Nấm Candida Miệng Có Lây Không

Tác giả: Cập nhật: 11:27 am , 27/06/2024 Tham vấn y khoa: Bs. Đỗ Thanh Hà

Nấm Candida miệng có lây không là câu hỏi của khá nhiều người khi vô tình mắc phải căn bệnh này. Nấm miệng là căn bệnh gây cho người bệnh nhiều bất tiện, do đó việc tìm hiểu thêm về căn bệnh này là hoàn toàn cần thiết. Vậy nấm Candida có lây không và lây qua đường nào? Hãy tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

Dấu hiệu nhận biết tình trạng nấm Candida ở miệng

Nấm Candida là một loại ký sinh có trong cơ thể người. Nó thường có mặt ở những nơi có nhiệt độ nóng ẩm như miệng, họng, dạ dày, cơ quan sinh dục. Ở điều kiện thông thường, nó không gây ra bất kỳ tác hại nào. Tuy nhiên, khi gặp môi trường thích hợp, chúng sẽ phát sinh quá mức và gây bệnh.

Trước khi đi vào giải quyết vấn đề nấm Candida miệng có lây không, chúng ta cần nắm được đây là căn bệnh như thế nào. Theo thống kê của Bộ Y tế, nấm Candida thường xuất hiện khoảng 30% ở miệng. Do đó, bệnh nấm Candida miệng cũng là bệnh lý khá phổ biến (sau nấm candida ở vùng kín là 39%). Vậy nhiễm nấm tại vùng miệng có dấu hiệu như thế nào?

Nấm Candida ở miệng có dấu hiệu như thế nào?
Nấm Candida ở miệng có dấu hiệu như thế nào?

– Trong miệng, lưỡi, vòm miệng, niêm mạc má, nướu răng, amidan xuất hiện các mảng bám có màu trắng kem.

– Các tổn thương trong khoang miệng có hình dáng như miếng pho mát.

– Đau nhức, sưng đỏ trong miệng, phần nướu răng có thể bị lở loét.

– Những vùng bị tổn thương dễ bị nhiễm trùng và chảy máu khi bị tác động.

– Đau họng và xương ức mỗi khi nuốt xuống.

– Cảm giác như có bông ở trong miệng, dần dần làm bạn mất đi vị giác và gây chán ăn.

– Khóe miệng bị nứt đỏ, dễ bị chảy máu.

Khi có một trong những triệu chứng này, nguy cơ bị nấm Candida ở miệng của bạn là khá cao. Do đó, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được khám chữa kịp thời.

Nấm Candida miệng có lây không và lây qua đường nào?

Vì là bệnh lý do các loại nấm khuẩn gây ra nên rất nhiều người cho rằng đây là căn bệnh dễ lây nhiễm. Đây là vấn đề khiến không ít người thắc mắc. Ngay sau đây, chúng ta sẽ đi vào trả lời cho câu hỏi này.

1. Nấm Candida miệng có lây không?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này, nhưng hầu hết đều là do sự mất cân bằng vi khuẩn trong cơ thể dẫn đến nhiễm nấm.

Bệnh nấm Candida miệng có lây không?
Bệnh nấm Candida miệng có lây không?

Các chuyên gia y tế cho rằng, dù là căn bệnh do nấm khuẩn những nấm Candida miệng không dễ lây lan. Bạn có thể điều trị bệnh bằng cách sử dụng thuốc kháng nấm và thay đổi các thói quen sinh hoạt hàng ngày.

Vậy nấm Candida có lây qua đường miệng không? Thực tế cũng cho thấy vẫn có trường hợp bị lây nhiễm nấm Candida qua đường miệng. Căn bệnh này có thể gây ra nhiều khó chịu và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn.

Do đó, với câu hỏi nấm Candida miệng có lây không, chúng tôi xin trả lời rằng căn bệnh này rất khó lây. Tuy nhiên, bạn vẫn cần có phương pháp phòng chữa để hạn chế tối đa sự ghé thăm của căn bệnh này.

2. Nấm Candida lây qua đường nào và cách phòng tránh ra sao?

Nấm Candida miệng khó lây, tuy nhiên khó không có nghĩa là không thể. Vậy nấm Candida lây qua đường gì? Nếu bạn phòng tránh không tốt, căn bệnh này có thể lây nhiễm qua một số đường sau:

– Lây nhiễm trực tiếp: Việc quan hệ tình dục bằng miệng, hôn là những việc làm khiến loại nấm khuẩn này có thể lây lan trực tiếp sang người khác và gây ra các bệnh lý cho họ.

– Lây lan gián tiếp: Nấm Candida miệng có lây không và lây như thế nào? Việc sử dụng chung đồ vệ sinh cá nhân như bàn chải đánh răng, đũa, thìa với người bệnh cũng là nguyên nhân gây lây nhiễm nấm Candida ở miệng.

Từ đó, chúng ta có thể thấy được nếu không biết cách phòng tránh thì nguy cơ nhiễm nấm của bạn vẫn khá cao. Để tránh bị lây căn bệnh khó chịu này, bạn nên lưu ý một số điều sau:

– Giữ vệ sinh răng miệng tốt, đánh răng đủ 2 lần mỗi ngày.

Súc miệng thật kỹ sau các bữa ăn để tránh sót lại thức ăn thừa gây viêm nhiễm
Súc miệng thật kỹ sau các bữa ăn để tránh sót lại thức ăn thừa gây viêm nhiễm

– Súc miệng thật kỹ sau khi ăn, có thể dùng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng.

– Không dùng các loại nước súc miệng có thể gây kích ứng niêm mạc miệng.

– Nếu bạn đang bị nấm Candida miệng, hãy cố gắng điều trị dứt điểm. Tuyệt đối không quan hệ bằng miệng khi đang mắc bệnh để tránh lây nhiễm sang bạn tình.

– Không dùng chung bàn chải đánh răng, đũa, thìa để hạn chế nguy cơ nhiễm nấm.

Vừa rồi là những lý giải của chúng tôi về thắc mắc nấm Candida miệng có lây không của nhiều chị em. Hy vọng bài viết đã giúp các bạn có cái nhìn rõ hơn về căn bệnh này, từ đó tìm ra được cho mình phương pháp phòng tránh tốt nhất. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!

Wiki Bác Sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Xem thêm: Nấm Candida và cách chữa trị cho hiệu quả tốt, an toàn với sức khỏe

Nguồn tham khảo
Chuyên khoa
Bệnh học tham khảo
Điều trị tham khảo
Bài tham khảo

Bài viết liên quan