Cấy Chỉ Chữa Thoái Hóa Đốt Sống Cổ
Cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ là phương pháp còn khá lạ tai đối với nhiều người. Đây là cách dùng chỉ cấy vào trong huyệt để nhằm giảm đau, trị bệnh, được coi là một trong những bước tiến mới của ngành Y học Cổ truyền. Vậy phương pháp cấy chỉ dùng trong điều trị thoái hóa đốt sống cổ là gì? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn thông qua bài viết sau đây.
Phương pháp cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ là gì?
Cấy chỉ (nhu châm, chôn chỉ, vùi chỉ,…) trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ là phương pháp mà bác sĩ sẽ sử dụng chỉ catgut vào huyệt đạo của hệ kinh lạc. Nó tương tự như châm cứu nhưng sẽ đem lại tác dụng lâu dài hơn.
Phương pháp này có tác dụng kích thích sản sinh hydratcarbon và protein, đồng thời tăng cường chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể. Bên cạnh đó, nó còn giúp cải thiện chức năng tuần hoàn máu và tăng trương lực các sợi cơ ở vùng bị thoái hóa.
Ngoài ra, cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ còn giúp ngăn ngừa tình trạng viêm do các gai cột sống gây ra, giảm áp lực lên khu vực xương đang bị thoái hóa, cân bằng quá trình tạo – hủy xương và hạn chế sự chèn ép lên các rễ thần kinh để giảm đau hiệu quả.
Cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ có an toàn không?
Cấy chỉ là phương pháp đưa chỉ vào huyệt đạo, loại chỉ này sẽ tự tiêu và trong thời gian đó nó sẽ hình thành những kích thích vào huyệt để hỗ trợ điều trị bệnh. Phương pháp này được đánh giá cao hơn châm cứu bởi nó chữa được nhiều bệnh, tác dụng lâu dài, không gây ra tác dụng phụ và tiết kiệm chi phí.
Nhiều người khi nghe đến phương pháp này thường lo lắng không biết có an toàn không. Chia sẻ về vấn đề này, theo lương y Đỗ Minh Tuấn (Giám đốc nhà thuốc Đỗ Minh Đường), đây là giải pháp khá an toàn giúp giảm đau và duy trì sự hoạt động bình thường của cơ khớp. Trong chỉ tự tiêu catgut sẽ tự sản sinh ra các chất chống kích ứng, từ đó ngăn ngừa lão hóa hiệu quả.
Tùy vào tình trạng bệnh lý của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định các liệu trình phù hợp. Người bệnh cần tuân thủ nghiêm túc chỉ định của bác sĩ để hạn chế tối đa những rủi ro không đáng có trong quá trình điều trị. Tránh áp dụng phương pháp này cho người bị tiểu đường, cao huyết áp, phụ nữ có thai hoặc người có tiền sử dị ứng với chỉ.
Liệu trình cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ như thế nào?
Để chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ bằng cấy chỉ, mỗi bệnh nhân sẽ áp dụng khoảng 3 liệu trình đều đặn để có được kết quả tốt nhất, mỗi liệu trình cách nhau 2 tuần, mỗi lần cấy 10 – 15 huyệt, trong một liệu trình sẽ bao gồm 3 – 6 lần cấy.
Bác sĩ sẽ dùng chỉ tự tiêu (chỉ catgut 4/0), cắt ngắn thành những đoạn 1 – 1,5cm rồi luồn vào kim số 23. Sau đó dựa vào tình trạng bệnh lý mà cấy chỉ vào các huyệt đạo cần thiết.
Với bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống cổ không chèn ép dây thần kinh và mạch máu thì bác sĩ sẽ tiến hành cấy chỉ vào các huyệt tại vùng cột sống cổ và vai, bao gồm các huyệt như: Kiên liêu, Thiên trụ, Thiên tông, Giáp tích tại vùng cột sống cổ.
Còn nếu bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống cổ và có chèn ép dây thần kinh thì bạn vẫn sử dụng những huyệt như trên và kết hợp thêm một số huyệt khác như Hợp cốc, Kiên ngung, Thủ tâm lý, Khúc trì, Kiên trinh, Dương trì,…
Những lưu ý khi thực hiện cấy chỉ trị thoái hóa đốt sống cổ
Để có thể áp dụng phương pháp này một cách an toàn và hiệu quả, người bệnh cần lưu ý kỹ một số vấn đề sau:
– Trước khi cấy chỉ:
- Tắm rửa và vệ sinh cơ thể sạch sẽ
- Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích có hại cho cơ thể
- Không ăn quá no hoặc để bụng quá đói.
– Sau khi cấy chỉ:
- Người bệnh cần nghỉ ngơi 15 phút trên giường trước khi ra về
- Không làm việc nặng trong hai ngày đầu tiên sau cấy chỉ, làm việc nhẹ nhàng.
- Không tắm rửa hoặc tránh để nước tiếp xúc với vùng cấy chỉ trong khoảng 6 – 8 giờ đầu sau cấy chỉ.
- Không uống rượu, bia, cà phê, không hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích.
- Sau 2 – 3 ngày cấy chỉ thì có thể bắt đầu mọi sinh hoạt như bình thường.
Trên đây là những thông tin về phương pháp cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ. Mong rằng bài viết có thể giúp người đọc hiểu hơn về cách chữa bệnh này và không còn phải lo lắng khi tiến hành điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Chúc các bạn trị bệnh thành công!
Wiki Bác sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hoặc các phương pháp điều trị y khoa.