Ung Thư Đại Tràng Giai Đoạn 1

Tác giả: Cập nhật: 3:10 pm , 30/07/2024

Ung thư đại tràng giai đoạn 1 bắt đầu khi các tế bào trong cơ thể bắt đầu phát triển ngoài tầm kiểm soát. Trong giai đoạn này, bệnh không gây ra triệu chứng đặc hiệu, do đó rất khó phát hiện và điều trị kịp lúc. Điều quan trọng là tầm soát ung thư đình kỳ để phát hiện và điều trị hiệu quả.

Ung thư đại tràng giai đoạn 1
Ung thư đại tràng giai đoạn 1 xảy ra khi lớp lót niêm mạc đại tràng hoặc trực tràng phát triển bất thường

Ung thư đại tràng giai đoạn 1 là gì?

Đại tràng cùng với trực tràng tạo thành ruột già, là một phần của hệ thống tiêu hóa. Phần lớn ruột già được tạo thành từ ruột kết (đại tràng), một ống cơ dài khoảng 148 cm. Các bộ phận của đại tràng được đặt tên theo con đường mà thức ăn di chuyển qua, chẳng hạn như:

  • Đại tràng đi lên: Bộ phận này bắt đầu từ một túi được gọi là manh tràng, nơi chứa thức ăn không được tiêu hóa đi vào từ ruột non. Đại tràng đi lên tiếp tục hướng lên phía trên bên phải của bụng.
  • Đại tràng ngang: Bộ phận này đi khắp cơ thể từ bên phải sang bên trái.
  • Đại tràng đi xuống: Bộ phận này đi xuống phía dưới bên trái của ổ bụng.
  • Đại tràng sigma: Bộ phận này có hình chữ S, kết nối đại tràng với trực tràng và hậu môn.

Đại tràng đi lên và đại tràng ngang được gọi là đại tràng gần. Đại tràng đi xuống và đại tràng sigma được gọi là đại tràng xa.

Hầu hết các bệnh ung thư đại tràng phát triển từ những khối u được gọi là polyp bên trong niêm mạc đại tràng hoặc trực tràng. Ung thư thường được phân loại theo giai đoạn từ 1 đến 4, trong đó và các giai đoạn sớm hơn, chẳng hạn như ung thư đại tràng giai đoạn 1 có tiên lượng tốt hơn.

Ung thư đại tràng giai đoạn 1 chỉ liên quan đến ruột kết và chưa di căn đến các khu vực khác của cơ thể. Do đó, nếu được chẩn đoán kịp lúc và điều trị đúng cách có thể hạn chế tối đa các rủi ro và kéo dài sự sống khỏe mạnh của người bệnh.

Yếu tố nguy cơ gây ung thư đại tràng giai đoạn 1

Ung thư đại tràng bắt đầu khi một số tế bào phát triển bất thường bên trong niêm mạc đại tràng hoặc trực tràng. Một số loại polyp sẽ biến thành ung thư theo thời gian (thường kéo dài đến nhiều năm), tuy nhiên không phải tất cả polyp đều phát triển thành ung thư. Khả năng polyp chuyển thành ung thư phụ thuộc vào loại polyp. Có nhiều loại polyp khác nhau, chẳng hạn như:

Ung thư đại tràng giai đoạn đầu sống bao lâu
Ung thư thường phát triển từ polyp đại tràng hoặc trực tràng
  • Polyp tuyến: Các polyp này đôi khi sẽ biến đổi thành ung thư. Do đó, polyp tuyến còn được gọi là tiền ung thư.
  • Polyp viêm và polyp tăng sản: Những loại polyp này phổ biến hơn, tuy nhiên nguy cơ gây ung thư thấp hơn. Một số người có polyp tăng sản lớn (hơn 1cm) có thể cần tầm soát ung thư đại trực tràng bằng nội soi thường xuyên.
  • Polyp răng cưa không cuống (SSP) và u tuyến có răng cưa cơ bản (TSA): Những khối polyp này có thể dẫn đến ung thư đại tràng do đó cần được điều trị càng sớm càng tốt.

Ngoài polyp, có một số yếu tố nguy cơ khác làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng giai đoạn 1, chẳng hạn như:

  • Thừa cân: Thừa cân hoặc béo phì làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng ở cả nam và nữ.
  • Ít hoạt động thể chất: Tăng mức độ hoạt động thể chất có thể có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Tập thể dục thường xuyên có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim, giữ cơ thể khỏe mạnh, hỗ trợ hoạt động tiêu hóa và ngăn ngừa nguy cơ ung thư.
  • Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống nhiều thịt đỏ, dầu mỡ, thức ăn nhanh, có thể gây áp lực lên hệ thống tiêu hóa, suy giảm hệ thống miễn dịch và tăng nguy cơ ung thư.
  • Uống rượu: Một số nghiên cứu cho thấy, uống nhiều rượu, đặc biệt là ở nam giới, có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng.
  • Tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị ung thư hoặc polyp: Nếu đã bị ung thư đại tràng hoặc polyp có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư.
  • Bệnh tiểu đường: Người bệnh tiểu đường hoặc kháng insulin có nguy cơ mắc ung thư đại tràng cao hơn.

Ung thư đại tràng giai đoạn 1 mới khởi phát, các triệu chứng thường không rõ ràng. Do đó, những người có yếu tố nguy cơ cao, chẳng hạn như béo phì, được khuyến cáo tầm soát ung thư định kỳ để có kế hoạch điều trị phù hợp.

Dấu hiệu ung thư đại tràng giai đoạn 1

Thay đổi phân là dấu hiệu đầu tiên của ung thư đại tràng giai đoạn 1. Do đó, bác sĩ thường kiểm tra những thay đổi phân và thói quen đi đại tiện của người bệnh để hỗ trợ quá trình chẩn đoán. Ngoài ra, trong giai đoạn đầu người bệnh cũng có thể thường xuyên mệt mỏi, thiếu năng lượng, đau bụng, chán ăn.

Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến nhất của ung thư đại tràng giai đoạn đầu, người bệnh có thể tìm hiểu:

1. Phân lỏng hoặc nhiều nước

Phân lỏng và có nước liên tục có thể là dấu hiệu đầu tiên của ung thư đại tràng giai đoạn đầu. Khi được chẩn đoán ung thư, có khoảng 75% người bệnh có biểu hiện thay đổi thói quen đi đại tiện, chẳng hạn như tiêu chảy hoặc táo bón.

Hầu hết bệnh nhân sẽ gặp tình trạng đi ngoài phân lỏng. Có khoảng 17% bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn 1 bị tiêu chảy đi ngoài ra nước. Phân thường có màu nâu nhạt hoặc hơi vàng, tuy nhiên phân lỏng hoặc tiêu chảy thường có màu đỏ hoặc đỏ sẫm.

Mặc dù phân lỏng là một trong những dấu hiệu phổ biến của ung thư đại tràng, tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp đi ngoài phân lỏng đều liên quan đến ung thư. Tiêu chảy có thể là dấu hiệu của ung thư nếu:

  • Có những thay đổi về thói quen đi đại tiện kéo dài trong vài tuần hoặc vài tháng
  • Có các yếu tố ung thư rủi ro
  • Có các dấu hiệu hoặc triệu chứng khác của ung thư

Nếu nghi ngờ ung thư đại tràng giai đoạn 1, bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm phân lỏng để tầm soát ung thư.

2. Phân cứng

Trong giai đoạn đầu của ung thư đại tràng, một số người bệnh có thể bị táo bón hoặc đi ngoài phân cứng. Bác sĩ có thể đề nghị kiểm tra phân cứng để xác định tình trạng táo bón mãn tính hoặc tầm soát ung thư đối với bệnh nhân có nguy cơ ung thư cao.

Điều trị ung thư đại tràng giai đoạn 1
Thay đổi tính chất và nhu cầu đi đại tiện là dấu hiệu ung thư đại tràng giai đoạn đầu phổ biến

Tiêu chảy, táo bón và phân cứng có thể là dấu hiệu của ung thư đại tràng giai đoạn đầu tuy nhiên không đặc hiệu. Táo bón cũng phổ biến ở người trên 60 tuổi, liên quan đến chế độ ăn uống, lối sống hoặc các bệnh lý liên quan, chẳng hạn như viêm đại tràng thể táo bón. Do đó, nếu người bệnh bị táo bón kèm theo các dấu hiệu ung thư khác, bác sĩ có thể đề nghị đánh giá và tầm soát ung thư.

3. Có máu trong phân

Chảy máu trực tràng rất phổ biến ở bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn 1. Điều này khiến người bệnh đi ngoài ra máu, phân có màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm. Thống kê cho thấy chảy máu trong phân (phân màu hạt dẻ) là một dấu hiệu ban đầu phổ biến của bệnh ung thư đại tràng. Khoảng 50% số người tại thời điểm chẩn đoán ung thư ruột kết có biểu hiện đi ngoài ra máu.

Ở một số người bệnh, hiện tượng đi ngoài ra máu có thể không được chú ý. Tuy nhiên chảy máu mãn tính có thể dẫn đến thiếu máu không rõ nguyên nhân, khiến người bệnh dễ bị khó thở, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu.

4. Phân hình bút chì

Trong ung thư đại tràng giai đoạn 1, các khối u bắt đầu phát triển với kích thước do ra. Khối u này có thể gây tắc một phần đại tràng, dẫn đến thu hẹp không gian đáng kể và dẫn đến phân có hình dạng dài, hẹp.

Không phải tất cả các trường hợp phân dài hẹp đều liên quan đến ung thư đại tràng. Đôi khi tình trạng này có thể là dấu hiệu của Hội chứng ruột kích thích hoặc các bệnh lý đường ruột khác. Người bệnh được khuyến khích nên đến bệnh viện nếu nhận thấy phân có hình dạng dài hẹp kéo dài hơn 2 tuần.

5. Các triệu chứng khác

Ung thư đại tràng giai đoạn 1 thường không gây ra các triệu chứng đặc hiệu. Tuy nhiên khi khối u phát triển, các triệu chứng sẽ xuất hiện tùy theo vị trí của khối u. Ngoài việc gây ảnh hưởng đến phân và nhu cầu đi đại tiện, ung thư giai đoạn đầu cũng dẫn đến một số triệu chứng như:

ung thư đại tràng giai đoạn 1 có chữa được không
Ung thư có thể gây mệt mỏi, thiếu năng lượng và không thể phục hồi sau khi nghỉ ngơi
  • Đau bụng và đầy hơi: Đầy hơi, chướng bụng, chuột rút hoặc đau dạ dày có thể là các triệu chứng của ung thư đại tràng giai đoạn 1. Tuy nhiên các dấu hiệu này có thể liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau, chẳng hạn như chế độ ăn uống, bệnh Crohn, viêm đại tràng hoặc các vấn đề đường ruột khác.
  • Buồn nôn và nôn: Buồn nôn và nôn có thể xảy ra nếu một khối u ruột kết hoặc trực tràng làm tắc nghẽn ruột và ức chế sự di chuyển của chất thải lỏng hoặc rắn hoặc khí. Nếu cảm thấy buồn nôn dai dẳng kéo dài hơn 24 giờ, người bệnh nên đến bệnh viện ngay lập tức.
  • Thiếu máu: Thiếu máu không phải là dấu hiệu đặc trưng của ung thư đại tràng giai đoạn đầu. Tuy nhiên người bệnh có thể bị thiếu máu nếu bị chảy máu đại tràng kéo dài. Các triệu chứng thường gặp của bệnh thiếu máu bao gồm da xanh xao, tăng nhịp tim, mệt mỏi, chóng mặt và kinh nguyệt không đều.
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân: Giảm cân, chán ăn có thể là dấu hiệu ung thư đại tràng. Giảm cân có thể xảy ra do tiêu chảy kéo dài, đau dạ dày hoặc buồn nôn, dẫn đến chán ăn và khó khăn khi duy trì cân nặng.
  • Đau vùng xương chậu: Đau ở vùng xương chậu không phổ biến ở bệnh nhân ung thư đại tràng. Tuy nhiên đôi khi khối u có thể gây ảnh hưởng đến xương chậu, trực tràng và dây đau đớn.

Các dấu hiệu ung thư đại tràng giai đoạn 1 có thể tương tự như các bệnh nhiễm trùng ruột, bệnh trĩ, Hội chứng ruột kích thích hoặc các vấn đề tương tự. Do đó, điều quan trọng là đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác để có kế hoạch điều trị phù hợp.

Ung thư đại tràng giai đoạn 1 có chữa được không?

Ung thư đại tràng giai đoạn 1 có thể chữa khỏi được nếu được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Vì giai đoạn đầu chỉ gây ảnh hưởng đến đại tràng chứ không ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể, do đó có thể được điều trị bằng cách cắt bỏ hoàn toàn khu vực bị ảnh hưởng.

Ung thư đại tràng giai đoạn 1 có tái phát không?

Hầu hết những người bị ung thư đại tràng giai đoạn 1 đều tốt lên sau khi được điều trị. Trên thực tế, có khoảng 90% các trường hợp người bệnh sống ít nhất là 5 năm sau khi được chẩn đoán ung thư.

Tuy nhiên ung thư đại tràng có thể tái phát. Tuy nhiên khả năng ung thư tái phát khi được điều trị trong giai đoạn 1 là thấp so với các giai đoạn khác. Theo thống kế, chỉ có khoảng 0.5% người bệnh ung thư đại tràng giai đoạn 1 tái phát sau khi điều trị.

Sau khi điều trị, điều quan trọng là phải theo dõi các triệu chứng và tái khám định kỳ. Người bệnh cần nội soi đại tràng thường xuyên hơn để kiểm tra sự tái phát của ung thư. Tuân thủ một lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học và tầm soát ung thư định kỳ cũng rất quan trọng để ngăn ngừa ung thư tái phát.

Chẩn đoán ung thư đại tràng giai đoạn 1

Nếu nghi ngờ ung thư đại tràng, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Bác sĩ có thể hỏi về các tiền sử bệnh, các triệu chứng và tình hình sức khỏe tổng thể của người bệnh.

dấu hiệu ung thư đại tràng giai đoạn 1
Bác sĩ có thể kiểm tra các dấu hiệu ung thư đại tràng giai đoạn 1 và đề nghị kế hoạch điều trị phù hợp nhất

Tùy thuộc vào các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị thăm khám trực tràng bằng cách đưa ngón tay vào trực tràng để xác định các khối u. Ngoài ra, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm, chẳng hạn như:

  • Nội soi đại tràng: Bác sĩ nội soi sẽ đưa một ống dài mỏng vào hậu môn, trực tràng và ruột kết để quan sát bên trong. Nếu tìm thấy bất kỳ khối u hoặc polyp bất thường, bác sĩ có thể lấy một phần của khối u và kiểm tra tế bào ung thư trong phòng thí nghiệm (sinh thiết).
  • Sinh thiết: Trong quá trình sinh thiết, bác sĩ sẽ lấy ra một mẩu mô nhỏ tại vị trí polyp để kiểm tra tế bào ung thư. Đây là cách tốt nhất để chẩn đoán xác định ung thư.
  • Chụp CT: Hình ảnh CT được sử dụng để quan sát bên trong đại tràng và giúp bác sĩ xác định ung thư đã lan rộng hay chưa.
  • Siêu âm: Siêu âm sử dụng sóng âm và thu nhận những tiếng vang từ các mô, từ đó tạo nên hình ảnh bên trong đại tràng. Xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ xác định ung thư và ung thư đã di căn.
  • Xét nghiệm gen và protein: Các tế bào ung thư trong mô sinh thiết sẽ được kiểm tra gen hoặc các protein như KRAS, BRAF, MMR và MSI. Xác định được các gen hoặc protein gây ung thư có thể giúp bác sĩ xác định phương pháp điều trị hiệu quả.

Các xét nghiệm khác, chẳng hạn như chụp MRI hoặc chụp X – quang và xét nghiệm máu cũng được thực hiện để xác định ung thư có di căn hay không. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đề nghị kiểm tra phân và các xét nghiệm khác để chẩn đoán ung thư chính xác nhất.

Điều trị ung thư đại tràng giai đoạn 1

Phương pháp điều trị chính của ung thư đại tràng giai đoạn 1 thường là phẫu thuật loại bỏ khối u. Tuy nhiên, bác sĩ vẫn có thể đề nghị các phương pháp khác để ngăn ngừa ung thư tái phát.

1. Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp chính đối với ung thư đại tràng giai đoạn đầu. Loại phẫu thuật được chỉ định bởi bác sĩ chuyên môn và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Phẫu thuật được thực hiện khi đại tràng sạch và rỗng. Do đó, người bệnh sẽ được hướng dẫn một chế độ ăn kiêng đặc biệt và có thể cần sử dụng thuốc nhuận tràng hoặc thuốc xổ để thải phân ra khỏi cơ thể.

cách chữa ung thư đại tràng giai đoạn 1
Phẫu thuật là cách chữa ung thư đại tràng giai đoạn 1 phổ biến nhất

Các phương pháp phẫu thuật điều trị ung thư đại tràng bao gồm:

  • Cắt polyp: Ung thư đại tràng giai đoạn sớm được điều trị bằng cách cắt bỏ polyp đại tràng. Phẫu thuật thường được thực hiện thông qua nội soi, bác sĩ có thể đưa polyp và các tế bào ung thư ra khỏi cơ thể mà không gây tổn thương ổ bụng.
  • Cắt bỏ một phần đại tràng: Bác sĩ có thể cắt bỏ một phần đại tràng nơi có khối u ung thư. Thông thường, bác sĩ sẽ cắt ¼ hoặc ⅕ đại tràng, sau đó nối các phần khỏe mạnh lại với nhau.

Sau khi phẫu thuật, người bệnh sẽ được theo dõi sức khỏe và tầm soát ung thư tái phát. Sau phẫu thuật, người bệnh có tỷ lệ sống sót cao và nguy cơ tái phát thấp. Điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn các phương pháp chăm sóc cũng như phòng ngừa ung thư hiệu quả.

2. Hóa trị liệu

Nếu khối u lớn hoặc có nhiều khối u, bác sĩ có thể đề nghị hóa trị liệu trước phẫu thuật để thu nhỏ khối u. Hóa trị cũng được thực hiện sau phẫu thuật để đảm bảo các khối u bị tiêu diệt hoàn toàn.

Đối với người bệnh có sức khỏe kém, không thể đáp ứng phẫu thuật, bác sĩ cũng có thể đề nghị hóa trị để điều trị để điều trị ung thư đại tràng giai đoạn 1.

Hầu hết các trường hợp, ung thư ruột kết giai đoạn 1 có thể chữa khỏi mà không cần hóa trị hoặc xạ trị. Phương pháp điều trị chính là loại bỏ các mô ung thư bằng phẫu thuật hoặc trong quá trình nội soi. Nhiều người bệnh đã chữa khỏi ung thư đại tràng giai đoạn 1 bằng phương pháp phẫu thuật. Tuy nhiên điều quan trọng là người bệnh phải tiếp tục tái khám để được chăm sóc sức khỏe định kỳ và ngăn ngừa ung thư tái phát.

Tiên lượng

Hầu hết người bệnh ung thư đại tràng giai đoạn 1 đáp ứng tốt phương pháp điều trị phẫu thuật. Tuy nhiên đôi khi ung thư có thể tái phát tại cùng một vị trí hoặc các vị trí khác trên cơ thể.

Tái phát thường phổ biến ở những người lần đầu tiên bị ung thư đại tràng hoặc ung thư ở giai đoạn nặng. Nếu ung thư tái phát, các biện pháp điều trị có thể bao gồm:

  • Phẫu thuật loại bỏ khối u, cải thiện các triệu chứng và kéo dài thời gian sống của người bệnh.
  • Hóa trị có hoặc không có bức xạ để đảm bảo tất cả tế bào ung thư được loại bỏ.
  • Các phương pháp điều trị lâm sàng mới.

Điều quan trọng sau khi điều trị ung thư đại tràng giai đoạn 1 là tầm soát ung thư và có kế hoạch điều trị phù hợp nếu ung thư tái phát.

Phòng ngừa ung thư đại tràng giai đoạn 1

Mặc dù một số nguy cơ ung thư, chẳng hạn như tuổi tác và tiền sử gia đình không thể phòng ngừa, tuy nhiên người bệnh có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh thông qua chế độ ăn uống phù hợp, tập thể dục và duy trì cân nặng khỏe mạnh.

ung thư đại trực tràng giai đoạn 1
Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp có thể hỗ trợ phòng ngừa ung thư đại trực tràng

Một số biện pháp phòng ngừa ung thư bao gồm:

  • Ăn nhiều thực phẩm có gốc thực vật bao gồm nhiều trái cây, rau, các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng và các bệnh ung thư khác.
  • Hạn chế thịt đỏ và thịt chế biến sẵn như thịt bò và xúc xích có thể làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết.
  • Tránh hoặc hạn chế tiêu thụ rượu có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột kết.
  • Không hút thuốc lá hoặc bỏ thuốc lá. Hút thuốc có thể làm tăng 50% nguy cơ phát triển ung thư đại tràng.
  • Kiểm soát cân nặng và giữ cân nặng ở mức khoa học có thể giảm khoảng 30% nguy cơ ung thư đại tràng.
  • Hoạt động thể chất hàng ngày, tập thể dục thường xuyên có thể giảm nguy cơ ung thư ruột kết. Tập thể dục cũng giúp nâng cao tinh thần, cải thiện sức khỏe tổng thể và giúp người bệnh ngủ ngon hơn.
  • Trao đổi với bác sĩ về các thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe cũng như ngăn ngừa bệnh đại tràng, chẳng hạn như Tiêu thực Phục tràng hoàn, để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh.
  • Tầm soát ung thư đại tràng định kỳ và tái khám theo hướng dẫn của bác sĩ để phát hiện bệnh sớm nhất.

Ung thư đại tràng giai đoạn đầu có thể điều trị khỏi mà không cần hóa trị. Điều quan trọng là chẩn đoán sớm và điều trị phù hợp. Trao đổi với bác sĩ điều trị để được hướng dẫn và tư vấn phù hợp nhất.

Tham khảo thêm:

Chuyên khoa
Bệnh học liên quan
Xem thêm
Điều trị tham khảo
Dinh dưỡng tham khảo
Bài thuốc tham khảo
Triệu chứng tham khảo
Câu hỏi tham khảo
Trải qua ca phẫu thuật, hầu hết bệnh nhân bị ung thư đại tràng đều cần nhiều thời gian nghỉ ngơi và có chế độ dinh dưỡng hợp lý để sức khỏe nhanh hồi phục. Vậy sau mổ ung thư...
Người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về vấn đề ung thư đại tràng có di truyền không để được hướng dẫn và tầm soát ung thư phù hợp. Phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể...
Siêu âm có phát hiện ung thư đại tràng không phụ thuộc vào các giai đoạn ung thư, vị trí di căn cũng như vấn để sức khỏe tổng thể của người bệnh. Do đó, điều quan trọng là đến...
Dinh dưỡng trị liệu đóng vai trò quan trọng đối với quá trình phục hồi của bệnh nhân mắc ung thư đại tràng. Vì vậy, người bệnh cần tìm hiểu kỹ ung thư đại tràng nên ăn gì và kiêng...
Trái cây bổ sung nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất giúp cải thiện chức năng tiêu hóa và nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân bị ung thư đại tràng. Tuy nhiên, không phải loại hoa quả nào cũng...
Các giai đoạn của ung thư đại tràng là thuật ngữ xác định mức độ nghiêm trọng của ung thư và giúp xây dựng kế hoạch điều trị hiệu quả nhất. Bác sĩ cũng sử dụng giai đoạn của ung...
Chuyên gia
Chính thức
  • Bác sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II, Tiến sĩ
  • Đa khoa, Y học cổ truyền
  • Hơn 30 năm
  • Nhất Nam Y Viện

Bác sĩ  Vân Anh có nền tảng kiến thức và chuyên môn cao. Bác sĩ đã điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân mắc phải chứng bệnh về sỏi, mất ngủ, nam khoa, xương khớp, tiêu hóa, da liễu, tai – mũi – họng, bệnh tự kỷ, dị ứng, các bệnh về thần kinh, ...

Xem tiếp
Chính thức
  • Bác sĩ chuyên khoa II
  • Đa khoa, Y học cổ truyền
  • Hơn 40 năm
  • Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam

Bác sĩ Lê Thị Phương có hơn 40 năm kinh nghiệm trong ngành. Bác sĩ đã điều trị thành công nhiều chứng bệnh bằng Đông y, trong đó nổi bật là: bệnh huyết áp cao, bệnh đại tràng, bệnh axit máu, tiểu đường tuýp II, đau vai gáy, hội chứng mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, các bệnh da liễu…

Xem tiếp
Chính thức
  • Tiến sĩ
  • Tiêu hóa
  • Hơn 30 năm
  • Bệnh viện Nhi Trung ương

Bác sĩ Phan Thị Hiền theo đuổi chuyên ngành Tiêu hóa Nhi khoa. Bác sĩ được đào tạo bài bản và có nhiều kinh nghiệm trong tư vấn, khám chữa và điều trị các bệnh về tiêu hóa cho trẻ nhỏ như rối loạn tiêu hóa, táo bón, tiêu chảy, đau dạ dày, đau bụng không rõ nguyên nhân...

Xem tiếp
  • Tiến sĩ
  • Tiêu hóa
  • Hơn 15 năm
  • Bệnh viện Nhi Trung ương

Bác sĩ Ngoan tốt nghiệp bac sĩ Nội trú, chuyên ngành Nhi và đi thu nghiệp tại Pháp. Năm 2005, bác sĩ Ngoan bảo vệ thành công luận án tiến sĩ. Đến nay bác sĩ Ngoan đã có hơn 15 năm kinh nghiệm chữa trị các bệnh lý đường tiêu hóa cho trẻ nhỏ như rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, kiết lị, nôn trớ...

Xem tiếp
Cơ Sở Y Tế
Chính thức
  • 800 giường bệnh
  • 314 đường Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Đa khoa
  • Bệnh viện công lập

Bệnh viện Nguyễn Trãi có tiền thân là Y Viện Phước Kiến do một cộng đồng người Hoa thành lập vào năm 1909, chuyên điều trị bệnh theo Đông y.

Xem tiếp
Chính thức
  • số 4 đường Núi Thành, phường 13, quận Tân Bình, TP. HCM
  • Đa khoa
  • Bệnh viện tư nhân

Bệnh viện Mỹ Đức được thành lập năm 2012, với chức năng chính là khám chữa và chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, trẻ nhỏ, điều trị vô sinh - hiếm muộn.

Xem tiếp
Chính thức
  • 45 giường bệnh
  • 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
  • Đa khoa
  • Bệnh viện tư nhân

Bệnh viện Thu Cúc hay còn được biết đến với cái tên là Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc.

Xem tiếp
Chính thức
  • 170 giường bệnh
  • số 1 đường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội
  • Đa khoa
  • Bệnh viện tư nhân

Bệnh viện Việt Pháp hay Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội là bệnh viện quốc tế đầu tiên ở Hà Nội và miền Bắc nước ta.

Xem tiếp
Chính thức
  • Quốc lộ 22 - Ấp Chợ , Xã Tân Phú Trung, Huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh
  • Đa khoa
  • Bệnh viện tư nhân

Bệnh viện Xuyên Á được thành lập vào năm 2012 với ý tưởng ban đầu là Công ty Cổ phần Đầu tư Bệnh viện Xuyên Á.

Xem tiếp
Chính thức
  • 600 giường bệnh
  • số 12 Chu Văn An, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Thành Phố Hà Nội
  • Đa khoa
  • Bệnh viện công lập

Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn là bệnh viện hạn 1 của Thành phố Hà Nội, quy mô 600 giường bệnh, 45 khoa/ phòng, hơn 1000 cán bộ nhân viên và 7 chuyên khoa đầu ngành

Xem tiếp

Bài viết liên quan