Gai Gót Chân Uống Thuốc Gì
Gai gót chân uống thuốc gì phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Hầu hết các loại thuốc mang lại tác dụng giảm đau, chống viêm, giảm sưng và hỗ trợ phục hồi chức năng bình thường ở gót chân. Tuy nhiên điều quan trọng là sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất và tránh các tác dụng phụ liên quan.
Gai gót chân uống thuốc gì – Top 7 loại hiệu quả nhất
Gai gót chân là phần xương hình móc câu, phát triển ở phía sau của xương gót chân. Nguyên nhân chính của tình trạng này là áp lực mãn tính hoặc chấn thương gót chân, điều này khiến cơ thể phát triển xương ở khu vực bị ảnh hưởng đến bù đắp vào các tổn thương. Các gai gót chân không gây đau có thể không cần điều trị. Tuy nhiên các tình trạng tiềm ẩn, chẳng hạn như viêm gân gót chân hoặc viêm cân gan chân cần được điều trị thích hợp để tránh các biến chứng liên quan.
Ở hầu hết bệnh nhân, các gai gót chân gây đau có thể được kiểm soát bằng cách chườm đá hoặc sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn. Nếu các biện pháp này không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc trị gai gót chân để cải thiện các triệu chứng. Người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về việc gai gót chân uống thuốc gì để được hướng dẫn cụ thể nhất.
1. Thuốc trị gai gót chân Aspirin
Aspirin là lựa chọn phổ biến nhất khi người bệnh thắc mắc gai gót chân uống thuốc gì. Aspirin nằm trong một nhóm thuốc được gọi là salicylat, hoạt động bằng cách ngừng sản xuất một số chất tự nhiên gây đau, sưng và viêm.
Thuốc có tác dụng cải thiện các cơn đau từ nhẹ đến trùng bình liên quan đến gai gót chân, gai cột sống, viêm khớp dạng thấp, đau đầu, đau bụng kinh, đau răng, đau cơ và nhiều cơn đau cấp tính khác. Đôi khi Aspirin cũng được sử dụng kết hợp với một số thuốc khác như thuốc kháng axit, thuốc giảm đau, thuốc ho và thuốc cảm lạnh để hỗ trợ điều trị các vấn đề liên quan. Tuy nhiên trước khi kết hợp thuốc, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Hướng dẫn sử dụng:
Thuốc thường được sử dụng thông qua đường uống dưới dạng viên nén thông thường. Tuy nhiên Aspirin cũng được bào chế dưới dạng viên nén giải phóng kéo dài, viên nén giải phóng chậm hoặc dạng bột. Khi sử dụng, nuốt toàn bộ viên nén với một cốc nước đầy. Không bẻ, nghiền nát hoặc nhai thuốc.
- Liều lượng khuyến cáo: 325 – 650 mg sau mỗi 4 giờ.
- Liều lượng tối đa: 4.000 mg mỗi ngày.
- Không sử dụng Aspirin kéo dài hơn 10 ngày liên tục để cải thiện cơn đau do gai gót chân.
Tác dụng phụ:
- Buồn nôn và nôn
- Đau bụng
- Ợ nóng
- Khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, khó chịu ở bụng
Đôi khi thuốc cũng dẫn đến một số tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm dị ứng da, nổi mề đay, sưng mắt, môi hoặc lưỡi. Nếu nhận thấy các tác dụng phụ này, người bệnh nên thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
2. Ibuprofen trị gai gót chân
Ibuprofen là thuốc chống viêm không steroid được sử dụng để giảm đau, làm dịu cảm giác khó chịu, giảm sưng, viêm. Thuốc thường được chỉ định cho các cơn đau từ nhẹ đến trung bình cho các tình trạng như đau bụng kinh, viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp, gai cột sống, gai xương, gai gót chân và một số cơn đau khác.
Đối với người bị gai gót chân nghiêm trọng, cơ thể sẽ giải phóng nhiều prostaglandin, điều này dẫn đến viêm và đau đớn. Ibuprofen hoạt động bằng cách ngăn chặn enzyme tạo ra prostaglandin (cyclooxygenase), khiến lượng prostaglandin trong cơ thể thấp, từ đó chống viêm và giảm đau.
Hướng dẫn sử dụng Ibuprofen:
- Ibuprofen được bào chế dưới dạng viên uống. Nuốt cả viên thuốc với một ly nước đầy, không bẻ, nhai hoặc nghiền nát viên thuốc. Có thể sử dụng thuốc cùng với thức ăn hoặc sữa để ngăn ngừa nguy cơ đau dạ dày.
- Liều lượng sử dụng khuyến cáo: 200 – 400 mg sau mỗi 4 – 6 giờ.
- Liều tối đa: Không qua 1.200 mg mỗi ngày.
- Nếu sử dụng Ibuprofen mỗi ngày, người bệnh nên sử dụng thuốc vào một thời điểm cố định trong ngày.
Tác dụng phụ:
- Nổi mề đay
- Ù tai
- Đau đầu
- Chóng mặt
- Buồn ngủ
- Đau dạ dày
- Tiêu chảy
- Táo bón
- Ợ chua
Ibuprofen có thể gây loét dạ dày hoặc ruột và các vết loét có thể chảy máu. Các dấu hiệu phổ biến bao gồm đi ngoài phân đen, yếu ớt, chóng mặt (hạ huyết áp trong tư thế đứng). Đôi khi Ibuprofen có thể gây ảnh hưởng đến lưu lượng máu đến thận và suy giảm chức năng thận. Do đó, không lạm dụng thuốc hoặc thay đổi liều lượng mà không thông báo với bác sĩ.
3. Thuốc Aleve chữa gai gót chân
Aleve là thuốc chống viêm không steroid (NSAID) hoạt động bằng cách làm giảm hormone gây viêm và đau trong cơ thể. Thành phần hoạt chất chính của Aleve là Naproxen, thường được sử dụng để điều trị viêm khớp, đau nhức cơ bắp, đau lưng, đau bụng kinh, đau răng, đau đầu, cảm lạnh thông thường.
Hướng dẫn sử dụng thuốc:
- Aleve thường có dạng viên nén thông thường, được sử dụng bằng cách nuốt toàn bộ viên thuốc với một ly nước đầy. Để ngăn ngừa đau dạ dày, hãy sử dụng thuốc với thức ăn hoặc sữa.
- Liều lượng khuyến cáo: 500 mg một lần. Sau đó là 250 mg mỗi sáu đến tám giờ nếu cần thiết.
- Liều lượng tối đa: Không quá 1.250 mg vào ngày đầu tiên và 1.000 mg vào những ngày tiếp theo.
Tác dụng phụ:
- Khó chịu bụng, đau dạ dày
- Buồn nôn, nôn
- Ợ chua
- Đau đầu
- Buồn ngủ
- Chóng mặt
Hầu hết các tác dụng phụ không nghiêm trọng và được cải thiện trong vài ngày. Tuy nhiên đôi khi Aleve có thể gây ra nhiều phản ứng đe dọa đến tính mạng, chẳng hạn như khó thở, chảy máu dạ dày, các vấn đề về gan, thận hoặc thiếu máu. Đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các triệu chứng này.
4. Thuốc trị gai gót chân Acetaminophen
Acetaminophen là một chỉ định phổ biến khi phân vân gai gót chân uống thuốc gì. Thuốc hoạt động bằng cách giảm hormone được gọi là prostaglandin gây viêm và đau, từ đó hỗ trợ cải thiện các cơn đau từ nhẹ đến trung bình, chẳng hạn như đau đầu, đau cơ, viêm khớp, đau bụng kinh, đau lưng và các gai xương.
Tuy nhiên, Acetaminophen không phải là thuốc chống viêm, do đó không giáp giảm sưng hoặc viêm. Tuy nhiên thuốc có tác dụng hạ sốt và làm giảm nhiệt độ cơ thể.
Hướng dẫn sử dụng:
- Acetaminophen có dạng viên nén, viên nhai, viên nang, hỗn dịch hoặc dung dịch uống. Sử dụng thuốc với một ly nước đầy, có thể kèm hoặc không kèm với thức ăn.
- Liều lượng khuyến cáo: 650 mg sau mỗi bốn đến sáu giờ nếu cần.
- Liều lượng tối đa: Không quá 3.250 mg mỗi ngày.
Tác dụng phụ:
- Phổ biến:
- Đau đầu
- Buồn nôn
- Nghiêm trọng:
- Phản ứng dị ứng da, chẳng hạn như phát ban, ngứa da, sưng môi hoặc lưỡi
- Đau họng kèm sốt, buồn nôn, phát ban hoặc nôn mửa
- Sưng tấy
- Khàn tiếng
- Khó thở
- Khó nuốt
Acetaminophen là thành phần của một số loại thuốc khác, chẳng hạn như thuốc cảm lạnh, viêm xoang và các công thức giảm đau kết hợp. Do đó, người bệnh không nên kết hợp Acetaminophen và các loại thuốc khác, điều này có thể dẫn đến quá liều và nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng khác.
5. Prednisone trị gai gót chân hiệu quả
Prednisone là một loại steroid theo toa, được sản xuất dưới dạng viên nén giải phóng ngay lập tức, viên nén giải phóng chậm và dung dịch lỏng. Thuốc được sử dụng thông qua đường miệng để cải thiện một số triệu chứng và điều trị sức khỏe như:
- Dị ứng
- Thiếu máu
- Hen suyễn
- Viêm bao hoạt dịch
- Gai gót chân
- Viêm da
- Rối loạn nội tiết
- Viêm mắt
- Loét mắt
- Viêm xương khớp
- Viêm khớp dạng thấp
- Bệnh vẩy nến
- Các triệu chứng ung thư
Prednisone là thuốc trị gai gót chân hoạt động bằng cách làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Điều này ngăn chặn các hóa chất gây viêm của phản ứng miễn dịch trong cơ thể, từ đó giảm viêm ở nhiều bộ phận trên cơ thể, bao gồm ở gót chân.
Hướng dẫn sử dụng:
- Sử dụng thuốc thông qua đường uống với một ly nước đầy (khoảng 250 ml). Nuốt cả viên thuốc, không nhai, bẻ hoặc nghiền nát viên thuốc để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
- Liều khởi đầu: 5 – 60 mg mỗi ngày, tùy thuộc vào tình trạng được điều trị.
Tác dụng phụ:
- Lo lắng
- Bồn chồn
- Hoang mang
- Nôn mửa
- Nổi mụn
- Khó ngủ
Các tác dụng phụ thường nhẹ, có thể biến mất trong vài ngày hoặc vài tuần. Trong trường hợp các triệu chứng không biến chứng hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, hãy thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
6. Thuốc tiêm Depo-Medrol trị gai gót chân
Depo-Medrol có thành phần chính là Methylprednisolone, có tác dụng chống viêm, giảm đau, điều trị các vấn đề rối loạn máu, ung thư, rối loạn nội thiết, lao màng não, bệnh đa xơ cứng và các vấn đề xương khớp.
Ngoài ra, Depo-Medrol cũng được sử dụng như một loại thuốc trị gai gót chân nghiêm trọng. Tác dụng chính của thuốc là giảm đau, chống viêm, hỗ trợ vật lý trị liệu phục hồi chức năng gót chân.
Hướng dẫn sử dụng:
- Thuốc tiêm Depo-Medrol có dạng bột, được trộn với chất lỏng để tiêm vào bắp (cơ) hoặc tiêm tĩnh mạch. Thuốc cũng có dạng hỗn dịch để tiêm bắp, tiêm vào khớp hoặc tiêm vào khu vực bị tổn thương, bao gồm cả gót chân.
- Thuốc được tiêm tại bệnh viện, phòng khám hoặc cơ sở y tế đạt chuẩn. Tuy nhiên bác sĩ cũng có thể hướng dẫn người bệnh cách tự tiêm thuốc tại nhà.
- Liều dùng thay đổi tùy thuộc vào phản ứng của bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng.
Tác dụng phụ:
- Đau đầu
- Chóng mặt
- Làm chậm quá trình chữa lành vết cắt
- Nổi mụn
- Đau gót chân
- Đau khớp
- Kinh nguyệt không đều
- Nấc cụt
- Thay đổi tâm trạng hoặc tính cách
Trao đổi với bác sĩ nếu các triệu chứng kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng hơn. Những người sử dụng thuốc trong thời gian dài có thể bị tăng nhãn áp hoặc đục thủy tinh thể. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn về các lợi ích và rủi ro trước khi sử dụng thuốc.
7. Thuốc tiêm trị gai gót chân Dexamethasone
Dexamethasone là một loại corticosteroid, tương tự như một loại hormone tự nhiên, được sản xuất bởi tuyến thượng thận. Thuốc được sử dụng để giảm viêm (sưng, nóng, đỏ và đau) và điều trị một số tình trạng viêm khớp, gai gót chân, gai cột sống, rối loạn da, máu, thận, mắt, tuyến giáp và dị ứng nghiêm trọng. Đôi khi Dexamethasone cũng được sử dụng để điều trị một số loại ung thư.
Hướng dẫn sử dụng:
- Thuốc tiêm được thực hiện tại bệnh viện, phòng khám và các cơ sở y tế đạt chuẩn.
- Trước khi chỉ định sử dụng Dexamethasone, bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm hình ảnh để tránh các tác dụng phụ và phản ứng không mong muốn.
- Liều lượng khuyến cáo: 10 mg / mL dùng để tiêm bắp. Thuốc có thể tiêm trực tiếp từ lọ hoặc thêm vào thuốc tiêm natri clorua hoặc thuốc tiêm dextrose, và được tiêm qua đường tĩnh mạch.
Tác dụng phụ:
- Tăng khẩu vị
- Khó ngủ
- Huyết áp cao
- Ợ nóng
- Đau đầu
- Lượng đường trong máu cao
- Nhiễm trùng
- Loãng xương
- Đục thủy tinh thể
Đôi khi thuốc cũng có thể dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng và có thể đe dọa đến tính mạng. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể trước khi sử dụng thuốc.
Bệnh gai gót chân uống thuốc gì phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Tuy nhiên hầu hết các loại thuốc điều nhằm mục đích giảm đau, chống viêm và hỗ trợ phục hồi chức năng gót chân. Điều quan trọng khi sử dụng thuốc là trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Tác dụng phụ thường gặp của thuốc trị gai gót chân
Các loại thuốc giảm đau có thể cải thiện cơn đau từ nhẹ đến trung bình. Hầu hết các loại thuốc này an toàn, tuy nhiên đôi khi thuốc giảm đau có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
Các tác dụng phụ đáng kể nhất của NSAID, chẳng hạn như Ibuprofen hoặc Aspirin, là đau dạ dày, ợ chua, loét dạ dày và xuất huyết tiêu hóa. Vì NSAID ngăn chặn khả năng hình thành các cục máu đông và khả năng bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi axit dạ dày, do đó những người bị chảy máu hoặc rối loạn axit dạ dày nên tránh sử dụng NSAID.
Acetaminophen không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa hoặc cản trở quá trình đông máu, nhưng có thể gây buồn nôn, đau đầu hoặc đau dạ dày. Ngoài ra, sử dụng Acetaminophen quá liều có thể gây tổn thương gan, vì vậy hãy sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc bác sĩ điều trị.
Corticosteroid có thể gây đau gót chân, thay đổi tâm trạng, hành vi, tăng cảm giác thèm ăn, giữ nước và tăng cân. Người bệnh sử dụng thuốc tiêm gót chân có thể bị đau gót chân, mỏng da gót chân và vỡ cân gan chân. Ngoài ra, Corticosteroid có thể làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, nồng độ glucose trong máu cao, do đó bệnh nhân tiểu đường và cao huyết áp nên thận trọng khi sử dụng.
Các loại thuốc trị gai gót chân khác nhau có tác dụng phụ khác nhau. Do đó, điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Lời khuyên cho người bị gai gót chân
Các loại thuốc trị gai gót chân không làm gai gót chân biến mất hoặc tàn biến. Thuốc chỉ có tác dụng giảm đau, chống viêm và ngăn ngừa các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, có một số biện pháp phòng ngừa cũng như hỗ trợ điều trị gai gót chân tại nhà, người bệnh có thể tham khảo.
- Thay đổi hoạt động, hạn chế thời gian đứng hoặc đi bộ, dành thời gian nghỉ ngơi phù hợp.
- Không đi giày cao gót và đi giày hỗ trợ gót chân, có đế giảm sốc.
- Tránh đi trên các bề mặt cứng, ngay cả khi ở nhà.
- Hạn chế các bài tập va chạm gót chân, chẳng hạn như chạy bộ, và tập các bài tập không có tác động chẳng hạn như bơi lội hoặc đạp xe.
- Giảm cân có thể hạn chế căng thẳng, áp lực lên gót chân, hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa gai gót chân trở nên nghiêm trọng hơn.
- Sử dụng miếng lót giày để giảm đau gót chân và hỗ trợ bàn chân.
- Chườm đá lên gót chân trong 10 đến 20 phút ba hoặc bốn lần một ngày. Đá có thể giúp giảm sưng mô mềm và làm dịu cơn đau.
Thuốc trị gai gót chân không thể loại bỏ gai xương, nhưng có thể giảm đau, chống viêm và hỗ trợ phục hồi chức năng bình thường của người bệnh. Bên cạnh đó, các biện pháp bảo tồn, chẳng hạn như điều chỉnh hoạt động, thay đổi lối sống, sử dụng giày chỉnh hình để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng. Trao đổi với bác sĩ hoặc người có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.
Tham khảo thêm: