Nấm Phụ Khoa
Nấm phụ khoa ở phụ nữ hay nhiễm trùng nấm men là bệnh lý đường sinh dục gây ảnh hưởng đến hơn 75% nữ giới trên thế giới. Các triệu chứng chính bao gồm ngứa âm đạo, nổi mẩn đỏ, tiết dịch màu trắng hoặc đau đớn. Nếu không được điều trị phù hợp, các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và nhiều vấn rủi ro sức khỏe khác.
Nấm phụ khoa là gì?
Nấm phụ khoa hay bị nấm vùng kín là một loại bệnh nhiễm trùng do các loại nấm, thường là do nấm Candida gây ra. Loài Candida phổ biến nhất là có thể gây bệnh phụ khoa là Candida albicans, dẫn đến ngứa ngáy, sưng tây, đỏ, tiết dịch có màu trắng, vón cục và có mùi hôi khó chịu.
Thông thường, ở âm đạo có một hệ thống vi sinh vật cân bằng và lành mạnh. Tuy nhiên trong trường hợp sự cân bằng này bị xáo trộn, nấm men Candida sẽ phát triển vượt ngoài khả năng kiểm soát và dẫn đến bệnh nấm phụ khoa ở phụ nữ. Theo thống kê, trên thế giới có nhiều hơn 75% phụ nữ mắc bệnh nấm phụ khoa ít nhất một lần trong đời.
Nấm âm đạo không lây truyền qua đường tình dục. Tuy nhiên một số hoạt động tình dục, đặc biệt là quan hệ tình dục với nhiều người hoặc quan hệ tình dục không an toàn, sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm nấm cũng như khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, quan hệ tình dục bằng miệng được cho là một trong những nguyên phổ biến dẫn đến nhiễm nấm phụ khoa.
Bị nấm vùng kín liên quan đến Candida albicans cực kỳ phổ biến, thường dễ chẩn đoán và điều trị. Tuy nhiên, đôi khi một số loại nhiễm trùng và chủng nấm khác có thể gây ra nhiều rủi ro nguy hiểm đến sức khỏe.
Tùy thuộc vào các trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể đề nghị điều trị bằng thuốc, thay đổi lối sống hoặc các phương pháp liên quan khác. Do đó, điều quan trọng là đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Nguyên nhân gây bệnh nấm phụ khoa ở phụ nữ
Sự mất cân bằng các chất hóa học trong âm đạo là nguyên nhân chính dẫn đến nhiễm nấm cũng như viêm âm đạo ở phụ nữ. Các nguyên nhân chính có thể dẫn đến tình trạng này bao gồm:
1. Lạm dụng thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị bất cứ vấn đề nhiễm trùng nào trong cơ thể, chẳng hạn như nhiễm trùng đường tiết niệu. Khi sử dụng kháng sinh, một số loại vi khuẩn tốt trong âm đạo có thể bị tiêu diệt. Vi khuẩn tốt này có nhiệm vụ giữa cho nấm men được kiểm soát và ngăn ngừa tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh vật ở âm đạo.
Nếu sử dụng thuốc kháng sinh quá liều hoặc không phù hợp, điều này có thể dẫn đến sự mất cân bằng hệ sinh vật và gây nhiễm trùng nấm men.
2. Bệnh tiểu đường
Ở bệnh nhân bệnh tiểu đường, dịch tiết âm đạo chứa nhiều glucose hơn do lượng glucose trong máu cao. Tế bào nấm men được nuôi dưỡng bởi lượng glucose dư thừa, sẽ sinh sôi và trở thành bệnh nhiễm trùng nấm men ở phụ nữ. Lượng đường trong máu cao cũng gây cản trở chức năng của hệ thống miễn dịch, điều này cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nấm men.
Theo khuyến cáo, phụ nữ bệnh tiểu đường và bị nhiễm trùng nấm men tái phát, hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch quản lý các triệu chứng phù hợp.
3. Rối loạn nội tiết tố
Trong khi mang thai và trong khi sử dụng các biện pháp tránh thai nội tiết (ngừa thai), nồng độ hormone trong cơ thể có thể bị rối loạn. Điều này phá vỡ sự cân bằng của nấm Candida trong âm đạo dẫn đến nấm vùng kín và viêm âm đạo.
Phụ nữ sau sinh, đang cho con bú hoặc trong thời kỳ mãn kinh, cũng có thể thay đổi sự cân bằng trong âm đạo và gây nhiễm nấm.
4. Tình dục không an toàn
Mặc dù nhiễm trùng nấm men không được coi là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, nhưng tình trạng có thể truyền từ người này sang người khác thông qua quan hệ tình dục.
Các hoạt động tình dục không an toàn, chẳng hạn như không sử dụng bao cao su, quan hệ với người người hoặc quan hệ bằng tay và đồ chơi tình dục không được vệ sinh phù hợp, có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nấm men.
5. Hệ thống miễn dịch suy yếu
Bệnh nhân rối loạn hệ thống miễn dịch hoặc có hệ thống miễn dịch suy yếu, chẳng hạn như nhiễm HIV, có thể khiến nấm men phát triển không kiểm soát và gây nhiễm nấm ở âm đạo.
Bên cạnh đó, đôi khi các loại thuốc điều trị HIV hoặc AIDS cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm nấm.
6. Các nguyên nhân khác
Các nguyên nhân không phổ biến có thể làm tăng nguy cơ nhiễm nấm phụ khoa ở phụ nữ bao gồm:
- Vệ sinh kém
- Mặc đồ lót bó sát người hoặc quần áo ướt
- Thừa cân
- Sống trong môi trường nóng ẩm
- Sử dụng các sản phẩm gây kích ứng da
- Quan hệ tình dục với bạn tình sử dụng thuốc diệt tinh trùng hoặc bao cao su có chất bôi trơn
- Đang điều trị ung thư
- Sử dụng các sản phẩm khử mùi, tạo mùi thơm hoặc các sản phẩm thẩm mỹ kém chất lượng cho âm đạo
- Thụt rửa, vệ sinh sâu vào bên trong âm đọa
- Tắm nước rất nóng
Triệu chứng bị nấm vùng kín ở phụ nữ
Ngứa ngáy và khó chịu nói chung là triệu chứng chính khi bị nhiễm nấm phụ khoa ở phụ nữ. Tuy nhiên đôi khi người bệnh cũng có thể gặp một hoặc nhiều các triệu chứng như:
- Nóng rát, tấy đỏ hoặc sưng tấy âm đạo và âm hộ (phần bên ngoài, nhìn thấy được của bộ phận sinh dục nữ)
- Đau hoặc rát khi đi tiểu
- Đau khi quan hệ tình dục
- Tiết chất lỏng màu trắng, đặc, không có mùi, tương tự như phô mai tươi
- Xuất hiện các vết cắt nhỏ hoặc vết nứt trên da âm hộ hoặc vùng da xung quanh âm hộ hình thành các mảng sần sùi
Nếu nhận thấy các dấu hiệu hoặc nghi ngờ nhiễm nấm âm đạo, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán trước khi tự điều trị tại nhà. Đôi khi nhiễm trùng nấm men có thể tương tự như các tình trạng khác, nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như bệnh lây truyền qua đường tình dục và viêm âm đạo do vi khuẩn (vi khuẩn phát triển quá mức trong âm đạo). Chẩn đoán chính xác là điều cực kỳ quan trọng để có kế hoạch điều trị phù hợp.
Chẩn đoán nhiễm nấm phụ khoa như thế nào?
Bác sĩ có thể chẩn đoán nhiễm trùng nấm phụ khoa thông qua các triệu chứng. Bác sĩ cũng có thể lấy một mẫu dịch tiết âm đạo để kiểm tra trong phòng thí nghiệm và xác định nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng.
Việc chẩn đoán cũng giúp bác sĩ xác định loại nấm men nào gây viêm âm đọa và có biện pháp điều trị tốt nhất.
Cách trị tận gốc bệnh nấm vùng kín ở phụ nữ
Để điều trị bệnh nấm phụ khoa đạt được hiệu quả cao, điều quan trọng là xác định loại nấm gây ra các triệu chứng. Thông thường, bác sĩ sẽ kê thuốc chống nấm để chống lại các loại nấm trong cơ thể. Tuy nhiên đôi khi người bệnh cũng có thể điều trị bệnh với các biện pháp tại nhà.
Tùy thuộc vào các trường hợp cụ thể, cách trị tận gốc bệnh nấm vùng kín như sau:
1. Thuốc bôi ngoài da
Để điều trị bệnh nấm phụ khoa ở phụ nữ, bác sĩ thường chỉ định các loại thuốc mỡ hoặc thuốc đặt chống nấm không kê đơn. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ cũng có thể chỉ định các loại thuốc chống nấm theo toa để cải thiện các triệu chứng.
Các loại thuốc được chỉ định điều trị nhiễm trùng nấm men ở phụ nữ bao gồm:
- Clotrimazole
- Mycostatin
- Miconazole
- Tioconazole
Sau khi bôi thuốc, người bệnh cần giữ cho da sạch sẽ, khô ráo để tăng cường khả năng điều trị bệnh.
2. Điều trị toàn thân
Trong trường hợp nhiễm nấm phụ khoa nghiêm trọng hoặc kéo dài, bác sĩ có thể kê các loại thuốc chống nấm toàn thân ở dạng viên. Các loại thuốc này bao gồm:
- Fluconazole
- Amphotericin B
- Nystatin
Các loại thuốc này có thể được chỉ định sử dụng kéo dài trong vài tuần để đảm bảo các loại nấm đều được loại bỏ khỏi cơ thể. Trong các trường hợp nhiễm nấm phụ khoa mãn tính hoặc liên quan đến các vấn đề sức khỏe khác, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc kéo dài.
Cách trị nấm vùng kín nữ tại nhà hiệu quả
Nấm phụ khoa có thể được điều trị với các biện pháp tự nhiên với các nguyên liệu có sẵn trong nhà. Hiệu quả của các phương pháp không được chứng minh đầy đủ, tuy nhiên người bệnh có thể bổ sung các phương pháp này để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.
Người bệnh nấm phụ khoa có thể tham khảo một số điều trị tại nhà như:
1. Bổ sung sữa chua Hy Lạp
Sữa chua được xem là một chế phẩm sinh học, bởi vì sữa chua có chứa vi khuẩn sống, chẳng hạn như Lactobacillus acidophilus. Các loại vi khuẩn này cần thiết để tạo ra một môi trường lành mạnh ở âm đạo và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm nấm.
Sữa chua Hy Lạp nguyên chất chứa nhiều vi sinh vật tốt và có thể điều trị tình trạng nhiễm nấm phụ khoa ở phụ nữ. Tuy nhiên, người bệnh cần đảm bảo sử dụng sữa chua chứa thêm đường hoặc hương liệu. Các chất này có thể thúc đẩy sự phát triển của nấm men.
2. Tăng cường vitamin C
Tăng cường vitamin C là một cách bổ sung hệ thống miễn dịch hiệu quả và đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ thống vi sinh vật cân bằng ở âm đạo.
Vitamin C có thể chống lại vi khuẩn và ngăn ngừa nấm Candida phát triển gây ra viêm vùng kín. Người bệnh có thể tăng cường vitamin C trong chế độ ăn uống hàng ngày hoặc sử dụng các sản phẩm bổ sung theo chỉ định của bác sĩ.
Không thoa vitamin C có tính axit vào mô âm đạo nhạy cảm. Điều này có thể gây bỏng rát, tổn thương da và tăng nguy cơ viêm nhiễm.
3. Bổ sung tỏi vào chế độ ăn uống
Tỏi đã được chứng minh là có thể tiêu diệt nấm Candida hiệu quả. Người bệnh có thể thêm tỏi vào chế độ ăn uống hàng ngày để hỗ trợ điều trị nấm phụ khoa.
Lưu ý: Không nên nhét tỏi vào âm đạo để điều trị nhiễm trùng nấm men. Điều này có thể gây nóng, bỏng rát và nhiều rủi ro khác.
4. Dầu dừa
Dầu dừa là một loại chất béo có nguồn gốc từ thịt dừa tươi. Dầu dừa mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, bao gồm đặc tính chống nấm. Các nghiên cứu cho thấy, chữa nấm phụ khoa bằng dầu dừa mang lại hiệu quả cao và có thể ngăn ngừa nấm phát triển trong tương lai.
Người bệnh có thể sử dụng dầu dừa nguyên chất để thoa lên âm đạo, đặc biệt là các khu vực nổi mẩn, ngứa hoặc tấy đỏ. Ngoài ra, bạn có thể thêm dầu dừa vào chế độ ăn uống để tăng cường hệ vi sinh vật khỏe mạnh ở âm đạo.
5. Vitamin E
Một số bác sĩ có thể đề nghị người bệnh sử dụng viên vitamin E dưới dạng thuốc đặt âm đạo mỗi ngày trong 3 – 14 ngày để làm dịu màng nhầy ở âm đạo và điều trị nấm phụ khoa. Tuy nhiên các sản phẩm này được chỉ định bởi bác sĩ có chuyên môn, do đó người bệnh không được tự ý sử dụng để tránh các rủi ro liên quan.
Hầu hết các biện pháp điều trị tại nhà mang lại hiệu quả trong một vài ngày đến một tuần. Nếu các triệu chứng không được cải thiện hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Ngăn ngừa nấm phụ khoa như thế nào?
Bệnh nấm phụ khoa ở phụ nữ có thể phòng ngừa bằng cách thực hiện một số thay đổi trong lối sống, chẳng hạn như:
- Không thụt rửa, điều này có thể gây mất cân bằng hệ vi sinh vật và gây nấm
- Tránh sử dụng các chất khử mùi hoặc nước hoa vùng kín, đặc biệt là các sản phẩm không rõ nguồn gốc
- Không sử dụng băng vệ sinh hoặc các miếng lót có mùi thơm
- Thay quần áo ướt, đặc biệt là đồ tắm, càng sớm càng tốt
- Sử dụng các chất bôi trơn tình dục có gốc nước
- Nếu bị tiểu đường, điều quan trọng là giữa lượng đường trong máu ở mức càng gần bình thường càng tốt. Kiểm soát bệnh tiểu đường có thể ngăn ngừa nguy cơ nhiễm nấm âm đạo.
- Nếu các triệu chứng nhiễm trùng nấm men kéo dài, hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.
Làm gì khi bị nhiễm trùng nấm phụ khoa thường xuyên?
Nếu thường xuyên bị nhiễm nấm phụ khoa, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể. Bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm như:
- Xét nghiệm xác nhận loại nấm phụ khoa
- Kiểm tra lượng đường trong máu
- Xét nghiệm HIV / AIDS
- Kiểm tra nội tiết tố
Kết quả xét nghiệm có thể xác định hiệu quả của các phương pháp điều trị. Điều quan trọng là điều trị nguyên nhân cơ bản trong khi điều trị nhiễm trùng nấm men. Kiểm soát lý do nhiễm trùng có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng nấm âm đạo trong tương lai.
Tham khảo thêm: