Rủi Ro Có Thể Gặp Khi Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm
Các rủi ro khi mổ thoát vị đĩa đệm phổ biến nhất bao gồm nhiễm trùng, chảy máu, tổn thương các dây thần kinh và tái phát thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp, mổ thoát vị đĩa đệm là thủ thuật an toàn, ít rủi ro và biến chứng.
Khi nào cần mổ thoát vị đĩa đệm?
Thoát vị đĩa đệm là một tổn thương cột sống, xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra khỏi bao xơ và gây áp lực lên các dây thần kinh cột sống. Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào ở cột sống, tuy nhiên thường phổ biến ở cột sống cổ và cột sống thắt lưng.
Trong hầu hết các trường hợp, thoát vị đĩa đệm không nghiêm trọng và được điều trị bằng cách biện pháp bảo tồn, chẳng hạn như vật lý trị liệu hoặc tập thể dục. Tuy nhiên bác sĩ có thể chỉ định mổ thoát vị đĩa đệm nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, gây đau đớn dữ dội hoặc hạn chế các hoạt động bình thường của người bệnh. Phẫu thuật có thể được chỉ định khẩn cấp nếu thoát vị đĩa đệm khiến người bệnh mất khả năng kiểm soát bàng quang hoặc ruột.
Mổ thoát vị đĩa đệm được chỉ định bởi bác sĩ chuyên môn và phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị phù hợp nhất trước khi quyết định phẫu thuật.
9 Rủi ro có thể gặp khi mổ thoát vị đĩa đệm
Việc mổ thoát vị đĩa đệm có thể dẫn đến nhiều rủi ro cũng như biến chứng nghiêm trọng. Có nhiều quy trình và cách tiếp cận khác nhau để phẫu thuật điều thoát vị đĩa đệm, do đó các rủi ro và biến chứng thường không giống nhau ở mỗi bệnh nhân. Ngoài ra, phẫu thuật cột sống là một phẫu thuật lớn, xâm lấn vào cấu trúc tủy sống, do đó rủi ro có thể cao hơn so với các phẫu thuật khác.
Mặc dù các biến chứng sau phẫu thuật là không giống nhau, tuy nhiên có một số rủi ro khi mổ thoát vị đĩa đệm phổ biến như sau:
1. Đau đớn
Đau đớn là phản ứng phổ biến sau khi thực hiện phẫu thuật. Người bệnh sẽ được sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen hoặc acetaminophen, để cải thiện cơn đau nhanh chóng.
Tuy nhiên, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ về các cơn đau nghiêm trọng hoặc vượt khỏi khả năng chịu đựng. Bác sĩ sẽ theo dõi các triệu chứng, tầm soát các rủi ro khi mổ thoát vị đĩa đệm và có kế hoạch xử lý phù hợp nhất.
2. Khó chịu
Sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, người bệnh sẽ được đưa về phòng hồi sức để theo dõi các phản ứng. Rủi ro khi mổ thoát vị đĩa đệm phổ biến nhất là choáng váng, mơ hồi và khó chịu chung sau khi thực hiện gây mê toàn thân. Tuy nhiên đây là phản ứng bình thường, không nghiêm trọng và được theo dõi bởi y tá hoặc điều dưỡng. Nếu cảm thấy khó thở, hãy thông báo cho y tá để được chăm sóc tốt nhất.
Người bệnh cũng có thể buồn nôn hoặc bị nôn sau khi gây mê toàn thân. Ngoài ra, một số người bệnh cũng có thể cảm thấy đau họng hoặc khô miệng.
3. Hình thành cục máu đông
Sau phẫu thuật, hầu hết người bệnh sẽ dành thời gian nghỉ ngơi trên giường. Điều này có thể dẫn đến tình trạng đông máu hoặc hình thành các cục máu đông bên trong tĩnh mạch. Do đó, hầu hết các trường hợp mổ thoát vị đĩa đệm, người bệnh được khuyến khích đi bộ, di chuyển và vận động càng sớm càng tốt để tránh tích tụ máu, đặc biệt là ở chân.
Nếu cơn đau sau phẫu thuật không nghiêm trọng, người bệnh có thể thực hiện một số bài tập để ngăn ngừa và hỗ trợ loại bỏ cục máu đông. Các động tác vận động nhẹ nhàng, chẳng hạn như gập đầu gối, xoay mắt cá chân hoặc lắc nhẹ bàn chân có thể hỗ trợ ngăn ngừa cục máu đông cũng như tăng tính di động của cột sống.
Nếu không thể thực hiện các vận động thông thường, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
4. Tổn thương dây thần kinh
Một trong những rủi ro nghiêm trọng khi mổ thoát vị đĩa đệm là tổn thương dây thần kinh. Điều này có thể dẫn đến những cơn đau mãn tính và suy giảm chức năng kéo dài. Trong các trường hợp nghiêm trọng, phẫu thuật có thể gây tổn thương chùm đuôi ngựa và dẫn đến hội chứng chùm đuôi ngựa (cauda equina syndrome). Điều này khiến người bệnh mất khả năng kiểm soát ruột và bàng quang, dẫn đến đại, tiểu tiện không tự chủ.
Trong các trường hợp nghiêm trọng và hiếm khi xảy ra, người bệnh có thể bị tổn thương dây thần kinh vĩnh viễn và dẫn đến suy giảm chức năng suốt đời.
5. Nhiễm trùng
Nhiễm trùng hoặc viêm đĩa đệm, là một thuật ngữ mô tả tình trạng nhiễm trùng không gian đĩa đệm cột sống hoặc nhiễm trùng tại đĩa đệm. Nhiễm trùng là một rủi ro khi mổ thoát vị đĩa đệm phổ biến, có thể dẫn đến đau đớn khu trú tại khu vực và các mô xung quanh. Cơn đau này thường trở nên nghiêm trọng hơn khi cúi xuống hoặc di chuyển.
Trong các trường hợp nghiêm trọng, phẫu thuật có thể gây nhiễm trùng toàn thân, dẫn đến sốt, buồn nôn, choáng váng, cơ cứng cơ và co giật cơ thể. Nếu nhiễm trùng lan vào tủy, dịch não tủy hoặc máu, có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, bao gồm tử vong.
6. Tiểu không tự chủ
Mổ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể gây ảnh hưởng đến tủy sống và gây ra hội chứng equina cauda, dẫn đến tiểu không tự chủ. Tình trạng này xảy ra do bàng quang chứa quá nhiều nước tiểu, nhưng các cơ xung quanh bàng quang bị tê liệt và không thể co bóp để đẩy nước tiểu ra ngoài.
Khi bàng quang đầy, người bệnh cũng không thể chủ động đẩy nước tiểu ra ngoài. Tuy nhiên nước tiểu sẽ rò rỉ khi các cơ co thắt bị quá tải.
Tiểu không tự chủ là một biến chứng nghiêm trọng và cần được chăm sóc phù hợp để đảm bảo chất lượng cuộc sống của người bệnh.
7. Rối loạn chức năng cơ vòng hậu môn
Cơ vòng là một thuật ngữ y tế chỉ việc kiểm soát cơ đóng các bộ phận của cơ thể. Cơ vòng hậu môn kiểm soát sự thoát ra của phân từ trực tràng. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể gây tổn thương tủy sống và gây ra tổn thương các đối sống ở cuối cột sống lưng, khiến cơ vòng không thể hoạt động bình thường.
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể khiến cơ vòng không thể hoạt động, có thể dẫn đến hiện tượng đi phân không tự chủ. Điều này có nghĩa là người bệnh mất khả năng kiểm soát sự di chuyển của phần từ ruột, dẫn đến rò rỉ phân.
8. Biến chứng khi mổ thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Có một số rủi ro khi mổ thoát vị đĩa đệm cột sống cổ phổ biến, chẳng hạn như:
- Khó nói hoặc khó nuốt: Sau khi phẫu thuật thay thế đĩa đệm cột sống cổ, hầu hết người bệnh sẽ bị đau họng, đau cổ và sưng các hạch liền kề. Điều này có thể dẫn đến tình trạng khó nuốt hoặc khó nói.
- Hình thành gai cột sống: Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm, người bệnh có thể hình thành các gai cột sống hoặc dị vật ở các mô mềm, chẳng hạn như ở dây chằng hoặc các cơ.
- Lệch đĩa đệm nhân tạo: Trong một số trường hợp, đĩa đệm nhân tạo ở cột sống cổ có thể bị lệch, đặc biệt là khi người bệnh có cột sống không ổn định.
- Tê liệt: Tê liệt là rủi ro khi mổ thoát vị đĩa đệm hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên nếu rễ thần kinh bị tổn thương, người bệnh có thể bị tê, ngứa và hạn chế hoạt động của một hoặc hai tay.
9. Biến chứng khi mổ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Tương tự như phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, mổ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể dẫn đến một số rủi ro, chẳng hạn như:
- Mất ổn định cột sống thắt lưng: Đây là rủi ro khi mổ thoát vị đĩa đệm thắt lưng phổ biến, có thể khiến người bệnh mất vững, dễ té ngã. Ngoài ra, phẫu thuật cột sống cũng làm tăng nguy cơ loãng xương.
- Thoái hóa đĩa đệm liền kề: Phẫu thuật cột sống có thể gây ảnh hưởng đến các đĩa đệm và đốt sống liền kề, dẫn đến thoái hóa hoặc xẹp đĩa đệm.
- Phản ứng thần kinh: Sau phẫu thuật, người bệnh có thể cảm thấy đau chân khi đi bộ hoặc uốn cong về phía trước và phía sau. Các phản ứng này có thể là tạm thời và cần được chăm sóc y tế để phục hồi chức năng thần kinh.
Mổ thoát vị đĩa đệm là một phẫu thuật phổ biến, an toàn, tuy nhiên đôi khi có thể dẫn đến nhiều rủi ro không mong muốn. Do đó, các bác sĩ thường khuyến cáo người bệnh điều trị bằng các biện pháp ngoại khoa trước khi phẫu thuật.
Phòng ngừa rủi ro khi mổ thoát vị đĩa đệm
Để hạn chế rủi ro và tăng khả năng hồi phục, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:
- Không hút thuốc: Thuốc lá có thể dẫn đến đau lưng và tăng nguy cơ sau các phẫu thuật. Khói thuốc lá có thể gây ảnh hưởng đến các đĩa đệm, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và các nguy cơ khác.
- Không uống rượu: Rượu và các loại đồ uống có cồn có thể làm tăng hiệu quả an thần khi sử dụng kết hợp với các loại thuốc sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm. Điều này làm tăng nguy cơ trầm cảm cũng như ảnh hưởng đến tâm trạng của người bệnh.
- Tránh ngồi hoặc nằm trong thời gian dài: Ngồi hoặc nằm lâu có thể gây căng thẳng lên cột sống lưng, dẫn đến cứng cột sống và đau nhức xương khớp. Do đó, người bệnh nên thường xuyên di chuyển, đi lại nhẹ nhàng xung quanh nhà để cải thiện chức năng cột sống.
- Duy trì trọng lượng khỏe mạnh: Trọng lượng cơ thể quá mức có thể gây áp lực lên cột sống, đặc biệt đĩa đệm cột sống L5 S1 và dẫn đến thoát vị đĩa đệm tái phát. Do đó, nếu thừa cân, người bệnh nên giảm cân để tránh các rủi ro liên quan.
- Sử dụng dụng cụ hỗ trợ: Nếu cần thiết, người bệnh có thể sử dụng đai lưng hoặc đai cổ để hỗ trợ cột sống sau phẫu thuật.
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: Thực phẩm lành mạnh có thể giúp quá trình phục hồi sau khi mổ thoát vị đĩa đệm và ngăn ngừa các biến chứng. Ngoài ra, người bệnh được khuyến khích bổ sung nhiều chất xơ để phòng ngừa táo bón sau phẫu thuật cột sống.
- Uống đủ nước: Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày có thể giúp tăng cường trao đổi chất và phòng ngừa táo bón.
- Ngủ đủ giấc: Người bệnh nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc để tăng quá trình tái tạo sau phẫu thuật.
Các rủi ro khi mổ thoát vị đĩa đệm không phổ biến và hiếm khi trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên, người bệnh nên có kế hoạch phục hồi sức khỏe phù hợp để tăng cường chất lượng cuộc sống.
Tham khảo thêm: