Bệnh Viêm Khớp Dạng Thấp Có Di Truyền Không
Bệnh viêm khớp dạng thấp có di truyền không là thắc mắc của hầu hết người bệnh, đặc biệt là phụ nữ có kế hoạch mang thai và sinh con. Dưới đây là một số thông tin cơ bản về viêm khớp dạng thấp và khả năng di truyền, người bệnh có thể tham khảo để có kế hoạch điều trị hiệu quả nhất.
Thông tin cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp (RA) là một bệnh lý tự miễn dịch, khiến cơ thể tấn công vào các màng bao bọc xung quanh các khớp. Điều này có thể gây viêm, đau đớn cũng như tổn thương các khớp về hệ thống, cơ quan khác trong cơ thể.
Ngoại trừ các khớp, viêm khớp dạng thấp có thể dẫn đến các triệu chứng ở:
- Mắt
- Phổi
- Tim mạch
- Mạch máu
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý mãn tính, có thể trải qua nhiều giai đoạn bùng phát dữ dội. Một số bệnh nhân có thể trải qua các giai đoạn nghiêm trọng, trong khi một số người bệnh khác có các triệu chứng giảm dần theo thời gian.
Nguyên nhân chính xác dẫn đến viêm khớp dạng thấp là không rõ ràng. Tương tự như các bệnh lý tự miễn khác, các nhà nghiên cứu cho biết một số gen nhất định có thể làm tăng nguy cơ phát triển viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu không phân loại viêm khớp dạng thấp vào nhóm di truyền.
Điều này có nghĩa là, bác sĩ không thể xác định nguy cơ viêm khớp dạng thấp dựa trên tiền sử gia đình. Ngoài ra, có một số yếu tố nguy cơ khác có thể kích hoạt các triệu chứng viêm khớp dạng thấp, chẳng hạn như:
- Virus hoặc vi khuẩn
- Căng thẳng cảm xúc
- Chấn thương thể chất
- Hút thuốc
- Một số kích thích nội tiết
Vai trò của di truyền đối với viêm khớp dạng thấp
Thông thường, hệ thống miễn dịch sẽ bảo vệ cơ thể bằng cách tấn công các chất lạ xâm nhập vào cơ thể, chẳng hạn như virus và vi khuẩn. Tuy nhiên đôi khi hệ thống miễn dịch có thể hoạt động sai cách và tấn công vào các bộ phận khỏe mạnh của cơ thể.
Các bác sĩ đã xác định một số gen có thể kiểm soát các phản ứng miễn dịch và làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên không phải tất cả mọi người đều mang gen gây bệnh viêm khớp dạng thấp và không phải ai mang gen cũng phát triển các triệu chứng bệnh.
Một số gen có liên quan đến viêm khớp dạng thấp bao gồm:
- HLA: Vị trí của gen HLA chịu trách nhiệm phân biệt giữa các protein của cơ thể và protein của sinh vật lây nhiễm. Một số người bệnh có dấu hiệu di truyền HLA có nguy cơ viêm khớp dạng thấp cao gấp 5 lần những người không mang gen này. Gen này là một trong những yếu tố nguy cơ di truyền quan trọng nhất đối với viêm khớp dạng thấp.
- STAT4: Gen này chịu trách nhiệm điều hòa và kích thích hệ thống miễn dịch.
- TRAF1 và C5: Gen này góp phần vào việc dẫn đến các tình trạng viêm mãn tính.
- PTPN22: Gen này có liên quan đến quá trình khởi phát các triệu chứng viêm khớp dạng thấp và khiến các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Một số gen được cho là có liên quan đến viêm khớp dạng thấp và một số bệnh tự miễn dịch, chẳng hạn như tiểu đường loại 1 và bệnh đa xơ cứng. Đây là lý do tại sao một số người có nguy cơ phát triển nhiều hơn một bệnh lý tự miễn.
Gen di truyền ảnh hưởng thế nào đến viêm khớp dạng thấp?
Một số nghiên cứu đã cho biết, những người thân cấp một của bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có nguy cơ mắc bệnh cao gấp ba lần so với những người không có tiền sử gia đình mắc bệnh. Điều này có nghĩa là cha mẹ, anh chị em và con cái của bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có nguy cơ phát triển viêm khớp dạng thấp tăng nhẹ. Rủi ro này không bao gồm các yếu tố tác động từ môi trường.
Các nghiên cứu khác cũng ước tính khả năng di truyền liên quan đến viêm khớp dạng thấp là 53 – 68%. Ở các cặp song sinh có gen giống hệt nhau, khả năng phát triển bệnh là 15%. Trong khi đó, ở những người là anh chị em cùng cha cùng mẹ có nguy cơ mắc bệnh là 4%.
Do đó, trẻ em sinh ra bởi cha hoặc mẹ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác.
Viêm khớp dạng thấp có di truyền không?
Nếu có người thân cấp một là bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, thì nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng lên. Tuy nhiên điều này không đơn giản là cha mẹ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp thì con cái chắc chắn sẽ mắc bệnh.
Các gen mang bệnh viêm khớp dạng thấp cần nhiều yếu tố liên quan khác để kích hoạt bệnh. Các yếu tố môi trường sống và lối sống cũng có thể góp phần dẫn đến viêm khớp dạng thấp. Một số bệnh nhiễm trùng, chấn thương, hút thuốc lá trong thời gian dài, tiếp xúc với khói bụi, béo phì, căng thẳng, cũng có thể làm tăng tỷ lệ phát triển viêm khớp dạng thấp.
Do đó, về vấn đề bệnh viêm đa khớp dạng thấp có di truyền không, các bác sĩ cho biết tình trạng này là không thể xác định và không rõ ràng. Không phải tất cả người mang gen gây bệnh hoặc có người thân cấp một mắc bệnh đều phát triển các triệu chứng viêm khớp dạng thấp. Do đó, các bác sĩ xác định, viêm khớp dạng thấp là không di truyền.
Mặc dù không di truyền, tuy nhiên các gen mang bệnh có thể làm tăng khả năng phát triển chứng rối loạn tự miễn này. Những gen này có liên quan đến hệ thống miễn dịch, chứng viêm mãn tính và đặc biệt là đối với viêm khớp dạng thấp. Điều quan trọng cần lưu ý là không phải tất cả mọi người mang gen gây bệnh đều phát triển các triệu chứng viêm khớp dạng thấp. Các triệu chứng bệnh có nguy cơ bùng phát nếu người bệnh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ và có lối sống thiếu lành mạnh.
Yếu tố ảnh hưởng đến viêm khớp dạng thấp
Bệnh viêm khớp dạng thấp không có di truyền. Tuy nhiên mang gen di truyền làm tăng nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là khi người bệnh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ, chẳng hạn như:
Giới tính và độ tuổi:
Viêm khớp dạng thấp có thể xuất hiện ở mọi giới tính, lứa tuổi, tuy nhiên theo ước tính có khoảng 70% người bệnh là phụ nữ. Những phụ nữ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp thường được chẩn đoán ở độ tuổi từ 30 – 60 tuổi. Điều này cho thấy nội tiết tố nữ có thể góp phần dẫn đến viêm khớp dạng thấp.
Ở nam giới, bệnh thường được chẩn đoán muộn hơn, điều này có thể dẫn đến nhiều rủi ro và biến chứng nghiêm trọng.
Mang thai:
Phụ nữ mang gen gây bệnh viêm khớp dạng thấp khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, đứa trẻ sinh ra với gen gây bệnh cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Điều này là do trong quá trình mang thai, một số tế bào thai nhi vẫn còn ở trong bụng mẹ. Các tế bào này có thể gây thay đổi các gen hiện có trong cơ thể của phụ nữ, làm tăng nguy cơ phát triển các triệu chứng viêm khớp dạng thấp. Điều này cũng giải thích vì sao phụ nữ dễ mắc bệnh RA hơn nam giới.
Các yếu tố môi trường và hành vi:
Các yếu tố rủi ro về môi trường và hành vi cũng đóng một vai trò rất lớn trong việc phát triển các triệu chứng viêm khớp dạng thấp. Những người hút thuốc thường có xu hướng gặp các triệu chứng viêm khớp dạng thấp nghiêm trọng và nguy cơ biến dạng khớp cao hơn so với những người khác.
Các yếu tố tiềm ẩn khác bao gồm sử dụng thuốc tránh thai hoặc liệu pháp thay thế hormone. Có một liên hệ giữa tình trạng kinh nguyệt không đều và bệnh viêm khớp dạng thấp. Phụ nữ đã sinh con hoặc đang cho con bú có thể giảm nhẹ nguy cơ mắc bệnh.
Các yếu tố môi trường khác bao gồm:
- Tiếp xúc với không khí ô nhiễm
- Tiếp xúc với thuốc diệt côn trùng
- Béo phì
- Tiếp xúc với dầu khoáng hoặc silica
- Phản ứng với chấn thương, bao gồm căng thẳng về thể chất hoặc cảm xúc
Các yếu tố môi trường có thể được thay đổi và góp phần ngăn ngừa nguy cơ phát triển viêm khớp dạng thấp cũng như hạn chế các biến chứng có thể xảy ra. Bỏ thuốc lá, giảm cân và giảm căng thẳng trong cuộc sống cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp.
Có thể phòng ngừa viêm khớp dạng thấp không?
Các yếu tố di truyền có thể làm tăng nguy cơ phát triển viêm khớp dạng thấp, tuy nhiên việc thay đổi lối sống cũng có thể góp phần ngăn ngừa các triệu chứng bệnh bùng phát cũng như hạn chế các tổn thương có thể xảy ra. Một số biện pháp phòng ngừa viêm khớp dạng thấp phổ biến bao gồm:
1. Dành thời gian nghỉ ngơi
Khi các khớp bị viêm, nguy cơ tổn thương cấu trúc và các mô mềm lân cận là rất cao. Do đó, người bệnh viêm khớp dạng thấp được khuyến khích dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Tuy nhiên người bệnh chỉ nên nghỉ ngơi trong một hoặc hai ngày để tránh gây cứng khớp và các vấn đề sức khỏe khác.
Duy trì một lối sống năng động và tăng cường sức bền là cần thiết trong việc ngăn ngừa các triệu chứng viêm khớp dạng thấp.
2. Tập thể dục
Đau và cứng khớp có thể gây ảnh hưởng đến khả năng di chuyển và hoạt động thể chất của người bệnh. Do đó một số người bệnh viêm khớp dạng thấp có xu hướng ít hoạt động, nghỉ ngơi nhiều. Điều này có thể gây mất khả năng vận động, mất sức mạnh cơ và gây cứng khớp. Ngoài ra, ít vận động thể chất cũng làm giảm sự ổn định của khớp, tăng cơn đau, mệt mỏi và các vấn đề sức khỏe khác.
Tập thể dục thường xuyên là một trong những điều cần thiết để ngăn ngừa và hạn chế các triệu chứng viêm khớp dạng thấp trở nên nghiêm trọng hơn. Người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ chuyên môn hoặc nhà vật lý trị liệu để được hướng dẫn các bài tập an toàn.
Các bài tập phù hợp để phòng ngừa viêm khớp dạng thấp bao gồm:
- Các bài tập tăng phạm vi vận động để bảo tồn và phục hồi chuyển động của khớp
- Bài tập tăng sức bền, chẳng hạn như đi bộ, bơi lội và đạp xe
- Các bài tập tăng cường sự linh hoạt của khớp
Các yếu tố di truyền có thể góp phần làm tăng nguy cơ phát triển viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên chỉ mang gen di truyền không đủ điều kiện phát triển các triệu chứng viêm khớp dạng thấp. Do đó, người mang gen gây bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi, tập thể dục, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh.
Tham khảo thêm: