Nấm Candida Ở Miệng
Nấm Candida ở miệng là tình trạng nhiễm trùng nấm men gây ra các bệnh lý tại khoang miệng. Khi không được điều trị tốt, nấm Candida miệng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Nguy hiểm hơn, vi khuẩn gây bệnh có thể lây lan nhanh chóng và gây ra các bệnh lý nghiêm trọng ở vùng họng, hầu, thực quản,…
Nấm Candida ở miệng là gì?
Nấm Candida trong miệng là tình trạng bệnh lý có thể gặp ở mọi lứa tuổi và giới tính. Sự phát triển quá mức của các loại nấm ký sinh trong cơ thể là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh lý này.
Những người có tiền sử bệnh tiểu đường, nấm phụ khoa hoặc người có sức đề kháng yếu cũng dễ mắc nấm candida ở miệng.
Nấm Candida trong miệng thường gây khá nhiều khó chịu cho người bệnh. Khi không được điều trị tốt, nấm Candida ở miệng có thể lây lan sang các khu vực khác, hình thành bệnh nhiễm trùng nấm hầu họng ở họng và thực quản vô cùng nguy hiểm.
Các dấu hiệu nhận biết nấm Candida ở miệng
Người bệnh cần phải nắm được các dấu hiệu bệnh lý để có thể chữa trị bệnh kịp thời nhất. Những triệu chứng điển hình của nhiễm nấm Candida vùng miệng là:
- Nhiễm nấm Candida miệng – họng gây sưng tấy tại vùng miệng, đau rát cổ họng khi nuốt.
- Trong miệng xuất hiện các mảng bám màu trắng, đặc biệt nhiều ở trên lưỡi. Ngoài ra còn có các vết loét sưng đỏ ở nướu, niêm mạc miệng, họng và amidan của người bệnh.
- Những tổn thương trong miệng do nấm Candida gây ra có hình dáng giống với miếng pho mát.
- Nấm Candida trên lưỡi khiến người bệnh có cảm giác như đang có cục bông trong miệng, chức năng cảm nhận mùi vị của thức ăn cũng bị suy giảm, nghiêm trọng nhất là nó có thể khiến người bệnh mất đi vị giác.
- Người bệnh dễ bị chảy máu trong miệng khi va chạm vào các vùng bị viêm nhiễm, nướu răng là nơi bị chảy máu nhiều nhất.
- Nấm Candida ở miệng có thể lan ra bên ngoài, gây đỏ tấy và nứt ở hai bên khóe miệng.
Tình trạng nấm Candida ở miệng khá dễ nhận biết. Do đó, ngay khi có các dấu hiệu này, người bệnh cần tiến hành điều trị ngay để hạn chế các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.
Những đối tượng có nguy cơ nhiễm Candida ở miệng
Nấm miệng là bệnh lý khá phổ biến và có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Vậy, ai là người có nguy cơ bị nhiễm nấm Candida miệng cao nhất? Căn bệnh này dễ gặp ở những đối tượng bệnh nhân sau đây:
- Người thường xuyên đeo răng giả (thường là người già)
- Những người có hệ miễn dịch kém như người cao tuổi và trẻ nhỏ
- Người thường xuyên dùng các loại thuốc kháng sinh hoặc các loại thuốc corticosteroid
- Người đã từng tiến hành hóa trị và xạ trị để chữa bệnh ung thư
- Người có hệ miễn dịch bị suy giảm nghiêm trọng do mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau
- Người bị bệnh khô miệng, tuyến nước bọt bài tiết kém
- Người bi mắc phải các bệnh lý như tiểu đường, viêm nhiễm tại một số bộ phận khác
- Người thường xuyên phát sinh quan hệ tình dục không an toàn (quan hệ bằng miệng)
Điều trị bệnh nấm Candida ở miệng như thế nào?
Nấm Candida ở họng và miệng nếu được phát hiện kịp thời thì người bệnh sẽ không gặp nhiều khó khăn trong quá trình điều trị. Khi đến các cơ sở y tế các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra lâm sàng và kê đơn thuốc trị nấm Candida miệng phù hợp với mức độ bệnh lý, cơ địa mỗi người. Bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau đây:
1. Trị nấm Candida bằng thuốc Tây y
Bác sĩ sẽ khuyên bạn sử dụng các loại thuốc kháng nấm dạng uống, dạng bôi. Liều dùng thuốc sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý mà bạn đang gặp phải. Thông thường một liệu tình sẽ kéo dài trong khoảng 7 – 14 ngày.
Với thuốc Tây y, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn. Tuy nhiên, hiệu quả mà phương pháp này mang đến lại khá cao. Do đó, bạn nên tuân thủ phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra để tránh những rủi ro không đáng có.
2. Chữa nấm Candida ở miệng bằng thuốc Đông y
Trị nấm candida bằng đông y có hiệu quả khá tốt nhưng thời gian điều trị bệnh lại khá dài. Do đó, đòi hỏi người bệnh phải thật kiên trì trong quá trình điều trị.
3. Chữa nấm Candida miệng không cần thuốc
Ngoài ra, chị em cũng có thể “đánh bay” căn bệnh nấm đáng ghét này ngay tại nhà với một số mẹo sau đây:
– Dùng sữa chua không đường: Sữa chua có nhiều lợi khuẩn rất tốt cho sức khỏe. Bạn có thể loại bỏ nấm Candida hầu họng và ở miệng bằng cách ăn sữa chua mỗi ngày. Khi ăn, bạn ngậm sữa chua trong miệng khoảng 30 giây rồi mới nuốt xuống. Cách này khá đơn giản mà mang lại hiệu quả cũng khá tốt.
– Điều trị nấm Candida ở miệng bằng giấm táo: Thành phần của giấm táo bao gồm nhiều loại vitamin và khoáng chất có tác dụng kháng khuẩn, tăng sức đề kháng và giúp làm lành các vết loét. Bạn có thể súc miệng và ngậm giấm táo khoảng 1–2 phút để loại bỏ nấm Candida.
– Chữa nấm Candida họng và miệng bằng nước muối: Tương tự như giấm táo, nước muối loãng cũng có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm khá tốt. Do đó, bạn cũng nên sử dụng nó để súc miệng mỗi ngày, vừa giúp chắc khỏe răng miệng lại vừa có thể diệt nấm Candida.
– Sử dụng hành tây và tỏi: Hai loại củ này được biết đến với khả năng kháng nấm và sát trùng rất tốt. Do đó, có thể chữa nấm candida hiệu quả bằng cách tăng cường bổ sung chúng trong các món ăn hàng ngày.
Phòng tránh bệnh nấm Candida miệng như thế nào?
– Người bị nhiễm trùng nấm Candida ở miệng cần lưu ý phải luôn giữ gìn vệ sinh răng miệng thật tốt. Bạn nên đánh răng đủ 2 lần mỗi ngày và có thể sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng, hạn chế tối đa sự bám lại của các loại nấm khuẩn.
– Ngoài ra, bạn cũng nên gặp nha sĩ thường xuyên để bảo vệ sức khỏe răng miệng một cách tốt nhất.
– Với trẻ sơ sinh bị nấm miệng, bạn nên vệ sinh miệng cho bé thường xuyên bằng dung dịch nước muối loãng. Ngoài ra cũng nên rửa sạch sẽ những dụng cụ ăn uống của trẻ như bình sữa, núm vú để loại bỏ hết vi khuẩn nấm bệnh.
– Với trẻ em và người lớn bị nấm Candida ở miệng, nên thường xuyên ăn sữa chua không đường để góp phần gia tăng lợi khuẩn trong cơ thể. Đồng thời cũng cần giữ vệ sinh răng miệng để ngăn ngừa nấm phát triển trở lại.
Trên đây là những thông tin về tình trạng nấm Candida ở miệng và một số phương pháp đơn giản giúp bạn loại bỏ căn bệnh này. Hy vọng, những kiến thức này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình bảo vệ sức khỏe của mình. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe!
Wiki Bác Sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Xem thêm: Thuốc chữa nấm Candida cho hiệu quả tốt được bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng