Nấm Phụ Khoa Khi Mang Thai
Nấm phụ khoa khi mang thai là bệnh lý xảy ra khiến không ít chị em cảm thấy hoang mang, lo sợ. Nếu không được điều trị kịp thời, nấm phụ khoa có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của nữ giới cũng như thai nhi. Ngay sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu kỹ về bệnh lý này để từ đó có được phương pháp điều trị và phòng tránh phù hợp nhất.
Bệnh nấm phụ khoa khi mang thai là gì?
Nấm phụ khoa là bệnh lý dễ gặp ở mọi độ tuổi của nữ giới. Căn bệnh này chủ yếu do nấm gây ra, trong đó loại nấm phổ biến nhất có tên là Candida. Loại nấm này vốn dĩ sống ký sinh trong môi trường âm đạo, tuy nhiên khi sự cân bằng trong môi trường ấy không còn, nó sẽ phát triển mạnh mẽ và gây bệnh.
1. Nguyên nhân nấm phụ khoa khi mang thai là gì?
Trên thực tế, chúng ta đã từng thấy rất nhiều mẹ bầu rơi vào tình trạng nấm phụ khoa vô cùng khó chịu. Tuy nhiên, không mấy ai biết được nguyên nhân gây ra tình trạng nấm phụ khoa ở bà bầu là gì. Vậy tại sao nữ giới mang thai lại dễ bị nấm phụ khoa?
– Rối loạn hormone: Khi mang thai, cơ thể nữ giới sẽ có những thay đổi không nhỏ. Điều này dẫn đến sự mất cân bằng độ pH trong môi trường âm đạo và dẫn đến bệnh nấm phụ khoa ở phụ nữ.
– Sự mất ổn định tâm lý: Tâm trạng lo lắng, căng thẳng hay mệt mỏi khi mang thai cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm nấm phụ khoa khi mang thai.
– Vùng kín ẩm ướt: Trong thai kỳ, vùng kín của nữ giới thường tiết ra khá nhiều khí hư và dịch. Điều này khiến “cô bé” luôn trong tình trạng nóng ẩm – đây là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn nấm bệnh phát triển tại cơ quan sinh dục nữ.
– Sức đề kháng suy giảm: Thời gian mang thai, cơ thể nữ giới thường khá yếu, hệ miễn dịch cũng bị suy giảm đi đáng kể. Do đó, khi bị nấm bệnh tấn công, cơ thể chị em thường rất khó có thể chống chọi lại. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng nấm phụ khoa khi mang thai xảy ra phổ biến.
2. Dấu hiệu nhận biết bệnh nấm phụ khoa ở phụ nữ mang thai
Để có thể điều trị bệnh một cách kịp thời, nữ giới cần phát hiện các dấu hiệu bệnh lý bất thường trên cơ thể mình. Khi đó, bạn cần lưu ý đến một số triệu chứng như sau:
– Ngứa rát vùng kín: Đây là một trong những dấu hiệu nấm phụ khoa. Bị nấm phụ khoa khi mang thai khiến cho chị em thường xuyên cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu tại vùng kín.
– Khí hư bất thường: Các mẹ bầu nên lưu ý, nấm phụ khoa sẽ khiến khí hư của bạn chuyển sang màu sắc bất thường như xanh, vàng đậm hoặc trắng đục và kết thành từng mảng. Bên cạnh đó, chúng còn có thể gây ra mùi hôi khó chịu tại vùng kín.
– Tiểu tiện khó khăn: Nấm phụ khoa có thể gây ra những ảnh hưởng đến hệ tiết niệu của nữ giới – điều này dẫn đến tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt. Bên cạnh đó, chị em còn có thể thấy xuất hiện tình trạng nước tiểu đục màu và có mùi hôi nồng.
Bệnh nấm phụ khoa có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?
Bất kỳ bệnh lý nào trong thai kỳ cũng có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Do đó, khi bị nấm phụ khoa lúc mang thai, nữ giới thường lo lắng không biết nó có tác hại như thế nào đối với thai nhi.
Nấm phụ khoa có nguy hiểm không? Theo các chuyên gia, bệnh sẽ khiến hệ miễn dịch của nữ giới bị suy giảm và khó hấp thụ các dưỡng chất để nuôi dưỡng thai nhi. Điều này gây ra những ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của trẻ, dễ gây ra tình trạng suy dinh dưỡng và thể chất yếu kém sau này.
Nấm phụ khoa khi mang thai dễ gây ra tình trạng sinh non hoặc thai lưu ở nữ giới. Đây là tình trạng khá nguy hiểm và gây ra những tác hại không nhỏ đến sức khỏe sau này của thai phụ.
Ngoài ra, bệnh cũng dễ gây ra các bệnh lý cho trẻ. Sự tấn công mạnh mẽ của các loại nấm bệnh sẽ khiến cơ thể mẹ khó có thể bảo vệ được thai nhi và tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn có hại xâm nhập. Điều này chính là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý về da, rối loạn tiêu hóa hoặc các bệnh lý nhiễm trùng cho trẻ.
Cách điều trị hiệu quả nấm phụ khoa khi mang
Nấm phụ khoa nếu phát triển quá nặng có thể gây ra những tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và bé. Do đó, người bệnh cần tiến hành khám chữa bệnh ngay khi nấm phụ khoa còn ở giai đoạn nhẹ.
Cơ thể nữ giới trong thai kỳ thường rất nhạy cảm, vậy nên bạn cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất. Tuy nhiên, phương pháp tốt nhất cho nữ giới có thai là tiến hành đặt thuốc âm đạo hoặc dùng thuốc bôi trực tiếp bên ngoài vùng kín.
Với trường hợp bị nấm phụ khoa quá nặng, bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc kháng sinh để tiêu viêm, diệt khuẩn cho nữ giới. Tuy nhiên, các mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý là phải tuân thủ đúng yêu cầu của bác sĩ để tránh được những rủi ro không đáng có.
Nữ giới có thể sử dụng thuốc bôi hoặc một vài cách chữa nấm phụ khoa bằng phương pháp dân gian để loại bỏ các triệu chứng của căn bệnh này. Tuy nhiên, chị em cũng nên tái khám thường xuyên để theo dõi tình trạng bệnh lý của mình một cách tốt nhất.
Bị nấm phụ khoa có mang thai được không và phòng tránh như thế nào?
Nấm phụ khoa là căn bệnh rất dễ tái phát nếu bạn không điều trị dứt điểm. Việc bệnh tái phát nhiều lần có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh sản sau này của bạn.
1. Vậy nữ giới bị nấm phụ khoa có mang thai được không?
Với những trường hợp nấm phụ khoa nhẹ và được điều trị kịp thời, nữ giới vẫn hoàn toàn có thể thụ thai và sinh con một cách tự nhiên được.
Tuy nhiên, với những trường hợp nấm phụ khoa quá nặng kết hợp với các loại vi khuẩn tại cơ quan sinh dục có thể hình thành nên các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa nguy hiểm. Khi đó nguy cơ vô sinh ở nữ giới sẽ ở mức độ khá cao.
Bên cạnh đó, việc nấm bệnh tấn công lan rộng ra các bộ phận khác trong cơ quan sinh dục sẽ khiến cho chức năng sinh sản của chị em bị suy giảm. Điều này gây ra những cản trở không nhỏ cho quá trình gặp trứng và thụ thai của tinh trùng.
Vậy nên, với vấn đề bị nấm phụ khoa có mang thai được không, chúng tôi xin trả lời rằng nó phụ thuộc phần lớn vào tình trạng bệnh lý cũng như hiệu quả quá trình điều trị. Do đó, bạn tuyệt đối không được lơ là việc chữa trị căn bệnh này.
2. Cách phòng tránh nấm phụ khoa khi mang thai cho nữ giới
Để hạn chế tối đa nguy cơ mắc phải căn bệnh phụ khoa khó chịu này, chị em nên lưu ý thực hiện tốt một số điều sau:
– Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách mỗi ngày.
– Không mặc quần áo bó sát, không mặc đồ lót khi chúng còn ẩm ướt.
– Lựa chọn các loại đồ lót làm bằng chất liệu cotton thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi và rộng rãi.
– Không ăn nhiều đồ ngọt, nhiều dầu mỡ, hải sản, các loại đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn, đồ ăn cay nóng.
– Không sử dụng các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ có tính tẩy rửa cao vì nó dễ gây kích ứng vùng kín.
– Khám phụ khoa định kỳ 2–3 tháng một lần để theo dõi tình trạng bệnh lý cũng như sự phát triển của thai nhi.
Trên đây là những thông tin xoay quanh tình trạng nấm phụ khoa khi mang thai ở nữ giới. Mong rằng các mẹ bầu sẽ có cách điều trị và phòng tránh thật hiệu quả cho bản thân để tránh xa các nguy cơ đe dọa đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Chúc các bạn có một thai kỳ khỏe mạnh!
Xem thêm: 4 cách chữa nấm phụ khoa ở nữ giới hiệu quả và những địa chỉ điều trị uy tín