Chữa Bệnh Gai Gót Chân Bằng Đông Y
Nhờ có tính an toàn cao, cách chữa bệnh gai gót chân bằng Đông y ngày càng được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn. Phương pháp này chủ yếu sử dụng các bài thuốc thảo dược lành tính kết họp với các liệu pháp xoa bóp, bấm huyệt để giảm đau và thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương bên trong. Tuy nhiên, khi chữa gai gót chân bằng Đông y bạn cần lưu ý những vấn đề dưới đây để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Chữa gai gót chân bằng Đông y có hiệu quả không?
Bệnh gai gót chân là tình trạng canxi tích tụ nhiều tại cân gan bàn chân hoặc xương gót chân sau một thời gian các bộ phận này bị tổn thương. Điểm đặc trưng của bệnh chính là các cơn đau nhói xuất hiện thương xuyên ở vùng gót chân, nhất là khi di chuyển, đứng lâu hoặc bưng bê vật nặng. Bệnh kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của người bệnh.
Hiên nay, có nhiều phương pháp điều trị gai gót chân đang được áp dụng. Trong đó, cách chữa bệnh bằng Đông y là giải pháp được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Phương pháp này có các ưu điểm như tính an toàn cao, không gây tác dụng phụ khi được thực hiện đúng cách trong thời gian dài.
Tuy vậy, cách chữa bệnh gai gót chân bằng Đông y không cho tác dụng nhanh như thuốc tây mà đến từ từ. Quá trình điều trị bệnh cho hiệu quả tốt hay không còn phải xem xét đến các yếu tố khác như phương pháp thực hiện, cơ sở điều trị, mức độ bệnh, khả năng đáp ứng của từng bệnh nhân… Người bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc và kiên trì khi áp dụng để nhận được kết quả tốt nhất.
10 cách chữa bệnh gai gót chân bằng Đông y
Đông y áp dụng nhiều phương pháp khác nhau để khắc phục bệnh gai gót chân. Được áp dụng phổ biến là các bài thuốc từ thảo dược. Đôi khi, liệu pháp xoa bóp, bấm huyệt cũng được thực hiện để giảm đau, nâng cao hiệu quả của thuốc.
1. Chữa gai gót chân bằng Đông y với giấm
Chuẩn bị:
- 2 lít giấm gạo hoặc giấm nuôi
- Bỏ giấm vào nồi và đun đến khi thấy giấm hơi âm ấm là được. Bạn có thể dùng dụng cụ đo nhiệt độ của giấm đạt khoảng 40 độ C là đạt chuẩn.
- Đổ nguyên liệu vừa nấu ra một cái chậu nhỏ và bỏ chân bị bệnh vào ngâm trong 20 phút.
- Với cách này, cơn đau nhức do gai gót chân sẽ được xoa dịu đáng kể. Hơn nữa, thành phần axit hữu cơ tự nhiên trong giấm còn có tác dụng giảm viêm, thúc đẩy quá trình chữa lành các mô bị tổn thương.
- Kiên trì thực hiện bài thuốc ngâm chữa gai gót chân từ giấm mỗi ngày trong 1 tháng liên tục để bệnh có sự tiến triển tốt.
2. Bài thuốc Đông y chữa gai gót chân từ tế tân, băng phiến, sơn li đậu
Thành phần:
- Tế tân: 6 gram
- Băng phiến: 1 gram
- Sơn li đậu (thấu cốt thảo): 12 gram.
Cách dùng thuốc:
- Tất cả các vị thuốc trên đem phơi hoặc sấy khô
- Bỏ dược liệu vào cối giã nhỏ
- Khi bị gai gót chân, bạn bỏ thuốc vào trong một cái túi vải, dàn mỏng ra và đặt ngay dưới đế của đôi giày thường mang hằng ngày.
- Nếu không có vị thuốc sơn li đậu, bạn hãy thay thế bằng cây hoa bóng nước.
3. Bài thuốc chữa gai gót chân bằng Đông y từ đậu phụ trắng
Chuẩn bị:
- Đậu phụ trắng: 2 hoặc 3 miếng tùy kích thước.
Cách sử dụng:
- Trước tiên, người bệnh bỏ miếng đậu phụ vào trong nồi hấp cách thủy
- Khi thấy đậu đã thật nóng thì bỏ ra
- Tiếp theo, đưa gót chân lại gần sát mặt trên của miếng đậu để xông hơi sao cho bạn cảm nhận thấy hơi nóng bốc lên rõ ràng và lan tỏa đến vùng bị đau là được.
- Sau vài phút, đậu sẽ bớt nóng và không còn khả năng gây bỏng. Lúc này bạn có thể đặt nhẹ gót chân lên miếng đậu để chườm.
- Áp dụng mẹo chữa bệnh gai gót chân bằng Đông y theo cách này mỗi ngày từ 3 – 5 lần trong những ngày bị đau nặng.
4. Đông y với bài thuốc điều trị gai gót chân từ rễ cây cà
Chuẩn bị:
- Rễ cây cà tím hoặc các loại cà khác lượng đủ dùng
Cách sử dụng:
- Tất cả đem rửa kỹ với nhiều lần nước cho sạch hết đất cát
- Bỏ dược liệu vào ấm. Đổ 700ml nước đun đến khi cạn còn 1/2 lượng ban đầu.
- Chờ cho nước sắc nguội bớt, bạn hãy đổ ra một cái chậu nhỏ và bỏ chân bị bệnh vào ngâm
- Thời gian ngâm khoảng 20 – 30 phút. Trong quá trình thực hiện, bạn nên massage nhẹ nhàng ở khu vực bị ảnh hưởng để giảm co cơ, làm thư giãn thần kinh, qua đó giảm đau gót chân hiệu quả hơn.
5. Bài thuốc chữa bệnh gai gót chân từ củ ấu tàu, kim bồn thảo và hồi thảo
Thành phần:
Dùng 3 dược liệu trên mỗi loại một ít. Nếu bị gai gót chân ở cả hai bên chân, bạn nên chuẩn bị gấp đôi lượng thuốc.
Cách sử dụng:
- Các dược liệu gồm củ ấu tàu, kim bồn thảo và hồi thảo dược đem rửa sạch. Phơi 3 – 4 nắng to cho thật khô.
- Tiến hành tán từng vị thuốc thành bột mịn rồi trộn chung với nhau cho đều. Bỏ vào trong lọ và đậy kín nắp lại sử dụng dần.
- Mỗi ngày trước khi đi ra ngoài, bạn chỉ cần lấy một lượng bột thuốc vừa phải rắc lên giày dép ở ngay vị trí gót chân. Sau đó đi lại bình thường.
*Lưu ý: Do củ ấu tàu có độc tính mạnh, bạn chỉ nên dùng bài thuốc chữa bệnh gai gót chân bằng Đông y này theo đường bên ngoài. Tuyệt đối không được sử dụng theo đường uống.
6. Điều trị gai gót chân bằng bài thuốc Đông y từ cây xương rồng
Chuẩn bị:
- 1 đoạn cây xương rồng 3 chia hoặc xương rồng gai
Cách sử dụng:
- Rửa sạch cây xương rồng và cắt bỏ hết gai.
- Đem dược liệu hơ trên bếp cho đến khi xương rồng nóng và mềm. Bạn cũng có thể giã nát và xào nóng để dễ sử dụng hơn.
- Để giảm đau và cải thiện các triệu chứng bệnh gai gót chân, bạn hãy đắp xương rồng vào gót chân và băng cố định lại.
- Tiến hành đắp thuốc mỗi ngày 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ và để qua đêm, sáng hôm sau mới gỡ xương rồng ra.
7. Chữa gai gót chân với bài thuốc từ rễ cây đậu tương
Chuẩn bị:
- Phần rễ mọc dưới mặt đất của cây đậu tương: 500 gram.
Cách sử dụng:
- Rửa kỹ nguyên liệu thuốc đã chuẩn bị để loại bỏ hết đất cát
- Sau đó, bạn đem rễ cây đậu tương sắc với 1 lít nước trong 20 phút
- Dùng nước vừa nấu ngâm chân cần điều trị mỗi ngày 1 lần trước khi đi ngủ.
- Áp dụng cách chữa bệnh gai gót chân bằng Đông y theo cách này thường xuyên sẽ giúp giảm đau, tiêu sưng, làm thư giãn các cơ và dây thần kinh, tăng cường tuần hoàn máu, giúp tổn thương bên trong gót chân nhanh lành. Bài thuốc này cũng mang đến cho bạn một giấc ngủ ngon và sâu hơn.
8. Bài thuốc Đông y trị gai gót chân từ đương quy kết hợp với các dược liệu khác
Thành phần:
- Đương quy: 20g
- Giả mạc gia, nhũ hương, dành dành và một dược: Mỗi vị 15g.
Cách dùng thuốc:
- Các vị thuốc trên được đem rửa sạch, phơi hoặc sấy khô
- Tán thuốc thành bột mịn và trộn lẫn với nhau.
- Khi dùng, bạn bỏ thuốc vào trong một cái túi vải và dàn đều sao cho được một miếng lót có độ dày khoảng 0,5 cm. Lót trực tiếp vào trong đế của đôi giầy bạn thường xuyên mang.
9. Chữa gai gót chân bằng Đông y với liệu pháp châm cứu
Một số bệnh nhân được điều trị gai gót chân bằng châm cứu. Với sự tác động trực tiếp lên các huyệt đạo, châm cứu có tác dụng khai thông kinh mạch, giảm đau, chống ứ trệ khí huyết, tiêu sưng và kích thích cơ chế tự chữa lành tổn thương ở xương gót chân, gân bàn chân hay các mô mềm xung quanh, đồng thời làm giảm áp lực chèn ép lên dây thần kinh.
Ngày nay, phương pháp châm cứu không chỉ đơn thuần là sử dụng kim châm truyền thống mà còn có nhiều hình thức châm cứu khác như:
- Cứu ngải
- Diện châm
- Nhĩ châm
- Châm tê
- Thủy châm
- Laser châm…
Mỗi phương pháp châm cứu đều có những ưu điểm và mặt hạn chế riêng. Tuy theo tình trạng bệnh gai gót chân mà thấy thuốc sẽ áp dụng cho bạn một phương pháp phù hợp nhất.
Tác dụng phụ của châm cứu:
Cách chữa bệnh gai gót chân bằng Đông y với liệu pháp châm cứu cần được thực hiện các các cơ sở uy tín, thầy thuốc có kinh nghiệm chuyên môn để đạt được hiệu quả tốt và đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Phương pháp này nếu không được thực hiện đúng cách hoặc sử dụng kim châm gỉ sét, không được tiệt trùng sạch sẽ có thể mang đến nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như:
- Nhiễm trùng
- Đau kéo dài ở vị trí tiêm
- Chảy máu
- Buồn nôn
- Tổn thương dây thần kinh…
Chống chỉ định:
Các trường hợp nằm trong nhóm đối tượng sau không nên châm cứu chữa gai gót chân:
- Sợ đau hoặc ám ảnh với kim châm
- Cơ địa yếu, thể trạng kém và suy kiệt
- Tiểu đường
- Lở loét, có vết thương hở hoặc mắc bệnh da liễu ngoài vị trí huyệt đạo cần châm kim.
- Suy giảm khả năng miễn dịch
- Nhiễm HIV/AIDS
- Mang thai
- Thiếu máu
- Mắc bệnh về tim mạch
- Rối loạn tâm thần
Liệu pháp châm cứu chữa gai gót chân thường được tiến hành mỗi ngày trong thời gian khoảng 2 tuần liên tục hoặc lâu hơn. Bệnh nhân nên kiêng trì để thấy được hiệu quả rõ ràng.
10. Xoa bóp bấm huyệt chữa gai gót chân
Cuối cùng, người bệnh có thể tham khảo cách chữa gai gót chân bằng Đông y với liệu pháp xoa bóp, bấm huyệt. Phương pháp này có sự kết hợp giữa kỹ thuật massage với day bấm huyệt để giảm đau, làm thư giãn hệ thống gân cơ, dây chằng và dây thần kinh, đồng thời tăng cường tuần hoàn máu đến chữa lành tổn thương.
Các huyệt đạo được tác động bao gồm:
- Dũng tuyền
- Phong trì
- Túc căn
- Thừa sơn
- Tam âm giao
- Giải khê
- Côn Lôn
Khi dây ấn huyệt chữa gai gót chân, cần tác động một lực vừa phải để các huyệt vị được làm nóng. Tránh ấn quá mạnh gây đau và bầm tím da.
Lưu ý khi chữa gai gót chân bằng Đông y
Khi chữa bệnh gai gót chân bằng Đông y, bạn cần lưu ý:
- Lựa chọn các cơ sở Đông y uy tín để được thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
- Không tự ý cắt thuốc về uống theo đơn của người khác.
- Phương pháp chữa hai gót chân bằng Đông y có tính an toàn cao khi được áp dụng đúng cách. Tuy nhiên, hiệu quả lại đến từ từ và phụ thuộc vào cơ địa cũng như tình trạng bệnh của mỗi cá nhân. Bạn nên tiến hành điều trị ngay khi mới xuất hiện các triệu chứng đầu tiên để đạt được hiệu quả tốt hơn.
- Kiên trì sử dụng các bài thuốc thảo dược hàng ngày . Không tự ý kết hợp giữa thuốc Đông y với thuốc tây hay thực phẩm chức năng khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ.
- Trong thời gian điều trị gai gót chân bằng Đông y, người bệnh nên kiêng uống bia, rượu, hạn chế đi lại nhiều, không mang giày cao gót và có kế hoạch giảm cân đối với các trường hợp bị béo phì để giải phóng áp lực lên vùng gót chân.
Bạn không nên bỏ qua: