Cách Chữa Tinh Trùng Có Máu

Tác giả: Cập nhật: 8:10 pm , 27/06/2024

Cách chữa tinh trùng có máu như thế nào thì tốt là vấn đề được các quý ông đặc biệt quan tâm. Có rất nhiều phương pháp được đưa ra tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý của mỗi người. Ngay sau đây, chúng ta sẽ đi tìm hiểu kỹ hơn về các cách điều trị cũng như các lưu ý người bệnh cần biết để quá trình chữa bệnh diễn ra thuận lợi.

Các phương pháp chẩn đoán tinh trùng có máu

Để lựa chọn được các cách chữa tinh trùng có máu đem lại hiệu quả tốt nhất, người bệnh trước hết cần tiến hành thăm khám cẩn thận tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Sau khi xác định rõ các nguyên nhân gây bệnh, các phác đồ điều trị cụ thể sẽ được đưa ra.

Chẩn đoán tình trạng tinh trùng có máu ở nam giới để điều trị bệnh chính xác
Chẩn đoán tình trạng tinh trùng có máu ở nam giới để điều trị bệnh chính xác

1. Xét nghiệm lâm sàng

Trước hết, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng tổng quát cho người bệnh, trong đó sẽ kiểm tra màu sắc của tinh dịch (tinh dịch có màu đỏ, nâu sậm, rỉ sắt). Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ khám bên ngoài cơ quan sinh dục để phát hiện các dấu hiệu bệnh lý bất thường tại bộ phận này.

2. Xét nghiệm cận lâm sàng

Các kỹ thuật khám bệnh và xét nghiệm chuyên sâu sẽ được tiến hành trong khâu xét nghiệm cận lâm sàng. Với tình trạng tinh trùng có máu, người bệnh sẽ được thăm khám với một số xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm nước tiểu

Bác sĩ sẽ lấy mẫu nước tiểu của người bệnh để phân tích và nuôi cấy vi khuẩn, thông qua đó tìm ra các tế bào ác tính trú ẩn trong nước tiểu và đưa ra kết luận kháng sinh đồ.

  • Xét nghiệm máu

Bác sĩ sẽ tính toán các tế bào bạch cầu, tốc độ máu lắng, thời gian đông máu. Đặc biệt với những nam giới trên 40 tuổi thì xét nghiệm lại càng cần được ưu tiên để kiểm tra kháng nguyên đặc hiệu của tuyến tiền liệt.

Đặc biệt, với những bệnh nhân bị tinh trùng có máu do bệnh lao đường tiết niệu, ngoài xét nghiệm công máu thì bác sĩ còn tiến hành thêm các xét nghiệm khác như xét nghiệm Mantoux, phản ứng PCR, kháng thể kháng lao với trực khuẩn lao thông qua tinh dịch.

  • Soi bàng quang và niệu đạo

Phương pháp này giúp các bác sĩ phát hiện ra các tổn thương ở tuyến tiền liệt và niệu đạo để kịp thời khắc phục. Để phương pháp này có được kết quả chính xác nhất, bác sĩ sẽ tiến hành soi khi nam giới cương cứng dương vật.

Lúc này, có thể phát hiện ra tình trạng giãn tĩnh mạch hoặc mao mạch gây xuất huyết, đồng thời cũng tìm ra các khối u bất thường tại các bộ phận này.

  • Xét nghiệm tinh dịch đồ

Bác sĩ sẽ kiểm tra lượng bạch cầu, hồng cầu có trong tinh dịch của nam giới để xác định mức độ bệnh lý là nặng hay nhẹ. Quá trình nuôi cấy vi khuẩn, kiểm tra tế bào ác tính có trong tinh trùng cũng sẽ được thực hiện để đảm bảo độ chính xác của kháng sinh đồ.

Xét nghiệm tinh dịch đồ để xác định những bất thường trong tinh trùng
Xét nghiệm tinh dịch đồ để xác định những bất thường trong tinh trùng
  • Siêu âm ổ bụng, trực tràng

Phương pháp này giúp bác sĩ đánh giá tình trạng của các bộ phận như thận, gan, bàng quang. Còn với phương pháp siêu âm qua trực tràng, nó có tác dụng giúp phát hiện các bệnh lý tại các bộ phận có thể gây ra tình trạng rối loạn chức năng sinh lý như sỏi túi tinh, giãn mạch thừng tinh, nang túi tinh, canxi hóa tuyến tiền liệt,…

  • Nội soi túi tinh

Đây là phương pháp được áp dụng đối với các trường hợp bệnh nhân bị xuất tinh ra máu kéo dài hơn 3 tháng hoặc thấy tinh trùng có máu kèm theo các biểu hiện bất thường tại túi tinh.

  • Chụp cộng hưởng từ vùng tiểu khung

Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh có tính chính xác khá cao, thường được sử dụng để kiểm tra vùng túi tinh và tuyến tiền liệt. Bác sĩ sẽ kiểm tra các dấu hiệu bất thường tại vùng này để tìm ra nguyên nhân gây bệnh xuất tinh ra máu.

Các cách chữa tinh trùng có máu hiệu quả cho nam giới

Sau khi tiến hành các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ sẽ tìm được nguyên nhân gây bệnh chính xác và đưa ra các phác đồ điều trị cụ thể cho từng người bệnh. Dưới đây là một số phương pháp chữa “tinh trùng đỏ” hiệu quả mà đấng mày râu có thể tham khảo cho mình.

1. Điều trị tinh trùng có máu bằng thuốc Tây y

  • Với những nam giới bị bệnh do nguyên nhân từ các bệnh viêm – nhiễm trùng thì các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm sẽ được ưu tiên hàng đầu. Người bệnh sẽ được kê đơn các loại thuốc có phổ kháng rộng đối với các loại vi khuẩn nhạy cảm như Enterobacteria, Escherichia coli, Chlamydia.
  • Nhóm thuốc kháng sinh Quinolon (Levofloxacin, Norfloxacin, Ciprofloxacin hay Gatifloxacin): Uống thuốc với liều lượng từ 400 – 500mg/ngày. Duy trì liệu trình từ 2 tuần đến 1 tháng tùy theo mức độ bệnh lý của mỗi người.
  • Hoặc bác sĩ cũng có thể chỉ định người bệnh dùng thuốc Trimethoprim kết hợp Sulfamethoxazol để ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn có hại.
  • Liều dùng thuốc Bactrim (viên uống hàm lượng 480mg), dùng 2 – 4 viên/ngày phối hợp cùng thuốc Doxycyclin (viên uống hàm lượng 100mg) sử dụng từ 1 – 2 viên/ngày. Duy trì đều đặn liệu trình này trong khoảng 10 – 15 ngày.
Thuốc Tây y là các chữa tinh trùng có máu khá phổ biến hiện nay
Thuốc Tây y là các chữa tinh trùng có máu khá phổ biến hiện nay
  • Bác sĩ cũng có thể chỉ định người bệnh dùng thuốc Metronidazol (viên uống hàm lượng 250mg), liều lượng từ 2 – 4 viên/ngày kết hợp cùng các loại thuốc như Clindamycin hay Erythromycin. Thực hiện liệu trình này đều đặn trong 2 tuần.
  • Các loại thuốc chống viêm, tiêu sưng như Alpha chymotrypsin (viên uống hàm lượng 4,2mg), sử dụng với liều lượng 4 viên/ngày, duy trì liệu trình đều đặn trong 7 ngày.
  • Ngoài ra, các loại thuốc cầm máu như Transamin (viên uống hàm lượng 500mg) cũng được khuyến cáo sử dụng đối với những bệnh nhân bị xuất tinh ra máu kéo dài, xuất huyết nhiều, bị vấn đề về rối loạn đông máu. Liều dùng thích hợp là 2 – 4 viên/ngày, sử dụng thuốc liên tục từ 5 – 10 ngày.
  • Với bệnh nhân bị xuất tinh ra máu do bệnh lao thì cần uống thuốc theo phác đồ chống lao được bác sĩ trực tiếp chỉ định.

2. Cách chữa tinh trùng có máu bằng phương pháp ngoại khoa

  • Với những nam giới bị bệnh do các nguyên nhân như nang túi tinh, tắc ống dẫn tinh, tắc nghẽn túi tinh, sỏi túi tinh, ung thư ống dẫn tinh tinh, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư tinh hoàn, ung thư túi tinh, giãn mạch thừng tinh,…
  • Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để xử lý triệt để các nguyên nhân bệnh lý kể trên, từ đó cải thiện chức năng sinh lý của nam giới. Sau khi tiến hành các phương pháp ngoại khoa, người bệnh cần có cho mình chế độ chăm sóc cẩn thận để hạn chế tối đa những di chứng hậu phẫu thuật.

Những lưu ý khi điều trị tinh trùng có máu

Để các cách chữa tinh trùng có máu nêu trên đem lại được những kết quả điều trị tốt nhất, người bệnh khi áp dụng cần lưu ý thực hiện tốt một số việc sau:

  • Tuân thủ nghiêm túc phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra. Uống thuốc đúng liều lượng, đúng cách và đúng mục đích.
  • Tuyệt đối không tự ý uống thêm thuốc, tăng/ giảm liều lượng thuốc khi chưa có sự đồng ý từ bác sĩ chuyên khoa.
  • Người bệnh cần báo với bác sĩ nếu bản thân bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc, liệt kê các loại thuốc mình đang sử dụng để hạn chế các tương tác thuốc có hại. Đồng thời, người bệnh cũng nên báo với bác sĩ về các vấn đề sức khỏe khác mà mình đang gặp phải.
  • Khi mua thuốc, người bệnh nên lựa chọn các đại chỉ bán uy tín để tránh mua phải thuốc kém chất lượng.
  • Sau khi phẫu thuật, người bệnh cần chăm sóc sức khỏe cẩn thận và có khoảng thời gian kiêng quan hệ để các vết thương hồi phục hoàn toàn. Hạn chế các hoạt động nặng gây ảnh hưởng đến vết mổ.
  • Người bệnh cũng nên lưu ý hơn về việc vệ sinh vùng kín sao cho đúng cách, lựa chọn các loại quần áo phù hợp để tránh mắc phải các bệnh lý viêm nhiễm tại cơ quan sinh dục.
Nam giới cần chú ý vệ sinh "cậu nhỏ" đúng cách để tránh các bệnh lý viêm nhiễm
Nam giới cần chú ý vệ sinh “cậu nhỏ” đúng cách để tránh các bệnh lý viêm nhiễm
  • Quan hệ tình dục một cách điều độ, an toàn, loại bỏ các thói quen tình dục thô bạo, hạn chế thủ dâm.
  • Tránh xa các sản phẩm có thể gây hại cho chức năng sinh lý như rượu, bia, thuốc lá, cà phê,…
  • Có chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học, lành mạnh, luyện tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày, cân bằng thời gian giữa làm việc và nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe.

Vừa rồi, chúng tôi đã chỉ ra các cách chữa tinh trùng có máu phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay. Mong rằng nam giới sẽ bổ sung cho mình những kiến thức này và lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp. Chúc các quý ông chữa bệnh thành công!

Wiki Bác Sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
Chuyên khoa
Bệnh học tham khảo
Điều trị tham khảo
Bài thuốc tham khảo
Triệu chứng tham khảo
Dinh dưỡng tham khảo
Câu hỏi tham khảo
Xuất tinh ra máu có thai không là băn khoăn của nhiều bạn đọc. Bởi không ít người lo ngại tình trạng này sẽ làm giảm khả năng sinh sản và con sinh ra không được khỏe mạnh. Thông tin...
Tinh trùng có máu có độc hại không là câu hỏi nhận được sự quan tâm của khá nhiều nam giới. Tình trạng này có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nhất định, nếu không được phát...
Xuất tinh ra máu có tự khỏi không là câu hỏi của khá nhiều nam giới, đặc biệt là những người đang mắc phải bệnh lý này. Điều này phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố, trong đó việc phát...
Chi phí điều trị xuất tinh ra máu hết bao nhiêu vẫn là mối lo ngại đối với nhiều người khi muốn chữa căn bệnh này. Chi phí thăm khám phụ thuộc vào nhiều yếu tố do đó không phải...
Chuyên gia
Chính thức
  • Bác sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II, Tiến sĩ
  • Đa khoa, Y học cổ truyền
  • Hơn 30 năm
  • Nhất Nam Y Viện

Bác sĩ  Vân Anh có nền tảng kiến thức và chuyên môn cao. Bác sĩ đã điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân mắc phải chứng bệnh về sỏi, mất ngủ, nam khoa, xương khớp, tiêu hóa, da liễu, tai – mũi – họng, bệnh tự kỷ, dị ứng, các bệnh về thần kinh, ...

Xem tiếp
Chính thức
  • Bác sĩ chuyên khoa II
  • Đa khoa, Y học cổ truyền
  • Hơn 40 năm
  • Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam

Bác sĩ Lê Thị Phương có hơn 40 năm kinh nghiệm trong ngành. Bác sĩ đã điều trị thành công nhiều chứng bệnh bằng Đông y, trong đó nổi bật là: bệnh huyết áp cao, bệnh đại tràng, bệnh axit máu, tiểu đường tuýp II, đau vai gáy, hội chứng mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, các bệnh da liễu…

Xem tiếp
Cơ Sở Y Tế
Chính thức
  • số 4 đường Núi Thành, phường 13, quận Tân Bình, TP. HCM
  • Đa khoa
  • Bệnh viện tư nhân

Bệnh viện Mỹ Đức được thành lập năm 2012, với chức năng chính là khám chữa và chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, trẻ nhỏ, điều trị vô sinh - hiếm muộn.

Xem tiếp
Chính thức
  • 800 giường bệnh
  • 314 đường Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Đa khoa
  • Bệnh viện công lập

Bệnh viện Nguyễn Trãi có tiền thân là Y Viện Phước Kiến do một cộng đồng người Hoa thành lập vào năm 1909, chuyên điều trị bệnh theo Đông y.

Xem tiếp
Chính thức
  • Quốc lộ 22 - Ấp Chợ , Xã Tân Phú Trung, Huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh
  • Đa khoa
  • Bệnh viện tư nhân

Bệnh viện Xuyên Á được thành lập vào năm 2012 với ý tưởng ban đầu là Công ty Cổ phần Đầu tư Bệnh viện Xuyên Á.

Xem tiếp
Chính thức
  • 600 giường bệnh
  • số 12 Chu Văn An, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Thành Phố Hà Nội
  • Đa khoa
  • Bệnh viện công lập

Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn là bệnh viện hạn 1 của Thành phố Hà Nội, quy mô 600 giường bệnh, 45 khoa/ phòng, hơn 1000 cán bộ nhân viên và 7 chuyên khoa đầu ngành

Xem tiếp
Chính thức
  • 800 giường bệnh
  • số 29, Đường Phú Châu, Khu Phố 5, Phường Tam Phú, Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
  • Đa khoa
  • Bệnh viện công lập

Bệnh viện Thủ Đức được thành lập năm 2007 trên cơ sở tách ra từ Trung tâm Y tế Quận Thủ Đức.

Xem tiếp
Chính thức
  • 45 giường bệnh
  • 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
  • Đa khoa
  • Bệnh viện tư nhân

Bệnh viện Thu Cúc hay còn được biết đến với cái tên là Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc.

Xem tiếp

Bài viết liên quan