Rối Loạn Kinh Nguyệt
Kinh nguyệt là thứ mà tất cả chị em phụ nữ đều có, xảy ra hàng tháng và theo chu kỳ nhất định. Ngoài ra, đây cũng là hiện tượng phản ánh rõ nhất vấn đề sức khỏe của phái đẹp. Bởi vậy, rối loạn kinh nguyệt rất có thể là một dấu hiệu cảnh báo về bệnh lý nào đó. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về hiện tượng này để có thể tự chăm sóc bản thân một cách tốt nhất, cũng như biết cách chữa trị sao cho hiệu quả, đưa vòng kinh trở về chu kỳ bình thường.
Rối loạn kinh nguyệt là gì?
Chu kỳ kinh nguyệt của một người phụ nữ trung bình là 28 ngày, thời gian hành kinh kéo dài 3-5 ngày. Lượng máu mất đi mỗi kỳ kinh rơi vào khoảng 50-150 ml. Tuy nhiên, ở người bị rối loạn kinh nguyệt thì không như vậy. Khi bị rối loạn kinh nguyệt, chu kỳ kinh kéo dài hơn bình thường. Thời gian hành kinh cũng sẽ dài hơn, có kể kéo dài từ 7-10 ngày. Lượng máu kinh cũng sẽ nhiều hơn (khoảng 80ml/chu kỳ).
Kèm theo đó, rối loạn kinh nguyệt cũng được nhận định với một số biểu hiện như: Đau bụng kinh dữ dội, rong kinh kéo dài, cường kinh, bế kinh, kinh thưa, kinh nguyệt có màu nâu,…
Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt
Tại sao bị rối loạn kinh nguyệt? Rất nhiều chị em vẫn lầm tưởng rằng việc bản thân bị rối loạn kinh nguyệt đơn giản chỉ do những thay đổi trong sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi hàng ngày. Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.
- Do sự thay đổi của nội tiết tố các giai đoạn dậy thì, sau sinh, tiền mãn kinh,…
- Do các bệnh về buồng trứng, tử cung như: Buồng trứng đa nang, u nang buồng trứng, u xơ cổ tử cung,…
- Do rối loạn tuyến giáp, tuyến yên.
- Do một số bệnh viêm nhiễm Phụ khoa.
Dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt bao gồm rất nhiều biểu hiện, dấu hiệu khác nhau. Tuy nhiên, thông thường chị em sẽ gặp một số triệu chứng rối loạn kinh nguyệt sau đây:
- Rong kinh, rong huyết: Rong kinh biểu hiện bằng việc kinh ra nhiều, dài ngày không dứt, chu kỳ kinh ngắn, khiến bạn mất máu và luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải.
- Đau bụng kinh (thống kinh): Đau bụng kinh là thuật ngữ chỉ những cơn đau bụng dưới do co thắt tử cung trong kỳ kinh nguyệt gây ra. Tình trạng đau bụng kinh được chia thành đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát.
- Thiểu kinh: Lượng máu kinh mỗi kỳ kinh nguyệt của người bị thiểu kinh trung bình chỉ đạt 20ml, có ít hơn 4 chu kỳ kinh nguyệt mỗi năm và thường xuyên không có kinh trong hơn 35 ngày.
- Cường kinh: Cường kinh là hiện tượng máu kinh ra nhiều, ồ ạt trong mỗi kỳ kinh nguyệt, khiến chị em mệt mỏi, uể oải, sức khỏe suy kiệt.
- Vô kinh: Vô kinh là tình trạng không có kinh nguyệt, thường được định nghĩa là mất một hoặc nhiều kỳ kinh nguyệt.
- Kinh nguyệt có màu nâu: Kinh nguyệt có màu nâu là khi hành kinh, máu kinh không được đào thải ra hết mà còn tắc lại ở cổ tử cung. Đến kỳ kinh sau, khi máu kinh được đẩy ra, bị oxy hóa nên có màu nâu đen.
Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không
Rối loạn kinh nguyệt xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do khách quan, có thể do bệnh lý. Bởi vậy, mức độ nguy hiểm cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe do tình trạng này phải xét trên nguyên nhân của nó để nhận định.
Một số hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra khi gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt: Thiếu máu; nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, u màng trong tử cung, viêm buồng trứng; nguy cơ vô sinh – hiếm muộn; ảnh hưởng đến sinh hoạt tình dục; ảnh hưởng đến nhan sắc và sức khỏe phụ nữ; bệnh lý nguy hiểm,…
Các cách chữa rối loạn kinh nguyệt hiệu quả
Hiện nay, việc chữa rối loạn kinh nguyệt có thể thực hiện dùng thuốc hoặc điều chỉnh lại những thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Vậy rối loạn kinh nguyệt uống thuốc gì?
Chữa rối loạn kinh nguyệt với thuốc Tây
Sử dụng thuốc Tây điều trị rối loạn kinh nguyệt là phương pháp phổ biến và được rất nhiều chị em lựa chọn. Những loại thuốc được dùng trong việc ổn định chu kỳ kinh nguyệt gồm có thuốc tránh thai, thuốc nội tiết,… Tuy những loại thuốc này có tác dụng nhanh chóng nhưng thực tế lại chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn.
Cách trị rối loạn kinh nguyệt bằng mẹo dân gian
Có rất nhiều phương pháp được truyền miệng trong dân gian nhằm cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Theo đó, những nguyên liệu được sử dụng đều rất dễ kiếm, tiết kiệm chi phí, lại an toàn cho sức khỏe người bệnh. Một số cách trị rối loạn kinh nguyệt theo dân gian được sử dụng có thể kể đến như: Chữa rối loạn kinh nguyệt với gừng tươi, ngải cứu, củ cải trắng, hạt rau mùi, đu đủ chín,… Các mẹo dân gian có ưu điểm là rẻ, dễ kiếm, dễ thực hiện, an toàn. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này mang lại thì chưa cao.
Trên đây là những thông tin về tình trạng rối loạn kinh nguyệt mà chị em cần biết. Để đảm bảo sức khỏe của bản thân cũng như phòng tránh những bệnh lý Phụ khoa nguy hiểm, chị em bị rối loạn kinh nguyệt nên thăm khám sớm và có kế hoạch điều trị phù hợp. Chúc các bạn luôn khỏe và hạnh phúc!