Nấm Candida Khi Mang Thai
Nấm Candida khi mang thai là tình trạng bệnh lý khiến không ít mẹ bầu cảm thấy lo sợ, hoang mang. Bởi lẽ, các bệnh lý trong thai kỳ không những ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn gây tác động xấu đến thai nhi. Do đó, việc hiểu rõ về căn bệnh này và điều trị tốt là vấn đề hoàn toàn cần thiết.
Nấm Candida khi mang thai là như thế nào?
Nấm Candida là loại ký sinh trong cơ thể người. Chúng phát triển tốt trong môi trường nóng ẩm và có thể sản sinh độc tố gây bệnh khi gặp điều kiện thuận lợi. Trong thai kỳ của nữ giới, những thay đổi trong cơ thể chính là cơ hội cho loại nấm bệnh này sinh sôi và phát triển.
1. Nguyên nhân nấm Candida khi mang thai là gì?
Mang thai là khi cơ thể nữ giới có khá nhiều thay đổi về nội tiết tố. Điều này vô tình trở thành điều kiện cho nấm Candida phát triển mạnh mẽ hơn và hình thành bệnh lý nhiễm trùng nấm men.
Bên cạnh đó, hệ miễn dịch của các mẹ bầu thường bị suy giảm nghiêm trọng trong thời gian này. Khi đó, cơ thể các chị em sẽ khó có thể chống lại được sự tấn công của các loại nấm bệnh. Đây chính là nguyên nhân gây nấm Candida ở nữ giới khi mang thai.
2. Dấu hiệu nhận biết nấm Candida khi mang thai
Nấm Candida rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý phụ khoa khác. Do đó, chị em cần chú ý đến các triệu chứng điển hình sau đây để có thể chữa đúng bệnh và hiệu quả.
- Các mẹ bầu có thể thấy ngứa rát, đau nhức tại vùng kín. Thậm chí, khi nấm bệnh gây viêm thì nó sẽ gây ra triệu chứng sưng đỏ môi lớn và có mùi hôi vô cùng khó chịu.
- Nấm Candida tại cơ quan sinh dục cũng khiến chị em bị ra khí hư với màu sắc và mùi khác thường. Trường hợp bệnh nấm Candida khi mang thai còn ảnh hưởng đến đường tiết niệu, gây tiểu buốt, tiểu rát ở các mẹ bầu.
- Nấm Candida ở miệng cũng là vấn đề không hiếm gặp. Triệu chứng điển hình là xuất hiện mảng bám màu trắng trong khoang miệng, nướu răng sưng đỏ, lở loét, đau vùng cổ họng khi nuốt.
- Nấm Candida tại đường tiêu hóa cũng khiến không ít mẹ bầu khốn khổ. Nếu ở trong thời kỳ đầu mang thai, nó có thể làm nghiêm trọng hơn các dấu hiệu thai nghén như nôn, chán ăn, chóng mặt, đau tức cổ họng và xương ức khi nuốt.
Nấm Candida khi mang thai có nguy hiểm không?
Bất kỳ bệnh lý nào trong thời gian mang thai đều gây ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Nấm Candida ở phụ nữ có thai nếu không được điều trị tốt cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho các chị em.
Với trường hợp chỉ nhiễm nấm tại cơ quan sinh dục, nấm Candida ở bà bầu sẽ không ảnh hưởng nhiều đến thai nhi. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, nấm bệnh có thể phát triển mạnh mẽ hơn đồng thời tấn công vào màng ối. Điều này có thể gây ra các bệnh lý viêm nhiễm bẩm sinh cho trẻ.
Vậy nấm Candida có ảnh hưởng đến thai nhi không? Nguy hiểm hơn cả là nấm bệnh Candida tấn công vào tử cung, làm suy giảm chức năng của bộ phận này và khiến thai nhi bị nhiễm trùng nghiêm trọng. Điều này dẫn đến nguy cơ thai chết lưu, sảy thai hoặc sinh non khá cao.
Với những chị em bị nấm Candida tại vú, con bạn cũng có thể bị nhiễm nấm Candida khi bú sữa. Các bộ phận dễ nhiễm trùng của trẻ sẽ là miệng và hệ tiêu hóa. Điều này cũng làm suy giảm nghiêm trọng hệ miễn dịch của cơ thể, khiến trẻ thường xuyên bị ốm bệnh, còi xương.
Phương pháp điều trị nấm Candida khi mang thai
Cách chữa nấm Candida khi mang thai thường phải diễn ra vô cùng cẩn thận để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Khi có các dấu hiệu bệnh lý bất thường, mẹ bầu nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám một cách hiệu quả nhất.
Uống thuốc kháng nấm để trị nấm Candida cho bà bầu thường dễ gây nhiều tác dụng phụ, do đó bác sĩ thường không khuyến khích sử dụng phương pháp này. Với trường hợp nấm Candida tại vùng kín, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc đặt có tác dụng tại chỗ để tránh sự tác động đến thai nhi.
Ngoài ra, các loại thuốc bôi cũng được ưu tiên sử dụng khi chữa nấm Candida khi mang thai. Ngoài ra mẹ bầu cũng nên tuân thủ đúng theo quy định của bác sĩ để hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn.
Bên cạnh đó, chị em cũng nên lưu ý một số điều sau:
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt, đặc biệt là vệ sinh vùng kín phải đúng cách để tránh nhiễm nấm.
- Bổ sung các dưỡng chất cần thiết vào thực đơn hàng ngày, ăn nhiều tỏi, sữa chua, rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước,… hạn chế đồ ngọt, rượu, bia, thuốc lá,…
- Lựa chọn các loại quần áo có chất liệu thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi để vùng kín không bị bí bách.
- Thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày để tăng cường sự dẻo dai và sức đề kháng cho cơ thể.
Trên đây là những vấn đề vô cùng quan trọng đối với các chị em để có thể phòng chữa tình trạng nấm Candida khi mang thai một cách tốt nhất. Các mẹ bầu hãy thật sáng suốt trong việc bảo vệ cơ thể để hạn chế tối đa những mầm bệnh gây ảnh hưởng xấu đến cả bạn và bé. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh!
Wiki Bác Sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Xem thêm: Thuốc chữa nấm Candida cho hiệu quả tốt được bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng