Xuất Tinh Ra Máu
Xuất tinh ra máu là tình trạng rối loạn xuất tinh khá phổ biến ở nam giới. Đặc trưng của bệnh là tinh dịch có dính máu. Đa phần các trường hợp đều lành tính, tuy nhiên, một số trường hợp, đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý ác tính, nguy hiểm, nhất là với bệnh nhân trên 40 tuổi.
Hiện tượng xuất tinh ra máu là gì?
Trong cơ thể con người, tinh trùng được tạo ra và lớn lên tại hai quả trứng phía sau “cậu nhỏ”. Đây cũng chính là điểm khởi đầu cho hành trình của tinh trùng. Sau khi được tạo ra, các tinh binh tập kết và được nuôi dưỡng ở mào tinh (cấu trúc gắn liền với tinh hoàn). Khi nam giới lên đỉnh, động lực được tạo ra nhờ quá trình co bóp của hệ thống dẫn tinh, từ đó tạo điều kiện đẩy tinh binh từ mào tinh ra ngoài.
Trên đường đi, chúng được nhận thêm chất dịch từ túi tinh, tuyến tiền liệt trước khi được phóng ra ngoài qua đường niệu đạo. Nếu một vị trí trên đường đi bị chảy máu, tinh dịch xuất ra ngoài sẽ có những dấu hiệu kèm theo.
Theo các chuyên gia, nam giới khi đạt tới đỉnh cực khoái trong lúc quan hệ sẽ xuất tinh. Tinh dịch thông thường có màu trắng sữa hoặc ngả vàng. Tuy nhiên, nhiều trường hợp khi xuất tinh có lẫn máu tươi. Đây chính là hiện tượng xuất tinh ra máu.
Các biểu hiện xuất tinh ra máu cần cảnh giác
Bệnh nhân xuất tinh ra máu sẽ xuất hiện một số biểu hiện như sau:
- Tinh dịch khi xuất ra có lẫn những sợi máu đỏ li ti, tinh dịch sẽ chuyển sang màu đỏ hoặc màu hồng. Điều này kéo theo tình trạng chất lượng của tinh trùng cũng sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ và đe dọa chức tiếp đến chức năng sinh sản của nam giới.
- Người bệnh cũng có thể nhận biết tinh trùng ra máu bằng cách nhận biết màu sắc tinh trùng. Sử dụng bao cao su khi quan hệ sẽ giúp nam giới dễ phát hiện điều này. Bao cao su chứa tinh dịch có thể màu hồng, thậm chí là màu đỏ (đối với trường hợp xuất huyết nghiêm trọng).
- Nam giới cũng có thể thấy cơ thể xuất hiện thêm một số dấu hiệu bất thường khác như cảm thấy đau khi xuất tinh, tiểu tiện ra máu, đau thắt vùng bụng dưới hoặc đau nhức vùng lưng mỗi khi xuất tinh,… thì nguy cơ bạn đang mắc phải một bệnh lý nào đó là khá cao.
Một số trường hợp nghiêm trọng, nam giới còn có thể thấy mình bị sưng phù ở vùng háng, bìu, háng, sốt nhẹ đột ngột, đại tiện đau nhức,… Lúc này, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan. Điều cần làm lúc này là đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân xuất tinh ra máu do đâu?
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng xuất tinh ra máu. Trong đó, một số nguyên nhân phổ biến phải kể tới:
- Viêm tuyến tiền liệt: Bất cứ bất thường nào ở tuyến tiền liệt như viêm tuyến tiền liệt có thể khiến tinh dịch bị thay đổi, chứa máu.
- Viêm niệu đạo: Niệu đạo là con đường tinh dịch được giải phóng ra ngoài, do đó khi niệu đạo gặp vấn đề, quá trình vận chuyển tinh dịch có thể sẽ xuất hiện lẫn máu do xung huyết niệu đạo.
- Dấu hiệu bất thường ở túi tinh: Túi tinh nếu bị viêm nhiễm, nang túi tinh, tắc túi tinh,… có thể khiến túi tinh bị đứt gãy, chảy máu. Lượng máu này theo tinh dịch ra bên ngoài gây ra.
- Ung thư: Xuất tinh ra máu cũng là triệu chứng điển hình của các bệnh ung thư như ung thư dương vật, ung thư tuyến tiền liệt,… Do đó, người bệnh không được chủ quan với bệnh, cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được tư vấn giải pháp cụ thể.
- Sau thực hiện thủ thuật: Các thủ thuật như phẫu thuật tinh hoàn, thắt ống dẫn tinh,… cũng có thể là nguyên nhân gây xuất tinh ra máu.
Ngoài những nguyên nhân kể trên, xuất tinh ra máu còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh như viêm gan, xơ gan, rối loạn máu khó đông,….
Xuất tinh ra máu có nguy hiểm không? Có con được không?
Theo các chuyên gia y tế, trong suốt đời sống tình dục, nam giới có thể gặp phải tình trạng xuất tinh ra máu 1-2 lần. Tình trạng xuất tinh ra máu nhẹ sẽ không ảnh hưởng quá nhiều tới khả năng sinh con. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời, căn bệnh này tái phát thường xuyên, nam giới không được chủ quan bởi đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nam khoa khác, nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời, có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, thậm chí đe dọa tới tính mạng.
Một số biến chứng thường gặp của xuất tinh ra máu phải kể tới:
- Giảm chất lượng tinh trùng: Máu trong tinh dịch tạo điều kiện bạch cầu tăng lên làm tinh trùng suy giảm số lượng, độ di động cũng như hình thái bình thường. Điều này có thể dẫn tới vô sinh, hiếm muộn ở nam giới. Cũng bởi vậy, đây được coi là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh.
- Rối loạn xuất tinh: Xuất tinh ra máu diễn ra thường xuyên có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý của nam giới, khiến người bệnh căng thẳng, lo lắng, từ đó dẫn tới hiện tượng xuất tinh sớm, xuất tinh ngược vào bàng quang.
- Viêm túi tinh: Viêm túi tinh có thể làm giảm chất lượng, số lượng tinh trùng. Lâu ngày còn có thể gây teo, nghẹt ống dẫn tinh và túi tinh, từ đó gây viêm túi tinh.
Khám và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh
Để nhận biết tình trạng xuất tinh ra máu, người bệnh cần dựa vào triệu chứng điển hình như tinh dịch có dính máu đỏ, hồng, nâu,… Ngoài ra, nhằm khẳng định chính xác về bệnh, nam giới cần thực hiện một số xét nghiệm như sau:
Siêu âm ổ bụng: Nhằm đánh giá tình trạng tuyến tiền liệt, gan, thận, bàng quang…
- Siêu âm tinh hoàn: Nhằm xác định người bệnh có bị giãn tĩnh mạch thừng tinh hay mắc các bệnh nam khoa như viêm mào tinh hoàn, viêm túi tinh… hay không.
- Siêu âm qua trực tràng: Giúp chẩn đoán bệnh lý khu vực túi tinh, tuyến tiền liệt,…
- Chụp cộng hưởng từ vùng tiểu khung: Là phương pháp giúp chẩn đoán hình ảnh có giá trị trong thăm dò túi tinh, tuyến tiền liệt,…
- Nội soi túi tinh: Được chỉ định cho bệnh nhân xuất tinh ra máu trong thời gian dài, trên 3 tháng mà không rõ nguyên nhân.
- Xét nghiệm nước tiểu: Nhằm đánh giá tình trạng viêm đường niệu đạo.
- Xét nghiệm máu: Nhằm xác định công thức máu, tốc độ máu lắng, tình trạng đông máu,…
Tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm phù hợp từ đó đưa ra hướng điều trị đúng nhất.
Điều trị xuất tinh ra máu thế nào hiệu quả, an toàn?
Với những tác động nghiêm trọng của bệnh xuất tinh ra máu tới sức khỏe, người bệnh nên tìm hiểu cách điều trị sớm, tránh biến chứng nguy hiểm. Hiện nay có nhiều phương pháp giúp đẩy lùi bệnh như chữa bằng thuốc Tây, áp dụng thuốc Nam, thuốc Đông y,… Dưới đây là một số phương pháp bệnh nhân có thể áp dụng.
Cây thuốc dân gian chữa bệnh tại nhà
Từ xưa cha ông ta đã lưu truyền nhiều bài thuốc dân gian chữa xuất tinh ra máu hiệu quả. Những bài thuốc này sử dụng nguyên liệu tự nhiên nên an toàn, lành tính với người bệnh. Một số công thức từ dân gian giúp đẩy lùi bệnh phải kể tới:
- Sử dụng lá hẹ tươi: Dùng 1 nắm lá hẹ tươi rửa sạch, ép lấy nước, thêm vài hạt muối rồi uống mỗi ngày.
- Rễ cau: Sử dụng rễ cau trắng, mọc nhô lên khỏi mặt đất đem thái lát, phơi khô, sao vàng. Mỗi ngày dùng 20g rễ cau sắc với 200ml nước rồi chia thành 2 lần uống/ ngày.
- Dùng vỏ bí đao và đậu cô ve: VỎ bí đao rửa sạch, thái nhỏ, đem sắc cùng đậu cô ve và 3 bát nước. Đun cho tới khi cạn còn 1 bát nước thì chắt lấy nước uống.
Những phương pháp dân gian giúp giảm các triệu chứng của bệnh gây ra tuy nhiên không giúp điều trị dứt điểm bệnh. Do đó, nam giới không nên quá phụ thuộc vào những phương pháp này. Ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn giải pháp điều trị phù hợp nhất.
Bị xuất tinh ra máu uống thuốc gì?
Phương pháp này thường phù hợp với những bệnh nhân ở mức độ nhẹ, mắc bệnh do viêm nhiễm bên ngoài. Người bệnh được kê đơn các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm nhằm giảm các triệu chứng của bệnh. Một số loại thuốc thường được kê đơn cho người bệnh phải kể tới:
- Thuốc chống viêm, nhiễm khuẩn: Thường là thuốc kháng sinh Quinolon hay Trimethoprim, Metronidazole,…
- Thuốc điều trị phù nề: Người bệnh có thể được kê đơn alphachoay hoặc thuốc cầm máu transamin. Tùy thuộc vào từng bệnh nhân, thời gian và liều lượng sử dụng sẽ khác nhau, tuy nhiên không nên sử dụng quá 10 ngày.
Khi sử dụng thuốc Tây y, người bệnh cần lưu ý sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự ý sử dụng bởi điều này có thể gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
Điều trị bằng phương pháp ngoại khoa
Với bệnh nhân xuất tinh ra máu là do cơ quan sinh dục bị tổn thương, việc sử dụng thuốc thường không mang tới hiệu quả như mong muốn. Khi đó, các bác sĩ thường chỉ định điều trị bằng các biện pháp ngoại khoa kết hợp phương pháp vật lý trị liệu.
Thông thường, các bác sĩ sẽ sử dụng dòng điện sóng ngắn đưa vào cơ thể theo tần số cao và đảo điều. Các tế bào dưới tác động của dòng điện sẽ nóng lên từ đó tăng tuần hoàn máu, giúp cải thiện tình trạng bệnh. Theo các chuyên gia y tế, nếu xuất tinh ra máu là do các bệnh ung thư hay các bệnh nam khoa khác, việc can thiệp ngoại khoa là điều rất cần thiết.
Chữa bệnh bằng thuốc Đông y
Theo quan niệm của YHCT, xuất tinh ra máu là bệnh thuộc chứng lâm, nguyên nhân là do tuyến tiền liệt bị tổn thương. Nếu điều trị không đúng cách, chậm chế, các kinh lạc bị ngăn cách, khí huyết kém lưu thông, lâu ngày có thể ảnh hưởng tới chức năng sinh sản.
Hiện nay chữa xuất tinh ra máu bằng thuốc Đông y cũng đang là xu hướng được nhiều người bệnh tin tưởng bởi tính hiệu quả, an toàn, không gây tác dụng phụ. Các bài thuốc Đông y sử dụng thảo dược tự nhiên nên lành tính với người bệnh đồng thời có tác dụng điều chỉnh thể chất, điều hòa nội tiết tố nam từ đó giúp đẩy lùi bệnh từ căn nguyên gây bệnh.
Lưu ý trong chăm sóc, phòng tránh bệnh
Để việc điều trị đạt hiệu quả tối ưu nhất đồng thời phòng tránh nguy cơ bệnh tái phát, bên cạnh áp dụng các phương pháp điều trị đặc hiệu, người bệnh cần chú ý một số điểm sau:
- Hạn chế quan hệ tình dục khi điều trị bệnh. Bởi điều này có thể khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
- Giữ vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ, sử dụng đồ lót mềm, thoáng.
- Không nên uống rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích có hại cho sức khỏe.
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể với rau xanh, thực phẩm chứa magie
- Tập thể dục thể thao lành mạnh, tăng cường sức đề kháng
- Không lạm dụng thuốc, điều trị bệnh theo đúng lộ trình của bác sĩ đề ra.
Hy vọng những thông tin trên giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tình trạng xuất tinh ra máu. Đây là bệnh lý nguy hiểm do đó ngay khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh, nam giới cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn giải pháp điều trị phù hợp, tránh để lâu bệnh tiến triển nặng, gây tốn kém chi phí điều trị.