Ung Thư Đại Tràng Nên Ăn Gì
Dinh dưỡng trị liệu đóng vai trò quan trọng đối với quá trình phục hồi của bệnh nhân mắc ung thư đại tràng. Vì vậy, người bệnh cần tìm hiểu kỹ ung thư đại tràng nên ăn gì và kiêng gì để xây dựng được thực đơn ăn uống phù hợp, giúp hỗ trợ nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.
Ung thư đại tràng nên ăn gì?
Khi bị ung thư đại tràng, chức năng tiêu hóa cùng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của bệnh nhân bị suy giảm đáng kể. Cùng với đó, người bệnh còn gặp thêm nhiều triệu chứng bất thường khác như chán ăn, đau bụng, tiêu chảy, táo bón, ăn không tiêu, buồn nôn, ói mửa… Việc duy trì một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp giảm nhẹ các dấu hiệu khó chịu và cải thiện thể trạng cho bệnh nhân.
Theo khuyến nghị của các chuyên gia dinh dưỡng, bệnh nhân bị ung thư đại tràng nên ăn các thực phẩm dưới đây:
1. Gừng
Gừng có khả năng kháng viêm, giảm đau mạnh nhờ chứa nhiều gingerol. Chất này hoạt động bằng cách ức chế phản ứng sưng viêm trong đại tràng, xoa dịu cơn đau đớn cho bệnh nhân.
Bên cạnh đó, các hoạt chất trong gừng còn mang đến nhiều lợi ích cho bệnh nhân như:
- Chống oxy hóa, tiêu diệt gốc tự do, ngăn chặn sự phát triển và di căn của khối u.
- Tăng cường tuần hoàn máu
- Kích thích tiêu hóa, giảm nhẹ các triệu chứng đầy bụng, ăn không tiêu do bệnh gây ra
- Cải thiện chức năng hoạt động của đại tràng
- Kích thích vị giác, giúp người bệnh ăn uống ngon miệng hơn.
Chính vì lý do trên, bệnh nhân bị ung thư đại tràng không nên bỏ qua gừng. Ngoài việc sử dụng làm gia vị trong chế biến món ăn, có thể dùng gừng làm nước chấm hoặc pha trà uống để hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.
2. Trái cây có múi
Cam, quýt, bưởi hay các loại trái cây có múi khác đều chứa nhiều vitamin C. Chất này giúp nâng cao sức đề kháng và giảm mệt mỏi cho người bệnh. Vitamin C cũng hoạt động tích cực trong việc chống oxy hóa, tiêu diệt gốc tự do gây ung thư và làm chậm sự phát triển của khối u.
Thêm vào đó, trái cây có múi còn cung cấp nhiều chất xơ, sắt, kali, magie, canxi cùng nhiều khoáng tố thiết yếu cho cơ thể. Chúng giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, tăng cường vị giác, ngăn ngừa thiếu máu, cân bằng điện giải và cải thiện sức khỏe tổng thể cho bệnh nhân.
Đối với những loại trái cây này, tốt nhất là người bệnh nên ăn cả múi. Trường hợp ăn uống khó khăn thì ép nước uống cũng được. Tuy nhiên, tránh dùng khi đói bụng vì các loại hoa quả có múi đều chứa một lượng axit nhất định nên có thể làm tăng nồng độ axit trong dịch vị gây khó chịu cho dạ dày.
3. Ung thư đại tràng nên ăn các loại rau có lá màu xanh đậm
Trong chế độ ăn cho người ung thư đại tràng không thể thiếu các loại rau có lá màu xanh đậm, chẳng hạn như rau bina, cải xoong, súp lơ xanh, bắp cải hay cải xanh… Chúng được khuyến nghị sử dụng cho người bệnh vì những lý do sau:
- Rau lá xanh cung cấp nguồn chất chống oxy hóa phong phú, giúp ức chế hoạt động của gốc tự do, virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, đồng thời thu nhỏ khối u.
- Chất sắt có trong nhóm thực phẩm này sẽ giúp giảm nguy cơ bị thiếu máu cho bệnh nhân, nhất là các trường hợp điều trị ung thư đại tràng bằng hóa trị, xạ trị.
- Rau lá xanh cũng cung cấp một lượng lớn chất xơ. Đây là một dưỡng chất cần thiết cho quá trình tiêu hóa thức ăn. Nó giúp kích thích nhu động ruột co bóp để đẩy thức ăn di chuyển nhanh qua đại tràng, đồng thời giữ nước trong ruột và tạo khối cho phân, cải thiện tình trạng táo bón cho người bệnh.
- Đặc biệt, rau lá xanh còn cung cấp một lượng lớn axit folic. Đây là một dưỡng chất quan trọng giúp thúc đẩy sự hình thành của tế bào mới và bảo vệ các mô khỏe mạnh trong đại tràng.
4. Quả bơ
Quả bơ chính là gợi ý hữu ích tiếp theo cho thắc mắc “ung thư đại tràng nên ăn gì?”. Thực phẩm này bổ sung nhiều chất xơ và axit folic giúp tái tạo các mô bị tổn thương và tăng cường chức năng tiêu hóa cho người bệnh.
Cùng với đó, các thành phần vitamin nhóm B, E, C được tìm thấy trong bơ còn tham gia vào quá trình chống oxy hóa, tiêu diệt gốc tự do và làm chậm sự di căn của tế bào ung thư. Loại quả này cũng rất dễ tiêu hóa nên có thể giảm được áp lực cho đại tràng, đồng thời hạn chế được cảm giác đầy bụng, khó tiêu sau khi ăn.
5. Thực phẩm bổ sung canxi và vitamin D
Canxi và vitamin D là những dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Ngoài tác dụng cải thiện sức khỏe xương khớp, chúng còn có tác dụng làm chậm sự tiến triển của ung thư, hỗ trợ tiêu hóa và cải thiện khả năng miễn dịch cho cơ thể.
Bệnh nhân có thể bổ sung canxi và vitamin D thông qua các thực phẩm sau:
- Sữa và các chế phẩm từ sữa
- Cá hồi
- Cá mòi
- Rau cải xoăn
- Lòng đỏ trứng
- Gan gà
6. Cháo, súp
Các món ăn lỏng như cháo, súp,… thích hợp cho bệnh nhân bị ung thư đại tràng mới làm phẫu thuật hoặc có biểu hiện chán ăn. Chúng rất dễ nuốt và dễ tiêu hóa, làm giảm áp lực lên đường ruột và giúp đại tràng có thêm nhiều thời gian nghỉ ngơi, phục hồi.
7. Khoai lang
Ăn khoai lang chính là một cách đơn giản để cải thiện tình trạng táo bón, ăn không tiêu, đầy bụng ở bệnh nhân bị viêm đại tràng. Nhờ chứa nguồn chất xơ phong phú, khoai lang hoạt động như một chất nhuận tràng tự nhiên giúp thúc đẩy tiêu hóa, kích thích sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong đường ruột, cải thiện tình trạng chán ăn, đầy bụng, ăn uống lâu tiêu, khó đi cầu cho bệnh nhân.
Đặc biệt, khoai lang còn bổ sung nguồn chất chống oxy hóa dồi dào. Đây chính là loại vũ khí tự nhiên, giúp cơ thể chống lại sự phát triển của tế bào ung thư.
8. Các thực phẩm có màu vàng, đỏ
Chẳng hạn như:
- Cà rốt
- Cà chua
- Dưa hấu
- Bí đỏ
- Đu đủ chín…
Nhóm thực phẩm này đều chứa nhiều caroten, lycopene cùng các vitamin và khoáng tố thiết yếu cho cơ thể. Chúng giúp cải thiện các triệu chứng và chống ung thư đại tràng bằng cách tiêu diệt gốc tự do, tăng cường khả năng miễn dịch và thúc đẩy quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể, giúp bệnh nhân bớt mệt mỏi.
9. Sữa chua
Sữa chua chính là gợi ý hữu ích tiếp theo cho những ai đang thắc mắc “ung thư đại tràng nên ăn gì?”. Thực phẩm này chứa probiotic, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, thúc đẩy chức năng tiêu hóa và giúp bệnh nhân có sức đề kháng tốt hơn.
Mỗi ngày, người bị ung thư đại tràng có thể ăn 1 – 2 hũ sữa chua. Đây là một thói quen ăn uống lành mạnh giúp giảm thiểu đáng kể các dấu hiệu khó chịu ở đường tiêu hóa.
10. Bệnh nhân ung thư đại tràng nên ăn ngũ cốc
Ngũ cốc cung cấp nhiều chất xơ, canxi, protein thực vật cùng nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Sử dụng chúng thường xuyên trong thực đơn có tác dụng tăng cường chức năng tiêu hóa và làm chậm sự phát triển của khối u ác tính trong đại tràng.
11. Tỏi, hẹ, hành tây
Đây là những loại thuốc kháng sinh tự nhiên cho cơ thể. Chúng có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng, chống viêm đại tràng và cải thiện hệ thống miễn dịch.
Đặc biệt, nhóm thực phẩm này còn chứa hàm lượng cao quercetin, một chất chống oxy hóa mạnh có khả năng tiêu diệt gốc tự do gây ung thư đại tràng, ung thư da hay ung thư tuyến tiền liệt.
12. Trái cây và rau củ có màu tím hoặc màu đen
Chẳng hạn như:
- Nho
- Bắp cải tím
- Củ dền
- Nam việt quất
- Mâm xôi…
Các thực phẩm có màu tím hay màu đen nổi tiếng là có tác dụng chống oxy hóa mạnh, giúp ngăn ngừa và hỗ trợ giảm nhẹ các dấu hiệu của bệnh ung thư đại tràng. Bên cạnh đó, chúng còn cung cấp nhiều vitamin, chất xơ và các khoáng chất khác, giúp làm tăng tuần hoàn máu, kích thích tiêu hóa, cải thiện vị giác và sức đề kháng cho bệnh nhân.
Người bị ung thư đại tràng kiêng ăn gì?
Sau khi đã tìm hiểu rõ “ung thư đại tràng nên ăn gì?”, người bệnh cũng cần nhận diện được các thức ăn có thể làm tăng nặng triệu chứng bệnh để tránh sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Bao gồm:
- Thức ăn chế biến sẵn: Xúc xích, rau củ đóng hộp, thịt xông khói, dăm bông,… là những thực phẩm được nhiều người sử dụng thường xuyên vì có tính tiện lợi cao. Tuy nhiên, chúng lại không được khuyến khích sử dụng trong chế độ ăn cho người ung thư đại tràng vì chứa nhiều chất bảo quản độc hại. Hơn nữa, hàm lượng chất dinh dưỡng và độ tươi ngon của các thức ăn chế biến sẵn cũng giảm đáng kể.
- Đường: Bệnh nhân bị ung thư đại tràng được khuyến cáo không nên ăn quá nhiều đường và đồ ngọt như bánh, kẹo, nước ngọt. Đây được cho là nguồn thức ăn mà các tế bào ung thư sử dụng để phát triển to hơn về kích thước và có tốc độ di căn nhanh hơn.
- Các món ăn quá mặn: Khi bị ung thư đại tràng, bệnh nhân nên duy trì chế độ ăn uống thanh đạm, sử dụng ít muối khi chế biến thức ăn. Dung nạp quá nhiều muối khiến cơ thể bị mất nước, làm teo viêm niêm mạc đại tràng và gây biến tính protein trong thực phẩm thành các chất độc hại cho cơ thể.
- Thịt đỏ: Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu không chỉ khó tiêu hóa mà còn chứa nhiều chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe của bệnh nhân.
- Các loại dưa muối chua: Dưa cải, cà hay các thực phẩm muối chua đều không tốt cho bệnh nhân bị viêm đại tràng hay ung thư đại tràng. Chúng gây kích ứng niêm mạc ruột, làm tăng nặng cơn đau cùng các triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa. Đặc biệt, ăn dưa muối chua để lâu ngày còn khiến bệnh ung thư đại tràng tiến triển nhanh hơn.
- Các món ăn nhiều dầu mỡ: Sử dụng các món chiên xào hay thức ăn nhanh khiến bệnh nhân bị đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn. Vì vậy, người bệnh nên hạn chế dùng các thức ăn nhiều dầu mỡ.
- Chất kích thích: Bia, rượu, soda, nước ngọt có gas hay cà phê có thể gây kích thích niêm mạc ruột, làm tăng nặng các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy và khiến khối u ác tính trong đại tràng phát triển nhanh hơn.
- Các món nướng: Cuối cùng, người bị ung thư đại tràng cũng nên hạn chế ăn đồ nướng. Khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, thực phẩm có thể xuất hiện nhiều amin dị vòng. Đây chính là thủ phạm gây ra nhiều bệnh ung thư nguy hiểm, bao gồm cả ung thư ruột già.
Xây dựng thực đơn cho người ung thư đại tràng theo triệu chứng bệnh
Trong quá trình xây dựng thực đơn cho bệnh nhân bị ung thư đại tràng, người nhà cũng cần linh động điều chỉnh, lựa chọn các thực phẩm sao cho phù hợp với triệu chứng bệnh nhân đang gặp phải.
+ Bị đầy hơi, bụng đau chướng, ăn lâu tiêu:
- Ưu tiên các thực phẩm dễ tiêu như trái cây mềm, cháo, canh, súp, mì sợi.
- Uống thêm nước cam, nước chanh mật ong, nước gừng để kích thích tiêu hóa.
+ Táo bón:
- Ăn trái cây sấy khô hoặc các thực phẩm giàu chất xơ
- Uống nước ép mận
- Tránh ăn các món cay nóng, nhiều dầu mỡ
- Uống nhiều nước.
+ Buồn nôn, nôn ói, chán ăn:
- Lựa chọn các thực phẩm có tính thanh đạm, chẳng hạn như ngũ cốc, bột ngó sen, cháo trắng…
- Hạn chế sử dụng các thực phẩm khô cứng hay thức ăn nhiều dầu mỡ.
+ Khí huyết hư tổn, tứ chi uể oải, chán ăn, suy giảm sức khỏe sau phẫu thuật ung thư đại tràng:
- Sử dụng các món ăn lỏng trong thời gian đầu sau mổ
- Tăng dần lượng chất xơ và chất béo sử dụng trong thực đơn để ruột già thích ứng dần
- Có thể ăn các loại rau củ nấu chín mềm, dưa hấu hay chuối với lượng ít.
+ Chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn hoặc nôn ói do hóa trị ung thư đại tràng:
- Thêm trứng gà, sữa và các sản phẩm từ sữa vào thực đơn
- Uống trà sâm để giảm mệt mỏi, cải thiện chức năng hoạt động của phủ tạng.
- Hạn chế ăn đồ chua và các thực phẩm khó tiêu hóa.
Trên đây là những thông tin giải đáp cho thắc mắc “ung thư đại tràng nên ăn gì và kiêng gì?”. Ngoài việc lựa chọn các thực phẩm phù hợp, bệnh nhân nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày để giảm áp lực lên đường tiêu hóa và cải thiện tình trạng chán ăn. Cố gắng cân bằng các dưỡng chất trong thực đơn và tuyệt đối không được kiêng khem quá mức khiến cho sức khỏe suy kiệt.
Có thể bạn quan tâm: