Nấm Candida
Nấm Candida là loại nấm gây bệnh khá phổ biến ở người. Chúng có thể xâm nhập và tấn công vào nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể và hình thành nhiều bệnh lý riêng biệt. Những bệnh do loại nấm khuẩn này gây nên nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mỗi người.
Nấm Candida là gì?
Candida là loại nấm phổ biến ký sinh trong cơ thể người. Vậy nấm Candida có ở đâu? Loại nấm này thường xuất hiện ở những nơi có nhiệt độ ẩm ướt như miệng, dạ dày, âm đạo nữ giới và thậm chí còn xuất hiện ở bao quy đầu của nam giới.
Chúng thường xuất hiện khoảng 17% ở phế quản, 30% ở khoang miệng, 35% ở ruột và khoảng 39% ở âm đạo nữ giới. Vậy nấm Candida chết ở nhiệt độ bao nhiêu? Loại nấm này thường rất dễ bị tiêu diệt bởi nhiệt độ cao, môi trường khô nóng.
Vậy nấm Candida phát triển như thế nào? Ở điều kiện cơ thể bình thường, loại nấm này không gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi gặp môi trường thích hợp, loại nấm này sẽ phát triển mạnh và bắt đầu tấn công cơ thể rồi gây bệnh. Đây là tình trạng nhiễm trùng nấm men có hại cho cơ thể.
Bất kỳ ai, ở độ tuổi nào cũng đều có thể mắc phải các căn bệnh do loại nấm Candida này gây ra. Các bệnh thường gặp bao gồm nấm Candida ở miệng (bệnh tưa lưỡi, miệng có mùi hôi), nấm Candida ngoài da, nấm Candida da đầu, nấm Candida sinh dục, nấm Candida ở háng, nấm Candida ở nách,…
Những nguyên nhân dễ gây nhiễm nấm men Candida bao gồm:
- Chế độ dinh dưỡng quá nhiều đường
- Quan hệ tình dục không an toàn, không chung thủy với bạn tình
- Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ và đúng cách, đặc biệt là trong những ngày “đèn đỏ”.
- Sử dụng các biện pháp tránh thai bằng thuốc ức chế nội tiết tố.
- Do thói quen thường xuyên mặc đồ bó sát và mặc quần lót khi chúng còn ẩm ướt.
- Thiếu ngủ và thức quá khuya cũng là một trong những nguyên nhân gây nhiễm trùng nấm Candida.
- Trường hợp nấm Candida bẩm sinh ở trẻ nhỏ thì nguyên nhân thường là trong thời gian mang bầu, người mẹ bị nhiễm trùng nấm Candida và lây nhiễm trực tiếp cho thai nhi.
Các triệu chứng nấm Candida điển hình
Các dấu hiệu nhận biết của căn bệnh nhiễm nấm Candida thường khác nhau, ở mỗi bộ phận bị nấm bệnh xâm nhập đều mang các đặc điểm riêng. Vậy nấm Candida gây bệnh gì và biểu hiện như thế nào? Sau đây, chúng tôi sẽ chỉ ra một số dấu hiệu nấm candida để các bạn nắm rõ hơn:
– Nấm Candida da: Bạn có thể thấy trên da xuất hiện nấm Candida dạng ban đỏ như mụn, có màu đỏ hoặc trắng. Những đốm này thường rất ngứa và rát, trường hợp bị viêm thì bạn có thể thấy vùng da này bị sưng đỏ lên vô cùng khó chịu.
Trường hợp nhiễm nấm Candida ở da đầu, bạn có thể thấy xuất hiện những mảng trắng nhỏ như gàu, trên da đầu xuất hiện các nốt mụn gây ngứa dữ dội.
– Viêm nấm Candida ở miệng và thực quản: Người bệnh có thể thấy lưỡi xuất hiện nhiều mảng bám màu trắng, nuốt nước bọt thấy đau rát cổ họng. Phần nướu răng cũng có thể bị sưng tấy, lở loét và có mùi hôi miệng.
– Nấm Candida đường sinh dục: Cả nam giới và nữ giới đều có thể bị nhiễm trùng vi khuẩn nấm Candida ở bộ phận sinh dục. Với phụ nữ, biểu hiện rõ nét nhất sẽ là xuất hiện tình trạng ngứa ngáy dữ dội ở vùng kín, khí hư âm đạo bất thường có màu vàng đậm hoặc trắng đục và vón cục.
Còn với các quý ông, nấm Candida sẽ gây ra tình trạng đau ngứa nhiều ở phần bao quy đầu, đặc biệt những nam giới bị dài – hẹp – nghẹt bao quy đầu thì nguy cơ nhiễm nấm Candida bao quy đầu càng cao. Ngoài ra nó còn gây ra tình trạng đau dương vật khi quan hệ.
– Nấm Candida hệ tiết niệu: Thường gây cảm giác đau rát mỗi khi tiểu tiện, không xử lý kịp thời dễ gây nhiễm trùng thận và hệ niệu đạo.
– Nấm Candida ở hệ tiêu hóa: Người bệnh có thể bị khó tiêu, thường xuyên bị ợ nóng và dễ gây viêm loét dạ dày.
– Nấm Candida trong máu và các bộ phận khác: Khi loại nấm bệnh này xâm nhập vào máu, chúng sẽ làm suy giảm nghiêm trọng sức đề kháng của mỗi người. Điều này gây ra tình trạng ốm sốt bất thường, cơ thể bị ớn lạnh.
Chẩn đoán và điều trị nấm Candida như thế nào?
Để xác định chính xác về nấm Candida, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám bệnh. Từ đó, bạn sẽ tìm được phương pháp điều trị phù hợp.
Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm trực tiếp bằng cách lấy các mẫu thí nghiệm tại các vùng nghi ngờ bị bệnh của bạn. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể chẩn đoán vi nấm Candida bằng phương pháp nuôi cấy hoặc thử nghiệm huyết thanh.
Bác sĩ có thể kết luận loại nấm bệnh bạn mắc phải thông qua màu sắc nấm Candida dưới kính hiển vi. Nấm có màu trắng hoặc xanh lá cây là nấm Candida albicans, màu hồng là nấm Candida krusei, màu xanh ánh kim là nấm Candida tropicalis,… Tùy từng loại nấm gây bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ điều trị cụ thể cho từng bệnh nhân.
- Nấm Candida ở da: Các loại thuốc bôi như ketoconazole, clotrimazole, naftifine, miconazole và nystatin.
- Nấm Candida ở miệng: Sử dụng các loại thuốc như fluconazole, nystatin, itraconazole, clotrimazole.
- Nấm tại thực quản: Itraconazole, fluconazole, nystatin,… là những loại thuốc được khuyên dung.
- Nấm Candida phụ khoa: Sử dụng các loại thuốc bôi trực tiếp như butoconazole, tioconazole, clotrimazole, terconazole, miconazole.
Khi áp dụng các loại thuốc này, người bệnh cần tuân thủ đúng theo yêu cầu của bác sĩ để hạn chế tối đa tác dụng phụ không mong muốn. Nếu thấy cơ thể có các dấu hiệu bất thường trong quá trình điều trị bằng thuốc, người bệnh cần báo ngay với bác sĩ để được khắc phục kịp thời.
Bị nấm Candida có quan hệ được không và phòng tránh như thế nào?
Nấm Candida có thể gây bệnh tại bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể. Nhưng phần lớn, nó thường gây bệnh tại cơ quan sinh dục. Điều này cũng gây ra ít nhiều ảnh hưởng đến chuyện “giường chiếu” của các cặp đôi.
1. Bị nấm Candida có quan hệ được không?
Nấm Candida tại cơ quan sinh dục thường là bệnh lý khá dễ gặp. Do đó, khi một trong hai người đang bị nhiễm trùng nấm men, tốt nhất là bạn hãy hạn chế quan hệ tình dục. Đặc biệt, bạn tuyệt đối không nên quan hệ bằng miệng vì nấm bệnh có thể tấn công trực tiếp và gây bệnh tại miệng, thực quản.
Nếu có phát sinh quan hệ tình dục, người bệnh nên sử dụng các biện pháp an toàn (sử dụng bao cao su) để tránh bị lây nhiễm bệnh. Nhưng hơn hết, các chuyên gia khuyên rằng bạn nên kiêng quan hệ để có thể điều trị bệnh triệt để, hạn chế tối đa bệnh nấm Candida tái phát nhiều lần.
2. Người bị nấm Candida nên làm gì để phòng tránh bệnh cho tốt?
Nhiễm nấm men Candida là căn bệnh gây ra nhiều rắc rối cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của mỗi người. Vậy nên, việc phòng tránh bệnh nên được chú trọng và thực hiện thật tốt. Theo đó, người bệnh nên thực hiện một số điều sau:
- Có chế độ ăn uống cân bằng, giảm hàm lượng đường và dầu mỡ trong thực đơn hàng ngày.
- Vệ sinh vùng kín đúng cách, hạn chế sử dụng sữa tắm hay xà phòng thơm để vệ sinh cơ quan sinh dục.
- Hạn chế dùng các loại thuốc kháng sinh hoặc các loại thuốc có thể gây rối loạn hormone.
- Giữ vệ sinh răng miệng, đánh răng 2 lần mỗi ngày.
- Giữ vùng kín luôn khô thoáng, vệ sinh sạch sẽ vùng kín sau mỗi lần đại – tiểu tiện hoặc sau mỗi lần quan hệ tình dục.
- Lựa chọn các loại đồ lót có chất liệu cotton dễ thấm hút mồ hôi để vùng kín không bị bí bách, nóng ẩm.
- Quan hệ tình dục an toàn. Trong thời gian điều trị bệnh nhiễm trùng nấm men thì nên kiêng quan hệ.
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị những bệnh lý có trong cơ thể.
Trên đây là những thông tin xoay quanh loại nấm Candida khá hữu ích đối với mỗi người. Mong rằng bài viết này có thể hỗ trợ tốt cho bạn trong quá trình điều trị cũng như phòng tránh những bệnh lý do loại nấm khuẩn này gây ra. Và bạn nên nhớ, nếu thấy cơ thể có các dấu hiệu bất thường, bạn cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để được khám chữa một cách hiệu quả nhất.
Xem thêm: Nấm Candida và cách chữa trị cho hiệu quả tốt, an toàn với sức khỏe