Nấm Âm Đạo Khi Mang Thai
Nấm âm đạo khi mang thai là hiện tượng không hề hiếm gặp. Trong thời gian có bầu, cơ thể nữ giới có nhiều thay đổi và tạo điều kiện cho các loại nấm khuẩn phát triển mạnh mẽ hơn. Để tránh những ảnh hưởng của bệnh lý này đến sức khỏe của mẹ và thai nhi, các chị em cần có cho mình các phương pháp điều trị phù hợp.
Dấu hiệu nhận biết nấm âm đạo khi mang thai
Nấm âm đạo là bệnh lý dễ gặp ở nữ giới và do một loại nấm có tên Candida albicans gây ra. Loại nấm khuẩn này ở điều kiện thì vô hại đối với sức khỏe, tuy nhiên khi môi trường âm đạo bị mất đi sự cân bằng, nó sẽ phát triển mạnh và gây bệnh.
Vậy các triệu chứng nào cho thấy nữ giới đang bị nấm âm đạo khi mang thai là gì? Bạn có thể nhận biết căn bệnh này qua một số biểu hiện như:
- Ngứa ngáy khó chịu ở vùng kín, vùng da xung quanh cơ quan sinh dục xuất hiện các vết mẩn đỏ, tình trạng ngứa ngáy xuất trở nên dữ dội về đêm.
- Đau nhức, sưng tấy âm đạo: Các mẹ bầu có thể thấy vùng môi lớn, môi nhỏ và thành âm đạo bị đỏ tấy, sưng, đau khi chạm vào.
- Ra nhiều khí hư bất thường, có màu trắng, bám thành từng mảng, dạng bột và gây ra mùi hôi nồng khó chịu.
- Các mẹ bầu còn dễ gặp phải tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt do nấm khuẩn gây tổn thương đến hệ tiết niệu.
Nguyên nhân gây nấm âm đạo khi mang thai là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nấm âm đạo khi mang bầu. Có thể kể đến một số yếu tố sau đây:
- Trong thai kỳ, cơ thể của nữ giới có nhiều thay đổi, môi trường âm đạo bị kiềm hóa và kích thích các loại nấm men trong cơ thể sinh sôi. Đây chính là nguyên nhân khiến các chị em thường rất dễ bị nấm âm đạo khi mang thai 3 tháng đầu – thời gian cơ thể bắt đầu có nhiều chuyển biến.
- Ngoài ra, nếu trước khi mang thai, nữ giới có sử dụng nhiều thuốc kháng sinh hoặc các loại thuốc ngừa thai thì nguy cơ bị nấm âm đạo khi mang thai của học cũng khá cao.
- Bệnh lý tiểu đường không kiểm soát cũng là một nguyên nhân dẫn đến căn bệnh phụ khoa này. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống nhiều đường cũng là nguy cơ dẫn đến tình trạng nấm âm đạo khi mang thai.
- Hệ miễn dịch kém ở nữ giới có bầu cũng là yếu tố cơ hội cho nấm âm đạo phát triển. Hơn nữa, khi mang thai nữ giới thường tiết ra khá nhiều dịch sản. Việc vệ sinh vùng kín không sạch sẽ trong thời gian này cũng khiến các mẹ bầu dễ bị nhiễm nấm khuẩn.
Bệnh nấm âm đạo có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Trong thời gian thai kỳ, bất kỳ bệnh lý nào xảy ra ở cơ thể mẹ cũng có ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Với bệnh nấm âm đạo cũng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu chỉ bị nấm nhẹ và tiến hành điều trị dứt điểm ngay thì sẽ không gây ra tác động nào đến thai nhi.
Với trường hợp mẹ bầu bị nấm âm đạo khi mang thai 3 tháng cuối quá nặng, lúc này nấm âm đạo ảnh hưởng đến thai nhi là điều khó tránh khỏi. Nấm khuẩn phát triển quá mạnh có thể tấn công trực tiếp vào màng ối, khiến thai nhi bị nhiễm nấm khuẩn, từ đó dẫn đến các bệnh lý về mắt, da, hô hấp bẩm sinh cho trẻ.
Ngoài ra, khi nữ giới sinh con thông thường, trẻ sơ sinh cũng có thể bị nhiễm nấm trong môi trường âm đạo của mẹ. Trẻ có thể dễ mắc phải các bệnh lý do nấm gây ra, trong đó phổ biến nhất là bệnh tưa miệng.
Chữa nấm âm đạo ở phụ nữ mang thai hiệu quả
Việc điều trị nấm âm đạo khi mang thai phải tiến hành thật cẩn thận để tránh gây tác động đến sức khỏe của cả hai. Do đó, khi thấy cơ thể có các dấu hiệu nấm âm đạo, mẹ bầu không tự chữa tại nhà, tốt nhất nên đến các cơ sở y tế để được tư vấn cách trị bệnh an toàn và hiệu quả nhất.
Hai loại thuốc kháng nấm được khuyên dùng cho nữ giới bị nấm âm đạo khi mang thai là thuốc đặt âm đạo có tác dụng tại chỗ và thuốc bôi ngoài da. Trường hợp bệnh đã quá nặng, bác sĩ có thể kê đơn cho bạn thuốc dạng uống. Tuy nhiên các bạn phải thực hiện đúng theo phác đồ điều trị để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Bên cạnh việc chữa bệnh, các mẹ bầu cũng nên lưu ý thêm một số điều sau đây để hỗ trợ điều trị và phòng tránh nấm âm đạo khi mang thai hiệu quả nhất:
- Vệ sinh vùng kín đúng cách, không dùng dung dịch vệ sinh để tránh gây kích ứng da.
- Lựa chọn các loại đồ lót có chất liệu cotton thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi để tránh vùng kín bị bí bách.
- Giặt đồ lót bằng nước nống và phơi ở những nơi có nắng để loại bỏ nấm khuẩn một cách tốt nhất.
- Uống nhiều nước để giúp giảm nhiệt độ cơ thể và tăng cường sự đào thải nấm khuẩn ra ngoài thông qua đường nước tiểu.
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, sữa chua, tránh ăn nhiều đồ ngọt, không dùng chất kích thích có hại cho cơ thể.
- Kiêng quan hệ tình dục là điều cân thiết khi chị em bị nấm âm đạo khi mang thai. Ngoài ra, bạn cũng có thể khuyến khích chồng cùng tham gia quá trình điều trị với mình để chữa bệnh dứt điểm.
Trên đây là những thông tin về tình trạng nấm âm đạo khi mang thai ở nữ giới. Đây là căn bệnh không quá nguy hiểm nhưng nó có thể gây ra nhiều hệ lụy đến sức khỏe sau này của cả mẹ và bé. Do đó, nữ giới cần tiến hành điều trị ngay khi cơ thể có các dấu hiệu bất thường để tránh xa các bệnh lý không mong muốn. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh!
Wiki Bác Sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Xem thêm: 5 phương pháp điều trị nấm âm đạo bằng phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay