước lọc.
- Máy xay
Cách làm:
- Bỏ hạt hạnh nhân vào trong một cái tô sạch. Đổ ngập nước ngâm qua đêm cho hạt nở mềm. Sau đó vớt ra, lột sạch vỏ. Để dễ lấy vỏ hơn, bạn có thể luộc hạt hạnh nhân trong vài phút để lớp vỏ bong ra.
- Dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn hạt hạnh nhân cùng với 1 lít nước lọc đã chuẩn bị. Có thể chia làm nhiều lần xay để hạt được nhuyễn mịn hơn.
- Dùng túi vải lọc sữa để loại bỏ hết phần bã lợn cợn.
- Bỏ sữa hạnh nhân vào nồi, đun sôi. Rót uống nguyên chất hoặc thêm đường và đá vào sử dụng.
5. Sữa hạt óc chó cho người bệnh thoát vị đĩa đệm
Nếu không thể dùng các loại sữa trên, bạn có thể thay thế bằng sữa hạt óc chó. Tương tự như sữa hạnh nhân, loại sữa hạt này cũng bổ sung một lượng lớn canxi, polyphenol, protein, vitamin E cùng nhiều dưỡng chất khác. Chúng có tác dụng bảo vệ đĩa đệm, tăng cường sức mạnh và khả năng vận động cho xương cột sống, đồng thời bổ sung năng lượng để người bệnh bớt mệt mỏi và nâng cao hiệu suất lao động.
Không chỉ tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm, sữa hạt óc chó còn có khả năng cải thiện chức năng tiêu hóa, hỗ trợ giảm cân, kiểm soát đường trong máu, tăng cường trí nhớ và giảm căng thẳng cho thần kinh.
Cách làm sữa hạt óc chó cho người bị thoát vị đĩa đệm:
Chuẩn bị:
- Hạt óc chó: 250g
- Nước lọc: 600ml
- 1 ống vani
- Đường, lượng dùng tùy theo khẩu vị
Cách làm:
- Ngâm hạt óc chó trong nước từ 6 – 8 tiếng rồi vớt ra cho ráo nước. Bạn nên mua loại đã tách vỏ sẵn để không mất thời gian sơ chế.
- Bỏ hạt cùng với nước vào trong máy xay sinh tố và xay nhuyễn. Lọc qua rây lấy nước, bỏ bã.
- Bước tiếp theo, bạn bỏ phần sữa thu được vào nồi. Đun sôi kết hợp quấy đều trong 2 – 3 phút. Thêm đường và vani vào quậy cho tan hoàn toàn là được.
- Sữa hạt óc chó sẽ ngon hơn khi uống lạnh. Bạn có thể xay nhiều hơn và bảo quản trong tủ lạnh uống dần từ 2 – 3 ngày. Không nên để quá lâu khiến giá trị dinh dưỡng của sữa giảm xuống.
6. Sữa công thức
Bên cạnh sữa tươi, sữa chua hay các loại sữa hạt, người bị thoát vị đĩa đệm có thể sử dụng sữa công thức để bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho cơ thể. Trên thị trường có hàng trăm nhãn hiệu sữa khác nhau. Bạn nên tham vấn ý kiến bác sĩ và căn cứ vào nhu cầu, tuổi tác, điều kiện tài chính cũng như tình trạng sức khỏe của bản thân để lựa chọn được một loại sữa phù hợp nhất.
Những nguyên tắc người bị thoát vị đĩa đệm cần nhớ khi uống sữa
- Không uống nhiều loại sữa cùng lúc gây khó tiêu, đầy bụng, đau bụng.
- Mỗi ngày, người bệnh có thể uống 1 – 2 ly sữa. Tốt nhất là vào buổi sáng để bổ sung năng lượng cho cơ thể hoặc uống vào buổi tối trước khi đi ngủ để có được giấc ngủ ngon hơn.
- Tránh uống sữa quá nhiều hoặc uống thay nước dẫn đến dư thừa năng lượng, tăng cân. Điều này có thể làm tăng áp lực lên cột sống và đĩa đệm, khiến cho bệnh tiến triển phức tạp hơn.
- Không uống sữa trong bữa ăn hoặc ngay sau khi ăn làm ảnh hưởng đến tiêu hóa. Bạn nên uống sữa cách bữa ăn 1 tiếng.
- Vận động nhẹ nhàng sau khi uống sữa để tăng cường chuyển hóa chất dinh dưỡng và giải phóng bớt năng lượng dư thừa.
- Không sử dụng các sản phẩm sữa đã quá hạn sử dụng hoặc có dấu hiệu hư hỏng, thay đổi màu sắc, mùi vị.
- Sữa mặc dù chứa nhiều dưỡng chất nhưng không thể thay thế cho các thực phẩm khác. Bạn nên duy trì chế độ ăn uống bình thường để đảm bảo cơ thể được đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng trong ngày.
Qua những thông tin trên hẳn bạn đã nhận biết được “bị thoát vị đĩa đệm nên uống sữa gì?”. Hãy lựa chọn một loại sữa phù hợp với sở thích của bản thân và bổ sung vào chế độ ăn để hỗ trợ rút ngắn thời gian điều trị bệnh và nâng cao sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm