Quan Hệ Tinh Trùng Có Máu
Quan hệ tinh trùng có máu là dấu hiệu sinh lý khiến không ít đáng mày râu mất ăn mất ngủ. Đây có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm tại cơ quan sinh dục, do đó nam giới tuyệt đối không được lơ là. Ngay sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về tình trạng này, từ đó rút ra cách phòng tránh hiệu quả nhất.
Quan hệ tinh trùng có máu do đâu?
Không ít nam giới đã từng rơi vào cảnh “xuất tinh đỏ” sau mỗi lần yêu. Tình trạng này không hiếm gặp và xuất hiện đặc biệt nhiều ở những quý ông có vấn đề sức khỏe tại cơ quan sinh dục.
Nam giới lúc này có thể thấy tinh trùng của mình có màu đỏ hoặc hồng, đôi khi cơ thể còn gặp phải các triệu chứng như đau lưng dưới, xuất tinh đau, sưng vùng bẹn, bìu,… Vậy nguyên nhân nào khiến nam giới mắc phải tình trạng này? Dưới đây là một số nguyên nhân chính mà người bệnh nên nắm rõ:
- Do các bệnh lý viêm nhiễm như viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn, viêm ống dẫn tinh, viêm niệu đạo,…
- Do nam giới bị giãn mạch thừng tinh, tắc túi tinh và các nang túi tinh
- Do các tổn thương tại vùng niệu đạo hoặc tại dương vật
- Do các các bệnh lý xã hội như giang mai, lậu,…
- Do ung thư
- Do di chứng sau khi tiến hành các phẫu thuật tại cơ quan sinh dục
- Do một số bệnh lý khác như rối loạn đông máu, xơ gan, cao huyết áp,…
- Do thói quen tình dục không lành mạnh
Điều trị tình trạng xuất tinh ra máu như thế nào thì tốt?
Với những nam giới dưới 40 tuổi, tình trạng xuất tinh có máu có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân lành tính và có thể tự mất đi sau một thời gian. Tuy nhiên, nếu nam giới trên 40 tuổi mắc phải triệu chứng này, nó có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý ác tính cần chữa trị ngay.
Để việc điều trị có được kết quả tốt nhất, người bệnh cần tiến hành thăm khám trực tiếp tại các cơ sở y tế. Tại đây, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm cần thiết để có thể xác định chính xác bệnh như: Xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm tinh dịch đồ, soi vùng bàng quang và niệu đạo, siêu âm ổ bụng,…
Sau khi khám bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ điều trị cụ thể cho từng bệnh nhân. Có hai phương pháp chính được các bác sĩ khuyên dùng là dùng thuốc và sử dụng các biện pháp ngoại khoa.
1. Điều trị bằng thuốc
Các loại thuốc được ưu tiên sử dụng là:
- Ciprofloxacin
- Norfloxacin
- Levofloxacin
- Gatifloxacin
- Trimethoprim phối hợp với Sulfamethoxazol
- Metronidazol kết hợp Clindamycin/ Erythromycin
- Thuốc chống viêm giảm phù nề, thuốc cầm máu như Alpha chymotrypsin
Với mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra các liều lượng cụ thể phù hợp với tình trạng bệnh lý. Nam giới lưu ý uống thuốc theo đúng phác đồ điều trị, không tự ý tăng/ giảm hoặc ngưng sử dụng thuốc đột ngột nếu chưa có sự đồng ý từ bác sĩ chuyên khoa.
2. Điều trị bằng phương pháp ngoại khoa
Bác sĩ sẽ tiến hành can thiệp ngoại khoa như mổ, nội soi,… để xử lý các nguyên nhân gây bệnh ở các bộ phận trong cơ quan sinh dục. Phương pháp này đem lại hiệu quả khá tốt, tuy nhiên bệnh nhân cần có chế độ chăm sóc sau phẫu thuật cẩn thận để hạn chế các di chứng.
Phòng tránh tình trạng quan hệ tinh trùng có máu như thế nào?
Để căn bệnh khó chịu này không có cơ hội ghé thăm, nam giới cần thực hiện tốt một số điều sau:
- Vệ sinh vùng kín đúng cách, sạch sẽ. Không mặc đồ lót ẩm ướt để hạn chế các bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn.
- Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy với bạn tình, loại bỏ các thói quen tình dục không tốt.
- Thăm khám sức khỏe nam khoa theo định kỳ, tái khám khi cần thiết.
- Không sử dụng chung đồ với những người đang mắc bệnh có thể lây truyền.
- Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho sinh lý vào trong bữa ăn hàng ngày.
- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức khỏe.
Trên đây là những thông tin cần thiết xoay quanh vấn đề quan hệ tinh trùng có máu ở nam giới. Hy vọng các quý ông sẽ bổ sung cho mình những kiến thức này để có thể phòng tránh và điều trị căn bệnh này một cách tốt nhất. Chúc các bạn luôn khỏe!
Wiki Bác Sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.