Trị Rôm Sảy Bằng Lá Đinh Lăng
Trị rôm sảy bằng lá đinh lăng mang lại hiệu quả cao, nhờ vào khả năng kháng khuẩn tự nhiên, hỗ trợ chống viêm và tiêu diệt các loại vi khuẩn gây tổn thương da. Bên cạnh đó, đinh lăng cũng hỗ trợ làm sạch da và ngăn ngừa nguy cơ rôm sảy tái phát.
Trị rôm sảy bằng lá đinh lăng có hiệu quả không?
Rôm sảy là tình trạng nổi mẩn ngứa, ban đỏ gây ngứa ngáy và khó chịu. Tình trạng này phổ biến ở trẻ em, tuy nhiên cũng có thể gây ảnh hưởng đến người trưởng thành, đặc biệt là trong thời tiết nắng nóng và độ ẩm cao.
Trong hầu hết các trường hợp, rôm sảy không nghiêm trọng và có thể điều trị bằng cách biện pháp chăm sóc tại nhà. Cách tốt nhất để điều trị bệnh rôm sảy là làm mát cơ thể và tránh kích ứng thêm. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, người bệnh có thể tắm nước mát, mặc quần áo rộng rãi hoặc tắm các loại thảo dược tự nhiên, chẳng hạn như tắm nước lá đinh lăng để điều trị rôm sảy.
Đinh lăng là nhóm cây thân gỗ, có chiều cao trung bình từ 1 – 1.5 mét, thường được trồng để làm ngoại cảnh và lấy bóng mát. Tuy nhiên, đinh lăng cũng là một loại thảo dược quý và được xem như nhân sâm của người nghèo với nhiều công dụng khác nhau.
Theo các tài liệu Y học cổ truyền, đinh lăng là một loại dược liệu có tính mát, kháng viêm tự nhiên, giúp tiêu diệt vi khuẩn và ngăn ngừa các tổn thương da khi dùng ngoài. Khi đi vào cơ thể, đinh lăng có tác dụng giải độc, chống dị ứng, tiêu viêm và làm mát cơ thể. Nhờ vào các công dụng này, đinh lăng thường được sử dụng trong các bài thuốc điều trị viêm da bao gồm viêm da cơ địa, mề đay và rôm sảy.
Một số tác dụng chính của lá đinh lăng trong việc trị rôm sảy bao gồm:
- Giúp giảm mồ hôi, giúp da luôn khô thoáng
- Cải thiện tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, mụn nhọt, mụn nước, rôm sảy, mề đay
- Củng cố hàng rào bảo vệ của da, giúp da phục hồi nhanh chóng sau tổn thương và ngăn ngừa các nguy cơ tái phát
Các mẹo trị rôm sảy bằng lá đinh lăng thường rất đơn giản, dễ áp dụng và mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ mang lại hiệu quả trong các trường hợp rôm sảy nhẹ, không có trầy xước da hoặc rổm sảy mủ. Ngoài ra, hiệu quả của phương pháp cũng phụ thuộc vào cơ địa của từng người bệnh. Trong các trường hợp nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.
Các mẹo trị rôm sảy bằng lá đinh lăng đơn giản
Có nhiều mẹo điều trị rôm sảy bằng lá đinh lăng, chẳng hạn như dùng nấu nước tắm hoặc dùng uống trong. Dưới đây là một số hướng dẫn cơ bản để phương pháp đạt hiệu quả tốt nhất.
1. Tắm lá đinh lăng
Tắm nước lá đinh lăng là cách trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và mang lại hiệu quả cao. Phương pháp này cũng giúp điều trị rôm sảy ở người lớn, hỗ trợ giảm ngứa ngáy, khó chịu và phục hồi chức năng bình thường của làn da.
Cách tắm nước lá đinh lăng điều trị rôm sảy như sau:
- Chọn một nắm lá đinh lăng tươi, nên chọn loại lá xanh, còn mới, tránh các lá đã để lâu ngày hoặc hư hỏng. Tốt nhất nên sử dụng các lá được hái trực tiếp để đảm bảo nguồn gốc lá. Nên chọn các lá nhỏ, vì đây là các loại lá có dược tính cao nhất và mang lại hiệu quả tốt nhất trong việc điều trị rôm sảy.
- Rửa sạch lá đinh lăng, ngâm với nước muối loãng trong 5 – 10 phút để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất trên lá.
- Đun sôi hai lít nước, sau đó cho lá đinh lăng vào đun đến khi nước chuyển sang màu xanh là được.
- Lọc lấy phần nước, bỏ bã, đề nước hạ nhiệt trong 3 – 5 phút, sau đó pha với ấm, dùng để tắm hoặc lau người. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ em, khi tắm nước đinh lăng có thể dùng khăn mềm lau lên những khu vực da tổn thương và những vùng da nhạy cảm như bẹn, háng, nách.
- Sau khi tắm, dùng khăn sạch lau khô người, mặc quần áo thoáng mát.
- Đối với trẻ nhỏ, mỗi lần tắm không quá 5 phút. Phòng tắm cần kín gió và không bật quạt gió và điều hòa ngay sau khi tắm. Điều này có thể dẫn đến cảm lạnh, viêm họng, thậm chí là viêm phổi.
Tắm nước lá đinh lăng là một trong những cách điều trị rôm sảy tại nhà hiệu quả, an toàn và dễ thực hiện. Bạn có thể tắm nước lá đinh lăng mỗi ngày hoặc 2 – 3 ngày mỗi tuần để cải thiện các triệu chứng ngứa da. Tuy nhiên không nên lạm dụng phương pháp để tránh gây kích ứng da.
2. Uống nước lá đinh lăng
Người lớn bị rôm sảy có thể uống nước lá đinh lăng để hỗ trợ giải độc, thanh lọc cơ thể, làm mát gan và cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể. Ngoài ra, uống nước lá đinh lăng có thể hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa, mề đay và giúp làm mát cơ thể từ bên trong.
Cách nấu trà lá đinh lăng điều trị rôm sảy:
- Sử dụng 150 gram lá đinh lăng tươi, chọn các lá nhỏ, còn mới, mang đi rửa sạch, ngâm với nước muối loãng trong khoảng 5 – 10 phút, vớt ra để ráo nước.
- Đun sôi 200 ml nước, sau đó cho lá đinh lăng vào đun thêm 5 – 10 phút. Lọc lấy phần nước lần một.
- Lại đổ thêm 200 ml nước, đun thêm thêm 5 – 10 phút, lọc lấy nước lần thứ hai.
- Hòa nước nhất và nước hai, dùng để uống trong ngày.
Lưu ý, nước nấu đinh lăng nên sử dụng trong ngày. Nước đinh lăng để qua đêm có thể phát sinh vi khuẩn và dẫn đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
Bên cạnh việc điều trị rôm sảy, uống nước lá đinh lăng cũng có tác dụng an toàn, giúp ngủ ngon và giảm stress. Thường xuyên uống nước nấu đinh lăng có thể thanh lọc cơ thể cũng như ngăn ngừa các bệnh lý ngoài da khác.
Lưu ý khi điều trị rôm sảy bằng lá đinh lăng
Để cách trị rôm sảy bằng lá đinh lăng an toàn và mang lại hiệu quả cao, bạn nên chọn lá đinh lăng sạch, có nguồn gốc rõ ràng, hạn chế tối đa loại lá sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích phát triển. Lá cần được làm sạch qua nhiều lần nước, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ tạp chất, bụi bẩn.
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khi tắm nước lá đinh lăng không được nấu nước quá đặc. Điều này có thể gây kích ứng da của trẻ. Ngoài ra, trước khi tắm bé, nên kiểm tra dị ứng bằng cách thoa một lượng nước nhỏ lên lên cổ tay hoặc cổ chân. Nếu trẻ có dấu hiệu dị ứng, chẳng hạn như ngứa, đỏ da, hãy tắm bé với nước mát và thực hiện các loại lá tắm trị rôm sảy khác.
Bên cạnh đó, để phương pháp đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên lưu ý một số vấn đề như:
- Hiệu quả của phương pháp phụ thuộc vào cơ địa của từng người bệnh cũng như mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Do đó, nếu biện pháp không mang lại hiệu quả sau 5 – 7 ngày, người bệnh có thể tham khảo các biện pháp khác hoặc đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.
- Không nên tắm nước lá đinh lăng quá thường xuyên, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Nên tắm cách ngày hoặc 2 – 3 ngày một lần. Nếu nhận thấy các dấu hiệu dị ứng hoặc kích ứng da, người bệnh nên tắm lại với nước mát và tham khảo các biện pháp điều trị rôm sảy khác.
- Nước sắc đinh lăng nên uống khi còn ấm để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất. Không uống nước đã để qua đêm.
- Chú ý vệ sinh cơ thể, tắm nước mát, mặc quần áo thoáng mát để hỗ trợ cải thiện tình trạng rôm sảy.
- Uống nhiều nước để hỗ trợ thanh lọc cơ thể và cấp ẩm cho da.
- Nếu thời tiết nóng, hãy dành vài giờ mỗi ngày để ở trong môi trường có điều hòa hoặc quạt làm mát cơ thể.
- Tập thể dục khi thời tiết mát mẻ, lau khô mồ hôi và thay quần áo ngay sau khi đổ mồ hôi.
Cách trị rôm sảy bằng lá đinh lăng mang lại hiệu quả cao, cách thực hiện đơn giản và rất an toàn. Tuy nhiên các phương pháp này chỉ phù hợp với các triệu chứng nhẹ và không bị trầy xước hoặc viêm da mủ. Nếu các triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên môn.
Tham khảo thêm: