Chữa Hắc Lào Tại Nhà

Tác giả: Cập nhật: 11:29 am , 27/06/2024

Những cách trị hắc lào tại nhà thường sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên dễ kiếm như củ riềng, rau răm, chuối xanh hay lá trầu không để khắc phục bệnh. Chúng giúp ức chế sự phát triển của vi nấm gây bệnh, đồng thời giảm viêm, xoa dịu cơn ngứa ngáy khó chịu trên da và ức chế sự lan rộng của tổn thương. 

Hắc lào là một dạng nhiễm trùng ngoài da do vi nấm gây ra, thường gặp nhất là nấm trychophytone hay microsporum. Căn bệnh này ảnh hưởng đến mọi đối tượng và có khả năng lây lan cho người khác thông qua tiếp xúc da trực tiếp hoặc dùng chung đồ cá nhân. Nguyên nhân là do người bệnh sống trong môi trường nóng ẩm, bí khí, vệ sinh cơ thể kém tạo điều kiện cho vi nấm phát triển mạnh mẽ và tấn công vào da.

Cách Chữa Hắc Lào Tại Nhà
Cách chữa hắc lào tại nhà có tính an toàn cao nên được nhiều bệnh nhân áp dụng

Điểm đặc trưng của bệnh hắc lào là tình trạng ngứa ngáy và nổi mẩn đỏ, mụn nước. Nốt mẩn ngứa tập chung ở những vùng da tổn thương, tạo thành những hình tròn như đồng tiền trong thời gian đầu mắc bệnh, sau đó lan rộng ra bề mặt của cơ thể.

Có nhiều cách điều trị hắc lào khác nhau như: dùng thuốc tây y, dùng mẹo chữa dân gian,… Tùy vào từng tình trạng, mức độ bệnh sẽ áp dụng cách điều trị phù hợp nhằm đạt hiệu quả tốt nhất. Trường hợp chỉ bị hắc lào nhẹ, dân gian thường sử dụng các mẹo chữa hắc lào tại nhà từ các nguyên liệu thiên nhiên. Chúng giúp khắc phục các triệu chứng bệnh một cách tự nhiên mà không gây tác dụng phụ cho da.

11 cách chữa hắc lào đơn giản tại nhà

Với những nguyên liệu sẵn có, dễ tìm kiếm ngay tại nhà bếp của bạn, việc điều trị dứt điểm hắc lào sẽ không khó. Những mẹo chữa hắc lào đơn giản dưới đây đã được sử dụng từ lâu đời trong dân gian, có thể mang lại hiệu quả tích cực khi được áp dụng sớm và đúng cách. 

1. Chuối xanh – mẹo chữa hắc lào nhanh chóng

Chuối xanh là một trong những nguyên liệu thiên nhiên được dân gian sử dụng rộng rãi nhất trong điều trị hắc lào tại nhà. Thành phần Muscarin được tìm thấy trong quả có tác dụng tiêu diệt vi nấm. Trong khi đó, các thành phần như serotonin, dopamine hay vitamin C lại giúp cải thiện triệu chứng bệnh bằng cách kháng viêm, giảm ngứa, làm khô se bề mặt tổn thương, giúp da nhanh hồi phục.

Cách thực hiện:

  • Bạn cần chuẩn bị 1 quả chuối già. Tốt nhất là mới hái trên cây xuống để thu được nhiều nhựa.
  • Rửa sạch quả chuối rồi thái thành lát mỏng.
  • Đắp các lát chuối phủ kín vùng da bị hắc lào và để khoảng 30 phút
  • Cuối cùng bạn lấy nước ấm rửa sạch lại da.
  • Chăm chỉ thực hiện mỗi ngày 1 lần để bệnh hắc lào nhanh có sự tiến triển tốt.

2. Lá trầu không – thảo dược chữa hắc lào dễ kiếm

Nếu đang tìm kiếm một mẹo chữa hắc lào tại nhà an toàn, bạn không nên bỏ qua bài thuốc từ lá trầu không. Thảo dược này khá dễ kiếm, có thể được tìm thấy tại hầu hết các chợ. Một số gia đình ở nông thôn còn trồng cả cây để lấy lá ăn chung với quả cau hoặc làm thuốc chữa rôm sảy, nổi mề đay, hắc lào và nhiều bệnh lý khác.

Trong lá trầu chứa nhiều tinh dầu với thành phần chủ yếu là các hoạt chất kháng viêm, diệt nấm tự nhiên. Chúng có tác dụng tiêu diệt nấm, giảm ngứa và ngăn ngừa bội nhiễm da.

Mẹo Chữa Hắc Lào Tại Nhà Bằng Lá Trầu Không
Lá trầu không chứa chất kháng viêm, diệt nấm, giúp giảm nhanh cơn ngứa do bệnh hắc lào gây ra

Cách sử dụng:

  • Dùng lá trầu làm thuốc bôi: Bạn hái 3 – 4 cái lá trầu không bánh tẻ đem rửa sạch, ngâm với nước muối. Bỏ lá vào máy xay nhuyễn và vắt nước cốt thoa lên vết hắc lào mỗi ngày vài lần.
  • Tắm nước lá trầu: Để ngăn ngừa hắc lào lan rộng và điều trị bệnh ở nhiều vị trí da, bạn có thể nấu nước lá trầu tắm rửa mỗi ngày. Khi nấu có thể bỏ thêm vài hạt muối ăn để tăng công dụng diệt nấm.

3. Mẹo trị hắc lào tại nhà với lá răm

Rau răm theo đông y công nhận có tính ấm, nóng giúp hạn chế hắc lào lây lan cũng như biến chứng mà bệnh gây ra. Khi sử dụng, nguyên liệu này còn phát huy tác dụng sát trùng, tiêu viêm, kháng khuẩn vùng da bị nhiễm nấm, cải thiện tình trạng mụn nước, mẩn đỏ, sưng ngứa trên da. Đây là một trong số những mẹo chữa bệnh hắc lào đơn giản, tiết kiệm.

Dân gian có 2 cách dùng rau răm chữa bệnh hắc lào như sau:

  • Đắp rau răm: Rửa sạch 1 nắm rau răm với nước muối pha loãng, vớt ra cho ráo nước. Sau đó, bạn bỏ rau vào cối giã nát. Đắp trực tiếp lên các vết lang ben sau khi đã vệ sinh vùng da bị bệnh sạch sẽ. Để khoảng 1 tiếng sau hãy bỏ ra và rửa lại da cho sạch.
  • Rau răm ngâm rượu: Bỏ cả thân và lá rau răm vào hũ thủy tinh và đổ ngập rượu vào ngâm. Nếu muốn nhanh sử dụng được, bạn nên giã nát rau. Trường hợp bị hắc lào, hãy lấy rượu rau răm thoa lên vùng tổn thương mỗi ngày 1 – 2 lần.

4. Bí quyết chữa bệnh hắc lào bằng quả bồ kết

Quả bồ kết thường được dân gian sử dụng để nấu nước gội đầu, giúp trị gàu, làm mượt tóc. Tuy nhiên, ít ai ngờ được rằng nguyên liệu này còn có tác dụng chữa bệnh hắc lào.

Sở hữu hàm lượng Saponin và flavonoid dồi dào, quả bồ kết có tác dụng kháng khuẩn, giảm hiện tượng viêm ngứa trên bề mặt da, ức chế nấm phát triển. 

Cách Chữa Hắc Lào Tại Nhà Bằng Quả Bồ Kết
Quả bồ kết có tác dụng chống oxy hóa, ức chế vi nấm gây bệnh hắc lào phát triển

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị 3 quả bồ kết ( bẻ nhỏ ) và 1 nắm lá trà xanh
  • Bỏ cả hai nguyên liệu trên vào nồi nấu với 1 lít nước. Đun sôi khoảng 10 phút.
  • Để nước bớt nóng , dùng ngâm rửa vùng da bị bệnh mỗi ngày 1 lần.

5. Đu đủ xanh chữa hắc lào

Đu đủ xanh không chỉ được sử dụng trong ẩm thực mà còn có tác dụng trị hắc lào. Nghiên cứu cho thấy, thành phần papain trong quả có tác dụng tiêu diệt bào tử nấm, làm giảm nồng độ độc tố các độc tố toxin trên vùng da bị bệnh, đẩy nhanh tốc độ tái tạo da.

Thêm vào đó, đu đủ xanh cũng chứa nhiều vitamin C và các khoáng tố thiết yếu cho da. Chúng giúp hỗ trợ kháng viêm, làm tăng sức đề kháng cho da, ngăn chặn sự lan rộng của bệnh hắc lào.

Các bước sử dụng:

  • Bạn dùng 1 quả đu đủ xanh mới hái, đem rửa sạch
  • Bổ quả đu đủ làm đôi, bỏ hạt và thái thành những lát mỏng.
  • Đắp đu đủ lên vùng da bị bệnh và giữ cố định trong khoảng 1 tiếng mới gỡ ra.
  • Thực hiện 1 – 2 lần trong ngày. Chú ý không áp dụng cách này cho vùng da nhạy cảm.

6. Bài thuốc điều trị hắc lào từ củ riềng

Thêm một cách chữa hắc lào tại nhà đơn giản để bạn tham khảo đó chính là dùng bài thuốc từ củ riềng. Với thành phần chứa nhiều galangola, flavonoid hay diarylheptanoid,… nguyên liệu này có tác dụng chống oxy hóa, diệt nấm, giảm hiện tượng viêm đỏ trên bề mặt da.

Sử dụng củ riềng theo đường bôi ngoài còn giúp giảm nhanh cơn ngứa, mang đến cho bạn một làn da sáng đều màu hơn. Tuy nhiên, chất cay trong riềng có thể khiến làn da nhạy cảm bị kích ứng. Vì vậy, hãy thận trọng khi áp dụng cách này để trị hắc lào cho trẻ em hay hắc lào ở háng, ở mặt.

Cách Trị Hắc Lào Tại Nhà bằng củ riềng
Bài thuốc trị hắc lào từ củ riềng đang được áp dụng rộng rãi trong dân gian

Cách sử dụng:

  • Thoa nước cốt củ riềng nguyên chất: Củ riềng rửa sạch, giã nát rồi dùng bông gòn thấm nước lên vùng da bị bệnh mỗi ngày 1 – 2 lần.
  • Đắp mặt nạ củ riềng: Với cách này, bạn chỉ cần thái củ riềng thành những lát mỏng và đắp trực tiếp lên da là được. Nếu không thể ở yên một chỗ, bạn nên dùng gạc y tế quấn cố định lại. Sau khoảng 1 tiếng mới gỡ ra.
  • Dùng riềng ngâm rượu: Củ riềng rửa sạch, thái lát mỏng rồi bỏ vào bình thủy tinh và đổ ngập rượu vào ngâm trong khoảng 7 ngày. Để trị hắc lào, bạn lấy bông gòn thấm một ít rượu thuốc bôi lên các đốm tròn khác màu trên da và để ít nhất 30 phút mới rửa lại. Áp dụng mỗi ngày 2 – 3 lần liên tục trong một thời gian cho đến khi làn da khôi phục hoàn toàn.
  • Riềng tươi kết hợp với chanh: Trước tiên, bạn giã nát một củ riềng tươi. Trộn thêm vào 1 thìa nước cốt chanh rồi bỏ vào nồi đun nóng hỗn hợp. Cuối cùng chỉ cần lấy tăm bông thấm nước thoa lên vùng da bị bệnh mỗi ngày 2 – 3 lần cho đến khi bệnh hắc lào được điều trị dứt điểm.

7. Bí quyết chữa hắc lào từ nha đam

Nha đam là thảo dược dễ kiếm nhưng có nhiều tác dụng trong điều trị bệnh, bao gồm bệnh viêm da, vảy nến, á sừng, ngứa ngoài da và cả bệnh hắc lào. Chứa thành phần sát trùng tự nhiên, nha đam có thể giúp ức chế quá trình phân chia tế bào của nấm và vi khuẩn, làm dịu cơn ngứa và ngăn ngừa bội nhiễm vi khuẩn.

Sử dụng nha đam đúng cách còn mang lại nhiều lợi ích cho vùng da bị hắc lào như:

  • Làm dịu kích ứng và đẩy nhanh tốc độ phục hồi da
  • Giúp da sáng đều màu
  • Ngăn ngừa sự hình thành của các vết sẹo thâm.

Các bước sử dụng:

  • Trước tiên, bạn cần chuẩn bị 1 lá nha đam tươi, rửa sạch rồi gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài
  • Xay nhuyễn ruột nha đam bằng máy xay sinh tố
  • Thoa nguyên liệu vừa xay lên vết hắc lào và để từ 20 – 30 phút cho các hoạt chất trong nha đam có đủ thời gian phát huy tác dụng.
  • Thực hiện mỗi tuần 3 lần.

*Lưu ý khi áp dụng cách chữa hắc lào tại nhà bằng nha đam:

  • Làm sạch vùng da cần điều trị với nước ấm trước khi đắp mặt nạ để các hoạt chất dễ dàng thấm sâu vào da.
  • Không để nha đam trên da quá lâu khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn
  • Không đắp nha đam lên vùng da bị trầy xước, viêm loét.
  • Nha đam có tính tẩy nên trong thời gian đắp mặt nạ da có thể mỏng hơn. Bạn nên bảo vệ, che chắn da cẩn thận khi ra ngoài nắng.

8. Cách trị hắc lào tại nhà bằng giấm táo

Giấm táo có nhiều ứng dụng trong đời sống hàng ngày như làm gia vị nấu ăn, làm đẹp hay chữa bệnh. Với thành phần giàu axit acetic, nguyên liệu này được xem là khắc tinh của vi khuẩn và nấm. Nó giúp ức chế, tiêu diệt vi nấm gây bệnh hắc lào, giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu trên da.

Khi sử dụng theo đường bôi ngoài, giấm táo còn bổ sung nhiều loại vitamin và khoáng tố quan trọng. Chúng tham gia vào quá trình tái tạo tế bào da mới, giúp nhanh chóng xóa mờ các đốm hắc lào trên da, ngăn ngừa sự hình thành của sẹo và vết thâm, trả lại cho bạn một làn da sáng đều màu hơn.

Cách Chữa Hắc Lào Tại Nhà Bằng Giấm Táo
Dấm táo được xem là khắc tinh của bệnh hắc lào, giúp diệt nấm, cải thiện các triệu chứng bệnh một cách tự nhiên

Cách sử dụng:

  • Thoa giấm táo nguyên chất: Làm sạch vùng da bị bệnh và lau khô. Dùng bông gòn thấm nước giấm táo bôi lên khu vực bị ảnh hưởng rồi để khô tự nhiên cho giấm táo phát huy được hiệu quả. Thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 lần để vết hắc lào nhanh biến mất.
  • Giấm táo kết hợp với mật ong: Trộn hai nguyên liệu này với nhau theo tỷ lệ 1:1. Thoa một lớp mỏng mặt nạ lên khu vực cần điều trị và rửa sạch lại sau khoảng 30 phút.

9. Tỏi chữa bệnh hắc lào

Mẹo chữa hắc lào tại nhà bằng tỏi cũng đang được áp dụng rộng rãi trong dân gian. Nguyên liệu này còn có rất nhiều tác dụng trị bệnh khác như viêm da, cảm cúm, viêm khớp gối, viêm họng hay ngăn ngừa ung thư.

Sở dĩ, tỏi được sử dụng làm thuốc trị hắc lào vì những lý do sau:

  • Tỏi cung cấp hàm lượng allicin dồi dào. Đây là một hoạt chất kháng sinh có tác dụng mạnh mẽ trong việc tiêu diệt vi khuẩn, ức chế nấm phát triển, đồng thời chống lại tình trạng nhiễm trùng, viêm đỏ ở vùng da bị bệnh.
  • Thành phần selen được tìm thấy trong tỏi có tác dụng chống oxy hóa, tiêu diệt các gốc tự do, bảo vệ các tế bào da khỏe mạnh và giảm thiểu tổn thương cho da khi bị các tác nhân có hại tấn công.
  • Bên cạnh đó, tỏi còn bổ sung nhiều loại vitamin và khoáng chất giúp giảm ngứa, làm dịu vùng da bị kích ứng, kích thích tái tạo các tế bào da mới thay thế cho mô bị tổn thương.

Cách sử dụng:

  • Thoa nước cốt tỏi: Bạn lấy vài tép tỏi tươi giã nát. Thêm vào tỏi 3 thìa nước đun sôi để nguội, trộn đều lên và chắt lấy nước cốt. Khi dùng chỉ cần lấy nước tỏi thoa lên vùng da bị bệnh 2 – 3 lần trong ngày, cơn ngứa và các cảm giác khó chịu do bệnh hắc lào gây ra sẽ thuyên giảm đáng kể.
  • Đắp tỏi: Lột sạch vỏ tỏi rồi đem giã nát. Đắp trực tiếp lên vùng da bị hắc lào trong 20 phút. Lặp lại 2 – 3 lần trong ngày tùy theo tình trạng bệnh.
  • Tỏi ngâm rượu: Tỏi tươi thái lát mỏng, bỏ vào hũ ngâm chung với rượu trắng trong 15 ngày. Mỗi lần sử dụng, bạn lấy lượng rượu vừa đủ thoa lên khu vực cần điều trị. Thực hiện vài lần trong ngày.
  • Tỏi ngâm mật ong: Thay vì ngâm với rượu, bạn có thể sử dụng mật ong và thoa lên da theo cách tương tự. Mật ong được sử dụng kết hợp với tỏi sẽ giúp làm tăng công dụng kháng khuẩn, giảm viêm. Nguyên liệu này cũng bổ sung chất dưỡng ẩm, vitamin E và nhiều dưỡng chất thiết yếu cho quá trình tái tạo tổn thương trên bề mặt da.

10. Điều trị hắc lào tại nhà bằng các loại tinh dầu

Một số loại tinh dầu thiên nhiên được xem là khắc tinh của bệnh hắc lào, chẳng hạn như tinh dầu sả, dầu ô liu, tinh dầu tỏi, tinh dầu tràm hay dầu dừa. Chúng đều có đặc tính kháng viêm, diệt nấm tự nhiên nên giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng khó chịu do bệnh hắc lào gây ra.

Đặc biệt, hàm lượng dưỡng chất có trong tinh dầu khá đậm đặc. Khi sử dụng theo đường bôi ngoài, chúng nhanh chóng thẩm thấu vào sâu bên trong các lớp da, giúp thúc đẩy quá trình sửa chữa, tái tạo các mô bị tổn thương.

Cách Chữa Hắc Lào Tại Nhà Bằng Tinh Dầu
Một số loại tinh dầu thiên nhiên có khả năng diệt nấm, giảm ngứa nên được sử dụng thay thế cho thuốc điều trị bệnh hắc lào

Cách sử dụng:

  • Dùng nước ấm rửa sạch vùng da bị bệnh và để khô tự nhiên
  • Thoa một lớp mỏng tinh dầu lên da. Tránh bôi quá nhiều khiến da bị kích ứng hoặc làm tinh dầu lâu khô, dễ tích tụ bụi bẩn hay dính vào quần áo.
  • Lưu lại tinh dầu trên da ít nhất 20 phút mới rửa lại bằng nước sạch. Để nâng cao hiệu quả điều trị, bạn có thể thoa tinh dầu trị hắc lào vào buổi tối và để qua đêm.

11. Chữa hắc lào tại nhà hiệu quả với củ nghệ

Củ nghệ vàng chứa thành phần quan trọng là curcumin. Chất này đã được khoa học chứng minh là có tác dụng chống oxy hóa mạnh, giúp ức chế vi nấm gây bệnh hắc lào phát triển, thúc đẩy quá trình tái tạo da và ngăn ngừa sự hình thành của các vết sẹo mất thẩm mỹ ở khu vực bị bệnh.

Cách sử dụng:

  • Dùng nghệ tươi: Củ nghệ rửa sạch, giã nát. Vắt nước cốt nghệ thoa trực tiếp lên vết hắc lào mỗi ngày 2 – 3 lần.
  • Nghệ kết hợp với muối: Sau khi giã nghệ lấy nước cốt, bạn thêm vào vài hạt muối ăn rồi hòa tan, thoa lên vùng da bị tổn thương. Muối có tác dụng làm tăng công dụng kháng khuẩn, diệt nấm, giảm nhanh cơn ngứa trên da.
  • Rượu nghệ: Giã nát củ nghệ và ngâm chung với rượu trắng. Cứ 1kg nghệ bạn cần 2 lít rượu. Thoa rượu nghệ lên da mỗi ngày 1 – 2 lần để xóa mờ đốm hắc lào.
  • Mặt nạ bột nghệ: Bột nghệ vàng trộn chung với một ít nước hay mật ong cho hơi sền sệt. Thoa một lớp mỏng lên vùng da cần điều trị và để khoảng 30 phút. Áp dụng mỗi tuần 3 – 4 lần.

Những lưu ý khi dùng mẹo chữa hắc lào tại nhà

Những cách chữa hắc lào tại nhà ở trên đều đang được áp dụng khá phổ biến trong dân gian và nhận được sử phản hồi tích cực từ phía người bệnh. Bạn nên kiên trì thực hiện hàng ngày để cải thiện nhanh chóng các triệu chứng khó chịu mà hắc lào gây ra.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các mẹo trị bệnh tự nhiên chỉ phù hợp với những đối tượng bị hắc lào nhẹ, bệnh mới khởi phát chưa gây tổn thương sâu trong da hoặc lan rộng. Các trường hợp bị nặng cần được thăm khám, điều trị theo phác đồ chữa hắc lào của bác sĩ da liễu mới kiểm soát được bệnh.

Để cách chữa hắc lào tại nhà mang lại hiệu quả tốt, bạn cần kết hợp thay đổi lối sống và cách thức chăm sóc da, giúp tổn thương nhanh phục hồi. Dưới đây là một số vấn đề cần lưu ý:

  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, phòng ngủ và giặt sạch đồ dùng cá nhân để nấm không có cơ hội phát triển.
  • Các trường hợp đang mắc bệnh được khuyến cáo nên luộc quần áo đã được giặt sạch trong nước sôi và phơi ngoài nắng to cho thật khô trước khi sử dụng lại.
  • Tránh dùng tay gãi ngứa mạnh khiến da bị trầy xước, bội nhiễm vi khuẩn.
  • Kiêng sử dụng gia vị cay, đồ nóng, các thức ăn nhiều dầu mỡ, hải sản. Thay vào đó, bạn nên tăng cường bổ sung các loại rau củ quả có tính mát để làm dịu vùng da bị bệnh, thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương trên da.
  • Tránh tiếp xúc da kề da hoặc sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác khiến cho mầm bệnh lây lan.

Bạn cần biết

Nguồn tham khảo
Chuyên khoa
Bệnh học tham khảo
Điều trị tham khảo
Bài thuốc tham khảo
    Triệu chứng tham khảo
    Dinh dưỡng tham khảo
    Câu hỏi tham khảo
    Bệnh hắc lào lây qua đường nào? Là vấn đề nhiều người quan tâm. Bởi, hắc lào là bệnh ngoài da rất phổ biến, dễ lây lan từ người sang người, từ vùng da này sang vùng da khác. Hắc...
    Hắc lào là một bệnh ngoài da phổ biến hiện nay thường phát triển mạnh vào mùa hè, thời điểm nền nhiệt cao, đổ nhiều mồ hôi. Bệnh gây ra rất nhiều phiền toái và khó chịu cho người bệnh....
    Hắc lào là bệnh da liễu thường gặp nhưng không phải ai cũng hiểu rõ bệnh lý này có nguy hiểm hay không. Thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn đọc hình dung cụ thể những ảnh hưởng, biến...
    Chuyên gia
    • Thạc sĩ
    • Da liễu
    • Hơn 20 năm
    • Bệnh viện Da liễu Trung ương

    Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn có nhiều năm kinh nghiệm trong giải quyết các vấn đề da liễu cho phụ nữ và trẻ nhỏ. Nhiều bệnh nhân tỏ ra yêu mến và nhận xét bác sĩ Nhàn có thái độ chăm sóc, khám chữa bệnh tận tâm, luôn niềm nở và nhẹ nhàng…

    Xem tiếp
    • Tiến sĩ, Phó giáo sư
    • Da liễu
    • Hơn 30 năm
    • Bệnh viện Da liễu Trung ương

    Bác sĩ Trần Lan Anh là một trong những bác sĩ có nhiều kinh nghiệm khám chữa trong Ngành Da liễu Việt Nam. Trong thời gian công tác, bác sĩ Lan đã có nhiều cống hiến trong việc đào tạo cán bộ và điều trị cứu chữa cho người bệnh. Vì vậy bác sĩ Lan được trao nhiều bằng khen, phần thưởng danh giá và được nhiều người yêu mến.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Bác sĩ, Tiến sĩ
    • Da liễu
    • Hơn 30 năm
    • Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

    Bác sĩ Châu Văn Trở có một sự quan tâm đặc biệt dành cho chuyên khoa da liễu. Chính vì vậy ông đã nỗ lực và quyết tâm để chinh phục lĩnh vực này. Hiện nay bác sĩ Châu Văn Trở đã hoàn thành khóa đào tạo cao cấp Tiến sĩ Y khoa, chuyên ngành Da liễu. Những nỗ lực tích lũy kiến thức và kỹ năng chuyên môn đã giúp bác sĩ Trở có khả năng khám,  điều trị nhiều vấn đề và bệnh lý da liễu, chăm sóc da và thẩm mỹ da cho người bệnh.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Bác sĩ
    • Da liễu
    • Hơn 10 năm
    • Bệnh viện Da liễu Trung ương

    Bác sĩ Thành đã lớn tuổi và luôn thực hiện công việc khám chữa bệnh trong ngành da liễu nên có nhiều kinh nghiệm trong nghề. Bác sĩ đã chữa trị khỏi cho nhiều người bị mắc các bệnh da liễu khó chữa như viêm da cơ địa, bệnh dị ứng da, mụn nhọt. Bên cạnh đó bác sĩ Thành cũng chữa trị thành công các chứng bệnh da liễu khác như rôm sảy, mụn trứng cá, nám, tàn nhang, da nhờn, mề đay...

    Xem tiếp
    • Bác sĩ
    • Da liễu
    • Hơn 20 năm
    • Bệnh viện Da liễu Trung ương

    Bác sĩ Phạm Hồng Lãnh có nhiều năm kinh nghiệm trong chữa trị các bệnh về da liễu. Trong quá trình công tác, bác sĩ Lãnh luôn cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu về da liễu và cách chữa trị bệnh nhằm mang lại hiệu quả và sự an toàn cho người bệnh. Nhờ vậy bác sĩ Lãnh đã tìm ra phương pháp diều trị bệnh lý về da, nhất là nám và tàn nhang bằng sinh học.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Bác sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II, Tiến sĩ
    • Đa khoa, Y học cổ truyền
    • Hơn 30 năm
    • Nhất Nam Y Viện

    Bác sĩ  Vân Anh có nền tảng kiến thức và chuyên môn cao. Bác sĩ đã điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân mắc phải chứng bệnh về sỏi, mất ngủ, nam khoa, xương khớp, tiêu hóa, da liễu, tai – mũi – họng, bệnh tự kỷ, dị ứng, các bệnh về thần kinh, ...

    Xem tiếp
    Cơ Sở Y Tế
    Chính thức
    • Cơ sở 1: Số 79B Nguyễn Khuyến - Văn Miếu - Đống Đa - Hà Nội. Cơ sở 2: Số 20 Bế Văn Đàn - Hà Đông - Hà Nội. Cơ sở 3: Xã Đông Yên - Huyện Quốc Oai - Hà Nội
    • Da liễu
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Da liễu Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành Da liễu của Thành phố, với chức năng khám chữa bệnh cho bệnh nhân da liễu.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • số 4 đường Núi Thành, phường 13, quận Tân Bình, TP. HCM
    • Đa khoa
    • Bệnh viện tư nhân

    Bệnh viện Mỹ Đức được thành lập năm 2012, với chức năng chính là khám chữa và chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, trẻ nhỏ, điều trị vô sinh - hiếm muộn.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • 800 giường bệnh
    • 314 đường Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
    • Đa khoa
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Nguyễn Trãi có tiền thân là Y Viện Phước Kiến do một cộng đồng người Hoa thành lập vào năm 1909, chuyên điều trị bệnh theo Đông y.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Phù Nghĩa, Lộc Vượng, TP. Nam Định, Nam Định.
    • Da liễu
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Da liễu tỉnh Nam Định là bệnh viện chuyên khoa da liễu được nâng cấp từ Trung tâm Da liễu Nam Định.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • số 229 đường Nguyễn Khuyến, phường Vĩnh Hải, Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
    • Da liễu
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Da liễu Nha Trang Khánh Hòa là bệnh viện chuyên khoa da liễu được thành lập từ rất lâu tại Khánh Hòa.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • 50 giường bệnh
    • Đường Nguyễn văn Linh - Phường Hương Sơ -Thành phố Huế - Tỉnh Thừa Thiên Huế.
    • Da liễu
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Da liễu Huế được biết đến là một trong những bệnh viện dẫn đầu trong cả nước về thăm khám chữa bệnh da liễu.

    Xem tiếp

    Bài viết liên quan