Chữa Viêm Da Cơ Địa

Tác giả: Cập nhật: 3:07 pm , 27/06/2024

Cách chữa viêm da cơ địa tại nhà có thể cho hiệu quả tốt nếu nếu phù hợp cơ địa và được áp dụng ngay từ khi bệnh mới khởi phát. Từ những nguyên liệu dễ kiếm như chanh, lá tía tô, dầu dừa, nghệ… bạn có thể đẩy lùi nhanh các triệu chứng khó chịu mà không phải dùng thuốc.

15 cách chữa viêm da cơ địa tại nhà hiệu quả

Bệnh viêm da cơ địa là một dạng bệnh gây viêm da, khô da, kích ứng và nổi mẩn ngứa trên da do hệ thống miễn dịch bị rối loạn. Bệnh có thể khởi phát rất sớm ngay từ tuổi sơ sinh, nhất là khi trong gia đình trẻ có tiền sử bị hen suyễn, dị ứng cơ địa hay viêm mũi dị ứng.

Ở mức độ nhẹ, bệnh viêm da cơ địa có thể được điều trị tại nhà bằng các mẹo tự nhiên dưới đây:

1. Mẹo trị viêm da cơ địa bằng lá tía tô

Cách chữa viêm da cơ địa bằng lá tía tô đang được nhiều người áp dụng để cải thiện các triệu chứng khó chịu tại nhà. Loại lá này vừa là thực phẩm, vừa là thảo dược được sử dụng trong điều trị rất nhiều vấn đề về sức khỏe như viêm khớp, hắc lào, vảy nến, viêm da dị ứng và cả viêm da cơ địa.

cách chữa viêm da cơ địa tại nhà bằng lá tía tô
Lá tía tô có tác dụng kháng khuẩn, giảm nổi mẩn ngứa cho người bị viêm da cơ địa

Trong y học cổ truyền, lá tía tô là một vị thuốc có tính ấm, giúp hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu đến nuôi dưỡng, tái tạo các tế bào da bị tổn thương. Bên cạnh đó, thảo dược này còn có đặc tính sát khuẩn, tiêu thũng tự nhiên, giúp xoa dịu cơn ngứa ngáy khó chịu, giảm hiện tượng nổi sẩn, viêm ngứa ngoài da, ngăn ngừa nhiễm trùng.

Nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy, trong lá tía tô chứa một lượng lớn tinh dầu và các dưỡng chất như vitamin A, C, sắt hay phốt pho… Chúng có tác dụng chống oxy hóa, tiêu viêm, diệt khuẩn, giảm ngứa, bảo vệ da trước sự tấn công của các tác nhân gây hại, giúp tổn thương trên bề mặt da nhanh hồi phục mà không để lại vết thâm.

  • Cách 1: Rửa sạch lá tía tô rồi đem xay nhuyễn cùng vài hạt muối ăn. Lọc lấy nước cốt đem thoa lên vùng da bị tổn thương mỗi ngày 3 – 4 lần.
  • Cách 2: Giã nát lá tía tô với một ít muối rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị bệnh trong 20 phút. Lặp lại 2 lần trong ngày để giảm bớt cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
  • Cách 3: Hãm lá tía tô tươi hoặc khô làm trà uống. Sử dụng mỗi ngày 2 – 3 tách trà để ức chế phản ứng dị ứng, cải thiện các triệu chứng của viêm da cơ địa.
  • Cách 4: Sử dụng 1 nắm lá tía tô nấu nước tắm hoặc vệ sinh vùng da bị bệnh.

2. Chữa viêm da cơ địa bằng mật ong

Mật ong được dân gian sử dụng như một loại thuốc trị viêm da cơ địa. Giàu vitamin E và các loại axit amin, nguyên liệu này có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, ổn định chức năng hoạt động của hệ miễn dịch, làm giảm sự xuất hiện của các vết mẩn đỏ ngứa trên da.

Sử dụng mật ong theo đường uống hoặc bôi ngoài da còn mang đến nhiều lợi ích cho làn da như:

  • Cấp ẩm, ngăn ngừa bong tróc, nứt nẻ da
  • Làm dịu cảm giác kích ứng, ngứa ngáy khó chịu ở vùng da bị tổn thương
  • Kích thích tái tạo tế bào da mới thay thế cho các mô bị bệnh.
  • Làm dáng da, ngăn ngừa vết thâm sẹo.

Dân gian có những cách chữa viêm da cơ địa tại nhà bằng mật ong như sau:

  • Cách 1: Thoa trực tiếp mật ong nguyên chất lên da mỗi ngày 1 lần. Sau khi thoa mặt nạ, tiến hành mát xa và để da được thư giãn trong 30 phút mới rửa sạch lại.
  • Cách 2: Trộn mật ong với dầu dừa theo tỷ lệ 1:1. Thoa hỗn hợp lên da và để từ 20 – 30 phút.
  • Cách 3: Trộn mật ong với vài hạt muối ăn rồi thoa lên vùng da vị ảnh hưởng. Áp dụng đều đặn mỗi ngày 1 lần cho đến khi khỏi bệnh.
  • Cách 4: Pha mật ong với nước chanh ấm và uống vào buổi sáng giúp thanh lọc cơ thể, tăng cường khả năng miễn dịch và thúc đẩy quá trình tái tạo tổn thương trên da.

3. Lá đơn đỏ chữa viêm da cơ địa

Nếu bị viêm da cơ địa toàn thân hoặc bệnh ảnh hưởng đến diện tích da lớn, bạn có thể dùng lá đơn đỏ nấu nước tắm hoặc làm thuốc đắp bên ngoài. Trong dân gian, thảo dược này còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như lá đơn tía hay đơn tướng quân…

Đông y ghi nhận, lá đơn đỏ tính mát, vị đắng nhưng lại có tác dụng tích cực trong việc giải nhiệt, tiêu độc, giảm cảm giác ngứa ngáy, làm giảm phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch. Cùng với đó, các hoạt chất tanin, flavonoid hay saponin được tìm thấy trong cây còn hoạt động như một phương thuốc tiêu viêm, kháng khuẩn tự nhiên giúp chống bội nhiễm da, giảm nổi mẩn ngứa và chữa lành tổn thương trên da.

cách chữa viêm da cơ địa tại nhà bằng lá đơn đỏ
Lá đơn đỏ được dân gian sử dụng để nấu nước tắm, sắc uống hay đắp ngoài da chữa viêm da cơ địa tại nhà
  • Cách 1: Hái một nắm lá đơn đỏ đem rửa với nước muối pha loãng cho thật sạch. Bỏ lá vào nồi nấu cùng 2 lít nước. Đun sôi khoảng 10 phút rồi tắt bếp. Chờ nước nguội bớt lấy tắm rửa hoặc ngâm vùng da bị bệnh trong 30 phút.
  • Cách 2: Dùng 7 – 9 lá đơn đỏ rửa sạch, đem sắc kỹ với 3 bát nước cho cạn còn 2 bát. Gạn uống hết trong ngày.
  • Cách 3: Giã nát lá với một ít muối. Vắt nước cốt thoa vào tổn thương mỗi ngày 2 – 3 lần cho đến khi da hồi phục hoàn toàn.

4. Điều trị viêm da cơ địa bằng nghệ

Cách chữa viêm da cơ địa tại nhà từ nghệ cũng đang được nhiều người sử dụng. Với thành phần giàu curcumin, nghệ có khả năng chống oxy hóa mạnh. Thảo dược này giúp tiêu diệt các gốc tự do, loại bỏ các yếu tố dị nguyên, đồng thời giảm viêm da, xoa dịu cơn ngứa, đẩy nhanh tốc độ phục hồi của vùng da bị tổn thương mà không để lại sẹo hay vết thâm.

Bạn có thể sử dụng nghệ tươi hay bột nghệ đều được. Đây là một nguyên liệu dễ kiếm, thường có sẵn trong gian bếp và được các bà nội trợ sử dụng làm gia vị.

  • Cách 1: Bạn lấy 2 thìa bột nghệ hòa vào ly sữa ấm. Ngày dùng 1 – 2 ly để cải thiện tình trạng viêm da cơ địa từ bên trong cơ thể.
  • Cách 2: Trộn tinh bột nghệ với mật ong thành hỗn hợp sền sệt. Thoa một lớp mỏng lên vùng da bị bệnh và lưu lại trong 20 phút.
  • Cách 3: Thêm nghệ vào trong các món ăn hàng ngày như một loại gia vị thông thường.

5. Cách trị viêm da cơ địa tại nhà bằng cây ngải dại

Cây ngải dại được sử dụng làm thuốc chữa viêm da cơ địa trong Đông y. Thảo dược này được biết đến với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm nên có thể giúp ức chế phản ứng viêm trên da, đồng thời xoa dịu các cảm giác khó chịu do bệnh viêm da cơ địa gây ra.

Khi sử dụng, các hoạt chất trong cây ngải dại còn có tác dụng làm mềm da, ngăn ngừa hiện tượng bong tróc da, giảm ngứa và ức chế sự phát triển của các tế bào ác tính. Loại cây này mọc hoang, có thể được tìm thấy tại các khu đất trống.

cách trị viêm da cơ địa tại nhà bằng cây ngải dại
Cây ngải dại được nhiều người tin dùng làm thuốc chữa viêm da cơ địa tại nhà

Cách sử dụng:

  • Rửa sạch 1 nắm lá ngải dại, ngâm với nước muối loãng trong 15 phút rồi vớt ra rổ, để ráo nước
  • Đun sôi 1 lít nước rồi cho dược liệu vào nấu sôi trở lại trong 15 phút
  • Tiếp tục thêm vào 1 thìa muối, quậy tan
  • Đổ nước vào trong một cái chậu nhỏ, để nguội rồi dùng ngâm rửa khu vực bị tổn thương
  • Áp dụng đều đặn mỗi ngày 2 lần để giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu.

6. Bài thuốc chữa viêm da cơ địa từ lá khế

Lá khế có tính mát, giúp giải nhiệt, tiêu độc cho da. Cùng với đó, một số thành phần được tìm thấy trong lá còn có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm, giảm hiện tượng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ trên da.

Để giảm nhanh cơn ngứa và các cảm giác khó chịu khi bị viêm da cơ địa, bạn có thể dùng lá khế theo những cách sau:

  • Cách 1: Rửa sạch 1 nắm lá khế và vò nát. Sau đó, bỏ lá vào nồi nấu cùng 2 lít nước. Đun sôi trong 10 phút rồi cho thêm vào 1 thìa muối, khuấy tan. Chờ cho nước nguội bớt, lấy vệ sinh vùng da bị bệnh hoặc dùng tắm rửa toàn thân. Trong quá trình thực hiện, có thể lấy lá khế chà xát nhẹ lên da để các hoạt chất trong lá khế thẩm thấu vào sâu bên trong, giúp phát huy hiệu quả tối ưu.
  • Cách 2: Lá khế sau khi rửa sạch bạn bỏ vào chảo sao nóng. Đắp lên vùng da bị tổn thương và xoa nhẹ giúp giảm nhanh cơn ngứa.

7. Điều trị viêm da cơ địa bằng lá lốt

Lá lốt là thảo dược có tác dụng chữa nhiều bệnh, bao gồm cả viêm da cơ địa. Trong lá chứa nhiều chất chống oxy hóa flavonoid cùng một số hoạt chất quý như flavonoid, benzyl axetat hay ancaloit… Chúng có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, loại bỏ các tác nhân gây kích hoạt phản ứng dị ứng da, giảm đau, xoa dịu cơn ngứa cho người bệnh.

cách chữa viêm da cơ địa tại nhà bằng lá lốt
Lá lốt có đặc tính kháng khuẩn, tiêu viêm tự nhiên nên được dùng làm thuốc chữa viêm da cơ địa tại nhà
  • Cách 1: Rửa sạch 1 nắm lá lốt rồi bỏ vào máy xay sinh tố xay nhuyễn cùng 1/2 thìa muối, lọc lấy nước cốt. Tiếp theo đó, hãy vệ sinh vùng da bị bệnh cho sạch sẽ rồi lấy nước cốt lá lốt thoa lên da mỗi ngày 1 lần, mỗi lần để 20 phút.
  • Cách 2: Lấy 30g lá lốt tươi sắc kỹ lấy nước đặc. Chia làm vài lần uống trong ngày.

8. Trị viêm da cơ địa với bài thuốc từ cây lược vàng

Thêm một cách chữa viêm da cơ địa tại nhà đơn giản để bạn tham khảo đó là dùng cây lược vàng. Loại cây này vị chua, tính mát, có thể giúp tiêu thũng, diệt khuẩn, kháng viêm, thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương trên da.

Theo nghiên cứu hiện đại, các hoạt chất flavonoid hay steroid được tìm thấy trong cây lược vàng hoạt động như một loại thuốc kháng viêm tự nhiên. Chúng giúp giảm hiện tượng viêm da, nổi mẩn đỏ, cải thiện khả năng miễn dịch cho da.

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị 2 – 3 cái lá lược vàng già được hái vào lúc sáng sớm khi mặt trời chưa mọc
  • Rửa sạch lá, bỏ vào cối giã nát cùng vài hạt muối ăn.
  • Đắp hỗn hợp lên vùng da cần điều trị trong 15 phút rồi gỡ ra.
  • Chăm chỉ áp dụng bài thuốc này hàng ngày trong khoảng 1 tuần liên tục để tổn thương trên da hồi phục hoàn toàn.

9. Hành hoa chữa viêm da cơ địa

Nếu trong nhà có sẵn cây hành hoa, bạn có thể tận dụng để điều trị viêm da cơ địa. Loại cây này được sử dụng để điều trị viêm da cơ địa nhờ chứa S-propenyl-L-eine sulfoxide. Đây là một chất kháng sinh tự nhiên có tác dụng diệt khuẩn, giảm viêm da, chống nhiễm trùng, làm dịu cơn ngứa.

cách chữa viêm da cơ địa tại nhà bằng hành hoa
Ngâm rửa vùng da bị bệnh viêm da cơ địa mỗi ngày sẽ giúp giảm ngứa, ngăn ngừa nhiễm trùng da.

Các bước sử dụng:

  • Trước tiên, bạn cần chuẩn bị 100g hành hoa, 1/2 thìa muối và một ít nước sạch.
  • Đem hành rửa sạch, cắt khúc ngắn
  • Đun sôi 1 lít nước rồi cho hành hoa và muối vào nấu thêm 5 phút nữa.
  • Để nước vừa nấu nguội bớt, lấy ngâm khu vực bị viêm da cơ địa vào trong 20 phút.
  • Áp dụng mỗi ngày trước khi đi ngủ trong 1 – 2 tuần liên tục.

10. Bí quyết chữa viêm da cơ địa bằng lá ổi

Lá ổi được dân gian sử dụng làm thuốc chữa nhiều bệnh như tiêu chảy, kiết lỵ, á sừng, lang ben hay viêm da cơ địa. Trong lá chứa nhiều tanin có tác dụng chống viêm, giảm nổi mẩn đỏ và cảm giác ngứa ngáy ở vùng da bị ảnh hưởng.

Cách sử dụng:

  • Lá ổi tươi rửa sạch, để ráo nước
  • Tiếp theo, bỏ lá vào nồi. Đổ thêm 2 lít nước và đun sôi, vặn nhỏ lửa nấu thêm 5 phút nữa.
  • Gạn nước vừa nấu ra một cái chậu sạch, chờ cho nước nguội còn hơi âm ấm thì lấy ngâm rửa vùng da bị bệnh.
  • Thực hiện cách này mỗi ngày để bệnh nhanh có sự tiến triển.

11. Trà xanh trị viêm da cơ địa

Trong số những cách chữa viêm da cơ địa tại nhà, mẹo trị bệnh từ trà xanh cũng được đánh giá cao. Nguyên liệu này chứa EGCG, polyphenol cùng nhiều loại vitamin và khoáng chất. Khi được hấp thụ, các chất này hoạt động bằng cách chống oxy hóa, tiêu diệt gốc tự do, ức chế phản ứng dị ứng, giảm viêm ngứa trên da.

cách chữa viêm da cơ địa tại nhà bằng trà xanh
Trà xanh giàu chất chống oxy hóa giúp kháng viêm, xoa dịu cơn ngứa, giảm thiểu tổn thương cho người bị viêm da cơ địa

Trà xanh là một nguyên liệu lành tính, có thể dùng chữa viêm da cơ địa cho trẻ em và người lớn. Cách sử dụng như sau:

  • Rửa sạch 1 nắm lá trà xanh rồi vớt ra rổ, vò nát
  • Bỏ lá trà vào nồi nấu chung với 1 – 2 lít nước. Đun sôi trong 5 phút
  • Dùng nước vừa nấu tắm rửa hoặc vệ sinh da hàng ngày.

12. Trị viêm da cơ địa bằng lá trầu không

Lá trầu không được sử dụng làm thuốc chữa viêm da cơ địa, eczema, dị ứng da, ngứa ngáy, nổi mẩn ngoài da nhờ có đặc tính kháng viêm, diệt khuẩn tự nhiên. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên dùng lá bánh tẻ.

Cách sử dụng:

  • Rửa sạch 7 – 10 lá trầu không
  • Bỏ lá vào nồi đun sôi với 2 lít nước trong 10 phút
  • Pha loãng với một ít nước lọc cho nguội rồi dùng tắm rửa toàn thân hoặc vệ sinh vùng da bị viêm.

13. Mẹo chữa viêm da cơ địa tại nhà bằng lá đu đủ

Để cải thiện các triệu chứng bệnh viêm da cơ địa mà không phải dùng thuốc, bạn có thể cân nhắc sử dụng mẹo trị bệnh từ đu đủ. Nguyên liệu này chứa thành phần apain hay chymopapain. Chúng có khả năng giảm viêm da, ức chế hoạt động của vi khuẩn gây hại, ngăn ngừa nhiễm trùng da.

cách chữa viêm da cơ địa tại nhà bằng lá đu đủ
Trong dân gian, lá đu đủ được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên, giúp đẩy lùi các triệu chứng bệnh viêm da cơ địa một cách an toàn

Cách sử dụng:

  • Dùng 3 cái lá đu đủ kết hợp với 1 củ hành tây và một nắm lá đinh răng
  • Hành tây lột vỏ. Các loại lá đem rửa sạch, thái nhỏ.
  • Cho tất cả vào cối giã nát
  • Dùng hỗn hợp đắp lên khu vực bị viêm da cơ địa trong 20 phút.
  • Lặp lại mỗi ngày 2 lần.

14. Dầu dừa chữa viêm da cơ địa

Dầu dừa không chỉ được sử dụng trong nấu ăn, làm đẹp mà còn có tác dụng chữa bệnh. Nguyên liệu này được xem là cứu cánh cho nhiều bệnh nhân bị viêm da cơ địa.

Phân tích thành phần của dầu dừa cho thấy, nguyên liệu này chứa nhiều vitamin A, E và nhiều loại axit béo. Chúng giúp làm dịu cảm giác kích ứng và tình trạng ngứa ngáy trên da, dưỡng ẩm, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào mới để chữa lành vùng da bị tổn thương.

Cách sử dụng:

  • Làm sạch vùng da cần điều trị, lau khô
  • Lấy lượng tinh dầu vừa đủ thoa lên da và lưu lại ít nhất 20 phút
  • Bạn có thể thoa dầu vào buổi tối trước khi đi ngủ. Để qua đêm rồi rửa lại vào sáng hôm sau để đạt được hiệu quả tốt hơn.

15. Dùng chanh trị viêm da cơ địa tại nhà

Chanh cung cấp nhiều vitamin C và axit hữu cơ. Chúng hoạt động bằng cách ổn định hệ miễn dịch, giảm viêm da, diệt khuẩn, đồng thời giúp da nhanh hồi phục mà không để lại vết thâm sẹo mất thẩm mỹ.

cách chữa viêm da cơ địa tại nhà bằng chanh
Chanh cung cấp nhiều vitamin C giúp giảm hiện tượng viêm đỏ, nổi mẩn ngứa cho người bị viêm da cơ địa

Cách sử dụng:

  • Bạn vắt chanh lấy nước cốt rồi pha loãng với nước lọc theo tỷ lệ 2:1
  • Dùng bông gòn thấm nước cốt chanh thoa lên vùng da cần điều trị
  • Để khoảng 10 phút rồi làm sạch lại da.

Bị viêm da cơ địa khi nào cần dùng thuốc điều trị?

Những cách chữa viêm da cơ địa tại nhà có tác dụng chậm chỉ đáp ứng được với các trường hợp bị bệnh nhẹ, tổn thương da khu trú ở một hay vài vị trí nhỏ trên da. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào áp dụng cũng đạt được hiệu quả như mong đợi. Điều này còn phụ thuộc vào cơ địa và cách thức áp dụng của từng người.

Bạn nên đi khám và dùng thuốc bác sĩ kê đơn để chữa viêm da cơ địa trong các trường hợp sau:

  • Đã áp dụng những cách chữa viêm da cơ địa tại nhà nhưng bệnh vẫn tiếp tục tiến triển nặng hơn.
  • Bị ngứa ngáy liên tục hoặc có các triệu chứng nghiêm trọng ngoài da, chẳng hạn như viêm đỏ da, nổi mẩn ngứa có mủ, lở loét da.
  • Bệnh viêm da cơ địa nặng, ảnh hưởng đến toàn thân.

Trong quá trình điều trị viêm da cơ địa, cần chú ý giữ vệ sinh da sạch sẽ. Tăng cường bổ sung các dưỡng chất cho da thông qua nguồn rau xanh và trái cây. Tập thể dục mỗi ngày và tránh stress để ổn định hoạt động của hệ miễn dịch, giúp bệnh nhanh được chữa khỏi.

Nguồn tham khảo
Chuyên khoa
Bệnh học tham khảo
Điều trị tham khảo
Bài thuốc tham khảo
    Triệu chứng tham khảo
    Dinh dưỡng tham khảo
    Chuyên gia
    • Thạc sĩ
    • Da liễu
    • Hơn 20 năm
    • Bệnh viện Da liễu Trung ương

    Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn có nhiều năm kinh nghiệm trong giải quyết các vấn đề da liễu cho phụ nữ và trẻ nhỏ. Nhiều bệnh nhân tỏ ra yêu mến và nhận xét bác sĩ Nhàn có thái độ chăm sóc, khám chữa bệnh tận tâm, luôn niềm nở và nhẹ nhàng…

    Xem tiếp
    • Tiến sĩ, Phó giáo sư
    • Da liễu
    • Hơn 30 năm
    • Bệnh viện Da liễu Trung ương

    Bác sĩ Trần Lan Anh là một trong những bác sĩ có nhiều kinh nghiệm khám chữa trong Ngành Da liễu Việt Nam. Trong thời gian công tác, bác sĩ Lan đã có nhiều cống hiến trong việc đào tạo cán bộ và điều trị cứu chữa cho người bệnh. Vì vậy bác sĩ Lan được trao nhiều bằng khen, phần thưởng danh giá và được nhiều người yêu mến.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Bác sĩ, Tiến sĩ
    • Da liễu
    • Hơn 30 năm
    • Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

    Bác sĩ Châu Văn Trở có một sự quan tâm đặc biệt dành cho chuyên khoa da liễu. Chính vì vậy ông đã nỗ lực và quyết tâm để chinh phục lĩnh vực này. Hiện nay bác sĩ Châu Văn Trở đã hoàn thành khóa đào tạo cao cấp Tiến sĩ Y khoa, chuyên ngành Da liễu. Những nỗ lực tích lũy kiến thức và kỹ năng chuyên môn đã giúp bác sĩ Trở có khả năng khám,  điều trị nhiều vấn đề và bệnh lý da liễu, chăm sóc da và thẩm mỹ da cho người bệnh.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Bác sĩ
    • Da liễu
    • Hơn 10 năm
    • Bệnh viện Da liễu Trung ương

    Bác sĩ Thành đã lớn tuổi và luôn thực hiện công việc khám chữa bệnh trong ngành da liễu nên có nhiều kinh nghiệm trong nghề. Bác sĩ đã chữa trị khỏi cho nhiều người bị mắc các bệnh da liễu khó chữa như viêm da cơ địa, bệnh dị ứng da, mụn nhọt. Bên cạnh đó bác sĩ Thành cũng chữa trị thành công các chứng bệnh da liễu khác như rôm sảy, mụn trứng cá, nám, tàn nhang, da nhờn, mề đay...

    Xem tiếp
    • Bác sĩ
    • Da liễu
    • Hơn 20 năm
    • Bệnh viện Da liễu Trung ương

    Bác sĩ Phạm Hồng Lãnh có nhiều năm kinh nghiệm trong chữa trị các bệnh về da liễu. Trong quá trình công tác, bác sĩ Lãnh luôn cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu về da liễu và cách chữa trị bệnh nhằm mang lại hiệu quả và sự an toàn cho người bệnh. Nhờ vậy bác sĩ Lãnh đã tìm ra phương pháp diều trị bệnh lý về da, nhất là nám và tàn nhang bằng sinh học.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Bác sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II, Tiến sĩ
    • Đa khoa, Y học cổ truyền
    • Hơn 30 năm
    • Nhất Nam Y Viện

    Bác sĩ  Vân Anh có nền tảng kiến thức và chuyên môn cao. Bác sĩ đã điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân mắc phải chứng bệnh về sỏi, mất ngủ, nam khoa, xương khớp, tiêu hóa, da liễu, tai – mũi – họng, bệnh tự kỷ, dị ứng, các bệnh về thần kinh, ...

    Xem tiếp
    Cơ Sở Y Tế
    Chính thức
    • Cơ sở 1: Số 79B Nguyễn Khuyến - Văn Miếu - Đống Đa - Hà Nội. Cơ sở 2: Số 20 Bế Văn Đàn - Hà Đông - Hà Nội. Cơ sở 3: Xã Đông Yên - Huyện Quốc Oai - Hà Nội
    • Da liễu
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Da liễu Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành Da liễu của Thành phố, với chức năng khám chữa bệnh cho bệnh nhân da liễu.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • số 4 đường Núi Thành, phường 13, quận Tân Bình, TP. HCM
    • Đa khoa
    • Bệnh viện tư nhân

    Bệnh viện Mỹ Đức được thành lập năm 2012, với chức năng chính là khám chữa và chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, trẻ nhỏ, điều trị vô sinh - hiếm muộn.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • 800 giường bệnh
    • 314 đường Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
    • Đa khoa
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Nguyễn Trãi có tiền thân là Y Viện Phước Kiến do một cộng đồng người Hoa thành lập vào năm 1909, chuyên điều trị bệnh theo Đông y.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Quốc lộ 22 - Ấp Chợ , Xã Tân Phú Trung, Huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh
    • Đa khoa
    • Bệnh viện tư nhân

    Bệnh viện Xuyên Á được thành lập vào năm 2012 với ý tưởng ban đầu là Công ty Cổ phần Đầu tư Bệnh viện Xuyên Á.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • 600 giường bệnh
    • số 12 Chu Văn An, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Thành Phố Hà Nội
    • Đa khoa
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn là bệnh viện hạn 1 của Thành phố Hà Nội, quy mô 600 giường bệnh, 45 khoa/ phòng, hơn 1000 cán bộ nhân viên và 7 chuyên khoa đầu ngành

    Xem tiếp
    Chính thức
    • 800 giường bệnh
    • số 29, Đường Phú Châu, Khu Phố 5, Phường Tam Phú, Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
    • Đa khoa
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Thủ Đức được thành lập năm 2007 trên cơ sở tách ra từ Trung tâm Y tế Quận Thủ Đức.

    Xem tiếp

    Bài viết liên quan