Tại Sao Viêm Khớp Dạng Thấp Gây Thiếu Máu
Tại sao viêm khớp dạng thấp gây thiếu máu là thắc mắc của rất nhiều người. Khi bị thiếu máu bạn phải đối mặt với các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt,… gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Bài viết dưới đây là tổng hợp các nguyên nhân gây ra tình trạng này cũng như cách điều trị bạn có thể tham khảo.
Tại sao viêm khớp dạng thấp gây thiếu máu và cách nhận biết
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý tự miễn mãn tính gây ảnh hưởng đến hệ thống khớp cùng nhiều cơ quan khác bên trong cơ thể. Lúc này, cơ thể sẽ gặp sai sót trong việc nhìn nhận mô bình thường và tác nhân lạ, hệ miễn dịch sẽ tạo ra kháng thể tấn công phá hủy các tế bào lót bên trong khớp. Triệu chứng đặc trưng của bệnh lý này là gây đau nhức và cứng khớp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng di chuyển. Ở một số trường hợp, viêm khớp dạng thấp còn gây ra tình trạng thiếu máu.
Thiếu máu là hiện tượng tủy xương không sản xuất ra đủ số lượng hồng cầu mà cơ thể cần. Khi lượng hồng cầu trong máu bị thiếu hụt sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển oxy đi đến các cơ quan khác trên cơ thể. Tình trạng thiếu máu khởi phát ở người bị viêm khớp dạng thấp thuộc nhóm thiếu máu do rối loạn mãn tính. Thống kê y tế gần đây cho thấy, có khoảng 30 – 70% số ca bệnh gặp phải tình trạng thiếu máu.
Khi bị thiếu máu ở mức độ nhẹ, cơ thể sẽ không có biểu hiện rõ ràng. Nhưng nếu lượng máu bị giảm thấp đáng kể sẽ gây ra các triệu chứng như da xanh xao, tim đập nhanh, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, yếu chi, đau tức ngực,… Ngoài ra, bệnh còn gây ảnh hưởng đến khả năng nhận thức cũng như thể chất của người bệnh. Nếu tình trạng này không được điều trị kịp thời sẽ đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Nguyên nhân gây thiếu máu ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp
Thiếu máu rất dễ khởi phát ở những người bị viêm khớp dạng thấp, đặc biệt là những trường hợp bệnh nặng. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể kể đến là:
1. Khi bị viêm khớp dạng thấp, phản ứng miễn dịch của cơ thể sẽ gặp vấn đề, kích thích phản ứng viêm xảy ra tại khớp và mô tác động. Chính điều này đã gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tế bào hồng cầu trong tủy xương. Tình trạng viêm còn kích thích cơ thể sản xuất ra một số loại protein làm suy giảm khả năng hấp thụ và sử dụng sắt của cơ thể. Ngoài ra, bệnh còn tác động đến quá trình sản xuất erythropoietin bên trong cơ thể và dẫn đến hiện tượng thiếu máu.
2. Các loại thuốc sử dụng để điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp còn có khả năng làm gia tăng nguy cơ bị thiếu máu ở một số bệnh nhân. Cụ thể là:
- Dùng thuốc chống viêm không steroid và thuốc Methotrexate kéo dài sẽ khiến màng ruột bị tổn thương và gây ra tình trạng chảy máu, lở loét,… Điều này đã khiến cơ thể bị mất máu, thiếu máu và ảnh hưởng đến cơ quan lưu trữ sắt là gan
- Thành phần dược tính trong thuốc Cyclophosphamide, Azathioprinec và thuốc ức chế miễn dịch cũng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hồng cầu. Nếu bạn sử dụng với liều cao hoặc dùng kéo dài cũng sẽ gây ra tình trạng thiếu máu.
3. Tuổi thọ của hồng cầu sẽ suy giảm đáng kể khi bạn bị viêm khớp dạng thấp. Nếu quá trình sản xuất hồng cầu diễn ra không ổn định sẽ làm gia tăng nguy cơ bị thiếu máu.
Cách điều trị viêm khớp dạng thấp gây thiếu máu
Để chấn đoán tình trạng thiếu máu do viêm khớp dạng thấp, bác sĩ sẽ hỏi thăm về tiền sử bệnh lý trước đó và kiểm tra các triệu chứng đi kèm. Nếu nghi ngờ bị thiếu máu, bác sĩ sẽ yêu cầu làm xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ hemoglobin và hồng cầu trong máu. Ở một số trường hợp, xét nghiệm máu sẽ được chỉ định thực hiện để kiểm tra số lượng hồng cầu lưới, nồng độ Ferritin huyết thanh, sắc thuyết thanh, acid folic, vitamin B12 trong máu. Mục đích của việc làm xét nghiệm máu là phát hiện ra tình trạng thiếu máu và các loại thiếu máu mà người bệnh đang gặp phải.
Phương pháp điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp khi bị thiếu máu còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu tình trạng này xảy ra ở mức độ nhẹ, bạn có thể cải thiện bằng cách nghỉ ngơi kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý. Còn với những trường hợp nặng, phương pháp điều trị tốt nhất là dùng thuốc để kiểm soát bệnh viêm khớp dạng thấp và làm giảm phản ứng viêm đang xảy ra bên trong cơ thể.
Điều chỉnh bằng cách ăn uống
Khi bị thiếu máu do viêm khớp dạng thấp, bạn cũng có thể cải thiện thông qua việc điều chỉnh chế độ ăn uống. Một số loại thực phẩm có tác dụng bổ máu mà người bệnh nên tăng cường tiêu thụ là:
- Tăng cường sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều canxi và sắt giúp cải thiện sức khỏe xương khớp và chất lượng máu. Ví dụ như thịt bò, hải sản,… Với thịt bò, bạn chỉ nên ăn với một lượng vừa đủ vì thịt có sẽ làm gia tăng phản ứng viêm tại khớp.
- Trong rau xanh đậm chứa rất nhiều vitamin, folate và sắt non-heme. Đây đều là những thành phần dưỡng chất có tác dụng bổ máu và tăng cường độ chắc khỏe của xương. Các loại rau đó là cải bó xôi, súp lơ, rau chân vịt,…
- Ăn trứng để cung cấp vitamin, khoáng chất và protein cho cơ thể. Trứng là thực phẩm rất dễ tiêu hóa, hạn chế gây áp lực lên dạ dày..
- Người bệnh có thể uống thêm nước ép củ cải đường và sữa giàu vitamin B12. Củ cải đường là nguồn cung cấp sắt đa dạng cho cơ thể, vitamin B12 là nguồn cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho xương.
- Ngoài ra, người bệnh cũng có thể ăn nho khô để loại bỏ các thành phần độc tố bên trong cơ thể.
Điều chỉnh bằng cách dùng thuốc
Với những trường hợp thiếu máu ở mức độ nặng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống hàng ngày, bác sĩ sẽ kê đơn điều trị bằng thuốc Tây y. Các loại thuốc đó là:
- Thông thường, người bệnh sẽ được yêu cầu dùng thuốc DMARD để hạn chế phản ứng viêm và kiểm soát triệu chứng thiếu máu.
- Nếu có dấu hiệu thiếu sắt, người bệnh sẽ được yêu cầu sử dụng viên uống bổ sung sắt hoặc truyền sắt qua tĩnh mạch. Cần sử dụng sắt với liều lượng vừa đủ để tránh gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.
- Bệnh nhân bị thiếu máu có kích thước hồng cầu to, bác sĩ sẽ yêu cầu bổ sung acid folic và vitamin B12.
Tiêm Erythropoietin vào trong tĩnh mạch có tác dụng kích thích tủy xương sản xuất nhiều tế bào hồng cầu hơn. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ mới được nghiên cứu trên quy mô nhỏ và chưa có thông tin về sự an toàn nên chưa được ứng dụng vào điều trị bệnh.
Khi bị thiếu máu, tim phải hoạt động nhiều hơn để có thể bơm máu đi khắp cơ thể. Nếu tình trạng này diễn ra kéo dài mà không được điều trị sẽ gây rối loạn nhịp tim, suy tim, nhồi máu cơ tim,… Vì vậy, việc điều trị thiếu máu do viêm khớp dạng thấp cần được thực hiện càng sớm càng tốt.
Lưu ý khi bị thiếu máu do viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý mãn tính, gây ra triệu chứng tại khớp và triệu chứng toàn thân ở nhiều mức độ khác nhau. Bệnh khởi phát do phản ứng của cơ thể nên việc điều trị dứt điểm hoàn toàn còn gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay, mục tiêu điều trị chỉ có thể tập trung giảm nhẹ triệu chứng của bệnh. Để hạn chế nguy cơ thiếu máu do viêm khớp dạng thấp thì bạn cần lưu ý những điều sau đây:
- Vận động thể chất và tập thể dục giúp cơ thể linh hoạt hơn. Chú ý, cường độ tập luyện nên phù hợp với thể trạng của bản thân.
- Thực hiện các động tác như cúi người, ngẩng đầu lên,… một cách từ từ để hạn chế gặp phải cơn thiếu máu.
- Nói không với các loại thực phẩm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như rượu bia và chất kích thích.
- Luôn giữ tinh thần thoải mái và lạc quan, căng thẳng sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
- Ngâm tay chân trong nước ấm giúp quá trình tuần hoàn máu diễn ra tốt hơn.
Bài viết trên đây là tổng hợp những thông tin cần biết về tình trạng thiếu máu do viêm khớp dạng thấp, bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì thế, bạn cần đến bệnh viện để được thăm khám và hướng dẫn điều trị tích cực ngay khi có các dấu hiệu của bệnh.
Tham khảo thêm: