Cây Thuốc Nam Chữa Bệnh Viêm Đa Khớp
Có một số biện pháp thảo dược và cây thuốc Nam chữa bệnh viêm đa khớp mang lại hiệu quả cao, an toàn cũng như có thể sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, các cây thuốc Nam đôi khi cũng có thể dẫn đến nhiều rủi ro, do đó điều quan trọng là trao đổi với thầy thuốc hoặc người có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.
Danh sách 9 cây thuốc Nam chữa bệnh viêm đa khớp
Viêm đa khớp có thể dẫn đến đau đớn, sưng tấy, cứng khớp và hạn chế các hoạt động bình thường của người bệnh. Bên cạnh các loại thuốc, có một số biện pháp tự nhiên có thể giúp kiểm soát các triệu chứng nhẹ, đặc biệt là khi người bệnh sử dụng kết hợp với các phương pháp điều trị khác.
Có một số loại thảo mộc và cây thuốc Nam chữa bệnh viêm đa khớp, hỗ trợ chống viêm, điều trị viêm đa khớp, viêm khớp dạng thấp hoặc viêm xương khớp hiệu quả. Mặc dù các cây thuốc Nam chưa được khoa học chứng minh về công dụng, tuy nhiên người bệnh có thể sử dụng các loại thảo dược này để cải thiện các triệu chứng.
Điều quan trọng trước khi sử dụng các cây thuốc Nam là trao đổi với thầy thuốc và bác sĩ điều trị. Điều này có thể giúp tránh tương tác thuốc cũng như các tác dụng phụ không mong muốn.
1. Nghệ – Thuốc Nam chữa viêm đa khớp hiệu quả
Củ Nghệ là một loại gia vị và thảo dược đã được sử dụng từ hàng nghìn năm trước. Theo Y học cổ truyền, Nghệ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, chẳng hạn như chống viêm và hoạt động như một chất chống oxy hóa, từ đó cải thiện sức khỏe tổng thể. Theo các nghiên cứu hiện đại, Nghệ có chứa hoạt chất curcumin, có thể giúp giảm viêm. Curcumin hoạt động bằng cách điều chỉnh một số phân tử như cytokine và chemokine, từ đó ngăn ngừa tình trạng viêm trong cơ thể.
Đối với bệnh nhân viêm đa khớp, Nghệ có thể làm giảm hoặc ngăn ngừa viêm khớp, cải thiện tình trạng sưng tấy và giảm đau. Theo một số nghiên cứu hiện đại, sử dụng 1.000mg curcumin mỗi ngày có thể giúp điều trị bệnh viêm khớp hiệu quả.
Nghệ có thể được bổ sung như một loại gia vị, trà hoặc chất bổ sung. Nhìn chung Nghệ là cây thuốc Nam chữa bệnh viêm đa khớp an toàn và có thể sử dụng lâu dài. Tuy nhiên đôi khi nghệ có thể tương tác tiêu cực với thuốc làm loãng máu, thuốc hóa trị cũng như làm giảm tác dụng của Aspirin. Do đó, hãy thông báo với bác sĩ trước khi sử dụng Nghệ điều trị viêm khớp.
Cách sử dụng Nghệ điều trị viêm đa khớp như sau:
- Nghệ và nước: Cho một muỗng canh bột nghệ và một lít nước, trộn đều, đun sôi trong 15 phút. Điều này sẽ tạo ra hỗn hợp với 12% curcumin, có tác dụng hỗ trợ chống viêm và cải thiện các triệu chứng viêm khớp. Nước nghệ nên được sử dụng trong vòng 4 giờ kể từ khi đun để tránh các vấn đề phát sinh.
- Nước cốt Chanh và Nghệ: Sử dụng 2 muỗng canh bột Nghệ, 1 muỗng canh nước cốt chanh và một lượng nước ấm vừa đủ. Trộn bột nghệ với nước cốt chanh để tạo thành hỗn hợp sền sệt, sau đó cho thêm một lượng nước ấm vừa đủ, dùng uống.
2. Gừng – cây thuốc Nam chữa bệnh viêm đa khớp cực hay
Gừng là một loại gia vị phổ biến, thường được sử dụng như một phương pháp điều trị bệnh đột quỵ, đau dạ dày, tiểu đường, hen suyễn, bệnh Crohn, viêm đại tràng và các vấn đề xương khớp, viêm đa khớp. Một số nghiên cứu cho thấy Gừng có chứa chất chống viêm (Zingiber officinale) có tác dụng điều trị viêm khớp, viêm đa khớp, thoái hóa khớp.
Gừng chứa một số hợp chất khác nhau, chẳng hạn như gingerols và shogaols, có thể giúp giảm viêm trong cơ thể, ức chế một số enzym và hỗ trợ giảm đau.
Theo một số nghiên cứu được công bố, Gừng các tác dụng tương tự như thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thậm chí là mang lại hiệu quả giảm đau cao hơn ibuprofen.
Một số cách dùng Gừng điều trị viêm đa khớp như sau:
- Nhai Gừng sống: Dùng một nhánh Gừng tươi, kích thước khoảng 2 – 3 cm, gọt vỏ, nhai nuốt nước, bỏ bã vào buổi sáng. Lặp lại biện pháp này thường xuyên để cải thiện các triệu chứng viêm đa khớp. Nếu không thể nhai Gừng sống, người bệnh có thể nghiền nát Gừng, hòa với một ít mật ong và một ít nước, dùng uống.
- Trà Gừng: Sử dụng một nhánh Gừng nhỏ, cắt thành các lát mỏng, đun sôi với một cốc nước, hãm trong 10 phút. Bỏ những lát Gừng và uống ly trà một cách từ từ để cải thiện các triệu chứng viêm khớp. Uống trà Gừng từ 2 đến 3 lần mỗi ngày.
- Nước Gừng: Sử dụng một miếng Gừng nhỏ, giã nhuyễn lọc lấy nước. Cho nước Gừng, một ít nước cốt chanh và muối vào cốc nước ấm, khuấy đều, dùng uống 1 – 2 lần mỗi ngày.
- Trà Gừng Chanh: Chanh là một nguồn giàu vitamin C, giúp tăng cường sức khỏe, tạo thành collagen, hình thành sụn trong khớp. Do đó, bổ sung chanh có thể góp phần cải thiện sức khỏe khớp và điều trị viêm đa khớp. Cắt hoặc cạo một nhánh Gừng tươi cho vào một lít nước sôi, đậy lấy nước trà Gừng, thêm một thìa cà phê nước cốt chanh và một thìa mật ong, khuấy đều, dùng uống 2 lần mỗi ngày.
Ngoài ra, người bệnh có thể giã nhuyễn Gừng, dùng đắp vào vị trí viêm khớp để hỗ trợ giảm đau, chống viêm. Tuy nhiên, không lạm dụng phương pháp này để tránh gây tổn thương da hoặc các tác dụng phụ không mong muốn khác.
3. Chữa viêm đa khớp bằng thuốc Nam từ Nha đam
Nha đam là một trong những cây thuốc Nam chữa bệnh viêm đa khớp phổ biến. Nha đam được biết đến với nhiều đặc tính chữa bệnh, chẳng hạn như điều trị các vết trầy xước da nhỏ, vết cháy nắng, dị ứng da. Bên cạnh đó, Nha đam cũng hỗ trợ giảm đau, sưng khớp và ngăn ngừa các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
Nha đam có chứa salicylate, bradykinin và các steroid, có thể hỗ trợ giảm viêm, chống oxy hóa, hỗ trợ giảm áp lực từ các khớp bị viêm. Ngoài ra, Nha đam cũng chứa khoảng 20 khoáng chất như mangan, canxi, sắt, kẽm, có thể thúc đẩy phản ứng của các enzym, từ đó giúp các tổn thương lành nhanh chóng hơn.
Một số cách sử dụng Nha đam điều trị viêm đa khớp bao gồm:
- Gel Nha đam: Người bệnh có thể sử dụng gel Nha đam tươi, thoa trực tiếp lên các khớp bị tổn thương, massage nhẹ nhàng trong vài phút và để Nha đam khô tự nhiên. Thực hiện biện pháp 2 – 3 lần mỗi ngày để cải thiện cơn đau.
- Nước ép Nha đam: Người bệnh có thể uống 50 – 80 ml nước ép Nha đam tươi mỗi ngày để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng. Có thể cho thêm một thìa cà phê mật ong nếu nước Nha đam quá đắng. Người bệnh nên chú ý phản ứng của cơ thể để thay đổi liều lượng phù hợp.
- Nha đam và Nghệ: Lấy một lượng gel Nha đam tươi tự nhiên, trộn với 1 thìa cà phê bột nghệ và khuấy đều. Thoa hỗn hợp lên vị trí viêm khớp, lặp lại 2 – 3 lần mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng.
Một số người bệnh có thể bị dị ứng với Nha đam, dẫn đến ngứa rát, đau đớn, nổi mề đay mẩn đỏ khi sử dụng Nha đam lên da. Do đó, người bệnh nên thử dị ứng trên một vùng da nhỏ trước khi áp dụng lên diện tích da lớn.
4. Trầm hương chữa viêm đa khớp
Trầm hương hay Nhũ hương là cách chữa viêm đa khớp bằng thuốc Nam mang lại hiệu quả cao. Một số nghiên cứu cho thấy Trầm hương có thể chống viêm trong cơ thể, điều trị viêm nhiễm, tăng cường hệ thống miễn dịch và hỗ trợ chống trầm cảm.
Cách chữa viêm đa khớp với Trầm hương như sau:
- Sử dụng Trầm hương, Hồng hoa, Xạ hương, Huyết kiệt, Nhi trà, Băng phiến, mỗi vị phân lượng bằng nhau.
- Tán nhỏ các loại dược liệu thành bột, cho vào lọ thủy tinh, bảo quản, dùng dần. Mỗi lần sử dụng 0.2 g bột thuốc, dùng cùng một chút rượu trắng.
- Thực hiện bài thuốc thường xuyên đến khi các triệu chứng được cải thiện.
Ngoài ra, hiện tại Trầm hương cũng có sẵn dưới dạng viên nang hoặc viên nén bổ sung. Người bệnh có thể trao đổi với dược sĩ hoặc bác sĩ về các sản phẩm bổ sung để được hướng dẫn cụ thể.
5. Bạch đàn chữa viêm đa khớp hiệu quả
Bạch đàn là cây thuốc Nam phổ biến, được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý, từ nghẹt mũi, viêm loét da, mề đay mẩn ngứa đến viêm đa khớp. Bạch đàn được biết đến với đặc tính chống viêm, có thể thoa lên da để điều trị các triệu chứng bệnh viêm khớp hiệu quả. Ngoài ra, người bệnh có thể hít dầu Bạch đàn để giảm huyết áp, giúp thư giãn và giảm mức độ đau.
Bạch đàn có ở dạng bôi hoặc dạng dầu và có thể bôi trực tiếp lên khu vực bị viêm khớp. Tuy nhiên không nên sử dụng sản phẩm cho trẻ em dưới 2 tuổi, điều này có thể dẫn đến một số phản ứng không mong muốn.
Ngoài ra, người bệnh có thể đắp lá Bạch đàn tươi để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng viêm khớp. Biện pháp được thực hiện như sau:
- Sử dụng một nắm lá Bạch đàn tươi, nhặt lá, bỏ cành, mang đi rửa sạch, để ráo nước.
- Rang nóng lá Bạch đàn, dùng đắp lên khu vực viêm khớp.
- Thực hiện biện pháp mỗi ngày một lần, liên tục trong 7 ngày để cải thiện các triệu chứng.
6. Vỏ cây Liễu – Bài thuốc Nam chữa viêm đa khớp
Cây Liễu là một trong những cây thuốc Nam chữa bệnh viêm đa khớp hiệu quả tốt và an toàn nhất. Theo Y học cổ truyền, vỏ cây Liễu có đặc tính chống viêm mạnh, giúp giảm đau, chống viêm, cải thiện các triệu chứng viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vẩy nến, viêm khớp tự phát ở thanh thiếu niên và các dạng viêm đa khớp khác. Ngoài ra, dược liệu này cũng giúp giảm bớt tình trạng cứng khớp, co thắt cơ, hạ sốt và mất khoảng 1 tuần để cải thiện cơn đau.
Cách sử dụng vỏ cây Liễu điều trị viêm đa khớp như sau:
- Trà vỏ Liễu: Đun sôi một cốc khoảng 240 ml nước, để nước nguội còn khoảng 80 – 90 độ C thì cho 1 – 3 gram vỏ cây Liễu khô vào nước, hãm trà trong 10 – 30 phút, dùng uống. Có thể sử dụng 3 – 5 tách trà vỏ Liễu mỗi ngày.
- Bột vỏ Liễu: Vỏ cây Liễu khô có thể nghiền mịn thành bột. Khi dùng thì pha một thìa cà phê bột vỏ Liễu với 1 cốc nước ấm, hãm trong 10 – 15 phút, dùng uống trước mỗi bữa ăn.
Vỏ Liễu có vị đắng và hơi khó chịu. Do đó, những người lần đầu sử dụng có thể không quen và gặp các triệu chứng như buồn nôn, nôn. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh có thể sử dụng các chiết xuất vỏ Liễu dưới dạng viên nang hoặc thực phẩm bổ sung. Liều lượng 120 – 240mg chiết xuất vỏ cây Liễu thích hợp để chữa đau và viêm. Liều lượng có thể tăng dần theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc bác sĩ điều trị.
Các tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng vỏ Liễu bao gồm:
- Đau dạ dày
- Huyết áp cao
- Phản ứng dị ứng, đặc biệt là khi người bệnh bị dị ứng với Aspirin
- Loét dạ dày và xuất huyết tiêu hóa nếu sử dụng quá liều
Không sử dụng vỏ cây Liễu quá liều lượng khuyến cáo mỗi ngày. Trao đổi với bác sĩ hoặc thầy thuốc nếu đang sử dụng thuốc làm loãng máu hoặc bị viêm loét dạ dày.
7. Cây Đau xương chữa viêm đa khớp cực hay
Cây Đau xương còn được gọi là dây Đau xương hoặc Khoan cân đằng, là một cây thuốc Nam chữa bệnh viêm đa khớp, viêm khớp dạng thấp, phong tê thấp, thấp khớp phổ biến ở nước ta. Vị thuốc này cũng giúp bồi bổ gân côt, hoạt huyết, khu phong, trừ thấp và điều trị các chấn thương tụ máu.
Cây Đau xương cũng được sử dụng để điều trị bệnh gout, cải thiện các cơn đau vai gáy, đau cổ, đau xương khớp do vận động liên tục, vận động mạnh hoặc lạm dụng. Ngoài ra, cây Đau xương cũng giúp cải thiện cơn đau đau thần kinh tọa và giúp phục hồi khả năng vận động thông thường của người bệnh.
Cách sử dụng cây Đau xương điều trị viêm đa khớp bao gồm:
- Chữa phong thấp: Sử dụng dây Đau xương, Bưởi bung, Đơn gối hạc, rễ Gấc, cỏ Xước, mỗi vị đều 30 gram. Mang các dược liệu rửa sạch, cho vào ấm cùng 1.5 lít nước, đun sôi nhỏ lửa trong 15 phút thì tắt bếp, lọc lấy nước thuốc, dùng uống trong ngày.
- Viêm đa khớp do thận hư: Dùng Dây Đau xương, rễ Gối hạc, Thỏ ty tử, mỗi vị đều 12g; Bổ cốt toái, Tỳ giải, Đỗ trọng, mỗi vị đều 16 g; Cầu tích, Hoài sơn, mỗi vị đều 20 gram. Cho các vị thuốc vào ấm cùng 1.5 lít nước, đun sôi nhỏ lửa đến khi còn 1 lít thì tắt bếp. Lọc lấy nước thuốc dùng uống trong ngày. Mỗi ngày sử dụng một thang, liên tục trong 15 – 20 ngày để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
8. Lá lốt – Cây thuốc Nam chữa bệnh viêm đa khớp
Lá lốt là một loại rau ăn lá, thường được sử dụng trong cá món ăn hàng ngày. Bên cạnh đó, Lá lốt cũng được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý mạn tính, chẳng hạn như viêm đa khớp. Theo Y học cổ truyền, Lá lốt tính ấm, vị cay, quy vào gan, tỳ, vị, thường được sử dụng để ôn trung, hòa Lá lốt cũng được ứng dụng để điều trị viêm đại tràng, bệnh Crohn, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, tiêu chảy, nôn mửa, vã mồ hôi và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Trong dân gian, Lá lốt được sử dụng kết hợp với các loại dược liệu khác, sắc lấy nước thuốc, dùng ngâm tay, chân điều trị chứng đau nhức xương khớp, tay chân lạnh.
Cách điều trị viêm đa khớp với Lá lốt như sau:
- Nước đun Lá lốt: Sử dụng một nắm Lá lốt, không quá già, không quá non, mang đi rửa sạch, để ráo nước. Cho Lá lốt vào ấm cùng một lượng nước ngang mặt lá, đun đến khi cạn con một nửa, lọc lấy nước, bỏ bả, dùng uống mỗi ngày một lần, liên tục trong 10 – 14 ngày.
- Chườm Lá lốt: Dùng mối nắm Lá lốt tươi rửa sạch, để ráo nước. Cho Lá lốt vào cối, giã nát với một thìa cà phê muối trắng. Cho hỗn hợp vào vải mỏng, dùng đắp lên vị trí viêm khớp trong 30 phút để cải thiện cơn đau.
Ngoài ra, người bệnh có thể thêm Lá lốt vào các món ăn hàng ngày để hỗ trợ điều trị viêm khớp và tăng cường sức khỏe tổng thể.
9. Cây Trinh nữ chữa viêm đa khớp
Cây Trinh nữ hay cỏ Trinh nữ là một trong những cây thuốc Nam chữa bệnh viêm đa khớp phổ biến, hiệu quả. Dược liệu có tác dụng an thần, chống viêm, làm dịu cơn đau, tiêu ích, lợi tiểu, thường được sử dụng để điều trị hen suyễn, kinh nguyệt không đều, sốt rét.
Trong cây Trinh nữ có chứa một số hợp chất như selen, crocetin, alkaloid, flavonoid, minosin, adrenalin, có tác dụng chữa viêm đa khớp, thấp khớp, đau lưng, chân tay tê bại. Ngoài ra, dược liệu cũng giúp an thần, điều trị mất ngủ, từ đó cải thiện sức khỏe tổng thể.
Một số cách điều trị viêm đa khớp với cây Trinh nữ như sau:
- Rễ Trinh nữ thái mỏng, tẩm rượu, sao thơm khoảng 20 – 30 g, sắc với 400 ml nước lọc, đến khi còn 100 ml thì lọc lấy phần nước thuốc, chia thành 2 lần, dùng uống trong ngày.
- Rễ Trinh nữ, rễ Cúc tần, rễ Bưởi bung, mỗi vị đều 20 g; rễ Cỏ xước 15 g và Sả 10 g. Mang các dược liệu đi sao vàng, sắc thành thuốc, mỗi ngày dùng một thang.
- Rễ trinh nữ 10 g, Lạc tiên, Rau muống biển, Lá lốt, rễ Cỏ xước, lá Cối xay, mỗi thứ để 3 g, hãm với nước sôi hoặc sắc thành thuốc, dùng uống.
- Rễ Trinh nữ, dây Đau xương, Hy thiêm, Thổ phục linh, Tục đoạn, Thiên niên kiện, Kê huyết đằng, Dây gắm, mỗi vị đều 12 g, sắc thành thuốc hoặc ngâm rượu, dùng uống.
Các cây thuốc Nam chữa bệnh viêm đa khớp thường mang lại hiệu quả cao trong giai đoạn đầu khi các triệu chứng từ nhẹ đến trung bình. Trước khi sử dụng bài thuốc, người bệnh nên trao đổi với thầy thuốc để được hướng dẫn phù hợp.
Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc Nam chữa viêm đa khớp hiệu quả, chẳng hạn như Quốc dược Phục cốt khang. Đây là thuốc bí truyền được mệnh dân là “Quốc bảo nước Nam” trong việc điều trị các bệnh lý xương khớp. Bài thuốc được nghiên cứu, phát triển và phân phối bởi Trung tâm Thuốc dân tộc, nhằm mục đích điều trị và tăng cường sức khỏe xương khớp cho người Việt. Người bệnh quan tâm cách chữa viêm đa khớp bằng thuốc Nam có thể tham khảo bài thuốc để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Lưu ý khi chữa viêm đa khớp bằng thuốc Nam
Các cây thuốc Nam chữa bệnh viêm đa khớp mang lại hiệu quả cao trong giai đoạn đầu. Các vị thuốc cũng thường an toàn, lành tính, không dẫn đến các tác dụng phụ như thuốc Tây y. Tuy nhiên để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:
- Các vị thuốc Nam thường cần nhiều thời gian để phát huy tác dụng. Do đó người bệnh cần kiên trì để đạt được hiệu quả như mong muốn.
- Hiệu quả của bài thuốc có thể phụ thuộc vào cơ địa của người bệnh, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và khả năng đáp ứng thuốc của người bệnh. Do đó, hiệu quả điều trị bệnh thường không giống nhau ở mỗi người bệnh.
- Đến cơ sở Y học cổ truyền có chuyên môn để được hướng dẫn và chỉ định bài thuốc phù hợp. Không tự ý sử dụng cây thuốc Nam chữa bệnh viêm đa khớp để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
- Thường xuyên tập thể dục, vận động thể chất, chẳng hạn như đi bộ, tập yoga để tăng cường sức linh hoạt của hệ thống xương khớp.
- Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung các sản phẩm chứa nhiều canxi, vitamin D, omega 3 để tăng cường sức khỏe xương khớp. Các loại thực phẩm nên bổ sung trong chế độ ăn uống bao gồm các loại rau xanh, trái cây, đậu nành, cá hồi, thịt nạc.
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm gây viêm, chẳng hạn như đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều đường hoặc thức ăn chế biến sẵn.
- Tránh hoặc hạn chế tiêu thụ rượu, bia, đồ uống có cồn các các chất kích thích khác để tăng cường sức khỏe xương khớp.
Các cây thuốc Nam chữa bệnh viêm đa khớp có thể mang lại hiệu quả cao, nhưng cần kiên trì và thực hiện đúng biện pháp. Bên cạnh đó, người bệnh nên thay đổi phong cách sống, thực hiện chế độ ăn uống phù hợp để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng. Trao đổi với bác sĩ hoặc thầy thuốc để được hướng dẫn cụ thể.
Tham khảo thêm: