Buồng Trứng Đa Nang

Tác giả: Cập nhật: 5:17 pm , 28/06/2024

Buồng trứng đa nang là một dạng rối loạn nội tiết tố thầm lặng phổ biến hàng đầu ở phụ nữ. Hội chứng này liên quan mật thiết tới chứng vô sinh, một số vấn đề sức khỏe khác và gây ra gánh nặng tinh thần cho khổ chủ.

Buồng trứng đa nang là gì?

Buồng trứng đa nang, hội chứng buồng trứng đa nang hay đa nang buồng trứng đã được chẩn đoán và công nhận tư gần 80 năm trước. Hiện nay, nó được coi là vấn đề rối loạn nội tiết hàng đầu ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Y học hiện đại vẫn chưa thể khám phá chính xác nguyên nhân, cơ chế và các đảo ngược hội chứng này.

Buồng trứng là cơ quan sinh sản sản xuất estrogen và progesterone, đây là các hormone/nội tiết tố điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, buồng trứng cũng sản xuất một lượng nhỏ nội tiết tố nam androgen. Ở phụ nữ độ tuổi sinh sản, mỗi tháng, buồng trứng sẽ giải phóng trứng (rụng trứng). Nếu tinh trùng của nam giới gặp trứng đúng thời điểm này sẽ diễn ra quá trình thụ tinh, thành hợp tử và phát triển thành thai nhi.

Kích noãn bào tố (Follicle-stimulating hormone/FSH) và LH (luteinizing hormone) được tuyến yên sản xuất ra để kiểm soát sự rụng trứng. FSH kích thích buồng trứng tạo ra một nang trứng (túi chứa trứng) và sau đó LH sẽ kích hoạt buồng trứng giải phóng trứng chín ra khỏi buồng trứng.

Buồng trứng đa nang là một “hội chứng” hoặc một nhóm các triệu chứng ảnh hưởng đến buồng trứng và quá trình rụng trứng đó với 3 đặc trưng chủ yếu: Xuất hiện các u nang trong buồng trứng, lượng nội tiết tố androgen cao và rối loạn kinh nguyệt.

Khi bị buồng trứng đa nang tức là buồng trứng xuất hiện nhiều nang chứa đầy chất lỏng. Đây chính là những nang chứa trứng chưa trưởng thành và không thể diễn ra quá trình rụng trứng như bình thường.

Trứng không rụng đúng cách làm thay đổi nồng độ estrogen, progesterone, FSH và LH. Điều này gây ra mất cân bằng nội tiết tố, cụ thể là mức progesterone thấp và nồng độ androgen cao hơn bình thường. Sự dư thừa nội tiết tố nam làm gián đoạn chu kỳ kinh nguyệt nên chị em bị buồng trứng đa nang thường dễ bị thưa kinh.

Buồng trứng đa nang nguyên nhân do đâu?

Cho tới nay, y học hiện đại vẫn chưa thể gọi tên nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng buồng trứng đa nang. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn có một số giả thuyết về các yếu tố, tác nhân thúc đẩy hội chứng này phát triển. Bao gồm:

  • Thay đổi hoạt động của nội tiết tố LH
  • Hyperandrogenism – tình trạng sản sinh quá mức androgen
  • Có người thân mắc buồng trứng đa nang
  • Thói quen xấu: Hút thuốc lá, uống quá nhiều rượu, bia, lười vận động
  • Động kinh hoặc sử dụng axit valproic để điều trị động kinh
  • Tiểu đường type 1, type 2 và tiểu đường thai kỳ
  • Có cân nặng khi mới sinh cao, đặc biệt nếu được sinh ra bởi người mẹ bị béo phì
  • Dậy thì sớm
  • Bệnh gai đen
  • Mắc hội chứng chuyển hóa

Dấu hiệu đa nang buồng trứng

Buồng trứng đa nang có rụng trứng không? Phát hiện buồng trứng đa nang thế nào?… là thắc mắc của nhiều chị em. Có một số triệu chứng buồng trứng đa nang phổ biến ở nữ giới. Như đã nói ở trên, thông thường, các nang sẽ biến mất sau khi trứng rụng. Nếu trứng không rụng hoặc nang bám xung quanh trứng và chứa đầy chất lỏng, nó sẽ trở thành một nang chức năng (functional cyst). Thuật ngữ “đa nang” theo nghĩa đen có nghĩa là buồng trứng có nhiều nang nhỏ trên đó.

Thông thường, khi chẩn đoán buồng trứng đa nang, bác sĩ sẽ siêu âm để tìm kiếm các nang ở ngoại vi buồng trứng, trông giống như một chuỗi ngọc trai. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp được chẩn đoán mắc hội chứng buồng trứng đa nang đều xuất hiện nang trên buồng trứng.

Một dấu hiệu khác của buồng trứng đa nang là sự dư thừa androgen trong cơ thể. Để cân bằng nội tiết tố, buồng trứng chỉ cần tiết ra một lượng nhỏ androgen, nhưng ở phụ nữ bị buồng trứng đa nang, androgen có thể được tiết ra nhiều hơn và gây ra các triệu chứng: Rậm lông bất thường ở trên mặt và cơ thể, hói đầu, mọc nhiều mụn trứng cá và thay đổi tâm trạng.

Ngoài ra, chị em bị buồng trứng đa nang còn có thể gặp những biểu hiện khác, bao gồm:

  • Vô sinh, hiếm muộn
  • Kinh nguyệt không đều hoặc vô kinh
  • Tăng cân hoặc khó giảm cân
  • Kháng insulin (liên quan đến tăng nguy cơ mắc tiểu đường )
  • Mệt mỏi
  • Ham muốn tình dục thấp

Buồng trứng đa nang có nguy hiểm không?

Đối với thắc mắc đa nang buồng trứng có nguy hiểm không? Buồng trứng đa nang có con được không? Buồng trứng đa nang có thai tự nhiên được không?… Đây là một tình trạng sức khỏe vô cùng nguy hại. Đáng báo động là nhiều nghiên cứu cho thấy có khoảng 6 – 21% nữ giới trong độ tuổi sinh đẻ bị ảnh hưởng bởi buồng trứng đa nang, nhưng chỉ có chưa tới 50% các trường hợp mắc phải được chẩn đoán đúng.

Điều này có nghĩa là có hàng triệu người không biết bản thân đang mắc hội chứng này, dẫn tới không điều trị kịp thời, đúng cách và gây ra những nguy cơ lớn cho sức khỏe, trong đó có vô sinh, hiếm muộn, khó mang thai tự nhiên.

Mức androgen cao hơn bình thường không chỉ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản mà còn tác động tiêu cực tới các khía cạnh sức khỏe khác:

  • Hội chứng chuyển hóa: Có tới 80% phụ nữ bị buồng trứng đa nang bị thừa cân hoặc béo phì. Điều này làm tăng nguy cơ tăng đường huyết, tăng huyết áp, nồng độ cholesterol “tốt” HDL thấp và nồng độ cholesterol “xấu” LDL cao.
  • Hội chứng ngưng thở khi ngủ: Hội chứng này gây ra tình trạng ngừng thở lặp đi lặp lại vào khi ngủ, làm gián đoạn, suy giảm chất lượng giấc ngủ, có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch và đột quỵ.
  • Ung thư nội mạc tử cung: Nếu vào phát hiện bệnh sớm và khi các tế bào ung thư ở lớp nội mạc tử cung chưa lây lan, cơ hội sống sót sau 5 năm là 95%. Tuy nhiên, nếu phát hiện bệnh muộn và các tế bào ung thư đã di căn, con số này chỉ còn khoảng 25%, tiên lượng sống của bệnh nhân trở nên xấu đi.
  • Trầm cảm, lo âu: Làm suy giảm chất lượng cuộc sống và có thể làm những tình trạng sức khỏe khác trở nên tệ hơn.

Chẩn đoán, xét nghiệm buồng trứng đa nang

Như đã đề cập, hiện nay, y học hiện đại chưa có xét nghiệm nào để chẩn đoán chính xác buồng trứng đa nang. Bác sĩ có thể thảo luận về bệnh sử của người bệnh, bao gồm cả chu kỳ kinh nguyệt, cân nặng và các triệu chứng khác. Khám sức khỏe sẽ bao gồm việc kiểm tra xem người bệnh có bị rậm lông, kháng insulin và phát triển mụn trứng cá hay không. Sau đó, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thực hiện thêm: Khám phụ khoa, xét nghiệm máu và siêu âm ổ bụng hoặc siêu âm đầu dò.

Trong khi đó, chẩn đoán buồng trứng đa nang trong y học cổ truyền hiện đại được đánh giá là toàn diện hơn. Bác sĩ có thể kết hợp các xét nghiệm trên với chẩn đoán Tứ chẩn của y học cổ truyền để tìm ra căn nguyên gây ra tình trạng này, từ đó có cách điều trị hiệu quả hơn.

Điều trị buồng trứng đa nang

Hiện nay có 2 phương pháp điều trị buồng trứng đa nang chính: Y học cổ truyền và Tây y. Mỗi phương pháp có những ưu – nhược điểm riêng, chị em nên cân nhắc để tìm ra cách điều trị phù hợp.

Điều trị đa nang buồng trứng theo Tây y

Nếu được chẩn đoán mắc buồng trứng đa nang, bác sĩ Tây y có thể đề nghị thực hiện thêm một số xét nghiệm bổ sung để phát hiện ra các biến chứng nếu có. Những xét nghiệm đó có thể bao gồm: Kiểm tra định kỳ huyết áp, dung nạp glucose, mức cholesterol và triglyceride; Tầm soát trầm cảm và lo âu; Tầm soát chứng ngưng thở khi ngủ.

Điều trị buồng trứng đa nang tập trung vào việc quản lý các triệu chứng thường gặp, như vô sinh, rậm lông, mụn trứng cá hoặc béo phì. Điều trị cụ thể có thể bao gồm việc thay đổi lối sống hoặc dùng thuốc.

Bác sĩ có thể đề nghị giảm cân thông qua chế độ ăn ít calo kết hợp với tập luyện thể dục thể thao. Trong khi đó, việc dùng thuốc có thể còn tùy vào mục đích cụ thể:

Điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt:

  • Thuốc tránh thai dạng phối hợp: Thuốc có chứa estrogen và progestin làm giảm sản xuất androgen và điều chỉnh estrogen. Từ đó, thuốc này có thể giúp điều chỉnh nội tiết tố, làm giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung, khắc phục tình trạng chảy máu bất thường, rậm lông và mụn trứng cá. Bên cạnh thuốc đường uống, chị em có thể sử dụng miếng dán hoặc đặt vòng tránh thai cùng loại.
  • Liệu pháp progestin: Uống progestin liều từ 10 – 14 ngày mỗi 1 – 2 tháng có thể điều hòa kinh nguyệt và ngăn ngừa ung thư nội mạc tử cung. Tuy nhiên, liệu pháp này không cải thiện nồng độ androgen và không giúp tránh thai.

Thúc đẩy rụng trứng:

  • Clomiphene: Đây là thuốc kháng estrogen dạng uống được dùng trong giai đoạn đầu chu kỳ kinh nguyệt.
  • Letrozole (Femara): Chất ức chế aromatase này được sử dụng trong điều trị ung thư vú. Nó có thể kích thích buồng trứng và quá trình rụng trứng.
  • Metformin: Thuốc điều trị đái tháo đường type 2 này giúp cải thiện kháng insulin và giảm mức insulin. Nếu bạn không có thai, bác sĩ có thể khuyên bạn nên dùng thuốc Metformin. Còn nếu bạn bị tiền đái tháo đường, Metformin cũng có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh đái tháo đường type 2 và giúp giảm cân.
  • Gonadotropin: Thuốc nội tiết tố này được dùng bằng đường tiêm.
Lạm dụng thuốc Tây có thể gây ra một số tác dụng phụ
Lạm dụng thuốc Tây có thể gây ra một số tác dụng phụ

Để ngăn chặn rậm lông bất thường:

  • Thuốc tránh thai: Giảm sản xuất androgen.
  • Spironolactone (Aldactone): Ngăn chặn tác động của androgen trên da. Không dùng cho phụ nữ đang mang thai hoặc dự định có thai.
  • Eflornithine (Vaniqa): Loại kem này có thể làm chậm sự phát triển của lông mặt.
  • Triệt lông bằng điện phân: Giúp hủy nang lông, ngăn ngừa lông mọc lại.

Buồng trứng đa nang nên ăn gì? Kiêng gì?

Thay đổi lối sống, duy trì trọng lượng khỏe mạnh và áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh là những chiến lược tốt giúp đối phó với buồng trứng đa nang. Chỉ cần giảm 5 – 10% trọng lượng cơ thể là có thể giúp điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt và cải thiện các triệu chứng buồng trứng đa nang. Giảm cân cũng có thể cải thiện mức cholesterol giảm insulin, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường.

Vậy, buồng trứng đa nang nên ăn gì và buồng trứng đa nang không nên ăn gì?

Bất kỳ chế độ ăn kiêng nào giúp bạn giảm cân đều có thể giúp ích cho điều trị buồng trứng đa nang. Trong đó, nổi bật nhất là chế độ ăn kiêng low carb (ít carbohydrate), nó vừa có hiệu quả cho cả việc giảm cân và giảm insulin.

Chế độ ăn này hạn chế các thực phẩm có chứa tinh bột và đường, ví dụ như: Ngô, khoai tây, cơm trắng, bánh kẹo và cả những loại trái cây nhiều đường. Thay vào đó, chị em tích cực ăn chất đạm/protein (thịt trắng, trứng, hải sản) và chất béo lành mạnh (dầu olive, cá béo).

Sử dụng chỉ số GI để lên kế hoạch ăn uống tức là chọn những thực phẩm có mức GI thấp hoặc trung bình (khoai lang, đậu lăng, ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt) và hạn chế ăn thực phẩm có chỉ số GI cao (các loại mì ống, bánh mì trắng, bột gạo, dưa đỏ, bí ngô).

Đối với câu hỏi “buồng trứng đa nang có nên uống sữa đậu nành”, chuyên gia cho biết, khi được chẩn đoán mắc buồng trứng đa nang, chị em vẫn có thể uống sữa đậu nành và sử dụng các sản phẩm từ đậu nành. Tuy nhiên, chị em không nên lạm dụng. Ví dụ, chỉ cần uống 1 cốc sữa đậu nành mỗi ngày, kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng.

Bên cạnh chế độ ăn uống lành mạnh, chị em đừng quên tập thể dục cường độ vừa phải 30 phút mỗi lần, ít nhất 3 ngày/tuần. Điều này có thể hỗ trợ điều trị buồng trứng đa nang hiệu quả.

Kế hoạch phòng tránh đa nang buồng trứng

Buồng trứng đa nang là một hội chứng vô cùng phức tạp và không phải phụ nữ nào cũng đáp ứng như nhau với các phương pháp điều trị. Do vậy, “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, chị em có thể thực hiện những việc làm sau để ngăn ngừa buồng trứng đa nang và cải thiện sức khỏe sinh sản:

  • Duy trì cân nặng lành mạnh
  • Có chế độ ăn khoa học, hạn chế carbohydrate
  • Luyện tập thể dục thể thao, đặc biệt là yoga
  • Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc
  • Quản lý stress
  • Điều trị tốt các tình trạng sức khỏe có thể gây ra buồng trứng đa nang
  • Khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là sức khỏe sinh sản và phụ khoa
  • Tránh tiếp xúc với các chất gây rối loạn nội tiết

Trên đây là mọi thông tin cần biết về hội chứng buồng trứng đa nang giúp chị hiểu và có chiến lược thông minh để phòng, chống dạng rối loạn nội tiết tố nguy hiểm này. Để ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm từ đa nang buồng trứng chị em nên đi khám sớm và điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ.

Chuyên khoa
Bệnh học liên quan
Xem thêm
Điều trị tham khảo
Dinh dưỡng tham khảo
    Bài thuốc tham khảo
    Triệu chứng tham khảo
      Chuyên gia
      Chính thức
      • Bác sĩ, Tiến sĩ
      • Sản phụ khoa
      • Bệnh viện Từ Dũ

      Không chỉ nắm vững kiến thức chuyên ngành, bác sĩ Thu Thủy còn tích lũy được nhiều kinh nghiệm chuyên môn trong quá trình điều trị và tiếp xúc với người bệnh và thai phụ. Bác sĩ Thủy được đánh giá cao trong việc tư vấn, chăm sóc sức khỏe sinh sản và khám chữa các bệnh lý của phụ nữ. Đặc biệt bác sĩ Huỳnh Thu Thủy có nhiều kinh nghiệm trực tiếp đỡ sinh thường hoặc mổ đẻ cho các mẹ bầu. Bác sĩ cũng thực hiện mổ bắt con thành công cho nhiều trường hợp đa thai hoặc sinh khó.

      Xem tiếp
      Chính thức
      • Tiến sĩ, Giáo sư
      • Sản phụ khoa
      • Phòng Khám Sản Phụ Khoa Phương Mai

      GS.TS Trần Thị Phương Mai được nhiều người biết đến là chuyên gia có kiến thức, chuyên môn sâu về lĩnh vực Sản phụ khoa. Bà được đào tạo bài bản ở cấp đại học chính quy và Tiến sĩ chuyên ngành sản phụ khoa hệ chính quy tại trường Đại học Semmelweis – Viện Hàn lâm Hungary.Bác sĩ đã khám, điều trị các bệnh phụ nữ và chăm sóc sức khỏe sinh sản cho hàng nghìn chị em. Bác sĩ được đánh giá là “mát tay” trong các dịch vụ y tế như:Khám và điều trị bệnh phụ khoa; Khám định kỳ thai sản; Chăm sóc và quản lý thai sản; Siêu âm và chẩn đoán hình ảnh; Xét nghiệm; Điều trị vô sinh hiếm muộn; Tư vấn các dịch vụ IVF, IUI; Tầm soát, phát hiện ung thư; Thực hiện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

      Xem tiếp
      • Bác sĩ chuyên khoa II
      • Sản phụ khoa
      • 20 năm
      • Bệnh viện Hạnh Phúc

      Bác sĩ Nguyễn Hữu Thuận là bác sĩ có kiến thức và chuyên môn giỏi trong chuyên ngành Sản phụ khoa. Bác sĩ Thuận không ngừng học tập, tham gia các khóa đào tạo chuyên môn để giúp đỡ phụ nữ tốt nhất trong quá trình mang thai, sinh con và sau sinh. Đến nay bác sĩ Thuận đã có hơn 15 năm kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nữ giới và được nhiều chị em rất tin tưởng.

      Xem tiếp
      Chính thức
      • Bác sĩ chuyên khoa II
      • Sản phụ khoa
      • Hơn 10 năm
      • Bệnh viện Đa Khoa Vạn Hạnh

      Đến nay bác sĩ Luân đã trở thành bác sĩ giỏi trong lĩnh vực sản phụ khoa. Bác sĩ nắm chắc nhiều kỹ thuật chữa trị tiên tiến trong điều trị bệnh phụ khoa, đặc biệt là tình trạng vô sinh hiếm muộn ở nữ giới. Những dịch vụ y tế, bác sĩ Luận có chuyên môn môn cao là: Tư vấn và điều trị hiếm muộnKhám phụ khoa định kỳTầm soát ung thư cổ tử cungSoi cổ tử cungLàm phết tế bào cổ tử cung; Bấm sinh thiết cổ tử cung; Điều trị viêm nhiễm tại âm đạo, cổ tử cung, tử cung, phần phụ; Chữa viêm vùng chậu cho phụ nữ và sản phụ; Chữa trị các vấn đề về kinh nguyệt: rối loạn tiền mãn kinh, mãn kinh…; Chữa trị tiểu không kiểm soát; Trị tiểu són sau sinh; Khám thai định kỳ cho sản phụ

      Xem tiếp
      Chính thức
      • Bác sĩ chuyên khoa II
      • Sản phụ khoa
      • 30 năm
      • Bệnh viện Từ Dũ

      Với 30 năm khám và chữa bệnh, bác sĩ Thành luôn mang lại hiệu quả điều trị cao cho chị em phụ nữ trong các vấn đề như: Khám thai định kỳ cho sản phụ; Khám phụ khoa định kỳ; Tầm soát ung thư cổ tử cung; Làm phết tế bào cổ tử cung (pap smear)Bấm sinh thiết cổ tử cung; Soi cổ tử cung; Điều trị viêm nhiễm âm đạo, cổ tử cung, tử cung, phần phụ, viêm vùng chậu cho phụ nữ; Điều trị viêm vùng chậu cho sản phụ trong thai kỳ; Điều trị rối loạn tiền mãn kinh; Điều trị rối loạn mãn kinh; Điều trị tiểu không kiểm soát; Điều trị són tiểu sau sanh

      Xem tiếp
      Chính thức
      • Bác sĩ chuyên khoa II
      • Sản phụ khoa
      • Hơn 30 năm
      • Phòng khám Sản phụ khoa bác sĩ Nguyễn Thái Hà

      Sau khi tốt nghiệp bác sĩ Y khoa, bác sĩ Nguyễn Thái Hà đã bắt đầu bước vào nghề với vị trí giảng viên tại trường Trung học y tế (1984). Sau đó bác sĩ Thái Hà trở thành bác sĩ Khám và điều trị bệnh tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM (1984 – 2013)Hơn 30 năm làm khám và điều trị bệnh lý sản phụ khoa, bác sĩ Hà luôn hoàn thành tốt các ca bệnh do mình đảm nhiệm. Bác sĩ được đánh giá cao trong các hoạt động khám chữa như: Khám, tư vấn, chăm sóc thai sản; Hỗ trợ sinh sản; Khám, tư vấn, chăm sóc và điều trị các bệnh về sản, phụ khoa; Tầm soát ung thư cổ tử cung; Xét nghiệm các bệnh phụ khoa; Tư vấn kế hoạch hóa gia đình và các biện pháp tình dục, ngừa thai an toàn

      Xem tiếp
      Cơ Sở Y Tế
      Chính thức
      • số 4 đường Núi Thành, phường 13, quận Tân Bình, TP. HCM
      • Đa khoa
      • Bệnh viện tư nhân

      Bệnh viện Mỹ Đức được thành lập năm 2012, với chức năng chính là khám chữa và chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, trẻ nhỏ, điều trị vô sinh - hiếm muộn.

      Xem tiếp
      Chính thức
      • 800 giường bệnh
      • 314 đường Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
      • Đa khoa
      • Bệnh viện công lập

      Bệnh viện Nguyễn Trãi có tiền thân là Y Viện Phước Kiến do một cộng đồng người Hoa thành lập vào năm 1909, chuyên điều trị bệnh theo Đông y.

      Xem tiếp
      Chính thức
      • 600 giường bệnh
      • số 12 Chu Văn An, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Thành Phố Hà Nội
      • Đa khoa
      • Bệnh viện công lập

      Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn là bệnh viện hạn 1 của Thành phố Hà Nội, quy mô 600 giường bệnh, 45 khoa/ phòng, hơn 1000 cán bộ nhân viên và 7 chuyên khoa đầu ngành

      Xem tiếp
      Chính thức
      • 800 giường bệnh
      • số 29, Đường Phú Châu, Khu Phố 5, Phường Tam Phú, Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
      • Đa khoa
      • Bệnh viện công lập

      Bệnh viện Thủ Đức được thành lập năm 2007 trên cơ sở tách ra từ Trung tâm Y tế Quận Thủ Đức.

      Xem tiếp
      Chính thức
      • 45 giường bệnh
      • 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
      • Đa khoa
      • Bệnh viện tư nhân

      Bệnh viện Thu Cúc hay còn được biết đến với cái tên là Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc.

      Xem tiếp
      Chính thức
      • 170 giường bệnh
      • số 1 đường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội
      • Đa khoa
      • Bệnh viện tư nhân

      Bệnh viện Việt Pháp hay Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội là bệnh viện quốc tế đầu tiên ở Hà Nội và miền Bắc nước ta.

      Xem tiếp

      Bài viết liên quan